Sau động từ thường là gì? Vị trí của các loại từ trong câu
Mục lục
Động từ là gì? Trong bài viết dưới đây Trang tài liệu gợi ý cách xác định vị trí của các loại từ trong câu.
Động từ là gì?
Khái niệm: Động từ là những từ chỉ hành động hoặc trạng thái của chủ ngữ
Động từ cùng với chủ ngữ là hai thành phần chính yếu trong câu hoặc cụm từ.
Ví dụ:
- I’m reading a book
- I walk
Phân loại động từ
Phân loại nhóm động từ theo chức năng
- Động từ chỉ thể chất (physical verbs): là những từ dùng để miêu tả một hành động cụ thể của một người hoặc vật. (Ví dụ: build, breath, chase, climb, hear, jump, run, sit, vote…)
- Động từ chỉ trạng thái (stative verbs): là những động từ trong tiếng Anh được dùng để miêu tả những hành động không thuộc về thể chất. (Ví dụ: appreciate, believe, belong, consist, doubt, exist, want …)
- Động từ chỉ hoạt động nhận thức (mental verbs): thường được dùng để miêu tả các hoạt hoạt động tinh thần và các khái niệm như khám phá, suy nghĩ, hiểu biết hoặc lập kế hoạch. (Ví dụ: expect, feel, hope, imagine, know, learn, notice, perceive, recognize, understand, wish …)
- Động từ hành động (action verbs): dùng để diễn tả một hành động bao gồm cả thể chất (physical) hoặc tinh thần (mental). (Ví dụ: agree, ask, arrive, bring, buy, dance, do, give, kick, leave, lift, listen, slide, smile, stand, think…)
Phân loại nhóm động từ theo đặc điểm
- Ngoại động từ (transitive verbs): dùng để diễn tả một hành động có sự tác động đến một người hoặc một vật nào khác. (Ví dụ: address, bring, borrow, carry, catch, convey, discuss, give, love, maintain, punch, respect, sell, tolerate…)
- Nội động từ (intransitive verbs): đứng sau chủ ngữ và thể hiện hành động của chủ ngữ một cách trọn vẹn trong câu. (Ví dụ: arrive, cough, deteriorate, eat, laugh, play, sneeze, travel, walk…)
Nhóm động từ đặc biệt
- Trợ động từ (auxiliary verbs): đi cùng để bổ sung ý nghĩa cho một động từ chính. Trợ động từ có thể bổ sung về hình thái, tính chất, khả năng, mức độ…của hành động. (Ví dụ: can, dare, do, have, may, must, need, shall, will… Trong đó có 9 động từ được xếp vào động từ khuyết thiếu (modal verbs): can, may, must, shall, need, ought (to), dare, used (to), will.)
- Động từ liên kết (linking verbs): có tác dụng chỉ ra mối quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ trong câu chứ không thể hiện hành động. (Ví dụ: be, become, feel, look, seem, sound…)
Các loại từ theo sau động từ
- Sau động từ là tính từ (Verb + Adjective)
- Sau động từ là trạng từ (Verb + Adverb)
- Sau động từ là tân ngữ (Verb + Object)
- Sau động từ là 2 tân ngữ (Verb + 2 Object)
- Sau động từ là tân ngữ và bổ ngữ (Verb + Object + Complement)
- Sau động từ là tân ngữ và động từ (Verb + Object + Verb)
- Sau động từ là tân ngữ và mệnh đề (Verb + Object + Clause)
- Sau động từ là tân ngữ và tính từ/ cụm tính từ (Verb + Object + Adjective/ Adjective Phrase)
- Sau động từ là giới từ (Verb + Preposition)
Tham khảo thêm một số cụm từ tiếng Anh thông dụng hiện nay:
Tham khảo thêm một số cụm từ “Take” trong câu Tiếng Anh