Docly

Top 16 Đề Thi Văn Kì 2 Lớp 10 Hay Nhất | Trang Tài Liệu Chọn Lọc

Top 16 Đề Thi Văn Kì 2 Lớp 10 Hay Nhất | Trang Tài Liệu Chọn Lọc Tài Liệu Ngữ Văn được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Bộ Đề Thi Sinh 10 HK2 Năm Học 2020-2021 Có Đáp Án
Đề thi Sinh học kỳ 2 lớp 10 năm 2020 – 2021 | Kèm giải
Đề Kiểm Tra Môn Sinh Lớp 10 Học Kỳ 2 – Có Đáp Án (Đề 3)
Đề Thi HSG Môn Sinh 10 Năm 2020-2021 | Trường Trần Nguyên Hãn Vòng 1
Top 10 Bộ Đề Thi Học Kỳ 1 Môn Sinh 10 Kèm Hướng Dẫn Giải

Top 16 Đề Thi Văn Kì 2 Lớp 10 Hay Nhất

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

TỔ NGỮ VĂN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 10

NĂM HỌC: 2016 – 2017

Thời gian 90 phút



PHẦN I: ĐỌC- HIỂU ( 4 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh


Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

(Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên ? (0,5 điểm)

Câu 2: Nhân vật trữ tình đã gửi gắm cảm xúc, tâm tư gì vào đoạn thơ? (0,5 điểm)

Câu 3: Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? (1,0 điểm)

Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn khoảng (200 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về chủ quyền biển đảo Việt Nam? (2,0 điểm)

PHẦN II: LÀM VĂN ( 6 điểm)

Anh/chị hãy cảm nhận tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ sau:

Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

Mai sau dù có bao giờ,

Đốt lò hương ấy so tơ phím này.

Trông ra ngọn cỏ lá cây,

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

Hồn còn mang nặng lời thề,

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

Dạ đài cách mặt khuất lời,

Rưới xin giọt nước cho người thác oan.

(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ Văn 10, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)

---------------- Hết ---------------

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

TỔ NGỮ VĂN

ĐÁP ÁN

KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 10

NĂM HỌC: 2016 – 2017

Thời gian 90 phút






Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I.


ĐỌC - HIỂU

4,0


1

- Phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

0,5

2

- Nhân vật trữ tình đã gửi gắm những suy ngẫm, tự hào về lịch sử dân tộc, nhìn từ góc độ công cuộc giữ gìn biển đảo, trách nhiệm của mỗi con người trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

0,5

3

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: phép điệp cú pháp (Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả/ Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát), ẩn dụ ( quên mình, máu xương, hồn dân tộc).

- Hiệu quả nhấn mạnh cảm xúc tự hào, suy ngẫm lắng đọng về lịch sử đau thương mà hùng tráng của dân tộc trong công cuộc bảo vệ biển đảo thân yêu.



0,5

0,5

4

- Học sinh viết đoạn văn ngắn trình bày theo suy nghĩ của mình theo các cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những ý sau:

+ Khẳng định chủ quyền biển đảo: Biển đảo Việt Nam  trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này đã được chứng minh bằng lịch  sử và các tài liệu khoa học.

+ Tình hình biển đảo Việt Nam hiện nay đang có những diễn biến phức tạp đe dọa trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ của dân tộc: Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam: Dựng dàn khoan HD – 981, xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa, bắt ngư dân Việt Nam và tấn công tàu của Việt Nam trên chính vùng biển của Việt Nam, chính sách đường lưỡi bò…

+ Suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi học sinh: Thể hiện rõ niềm tự hào dân tộc, học tập, tu dưỡng, rèn luyện, luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.
+ Phê phán những biểu hiện tiêu cực, lơ là mất cảnh giác trước vấn đề chủ quyền dân tộc, thiếu trách nhiệm với Tổ quốc với những hành động quá khích gây rối, nghe theo sự xúi giục của đối tượng xấu.

2,0

II.


LÀM VĂN

6.0

Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung sau.


a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.

- Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

- Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề.


b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tâm trạng đau đớn, xót xa của Thúy Kiều khi rơi vào bi kịch tình yêu tan vỡ.


c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; Kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.


* Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.

0.5

* Thân bài:

- Nêu hoàn cảnh, xuất xứ đoạn trích:

+ Tình yêu của Kim -Kiều đang mặn nồng thì gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều quyết định bán mình chuộc cha.

+ Đêm trước ngày đi theo Mã Giám Sinh, Kiều đã nhờ Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Sau lời trao duyên, Kiều trao kỉ vật tình yêu cho Thúy Vân.

1,0

- Kiu trao kỉ vật tình yêu: Những kỉ vật: Chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn... Những kỉ vật thiêng liêng gắn kết giữa Kim và Kiều.

1,0

- Tâm trạng của Kiều sau khi trao kỉ vật: Sự giằng xé giữa từ bỏ và níu kéo càng làm rõ hơn nỗi đau khi mất tình yêu.

1,0

- Sau khi trao kỉ vật tình yêu, Kiều tưởng tượng ra một tương lai xót xa: đó là cái chết, là một oan hồn, cầu xin người thân hãy hóa giải linh hồn đau khổ...

Tình yêu Thúy Kiều dành cho Kim Trọng mãnh liệt, đắm say, khi tình yêu không còn thì cũng coi như mình đã chết.

1,0

- Nghệ thuật của đoạn trích: Phân tích tâm lý tinh tế, kết hợp giữa độc thoại và đối thoại làm nổi bật tâm trạng của Thúy Kiều khi tình yêu tan vỡ và những phẩm chất đáng quý của Thúy Kiều trong tình yêu. Đoạn trích cũng cho thấy sức cảm thông lạ lùng của Nguyễn Du dành cho Thúy Kiều.

1,0

* Kết bài: Đánh giá những thành công về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

0,5



* Lưu ý: Tùy vào bài làm của học sinh giáo viên linh động cho điểm.





TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC

Năm học 2015-2016

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – KHỐI 10

MÔN: NGỮ VĂN

(Thời gian làm bài 90 phút)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

(Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 điểm)

Câu 2. Đoạn văn đề cập đến nội dung gì? (1,0 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (1,0 điểm)

Câu 4. Đoạn văn gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? (Viết một đoạn văn từ 8 đến 10 dòng). (1,5 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)

Anh/chị hãy cảm nhận tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ sau:

Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

Mai sau dù có bao giờ,

Đốt lò hương ấy so tơ phím này.

Trông ra ngọn cỏ lá cây,

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

Hồn còn mang nặng lời thề,

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

Dạ đài cách mặt khuất lời,

Rưới xin giọt nước cho người thác oan.

(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ Văn 10, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)

---------------- Hết ---------------

TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC

NĂM HỌC 2015-2016

ĐÁP ÁN THI HỌC KỲ II – KHỐI 10

MÔN : NGỮ VĂN



Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I.


ĐỌC HIỂU

4.0


1

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

0.5

2

Nội dung đoạn văn:

- Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Chính tinh thần yêu nước đã giúp nhân dân ta chiến thắng mọi kẻ thù.

Học sinh có thể diễn đạt theo cách khác nhau nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục.

+ Điểm 1,0: Trả lời đúng, đầy đủ nội dung trên, hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lý.

+ Điểm 0,5: Trả lời được ½ nội dung trên.

+ Điểm 0,25: Trả lời chung chung chưa thật rõ ý.

+ Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

1.0

3

Học sinh trả lời trong các biện pháp tu từ sau:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Ẩn dụ; Điệp từ; Liệt kê; Lặp cấu trúc; Nhân hóa.

- Tác dụng:

+ Khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước.

+ Tạo nhịp điệu sôi nổi, mạnh mẽ cho câu văn.

+ Thể hiện niềm tự hào của Hồ Chí Minh về truyền thống quý báu của dân tộc ta.

1.0

+ Điểm 1,0: Trả lời đúng 2 biện pháp tu từ và hiệu quả biểu đạt của các biện pháp đó.


+ Điểm 0,5: Trả lời đúng và nêu được hiu quả biểu đạt 1 biện pháp tu từ hoặc chỉ ra được 2 biện pháp tu từ nhưng không nêu được hiệu quả biểu đạt.


+ Điểm 0.25: Chỉ ra được một biện pháp tu từ.


Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.



Lưu ý:

- Nếu HS nêu đúng tên biện pháp tu từ nhưng chỉ ra sai thì không cho điểm.

- HS có thể tr lời riêng tác dụng của từng biện pháp hoặc trả lời gộp tác dụng của 2 biện pháp đều cho điểm.


4

Có thể diễn đạt theo các cách khác nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục. Học sinh hướng vào những nội dung sau:

- Phải giữ gìn truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta.

- Cần học tập và rèn luyện để xây dựng Tổ quốc giàu đẹp.

- Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc trước các thế lực xâm lăng.

1.5

Điểm 1,5: Nm được đầy đủ nội dung cũng như kỹ năng viết đoạn văn nghị luận; Diễn đạt tốt, có sức thuyết phục.


Điểm 1,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên song một số ý còn chưa đầy đủ hoặc cách trình bày, diễn đạt chưa thật rõ ràng, thuyết phục.


Điểm 0,5: Đáp ứng 1/3 các yêu cầu trên.


Điểm 0: Không đáp ứng được bất kỳ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.


II.


LÀM VĂN

6.0

Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung sau.


a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.

- Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

- Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề.

0.5

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tâm trạng đau đớn, xót xa của Thúy Kiều khi rơi vào bi kịch tình yêu tan vỡ.

0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; Kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.


* Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.

0.5

* Thân bài:

- Nêu hoàn cảnh, xuất xứ đoạn trích:

+ Tình yêu của Kim-Kiều đang mặn nồng thì gia đình Kiều gặp tai biến. Kiều quyết định bán mình chuộc cha.

+ Đêm trước ngày đi theo Mã Giám Sinh, Kiều đã nhờ Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Sau lời trao duyên, Kiều trao kỉ vật tình yêu cho Thúy Vân.

0.5

- Kiu trao kỉ vật tình yêu: Những kỉ vật: Chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn... Những kỉ vật thiêng liêng gắn kết giữa Kim và Kiều khi xa nhau.

0.75

- Tâm trạng của Kiều sau khi trao kỉ vật: Có sự giằng xé giữa từ bỏ và níu kéo càng làm rõ hơn nỗi đau khi mất tình yêu.

0.75

- Sau khi trao kỉ vật tình yêu, Kiều tưởng tượng ra một tương lai xót xa: đó là cái chết, là một oan hồn, cầu xin người thân hãy hóa giải linh hồn đau khổ...

-> Tình yêu mãnh liệt, đắm say mà Thúy Kiều dành cho Kim Trọng, khi tình yêu không còn thì cũng coi như mình đã chết.

1.0

- Nghệ thuật của đoạn trích: Phân tích tâm lý tinh tế, kết hợp giữa độc thoại và đối thoại Làm nổi bật tâm trạng của Thúy Kiều khi tình yêu tan vỡ và những phẩm chất đáng quý của Thúy Kiều trong tình yêu. Đoạn trích cũng cho thấy sức cảm thông lạ lùng của Nguyễn Du dành cho Thúy Kiều.

0.5

* Kết bài: Đánh giá những thành công về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

0.5

d. Sáng tạo: Sử dụng ngôn ngữ theo cách thức riêng của bản thân để bàn luận vấn đề và thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ.

0.25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đúng qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.25





SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH / THÀNH PHỐ ………….


ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2014 – 2015

MÔN: Ngữ văn; lớp 10 (THPT, GDTX)


Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Mẹ!

Có nghĩa là duy nhất
Một bầu trời

Một mặt đất

Một vầng trăng
Mẹ không sống đủ trăm năm
Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát […]


Mẹ!

Có nghĩa là ánh sáng
Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim
Mẹ!

Có nghĩa là mãi mãi
Là cho - đi - không - đòi lại - bao giờ…

(Trích Ngày xưa có mẹ” - Thanh Nguyên)

  1. Xác định phong cách ngôn ngữ chủ yếu của văn bản. (0,25 điểm)

  2. Nêu tên và tác dụng của 02 biện pháp tu từ trong văn bản. (0,5 điểm)

  3. Anh / chị hiểu như thế nào về những câu thơ: “Mẹ! Có nghĩa là duy nhất. / Một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng.” (0,25 điểm)

  4. Từ dòng cuối của đoạn thơ “Mẹ! Có nghĩa là mãi mãi / Là cho – đi – không – đòi lại – bao giờ”, anh / chị hãy viết đoạn văn ngắn từ 5 – 10 câu trình bày suy nghĩ của mình về tình mẹ. (1,0 điểm)


Câu 2: (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

[…] Đã từng có cuộc vận động quy mô cho một triệu chữ kí ủng hộ đội tuyển bóng đá nước ta, do một doanh nghiệp tài trợ và được đông đảo mọi người ủng hộ, thậm chí còn tổ chức những ngày “hội kí” rầm rộ. Có phải bạn cũng đã từng kí vào tấm băng-rôn ấy?

Vậy mà trang web ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam kia chỉ có số chữ kí 40 lần nhỏ hơn thế, mà trong đó một phần không nhỏ do công dân các nước khác tham gia. Trong khi, để kêu gọi sự quan tâm của thế giới tới các nạn nhân chất độc màu da cam, bạn chỉ cần dành ra hai phút thôi, với chỉ vài cái nhấp chuột thôi, giữa hàng giờ lướt trên internet mỗi ngày.”

(Dựa vào bài “Chúng ta có vô cảm không?”, báo điện tử TintucVietnam.com, ngày 7 – 8 – 2004)

Trình bày suy nghĩ của anh / chị sau khi đọc ngữ liệu trên. Trình bày bằng một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy kiểm tra).


Câu 3: (5,0 điểm)

Cảm nhận của bản thân về những câu thơ:

Lòng này gửi gió đông có tiện?

Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.

Non Yên dù chẳng tới miền,

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.

Cảnh buồn người thiết tha lòng,

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.”

(Trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”, Ngữ văn 10, tập hai, NXB GD, Năm 2012, Tr.88)

------HẾT------

Họ và tên học sinh: ……………………………………………….

Chữ kí giám thị 1: …………………………………………………

Số báo danh: ……………….



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH / THÀNH PHỐ ………….


ĐÁP ÁN

HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2014 – 2015

MÔN: Ngữ văn; lớp 10 (THPT, GDTX)


(Hướng dẫn chấm có 03 trang)


CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

(2,0 điểm)

a/ Văn bản chủ yếu sử dụng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

0,25

b/ Kể tên hai biện pháp tu từ trong các

- So sánh: Mẹ - duy nhất / mãi mãi / ánh sáng.

- Phép điệp từ, lặp từ: một, mẹ, có nghĩa là.

- Ẩn dụ: Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim.

- Phép liệt kê: bầu trời, mặt đất, vầng trăng,…

Lưu ý: Học sinh nêu được hai trong số các biện pháp nghệ thuật trên. (0,5 điểm)





0,5

c/ Ý nghĩa những câu thơ: “Mẹ! Có nghĩa là duy nhất. / Một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng.”: Khẳng định mẹ là duy nhất đối với mỗi người trên đời cũng như chỉ có một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng trong thế giới này mà thôi.

0,25

d/ Viết một đoạn văn ngắn từ 5 – 10 câu trình bày suy nghĩ của bản thân về tình mẹ gợi ra từ các câu thơ “Mẹ! Có nghĩa là mãi mãi / Là cho – đi – không – đòi lại – bao giờ”

- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cầu nêu được một số ý cơ bản:

+ Tiếng gọi “mẹ!” sẽ mãi mãi sống cùng năm tháng với người con, sẽ không bao giờ tắt được trên thế gian khi tình cảm của con vẫn luôn dành cho mẹ với niềm kính trọng, yêu thương mãi mãi bất diệt với thời gian.

+ Mẹ hi sinh tất cả vì con, cho đi chứ không bao giờ cần nhận lại. Khẳng định: Tình mẹ bao giờ cũng cao cả, lớn lao, không gì đo đếm được.

+ Mỗi người con phải sống sao để xứng đáng với công lao trời bể ấy của mẹ và không phụ lòng đấng sinh thành.

- Giám khảo cho điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi bài viết có kết cấu đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả; có thái độ chân thành, nghiêm túc khi bày tỏ ý kiến.



1,0

2

(3,0 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng:

Dựa vào đoạn trích đã cho, học sinh bằng lời văn của mình diễn đạt thành bài văn hoàn chỉnh, nhưng đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Biết cách làm bài văn nghĩ luận xã hội (dạng đề mở).

+ Đảm bảo bài văn hoàn chỉnh, đúng yêu cầu đề (khoảng 01 trang giấy thi).

+ Bài văn chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Dẫn chứng phong phú, chính xác.


2. Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng lý lẽ và dẫn chứng hợp lí, có thái độ chân thành, nghiêm túc thể hiện vấn đề. Làm rõ các ý cơ bản sau:


- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sự vô cảm của một số người trong xã hội; Sự thờ ơ, sự đắm chìm trong sở thích cá nhân mà quên đi sự khó khăn hoạn nạn của người khác;…

Lưu ý: Đây là dạng đề mở nên thí sinh có thể lựa chọn các vấn đề khác nhau để bàn luận nhưng cần gắn với văn bản đề bài đã cho.



0,5

- Giải thích: Từ mẩu tin, giải thích vấn đề đã nêu ra ở mở bài (vô cảm, ích kỉ; chỉ quan tâm đến nhu cầu, sự đam mê cá nhân mà thiếu quan tâm đến những người xung quanh,…)

- Bàn luận:

+ Thí sinh trình bày nhận định, đánh giá về ý nghĩa, tác dụng của vấn đề bằng cách lập luận và phân tích dẫn chứng để làm rõ vấn đề.

 Biểu hiện của vô cảm: Xuất hiện ở mọi nơi, mọi lứa tuổi, đặc biệt là trong giới trẻ ngày nay. Đó là một căn bệnh lây lan nhanh, rộng khắp mọi nơi với những biểu hiện đáng sợ (vô cảm với bạn bè, gia đình, những người xung quanh khi gặp họ gặp khó khăn, hoạn nạn,…; không giúp việc gia đình, không quan tâm sức khỏa người thân; nỗi buồn của người khác,…)

 Nguyên nhân: Thiếu sự giáo dục từ gia đình, thiếu ý thức và trách nhiệm, chạy theo lối sống thực dụng,…

+ Tác hại: Ảnh hưởng đến nhân cách; vai trò, ý nghĩa của gia đình trong đời sống của mỗi cá nhân sẽ bị giảm sút; tạo ra những công dân vô trách nhiệm, vô cảm;…

+ Phê phán lối sống đó và biện pháp khắc phục.











2,0

- Rút ra bài học nhận thức và rèn luyện thái độ sống đúng đắn. (Tùy từng học sinh mà có một ý kiến khác nhau nhưng vẫn phải phù hợp với ý nghĩa mà câu chuyện muốn hướng đến)

Lưu ý: Nếu học sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài khía cạnh và có suy nghĩ riêng, hợp lí thì vẫn đạt điểm tối đa.



0,5

3

(5,0 điểm)

1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về

một đoạn thơ; diễn đạt lưu loát, văn có xúc cảm tự nhiên, sâu sắc; đảm

bảo quy định về dùng từ, đặt câu, chính tả.


2. Yêu cầu về kiến thức:

a/ Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích.



0,5

b/ Thân bài: Học sinh có nhiều hướng phân tích khác nhau, nhưng cần

đáp ứng các ý sau đây:

* Nỗi nhớ thương da diết người chồng ở phương xa:

- Người chinh phụ nghĩ đến chồng mình đang xông pha nơi chiến trận ở phương xa, chợt nảy ra ý nghĩa: nhờ ngọn gió mùa xuân chuyển hộ tình cảm nhớ nhung của nàng tới chồng nơi biên ải xa xôi.

- Nhưng khoảng cách giữa nàng và chồng nàng là một không gian quá xa xôi cách trở, cho nên nỗi thương nhớ lại càng chồng chất trong lòng.

- Sự tương phản sâu sắc: trời thì quá xa, nỗi nhớ thương thì đau đáu, cho nên trời đâu có thấu. Các từ láy thăm thẳm, đau đáu diễn tả cám giác xót xa, cay đắng, ngầm ý oán trách.

- Hai câu lục bát cuối đoạn trích không còn là nỗi buồn vì nhớ nhung nưa mà là nỗi đau đang dâng trào lên trong lòng người chinh phụ. Ý thơ được gửi vào trong cảnh.

- Thiết tha ở đây có nghĩa là đau đớn, cảnh vật đã thấm đẫm cả nỗi buồn của người chinh phụ. Câu thơ gợi đến câu thơ nổi tiếng của Nguyễn Du trong Truyện Kiều:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.





4,0


c/ Kết bài:

Nêu cảm nghĩ và mở rộng vấn đề.



0,5


------HẾT------


SỞ GD - ĐT ĐỒNG THÁP

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NGUYỄN QUANG DIÊU



(Đề gồm có 01 trang)

KIỂM TRA HỌC KÌ II

Năm học: 2014 - 2015

Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10

Ngày: 12/05/2015

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)



I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên. Tổ tiên Nguyễn Du vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội ) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền ( nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Cha Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm sinh năm 1708 mất 1775 và mẹ là Trần Thị Tần 1740- 1778, quê Bắc Ninh.”

(Theo sách Ngữ văn 10, tập hai, trang 92)

Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 2: (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 3 : (1,0 điểm) Xác định lỗi trong câu sau và sửa lại cho đúng.

  • Có được quyển sách hay đã làm cho Nam càng say mê đọc sách hơn.

Câu 4: (1,0 điểm) Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong những câu thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó: Khắc giờ đằng đẵng như niên

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

(Chinh phụ ngâm – bản diễn Nôm Đoàn Thị Điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ, thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ, vật này của chung.”

(Trích Trao duyên, theo Sách Ngữ văn 10, tập hai - NXB Giáo dục)

Cảm nhận của anh/ chị về tài sử dụng ngôn ngữ và tấm lòng của Nguyễn Du qua đoạn thơ trên. Từ vẻ đẹp ngôn ngữ trong đoạn trích, hãy trình bày suy nghĩ về ý thức sử dụng tiếng nói dân tộc của lớp trẻ ngày nay. – HẾT –







MA TRẬN ĐỀ

Mức độ





Năng lực

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Tổng số

I. Đọc hiểu

- Tác gia Nguyễn Du

- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

- Những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt

- Phương thức biểu đạt

- Biện pháp tu từ

- Lỗi trong diễn đạt

- Nêu được nội dung chính của đoạn văn.

- Hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ

- sửa câu



Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

3

1,5

15%

2

1,0

10%

1

0,5

5%


3 (6 câu)

3,0

30%

II. Làm văn

- Đảm bảo bố cục bài văn

- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm

- Hiểu được yêu cầu của đề: trình bày cảm nhận về tài sử dụng ngôn ngữ và tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích

Từ hiểu biết về đoạn trích Trao duyên và kĩ năng đọc hiểu thơ, trình bày cảm nhận về tài và tình Nguyễn Du theo yêu cầu của đề

- Liên hệ thực tế, rút ra bài học từ vấn đề được nghị luận


Số câu

Số điểm

Tỉ lệ



1,0




2,0



2,0

50%



2,0

20%

1

7,0

70%

Tổng chung

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ





3,0

30%





3,0

30%





2,0

20%





2,0

20%



4

10,0

100%

















SỞ GDĐT ĐỒNG THÁP

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NGUYỄN QUANG DIÊU


KIỂM TRA HỌC KÌ II

Năm học: 2014 - 2015

Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 10

HƯỚNG DẪN CHẤM (gồm 02 trang)

A. HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất.

3. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0, 50; lẻ 0, 75 làm tròn thành 1,0).

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu

Ý

Nội dung

Điểm



Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:“Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long …. quê Bắc Ninh.”

1,0

Câu 1


Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt thuyết minh

0,5

Câu 2


Nội dung chính của văn bản: Đoạn trích viết về thân thế và quê quán nhà thơ Nguyễn Du.

0,5

Câu 3


Xác định lỗi trong câu sau và sửa lại cho đúng: “Có được quyển sách hay đã làm cho Nam càng say mê đọc sách hơn”.

1,0


Ý 1

- Câu sai về ngữ pháp (Hoặc: Lỗi trong câu là lỗi ngữ pháp)

0,5


Ý 2

Có thể chọn một trong các phương án sau:

  • Bỏ cụm từ: “đã làm cho Có được quyển sách hay, Nam càng say mê đọc sách hơn.

Hoặc bỏ cụm từ “Có được Quyển sách hay đã làm cho Nam càng say mê đọc sách hơn.

0,5

Câu 4


Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong những câu thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó: Khắc giờ đằng đẵng như niên/ Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

1,0


Ý 1

-Biện pháp tu từ chính được sử dụng là so sánh: “Khắc giờ” như niên / “Mối sầu”...tựa “miền biển xa”

0,5


Ý 2

-Hiệu quả nghệ thuât: Hình tượng thời gian và không gian dài rộng, kì vĩ (như niên/ tựa ...biển xa) đã cụ thể hóa nỗi nhớ nhung, sầu muộn của người chinh phụ: một khắc giờ trôi qua trong thương nhớ dài như cả năm chầy, nỗi sầu thì mênh mông như biển cả.

0,5

PHẦN LÀM VĂN

Câu 4


Cậy em, em có chịu lời... Duyên này thì giữ, vật này của chung.” Cảm nhận của anh/ chị về tài sử dụng ngôn ngữ và tấm lòng của Nguyễn Du qua đoạn thơ trên. Từ vẻ đẹp ngôn ngữ trong đoạn trích, hãy trình bày suy nghĩ về ý thức sử dụng tiếng nói dân tộc của lớp trẻ ngày nay

7,0

Ý 1

Nêu vấn đề

0,5

Ý 2

- Giới thiệu khái quát: tác giả - tác phẩm

0,5

Ý 3

* Về tài sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du

- Cách dùng từ ngữ tinh tế, sâu sắc, đắc địa của Nguyễn Du qua lời trao duyên của Kiều với Vân (cậy – chịu lời – chắp mối tơ thừa – của chung...)

- Cách kết hợp ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học thật nhuần nhị, tự nhiên (keo loan/ tương tư/ quạt ước/ chén thề/lời nước non– chắp mối/ sóng gió bất kì/ xót tình máu mủ/ ngậm cười chín suối/ thơm lây/ …)

 Tài năng của một bậc thầy sử dụng ngôn ngữ = thể hiện tinh tế tâm lí nhân vật đầy mâu thuẫn, phức tạp.

1,5


Ý 4

* Về tấm lòng của Nguyễn Du:

- Sự cảm thông lạ lùng của nhà thơ đối với nỗi khổ và khát vọng hạnh phúc của con người qua miêu tả sâu sắc nỗi đau và bi kịch của nàng Kiều khi “trao duyên” cho em.

 Cảm hứng nhân đạo – nhân văn sâu sắc.

2,0

Ý 5

Đánh giá

-Đoạn trích là minh chứng cho tài và tình của Nguyễn Du qua kiệt tác Truyện Kiều:

+ Nguyễn Du đã “hóa thạch” nỗi đau con người trong một cảnh ngộ đầy bi kịch bằng “con mắt nhìn thấu sáu cõi, bằng tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời” ( Mộng Liên Đường chủ nhân)

+ Đoạn trích khẳng định một thi tài – Người đã đưa tiếng Việt lên đỉnh cao của ngôn ngữ văn học.

0,5

Ý 5

Từ vẻ đẹp ngôn ngữ trong đoạn trích, hãy trình bày suy nghĩ về ý thức sử dụng tiếng nói dân tộc của lớp trẻ ngày nay.

- Phải ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, làm cho tiếng Việt ngày càng giàu đẹp qua việc chú ý nói và viết tiếng Việt sao cho đúng và hay.

- Không nên lạm dụng tiếng nước ngoài theo kiểu “sính ngoại”, lai căng.

- Cần trau dồi năng lực sử dụng tiếng Việt qua học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân, học cách sử dụng ngôn ngữ của các nhà văn, nhà thơ.

- Cần ý thức hơn khi sử dụng tiếng Việt trên mạng (facebook, internet...) ; v.v...

2,0.



* Đây chỉ là những gợi ý cho đề theo hướng mở, HS có thể đề xuất những ý kiến khác miễn sao lập luận thuyết phục.


Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

- Nếu thí sinh có những cảm nhận riêng mà thuyết phục thì vẫn chấp nhận. -HẾT-










PHÒNG GD VÀ ĐT GÒ VẤP

THCS QUANG TRUNG



ĐỀ THAM KHẢO

(Đề chỉ có một trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2014 - 2015

Môn thi: NGỮ VĂN 9

Ngày kiểm tra:…/4/2015

Thời gian làm bài: 90 phút

(Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy thi)



ĐỀ BÀI: (Gồm 2 phần)



Phần I: Đọc- Hiểu văn bản (6 điểm)

Đọc kĩ 2 đoạn văn bản sau đây:

Đoạn 1:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

Đoạn 2:
Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Câu 1: (0,5 điểm) Hãy cho biết: Mỗi đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả?

Câu 2: (1,0 điểm) Tại sao các nhà thơ lại ước nguyện được làm: “con chim hót”, “cành hoa”, “đóa hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu”, “nốt trầm xao xuyến”? Em hãy nêu ngắn gọn cách hiểu của em về nét đặc sắc của ít nhất một trong các hình ảnh ấy?

Câu 3: (0,5 điểm) So sánh các cụm từ “Muốn làm” với “Ta làm” được các nhà thơ lặp lại trong 2 đoạn thơ, em hãy cho biết đây có phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong văn bản không? Vì sao?

Câu 4: (1,0 điểm) Từ cách hiểu về thành phần biệt lập cảm thán, em hãy đặt một câu văn có sử dụng thành phần này để bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc-hiểu 2 đoạn thơ trên.

Câu 5: (3 điểm) Tình cảm của 2 tác giả gửi gắm vào 2 bài thơ trên đã khơi gợi nơi người đọc về một khát vọng được sống có ích, góp phần làm đẹp cho đời. Em hãy viết bài văn nghị luận ngắn (từ 25 đến 30 dòng) nêu suy nghĩ của em về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam ngày nay đối với đất nước.

Phần II: Tạo lập văn bản ( 4 điểm)

Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về đoạn thơ sau:

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.

(Nói với con- Y Phương, 1980)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 - 2015

Môn thi: NGỮ VĂN 9

Phần I: Đọc hiểu văn bản:

Câu 1: (0,5 điểm) Hãy cho biết: Mỗi đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả?

  • Đoạn 1: Viếng lăng Bác- Viễn Phương (0,25đ)

  • Đoạn 2: Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải (0,25đ)

Câu 2: (1,0 điểm) Tại sao các nhà thơ lại ước nguyện được làm: “con chim hót”, “cành hoa”, “đóa hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu”, “nốt trầm xao xuyến”? Em hãy nêu ngắn gọn cách hiểu của em về nét đặc sắc của ít nhất một trong các hình ảnh ấy?

  • Nguyện ước của các tác giả về lẽ sống cống hiến, mong ước được hóa thân vào những hình ảnh nhỏ bé ấy mà dâng hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất một cách khiêm nhường, tự nguyện…(0,5đ)

  • Ý nghĩa sâu xa của các hình ảnh thơ được sáng tạo bằng nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc… (HS có thể chọn 1 hoặc nhiều hình ảnh để nêu ngắn gọn cách hiểu, miễn đúng: (0,5đ)

Câu 3: (0,5 điểm) So sánh các cụm từ “Muốn làm” với “Ta làm” được các nhà thơ lặp lại trong 2 đoạn thơ, em hãy cho biết đây có phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong văn bản không? Vì sao?

  • Đây không phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong văn bản.

  • Vì đây chỉ là biện pháp tu từ điệp ngữ trong 1 khổ thơ.

Câu 4: (1,0 điểm) Từ cách hiểu về thành phần biệt lập cảm thán, em hãy đặt một câu văn có sử dụng thành phần này để bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc-hiểu 2 đoạn thơ trên:

(HS có thể chọn một từ cảm thán, cách ngăn với câu bằng dấu phẩy. Vị trí trước hoặc sau TP chính của câu)

VD:

  • Chao ôi, các nhà thơ có ước mơ thật tuyệt vời!

  • Hai khổ thơ chứa đựng ước nguyện chân thành, tuyệt quá!

  • Ôi, thơ hay quá!

  • vv---

Câu 5: (3 điểm) Tình cảm của 2 tác giả gửi gắm vào 2 bài thơ trên đã khơi gợi nơi người đọc về một khát vọng được sống có ích, góp phần làm đẹp cho đời. Em hãy viết bài văn nghị luận ngắn (từ 25 đến 30 dòng) nêu suy nghĩ của em về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam ngày nay đối với đất nước.

HS có thể tạo một VB NLXH gồm 1 số ý cơ bản:

  • Giải thích về lẽ sống cống hiến (Mỗi con người đều mong muốn được sống có ích cho xã hội, do đó, ngay từ khi tuổi còn trẻ, phải xây đắp ước mơ từ việc học tập, rèn luyện để sống có mục đích, có lý tưởng…)

  • Lý tưởng và lẽ sống của tuổi trẻ VN là chứa đựng tình yêu đối với cuộc đời, và khát vọng được hiến dâng những gì tốt đẹp nhất của mình để chung tay xây đắp quê hương…Niềm hạnh phúc khi sống có ích, góp phần làm đẹp cuộc đời từ những việc nhỏ ( Nêu biểu hiện, ý nghĩa…)

  • Phê phán những người lười biếng, sống buông thả, không hoài bão, ước mơ hoặc thiếu ý chí, tự ti, ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội…

  • Rút ra bài học nhận thức để có hướng phấn đấu, rèn luyện của tuổi trẻ VN (trở thành người có ích cho gia đình và xã hội…)

GV cân nhắc trong việc chấm phần tự luận ngắn. Có thể bài văn được chấm như sau : 0,5đ mở bài ; 0,5đ kết bài, còn đủ các ý chính, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, cho từ 1,5-2đ thân bài.



Phần II: Tạo lập văn bản ( 4 điểm)

Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về đoạn thơ…

1. Yêu cầu chung:

- Học sinh biết vận dụng phương pháp làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ đã học, kết hợp với các yếu tố biểu cảm, phân tích, tổng hợp nét đặc sắc về nghệt thuật và nội dung mà tác giả đã gửi gắm vào đoạn thơ...để hoàn thành bài viết hoàn chỉnh.

- Bố cục bài làm chặt chẽ, cân đối.

- Diễn đạt rõ ràng, trong sáng, gợi cảm.

- Không sai quá nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu cụ thể:

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, miễn sao đáp ứng đúng yêu cầu nội dung và phương thức biểu đạt của đề bài.

- Khi chấm, GV cần tôn trọng những bài viết có phát hiện mới mẻ, có tính sáng tạo, độc đáo của HS

+ GV cần đánh giá cả hai mặt: Nội dung và hình thức ( Kĩ năng diễn đạt, lời văn …) của từng bài.

3. Dàn bài:

A/ Mở bài: Giới thiệu tác giả, đoạn thơ trong tác phẩm nào? Nội dung cơ bản? Thời điểm sáng tác. Nhận xét những nét cơ bản về nội dung, nghệ thuật; Trích dẫn đoạn thơ cần phân tích…

B/ Thân bài: Phân tích các ý cơ bản:

+ Niềm tự hào của người cha về mảnh đất quê hương với những phong tục tập quán và phẩm chất tốt đẹp thông qua các hình ảnh mộc mạc, gợi tả, đối lập, ẩn dụ, cách nói giàu hình ảnh đậm phong cách miền núi: “Thô sơ da thịt”- “Chẳng nhỏ bé”, “Đục đá kê cao quê hương”…

+ Lời khuyên con chân thành, tha thiết chứa chan kì vọng của người cha về bước đường trưởng thành của con, mong con sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương…Với lời thơ giản dị, mộc mạc và những hình ảnh thơ đẹp, giàu chất tạo hình: “Thô sơ da thịt”- “Không bao giờ nhỏ bé”, lời cha căn dặn và “Nói với con” vang lên như một mệnh lệnh, thực sự mở ra một chân trời ước mơ bay bổng cho thế hệ trẻ mọi thời đại (Hãy tiếp bước cha anh, thủy chung với quê hương, đất nước, không quay lưng, phản bội quê hương, trọn vẹn thủy chung, giàu ý chí để xây đắp quê hương…)

C/ Kết bài:

Tổng hợp các ý chính đã phân tích (đánh giá nét đặc sắc của nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ), nhận xét về cách viết của tác giả. Liên hệ nhẹ nhàng bài học cho bản thân (về việc giữ gìn truyền thống dân tộc, tiếp bước các thế hệ cha anh…)



Sở GD-ĐT Bình Định ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2015-2016

Trường THPT Tam Quan Môn Ngữ văn 10

Thời gian làm bài 90 phút (không kể phát đề)

I- Trắc nghiệm (3 điểm): Chọn đáp án đúng rồi ghi ra giấy làm bài thi.

1-Chọn từ viết đúng trong các trường hợp sau:

A-treo chuốt. B-chau chuốt. C- trau chuốc. D- trau chuốt.

2-Ngô Tử Văn được giới thiệu là một người “khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”. Trong truyện, tính cách này không được thể hiện qua chi tiết nào dưới đây?

A-Sự tức giận trước việc tác quái của tên hung thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân.

B-Thái độ khiếp sợ trước những lời đe dọa của bọn quỷ Dạ Xoa nanh ác.

C-Thái độ bất khuất cứng cỏi trước Diêm Vương đầy quyền lực.

D-Sự gan dạ trước quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm.

3-Trong các câu văn dưới đây, câu văn sai là câu nào?

A-Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.

B-Ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.

C-Có được ngôi nhà, bà đã sống hạnh phúc hơn.

D-Ngôi nhà đã mang lại niềm hạnh phúc cho cuộc sống của bà.

4-Phần Ghi nhớ bài Nguyễn Trãi (Ngữ văn 10, tập hai) có viết: “Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng lại là người phải chịu những oan khiên thảm khốc dưới thời phong kiến. Ông là nhà thơ, nhà văn kiệt xuất, là danh nhân văn hóa thế giới, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn hóa, văn học dân tộc.

Hãy cho biết tại sao phần Ghi nhớ trên được xem là đoạn văn tóm tắt một văn bản thuyết minh?

A-Vì người viết kể lại một cách chi tiết về Nguyễn Trãi.

B-Vì người viết dùng lời văn của mình ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài văn về Nguyễn Trãi.

C-Vì người viết làm dàn ý cho câu chuyện về Nguyễn Trãi.

D- Vì người viết từ câu chuyện đã đọc sáng tạo nên câu chuyện mới về Nguyễn Trãi.

5- Chọn từ đúng cho chỗ trống sau:

Đèn có biết …. bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.”

A- giường B- tường C- dường D- thường

6- “Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”

Tác giả đã xây dựng hình tượng gì trong bài ca dao trên?

A- nhị sen B- lá sen C- đài sen D- hoa sen

7- Nối từ Hán Việt ở cột A với lời giải nghĩa phù hợp ở cột B

A

B

1- Keo loan

A-Cách gọi ước lệ, chỉ người phụ nữ mảnh mai, yếu đuối.

2- Bồ liễu

B-Thứ keo nấu bằng huyết chim loan dùng để gắn kết các vật.

3-Tâm phúc tương tri

C-Chiếm giữ từng vùng, tranh nhau quyền lợi

4-Cát cứ phân tranh

D-Hai người đã hiểu biết lòng dạ nhau, tức là đã hiểu nhau sâu sắc.



8-Chinh phụ ngâm bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn viết theo thể song thất lục bát.

A-Đúng B- Sai

9- “Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?

Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…

Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, hai bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.” (Nguyễn Đình Thi)

Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

A-Phong cách ngôn ngữ chính luận B-Phong cách ngôn ngữ khoa học

C-Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật D-Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

II-Làm văn (7 điểm)

Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du). Từ đó em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về sự nghiệp và tình yêu của tuổi trẻ hiện nay.



Sở GD-ĐT Bình Định HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2015-2016

Trường THPT Tam Quan Môn Ngữ văn 10



I-Trắc nghiệm (3 điểm)

Mỗi câu chọn đáp án đúng thì được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đáp án

D

B

A

B

C

D


B

C

Câu 7 (1 điểm) : Một cột nối đúng sẽ được 0,25 điểm

1- B (0,25 đ)

2- A (0,25 đ)

3- D (0,25 đ)

4-C (0,25 đ)



II-Tự luận (7 điểm)

A-Phần phân tích bài thơ (5 điểm)

1-Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ, cảm xúc, có sức thuyết phục, vận dụng tốt các thao tác lập luận. Bài viết không mắc lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp và cách diễn đạt thông thường.

2-Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều và đoạn trích Chí khí anh hùng học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng cần làm nổi bật những ý cơ bản sau:

a- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (0,5đ)

b-Phân tích làm nổi bật những vấn đề cơ bản sau:

-Nội dung: (3đ)

+Khaùt voïng leân ñöôøng (boán caâu ñaàu): Khaùt khao ñöôïc vaãy vuøng, tung hoaønh boán phöông laø moät söùc maïnh töï nhieân khoâng gì coù theå ngaên caûn noåi người anh hùng Từ Hải

+Lí töôûng anh huøng cuûa Töø Haûi: (coøn laïi)

.Không quyến luyến, bịn rịn, không vì tình yêu mà quên lí tưởng cao cả.

.Trách Kiều là người tri kỉ mà không hiểu mình, khuyên Kiều vượt lên trên tình cảm thông thường để sánh với anh hùng.

.Hứa hẹn với Kiều về một tương lai thành công.

.Khằng định quyết tâm, tự tin vào thành công

+Đoạn thơ thể hiện lí tưởng anh hùng của Từ Hải và ước mơ công lí của Nguyễn Du.

-Nghệ thuật: (1đ)

-Khuynh höôùng lí töôûng hoùa ngöôøi huøng baèng buùt phaùp öôùc leä vaø caûm höùng vuõ truï.

-Hai phöông dieän öôùc leä vaø caûm höùng vuõ truï gaén boù chaët cheõ vôùi nhau.

c-Đánh giá chung về bài thơ (0,5 đ)



B-Phần liên hệ(2 điểm): Suy nghĩ của bản thân về sự nghiệp và tình yêu của tuổi trẻ hiện nay

Sau khi phân tích bài thơ, học sinh chuyển ý và trình bày suy nghĩ của mình về sự nghiệp và tình yêu của tuổi trẻ hiện nay. Phần này học sinh có thể nêu những suy nghĩ khác nhau nhưng đó phải là những suy nghĩ tích cực, thiết thực phù hợp với thực tế, với pháp luật và đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay.



A-Noäi dung:

1- Khaùt voïng leân ñöôøng (boán caâu ñaàu)

- “Nöûa naêm höông löûa ñöông noàng

Tröôïng phu thoaét ñaõ ñoäng loøng boán phöông

+Töø Haûi soáng vôùi Thuùy Kieàu ñöôïc nöûa naêm - ngaén nguûi, giöõa luùc tình yeâu ñang noàng naøn, tha thieát → Deã khieán con ngöôøi naûn loøng, nhuït chí

+ Nhöng Töø Haûi khoâng yeân:

thoaét”: thay ñoåi nhanh choùng, mau leï, döùt khoaùt, kieân quyeát.

ñoäng loøng boán phöông”: rung ñoäng vieäc boán phöông (thieân haï, ñaát trôøi) → Chí cuûa ngöôøi laøm trai, chí nguyeän laäp coâng danh söï nghieäp.

- “Troâng vôøi trôøi beå meânh mang

Thanh göôm yeân ngöïa leân ñöôøng thaúng rong

+ Tö theá Töø Haûi tröôùc luùc leân ñöôøng: cöôõi ngöïa, tay caàm thanh göôm, maét nhìn ra xa, saün saøng ñi lieàn moät maïch.

+Ñaët trong khoâng gian roäng lôùn “trôøi beå meânh mang” → Hình aûnh thật đẹp, hào hùng, lôùn lao, kì vó, mang taàm voùc vuõ tru,ï mang vẻ đẹp tượng trưng ước lệ của văn học trung đại.

=> Khaùt khao ñöôïc vaãy vuøng, tung hoaønh boán phöông laø moät söùc maïnh töï nhieân khoâng gì coù theå ngaên caûn noåi.


2-Lí töôûng anh huøng cuûa Töø Haûi: (coøn laïi)

a-Lôøi Thuùy Kieàu: “Naøng raèng… xin ñi”: döïa vaøo ñaïo phu theâ, Kieàu muoán chia seû khoù khaên cuøng Töø Haûi → Thuûy chung, traùch nhieäm.

b-Lôøi Töø Haûi:

- “Töø raèng…thöôøng tình”

Traùch Kieàu laø ngöôøi tri kæ maø khoâng hieåu mình, khuyeân Kieàu vöôït leân tình caûm thoâng thöôøng ñeå saùnh vôùi vợ người anh huøng => câu hỏi vừa như lời trách yêu + động viên an ủi + đề cao và đặt niềm tin vào Kiều Lời nói dứt khoát, chân tình

-Höùa vôùi Kieàu veà moät töông lai thaønh coâng

Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.”

+Những hình ảnh, âm thanh: nghệ thuật cường điệu

+Hoán dụ: “mặt phi thường” - phaåm chaát xuaát chuùng, khaùc thöôøng.

Khi naøo coù trong tay ñoäi quaân tinh nhueä, coâng danh raïng rôõ, xuaát chuùng seõ “röôùc naøng nghi gia” → gôïi khaùt voïng lôùn lao, taàm voùc vuõ truï cuûa ngöôøi anh huøng xöa.

+Lôøi heïn ngaén goïn, döùt khoaùt, chaéc nòch ñaày quyeát taâm, töï tin vaøo thaønh coâng: “Chaày chaêng laø moät naêm sau voäi gì

=>Töø Haûi khoâng quyeán luyeán, bòn ròn, khoâng vì tình yeâu maø queân lí töôûng cao caû. Thaùi ñoä, haønh ñoäng maïnh meõ, quyeát ñoaùn, ñaày yù chí quyeát taâm vaø nieàm tin saét ñaù.


c-Hình ảnh Từ Hải lúc ra đi: 

Quyết lời dứt áo ra đi

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi

+ "Quyết lời dứt áo": Nói xong đi ngay hành động dứt khoát, mạnh mẽ

+ Hình ảnh so sánh rất đẹp và giàu ý nghĩa: Töø Haûi như cánh chim bằng cưỡi gió bay lên vöøa thể hiện tầm vóc kì vĩ, vừa thể hiện khát vọng lớn lao, bản lĩnh phi thường và niềm vui thỏa chí tang bồng của người anh hùng

=> Nguyễn Du đã lí tưởng hóa nhân vật, traân troïng, kính phuïc Töø Haûi gửi gắm khát vọng của mình.

B-Ngheä thuaät:

C-YÙ nghóa vaên baûn:

Ñoaïn trích theå hieän lí töôûng anh huøng cuûa Töø Haûi vaø öôùc mô coâng lí cuûa Nguyeãn Du.







TT.GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN QUẬN 12


ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề có 01 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2016 - 2017

MÔN: VĂN– LỚP 10

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề


Họ và tên :……………………………………………Lớp …………Số báo danh…………………..


I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1đến câu 4:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

Câu 1. Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (0,5 điểm)

Câu 2. Xác định 2 biện pháp tu từ chính được tác giả sử dụng trong đoạn thơ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của chúng? (1,0 điểm)

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ? (0,5 điểm)

Câu 4. Đoạn thơ gợi cho anh (chị) những tình cảm gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người? (viết từ 4 đến 6 dòng) (1,0 điểm).

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Phân tích nhân vật Từ Hải trong đoạn trích “Chí khí anh hùng”-Truyện Kiều.

Nừa năm hương lửa đương nồng,

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

Trông vời trời bể mênh mang,

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.

Nàng rằng: “phận gái chữ tòng,

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.

Từ rằng:Tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.”

(Nguyễn Du)

----HẾT----

TRUNG TÂM GDTX QUẬN 12

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HKII NĂM HỌC 2016-2017

MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 10



Phần đọc hiểu

(3 điểm)

1- Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

2- Phép điệp ngữ: ta làm, dù là.

Tác dụng: góp phần khẳng định tình cảm và trách nhiệm của nhà thơ đối với đất nước, nhân dân.

Phép ẩn dụ: mùa xuân nho nhỏ

Tác dụng: thể hiện khát vọng dâng hiến, cống hiến cho đời.

3- Nội dung chính của đoạn thơ là khát vọng mãnh liệt của nhà thơ khi muốn hóa thân mình thành một mùa xuân nho nhỏlặng lẽ tỏa hương cho đời để cống hiến cho đất nước, nhân dân những điều cao đẹp.

4- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.

Nội dung nêu được những ý cơ bản: Sống ở trên đời phải biết sống vì cái chung, phải biết cống hiến cho đời. Cuộc sống vì vậy mới trở nên thật sự có ý nghĩa.

0.5

1.0






0.5



1.0


Phần tự luận

(7 điểm)

  1. Yêu cầu chung :

- Thí sinh phải biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm bài văn.Cảm nhận và phân tích được nhân vật.Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

  1. Yêu cầu về kiến thức:

- Học sinh phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài:

Giới thiệu tác giả,tác phẩm,đoạn trích.

Thân bài:

* 2 câu đầu: “Nửa năm…bốn phương

+ Tình yêu đối với Kiều >< Chí lớn

->Người xưa thường nói “Nam nhi chí tại bốn phương”

+ “Động lòng bốn phương”: Cái chí vẫy vùng, tung hoành ngang dọc của đấng trượng phu anh hùng.

+ “Thoắt”: thể hiện sự cương quyết, dứt khoát thực hiện lí tưởng làm trai (một sự thức dậy bất ngờ và mạnh mẽ, không gì kiềm chế được)

=>Con người có tài cao, chí lớn.

* 2 câu sau: “Trông vời….rong

+ Mở ra không gian rộng lớn, hình ảnh hoành tráng “ Trời bể mênh mang”, “lên đường thẳng rong”-> biểu đạt chí khí anh hùng, phù hợp với lí tưởng và hoạt động của Từ Hải. Đã nói là làm, đã nói là đi, đã đi là tới.

=>Sự phi thường, hơn người của Từ Hải.

Tóm lại: Hình ảnh thơ vừa lớn lao, vừa mạnh mẽ diễn tả chí khí và tư thế hiên ngang của người anh hùng: một tư thế dứt khoát, không bận bịu, vương vấn thê nhi.

* Từ Hải và Thuý Kiều trong phút tiễn biệt và tính cách anh hùng của Từ.

- Cảnh tiễn biệt Kiều –Từ Hải.

+ Thuý Kiều lưu luyến bịn rịn -> xin đi theo Từ Hải.

+ Từ Hải dứt khoát mạnh mẽ -> tính cách anh hùng

- Lí tưởng anh hùng của Từ Hải:

+ Lời Từ nói thể hiện tính cách anh hùng:

+ Ra đi vì tiếng gọi của sự nghiệp, không đắm mình trong chốn phòng khuê.

=> Khát vọng của người anh hùng có bản lĩnh phi thường, khao khát làm nên sự nghiệp lớn.

Tóm lại: Qua nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du muốn gửi gắm:

+ Ước mơ về một người anh hùng có phẩm chất phi thường.

+ Khát vọng tự do, khát vọng công lí.

* Nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích:

- Nguyễn Du đã thành công trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp, miêu tả theo khuynh hướng lí tưởng hoá để biến Từ Hải thành một hình tượng nhận vật lí tưởng, phi thường với những nét tính cách cụ thể, sinh động.

Kết bài: Đánh giá khái quát nội dung và nghệ thuật.

LƯU Ý: Trên đây chỉ là đáp án mang tính định hướng, vì vậy giáo viên cần linh hoạt trong việc cho điểm,đặc biệt là ở câu làm văn.










0.5



1.0









1.0





0.5



1.0



1.0




0.5









1.0




0.5




HẾT





SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU



ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2015 – 2016

MÔN: Ngữ văn- lớp 10



Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề



Câu I (5,0 điểm)

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?

Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…

Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.



Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

(Nơi dựa - Nguyễn Đình Thi, Ngữ Văn 10, tập hai, NXB Giáo Dục, 2006, Tr. 121-122)

1. Xác định những cặp hình tượng được nhắc đến trong văn bản trên? (1,0 điểm)

2. Nêu hai biện pháp tu từ được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích? (1,0 điểm)

3. Có ý kiến cho rằng nơi dựa có cùng ý nghĩa với sống dựa, đúng hay sai? Vì sao? (1,0 điểm)

4. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng ½ trang giấy kiểm tra) trình bày suy nghĩ của em về chủ đề sống dựa? (2,0 điểm)

Câu II (5,0 điểm)

Vẻ đẹp người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích sau:

[…] Nửa năm hương lửa đương nồng,

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.

Trông vời trời bể mênh mang,

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.

Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?

Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.”

(Chí khí anh hùng - Nguyễn Du, Ngữ Văn 10, tập hai, NXB Giáo Dục, 2006, Tr. 113)



---------- HẾT ----------



Họ và tên học sinh:………………………………………… Số báo danh: ………………….


Chữ kí của 1 CBCT: …………………………………………………………………………


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2015 – 2016

MÔN: Ngữ văn- lớp 10








HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC

(Hướng dẫn gồm 02 trang)









Câu

Gợi ý nội dung

Điểm

Câu I

1. Xác định những cặp hình tượng được nhắc đến trong văn bản

- Học sinh xác định được cặp hình tượng: Người đàn bà – đứa bé.

- Học sinh xác định được cặp hình tượng: Bà cụ - người chiến sĩ.





0,5

0,5

2. Nêu hai biện pháp tu từ được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích

- Lặp cấu trúc (điệp ngữ).

- Đối lập (tương phản).

Lưu ý: học sinh chỉ cần chỉ ra hai BPTT, mà không cần nêu cụ thể vẫn cho điểm tuyệt đối. (Trong trường hợp học sinh chỉ ra được một trong hai BPTT trên và BPTT ẩn dụ, giáo viên chấm linh động vẫn cho điểm tuyệt đối)





0,5

0,5

3. Có ý kiến cho rằng nơi dựa có cùng ý nghĩa với sống dựa, đúng hay sai? Vì sao?

- Học sinh trả lời là sai cho điểm, trả lời là đúng không cho điểm.

- Học sinh giải thích ngắn gọn: nơi dựa được hiểu là chỗ dựa về mặt tinh thần hoặc vật chất; từ đó giúp cho chúng ta có thêm sức mạnh, niềm tin, động lực để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp. Còn sống dựa là lối sống phụ thuộc vào người khác; dễ làm cho chúng ta ỷ lại, thiếu niềm tin, tinh thần phấn đấu để vươn lên trong cuộc sống.

Lưu ý: Trong trường hợp học sinh trả lời ý 1 là đúng thì có giải thích ý 2 đúng cũng không cho điểm. Nếu ý 1 học sinh trả lời là sai, thì ý 2 chỉ cần giải thích: nơi dựa là chỗ dựa về mặt tinh thần hoặc vật chất và sống dựa là lối sống phụ thuộc vào người khác, thì vẫn cho điểm tuyệt đối.







0,5

0,5

4. Hãy viết một đoạn văn (khoảng ½ trang giấy) trình bày suy nghĩ của em về chủ đề sống dựa.

Học sinh có thể linh hoạt trong trình bày, cần nêu được một số ý cơ bản sau:

- Sống dựa là lối sống phụ thuộc vào người khác về cả thể xác và tinh thần, dễ bị người khác kiểm soát nên không được tự do.

- Vì không đủ can đảm, sự quyết đoán để làm chủ được bản thân, không tự quyết định và tự giải quyết được mọi vấn đề trong cuộc sống, nên phải dựa vào người khác.

- Dù tài giỏi, có trí tuệ nhưng không có ý thức tự lập mà dựa vào người khác thì khó có cơ hội tự khẳng định mình.

- Khi sống dựa sẽ thiếu tự tin, bi quan, ỷ lại. Nên khi buộc phải sống tự lập sẽ khó hòa nhập cuộc sống và dễ bị thất bại.

- Trong cuộc sống chúng ta cần có sự quan tâm, yêu thương và chia sẻ của người khác, nhưng không phụ thuộc vào người khác.

- Sống dựa là một lối sống sai lầm nên từ bỏ, cần lên án lối sống dựa.









0,25



0,25





0,25



0,25



0,5



0,5

Câu II

a. Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn viết có xúc cảm: không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần trình bày được các ý trong gợi ý sau:

- Giới thiệu khái quát về tác giả, đoạn trích và nhân vật Từ Hải

- Vẻ đẹp người anh hùng Từ Hải:

+ Khát vọng và tư thế lên đường sau nửa năm chung sống hạnh phúc với Thúy Kiều.

+ Người có chí lớn và quyết tâm cao, không dễ xiêu lòng trước lời yêu cầu của người tri kỉ.

+ Khẳng định một lý tưởng cao cả, tự tin vào bản thân và sự thành công ở tương lai.

- Nghệ thuật: sử dụng từ ngữ, hình ảnh và bút pháp ước lệ tiêu biểu, đầy sáng tạo phù hợp với tính cách người anh hùng trong văn học Việt Nam thời trung đại.

- Đánh giá: Từ Hải là một đấng trượng phu có hoài bão lớn, một đấng anh hùng mang chí lớn, một tài năng, bản lĩnh phi thường. Đồng thời khẳng định tài năng của Nguyễn Du trong việc xây dựng hình tượng anh hùng và ước mơ công lý.













0,5





1,0



1,0



1,0





1,0





0,5



……………………… HẾT …………………….

Tuần: 34

Ngày soạn: 18/4/2016

Ngày KT:…………../2016

Tiết:102-103

Ngày KT:………………./2016



BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM

ĐỀ KIỂM TRA –KHỐI 10

Thời gian : 90 phút

I. MỤC TIÊU / MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng : nhận biết nội dung phần đọc hiểu văn bản, biết vận dụng các thao tác làm văn nghị luận văn học mạch lạc, rõ ràng.

-Mục tiêu về năng lực : Đọc –hiểu những vấn đề đặt ra trong văn bản, kĩ năng diễn đạt, tư duy sáng tạo, kĩ năng liên hệ với thực tiễn.

II, HÌNH THỨC KIỂM TRA

- Hình thức: tự luận

III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 90 PHÚT

Mức độ



Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

Chí khí anh hùng



Nội dung trong văn bản



Nghệ thuật, tác dụng

-Viết một đoạn văn ngắn trình bày về vấn đề trong văn bản











Làm văn

Trao duyên

Tình cảnh lẻ loi…..





Cảm nhận về đoạn thơ…






Số câu: 2

Tỉ lệ: 100%

1

1


1


Tổng cộng

1.0

1.0

2.0

6.0

10 điểm

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA































Trường THPT Thăng Long- Lâm Hà BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II – KHỐI 10

Tổ :Văn – Địa- Thư Viện Thời gian: 90 phút

Họ tên Hs:…………………………….

MÃ ĐỀ 123

Câu 1:(4.0điểm) Đọc –Hiểu Văn bản

Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi.

Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”

(Trích: Chí khí anh hùng- Nguyễn Du-)

A. Văn bản trên có sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? nêu tác dụng (1.0 điểm)

B. Hãy nêu nội dung chính của văn bản ? (1.0 điểm)

C.Từ văn bản hãy viết một bài văn ngắn trình bày “Văn hóa ứng xử của học sinh hiện nay ”? (2.0 điểm)

Câu 2: (6.0điểm) Nghị luận văn học

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

« Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vài ái ân !
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi !
Phận sao phận bạc như vôi !
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Ôi Kim lang ! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

( Trao duyên- Nguyễn Du-)







V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN CHẤM MĐ 123

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1


- Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi.

4.0



- Nghệ thuật : Câu hỏi tu từ, Ẩn Dụ, ước lệ tượng trưng …

+Tác dụng : Nhấn mạnh nỗi lòng Thúy Kiều với Từ Hải

- Nội dung : Thúy Kiều muốm làm tròn đạo làm vợ xin được đi theo Từ Hải, và thái độ dứt khoát của Từ Hải ra đi thực hiện chí lớn.

*Viết bài văn

- Văn hóa ứng xử của Hs: được thể hiện qua lời nói, hành động.

+ Biểu hiện: Ứng xử có văn hóa: lễ phép, tôn trọng thầy cô, hòa nhã với bạn bè.

+ Văn hóa ứng xử có vai trò quan trọng, tạo được ấn tượng tốt đẹp với mọi người

+ Bác bỏ: Hs ứng xử không có văn hóa, cộc cằn, thô lỗ, nói tục, chửi thề.

+ Bài học: lựa chọn từ ngữ trong giao tiếp, cư xử hòa đồng, kính thầy, mến bạn, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi...

1.0





1.0







2.0




2


Đề bài ?

6.0


MB

Giới thiệu vấn đề nghị luận: tác giả, nội dung tác phẩm, nội dung đoạn thơ



0.5


TB

- Kiều tự đối thoại với mình: ” bây giờ ....muôn vàn ái ân” đau đớn, xót xa, tiếc nuối vì tình yêu tan vỡ. Nàng tự cảm thấy mình có lỗi với Kim Trọng, cho nên gửi lại chàng trăm lạy, nghìn lạy. Nghệ thuật ước lệ tượng trưng

- Kiều hướng tới người yêu: ” Trăm nghìn ... lỡ làng” tự than thân trách phận; day dứt, giày vò, biểu hiện tình yêu cao đẹp Kiều dành cho Kim Trọng, đồng thời cũng cho thấy một nhân cách vị tha trong sáng.:Duyên tình ngắn ngủi... Phận bạc

=> đau xót, ngậm ngùi. Kiều nhận lõi lầm về mình, tự cho rằng mình là người phụ bạc. Đây là phẩm chất cao quý của Kiều.

- Nhịp thơ hai câu cuối: 3/3 và 2/2/2/2 như nhát cắt, tiếng nấc nghẹn ngào, đau đớn chia lìa.Từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ.

” Ơi Kim Lang ..... phụ chàng từ đây”

- Từ “ Kim lang” lặp lại một cách trang trọng như một lời kêu cứu tuyệt vọng.. Kiều thương mình thì ít, thương cho chàng Kim thì nhiều. Nàng đã nhận hết mọi trách nhiệm của sự tan vỡ tình duyên về mình.

- Trong đau khổ tột cùng Kiều vẫn sáng lên vẻ đẹp của một nhân cách cao thượng: ân cần, chu đáo với Kim Trọng mà vẫn tự trách, nàng quên đi bất hạnh của mình để cảm thông cho người khác. Đây là giây phút độc thoại thật nhất, nhân bản nhất.

- Thuý Kiều đau khổ đến cực độ, Kiều quên hẳn người đang đối thoại một mình, nói với người yêu vắng mặt nhiều lời thống thiết nghẹn ngào. Kiều là người vị tha, giàu đức hi sinh.

- Trong lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn, Kiều hư­ớng tới ngư­ời yêu với tất cả tình yêu th­ương và mong nhớ.

- Kiều nói với mình, nói với người yêu giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ. Vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ và sự hi sinh đến quên mình vì hạnh phúc của ngư­ời thân.

- Nghệ thuật: Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động, sử dụng từ thuần Việt tránh được tính nôm na, từ Hán Việt tránh được tính trang trọng của ngôn ngữ bác học.



1.0







1.0















1.0













1.0











1.0



KB

- Khẳng định lại :giá trị nội dung và nghệ thuật

0.5



























ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2016 - 2017

MÔN: VĂN– LỚP 10

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề











I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Hạt gạol àng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy…

(Trích“ Hạtgạolàng ta” – TrầnĐăngKhoa)

Câu 1. Nêu hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ. (0,5điểm)

Câu 2. Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định những giá trị gì của “hạt gạo làng ta”? (0,5điểm)

Câu  Chỉravànêuhiệuquảbiểuđạtcủaphéptutừđượcsửdụngtronghaicâuthơ Nướcnhưainấu/Chếtcảcácờ. (1.0điểm)

Câu 4. Viếtmộtđoạnvăn(khoảng 5 – 7 dòng)trìnhbàysuynghĩcủaanh/chịvềtháiđộcầncócủamỗingườivớinhữngsảnphẩmlaođộnggiốngnhư “hạtgạo” đượcnhắcđếntrongđoạnthơtrên. (1.0điểm)

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0điểm)

Phântíchmườihaicâuthơđầutrongđoạntrích“Traoduyên”:

...“Cậyememcóchịulời,
Ngồilênchochịlạyrồisẽthưa.
Giữađườngđứtgánhtươngtư,
Keo loan chắpmốitơthừamặcem.
Kểtừkhigặpchàng Kim,
Khingàyquạtướckhiđêmchénthề.
Sựđâusónggióbấtkì,
Hiếutìnhkhônlẽhaibềvẹnhai.
Ngàyxuânemhãycòndài,
Xóttìnhmáumủthaylờinước non.
Chịdùthịtnátxươngmòn,
Ngậmcườichínsuốihãycònthơmlây”.

(Trích: TruyệnKiều - Nguyễn Du)

--------------- HẾT ----------------

Trungtâm GDTX Q.12

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HKII – NH 2016-2017

MÔN VĂN – KHỐI 10


Câu

Nội dung

Điểm


PHẦN ĐỌC HIỂU

3.0

1

Hìnhảnhđốilập: Cuangoilênbờ – Mẹemxuốngcấy

0,5

2

Qua đoạnthơ, tácgiảmuốnkhẳngđịnhhạtgạolàsựkếttinhcủacảcôngsứclaođộngvấtvảcủa con ngườilẫntinhhoacủatrờiđất. Vìthế, nómangcảgiátrịvậtchấtlẫngiátrịtinhthần.

0,5

3

Phéptutừ so sánh: Nướcnhưainấu.

Hiệuquả: làmhìnhảnhhiệnlêncụthểhơn, gợiđượcsứcnóngcủa nước – mứcđộkhắcnghiệtcủathờitiết; đồngthờigợirađượcnỗivấtvả, cơcựccủangườinôngdân.

1,0

4

HS cóthểcónhữngsuynghĩkhácnhau, nhưngcầnbàytỏđượctháiđộtíchcực: nângniu, trântrọngnhữngsảnphẩmlaođộng; biếtơnvàquýtrọngnhữngngườiđãlàmranhữngsảnphẩmấy.

1,0



PHẦN TỰ LUẬN



Phân tích lời nhờ cậy, thuyết phục của Thúy Kiều khi trao duyên trong 12 câu đầu trong đoạn trích Trao duyên”.

7.0






a.Yêucầuvềkĩnăng: Họcsinhbiếtcáchlàmbàivănnghịluậnvềmộtđoạnthơ; diễnđạtlưuloát, văncóxúccảmtựnhiên, sâusắc; đảmbảoquyđịnhvềdùngtừ, đặtcâu, chínhtả.


b.Yêucầuvềkiếnthức:

1/ Mởbài: giớithiệuvàinétvềtácgiả, tácphẩmvàvịtríđoạntrích.

0,5

2/ Thânbài: Họcsinhcónhiềuhướngphântíchkhácnhau, nhưngcầnđápứngcác ý sauđây:

- Mở đầu bằng những lời yêu cầu khẩn thiết:

Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

+ Lời lẽ hết sức phù hợp và chính xác:

Cậy: nhờ, tin tưởng, tin cậy (chỉ có em là chị tin cậy nhất mà thôi)

Chịu: nhận vì thông cảm, không thể từ chối

-> Kiều vẫn lựa chọn được những từ ngữ thích hợp nhất để thuyết phục em.

Vì Kiều hiểu hoàn cảnh hiện tại của mình và sự khó xử của Vân . Lạy, thưa : tạo không khí thiêng liêng khi sắp nói ra một chuyện vô cùng hệ trọng đối với Kiều và cả Vân.

=> Hành động đó làm tăng sự hệ trọng, thiêng liêng, trang nghiêm của cuộc trao duyên.

- Kiều nhắc đến hai biến cố của đời Kiều “Gặp chàng Kim” và “sóng gió bất kì” (Gia đình gặp nạn)

+ Tình sâu >< Hiếu nặng

-> Buộc Kiều phải lựa chọn, Kiều đã hi sinh tình yêu để làm tròn chữ hiếu “Làm con trước…sinh thành”.

- Vì vậy, Kiều muốn nhờ Vân:

Ngày xuân em hãy còn dài

…Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

Kiều đưa ra lí do:

+ Vân còn trẻ, đời còn dài

+ Xót tình ruột rà, máu mủ chị em mà chấp nhận “thay lời nước non”(làm vợ Kim Trọng)

->Nếu Vân chấp nhận thì dù có chết Kiều cũng thấy thơm lây cho hành động cao cả đó của Vân.

=>Lời tâm sự vừa thuyết phục, vừa ràng buộc, chí lí, chí tình. Kiều đã đạt được mục đích : nhờ Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

* Đặc sắc về nghệ thuật:

- Biệt tài miêu tả nội tâm nhân vật của ND

- Ngôn ngữ chuyển hóa linh hoạt (đối thoại -> độc thoại)

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học.





1,5

























2,0









2,0





















0,5


3/ Kếtluận:Đánhgiáchungvềnội dung vànghệthuậtcủađoạnthơ.

0,5























































Lưu ý:

- Chỉchođiểmtốiđakhithísinhđạtcảyêucầuvềkĩnăngvàkiếnthức.

- Nếuthísinhcónhữngsuynghĩriêngmàhợplýthìvẫnchấpnhận.

--------------HẾT---------------























ĐỀ CHÍNH THỨC

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
TRƯỜ
NG THPT HÀ HUY TẬPM HỌC 2011 - 2012

Môn: NGỮ VĂN 10

Thời gian làm bài 90 phút


Câu 1: (2 điểm) Cho đoạn thơ sau rồi thực hiện yêu cầu bên dưới:

Từng nghe: 
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, 
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo; 
Như nước Đại Việt ta từ trước, 
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, 
Núi sông bờ cõi đã chia, 
Phong tục Bắc Nam cũng khác; 
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập 
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. 
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, 
Song hào kiệt đời nào cũng có. 
Vậy nên: 
Lưu Cung tham công nên thất bại, 
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong. 
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô 
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. 
Việc xưa xem xét, chứng cứ còn ghi.”

(SGK Ngữ Văn 10 – tập 2)

  1. (0,5 điểm) Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả?

  2. (0,5 điểm) Anh (Chị) hãy cho biết đoạn trích đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của thủ pháp nghệ thuật đó?

  3. (1 điểm) Anh (Chị) hiểu từ “nhân nghĩa” là như thế nào? Dựa vào đoạn trích hãy nêu cái tư tưởng nhân nghĩa mà tác giả muốn nhắc đến ở đây?



Câu 2: (2 điểm) Anh (Chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 12-16 dòng) trình bày quan điểm của anh (chị) về “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”



Câu 3: (6 điểm) Nhận xét về Nguyễn Du, các nhà phê bình văn học bình: “Tố Như tử có con mắt nhìn trông sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”. Và quả thật, những nhận xét đó đã được thể hiện một cách chân thân qua tác phẩm tuyệt tác “Truyện Kiều”. Qua cuộc đời, sự nghiệp của của Nguyễn Du, và đặc biệt là tác phẩm Truyện Kiều, anh (chị) hãy giải thích và chứng minh nhận định trên.



---------------HẾT!---------------







SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
TRƯỜ
NG THPT HÀ HUY TẬPM HỌC 2011 - 2012

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Môn: NGỮ VĂN 10

(Đáp án gồm 3 trang)

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1.1


  • Đoạn trích trên trích từ văn bản Đại Cáo Bình Ngô

  • Tác giả: Nguyễn Trãi

0,25

0,25

Câu 1.2

+ Sö dông tõ ng÷ chuÈn x¸c, trang träng, giµu h×nh ¶nh, gîi c¶m, thÓ hiÖn tÝnh chÊt hiÓn nhiªn, vèn cã, l©u ®êi cña n­íc §¹i ViÖt.

+ So s¸nh: VN - TQ ®­îc ®Æt ngang hµng vÒ tr×nh ®é chÝnh trÞ, tæ chøc qu¶n lý quèc gia, thÓ hiÖn niÒm tù hµo d©n téc.

+ LiÖt kª: Kh¾c s©u vÒ nÒn ®éc lËp tù chñ, chiÕn th¾ng cña ta thÊt b¹i cña giÆc.

+ Sö dông c©u v¨n biÒn ngÉu dµi ng¾n, c©n ®èi, nhÞp nhµng.


0,125





0,125



0,125



0,125

Câu 1.3

*Giải thích “Nhân nghĩa”: Lòng thương người và sự tôn trọng lẽ phải, điều phải.

*Tư tưởng nhân nghĩa qua đoạn trích:

- Theo quan điểm đạo Nho: Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí.

- Nguyễn Trãi đã chắt lọc lấy hạt nhân cơ bản giữa tư tưởng nhân nghĩa, nhân nghĩa chủ yếu là yên dân.

 Muốn yên dân thì phải trừ bạo. Vì dân để bảo vệ tổ quốc yên bình, thịnh trị.

  • Khẳng định lập trường chính nghĩa của ta và phi nghĩa của kẻ thù

  • Tư tưởng nhân nghĩa của đoạn trích.

0,25





0,125



0,125



0,25



0,125



0,125

Câu 2

*Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm đoạn văn nghị luận xã hội

- Xác định đúng, trúng vấn đề nghị luận: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
- Lập luận chặt chẽ, có dẫn chứng cụ thể, chính xác
- Bố cục rõ ràng của một đoạn văn
- Ngôn ngữ có chọn lọc, không mắc lỗi chính tả và lỗi dùng từ.

*Yêu cầu về nội dung: Ý chính phần thân đoạn văn.

- Giải thích được: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc: Là tình trạng hòa bình, con người có cuộc sống trọn vẹn, được sống trong tình yêu của mỗi con người, con người không bị kìm hãm, bóc lột và sống trong môi trường lành mạnh, an toàn. (Đưa ra dẫn chứng)

- Mối quan hệ giữa độc lập, tự do, hạnh phúc: Độc lập đi liền với tự do, tự do đi liền với hạnh phúc, nếu nước độc lập mà người dân không được tự do thì cái độc lập đó cũng không để làm gì, nếu dân không được tự do thì sẽ không thể hạnh phúc

Đó là mối quan hệ móc nối có Độc lập Tự do Hạnh phúc (Dẫn chứng)

- Cách giữ gìn mối quan hệ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc:

Hành động chung của toàn nhân loại – Hành động của học sinh.

– Liên hệ bản thân (Tự nhận xét được bản thân như thế nào đối với Độc lập – Tự do – Hạnh phúc) (Có thể đưa vào kết bài)





Đúng yêu cầu được 0,5 điểm







0,25











0,5









0,5





0,25




Câu 3

*Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm đoạn văn nghị luận văn học

- Xác định đúng, trúng vấn đề nghị luận: Nguyễn Du

- Lập luận chặt chẽ, có dẫn chứng cụ thể, chính xác
- Bố cục rõ ràng của một bài văn
- Ngôn ngữ có chọn lọc, không mắc lỗi chính tả và lỗi dùng từ.

*Yêu cầu về nội dung: Ý chính phần thân bài.

- Giới thiệu đôi nét về Nguyễn Du: Quê quán, Gia đình, thời gian sinh sống. Ảnh hưởng đến cảm xúc Hiểu và thông cảm với những người có hoàn cảnh giống Thúy Kiều.

- Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp:

+ Thời bé: Sống trong giàu sang, phú quý Hiểu cuộc sống giàu sang.

+ Thời “Mười năm gió bụi”: Đi khắp nơi, lận đận, khó khăn Hiểu được cuộc sống của nông dân.

+Chặng đường làm quan: Hiểu được lối sống xa hoa của quan lại, thói hư tật xấu của quan Thấu hiểu cuộc sống của giai cấp nắm quyền.

Đánh giá về cuộc đời: Lận đận, vất vả, hiểu được cuộc sống của mọi tầng lớp xã hội Có con mắt nhìn thấu sáu cõi.

-Giới thiệu tác phẩm truyện Kiều, nhân vật Thúy Kiều

-Giá trị hiện thực của truyện Kiều:

“Truyện Kiều” là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công tàn bạo, là lời tố cáo xã hội phong kiến chà đạp quyền sống của con người, đặc biệt là những người tài hoa, người phụ nữ. 
+ “Truyện Kiều” tố cáo các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, từ bọn sai nha, quan xử kiện, cho đến “họ Hoạn danh gia”, “quan Tổng đốc trọng thần”, rồi là bọn ma cô, chủ chứa,… đều ích kỉ, tham lam, tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng và phẩm giá con người. 
+ “Truyện Kiều” còn cho thấy sức mạnh ma quái của đồng tiền đã làm tha hóa con người. Đồng tiền làm đảo điên (“Dẫu lòng đổi trắng thay đen khó gì”), đồng tiền giẫm lên lương tâm con người và xóa mờ công lí (“Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”). 

-Giá trị nhân đạo của truyện Kiều

+ “Truyện Kiều” là tiếng nói thương cảm, là tiếng khóc đau đớn trước số phận bi kịch của con người. Thúy Kiều là nhân vật mà Nguyễn Du yêu quý nhất. Khóc Thúy Kiều, Nguyễn Du khóc cho những nỗi đau lớn của con người : tình yêu tan vỡ, tình cốt nhục lìa tan, nhân phẩm bị chà đạp, thân xác bị đày đọa… 
+ “Truyện Kiều” đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân chính. 
- Hình tượng nhân vật Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn, hiếu hạnh đủ đường là nhân vật lí tưởng, tập trung những vẻ đẹp của con người trong cuộc đời. 
- “Truyện Kiều” là bài ca về tình yêu tự do, trong sáng, chung thủy. Bước chân “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” của Kiều đến với Kim Trọng đã phá vỡ những quy tắc thánh hiền về sự cách biệt nam nữ. 
- “Truyện Kiều” là giấc mơ về tự do và công lí. Qua hình tượng Từ Hải, Nguyễn Du gửi gắm ước mơ anh hùng “đội trời đạp đất” làm chủ cuộc đời, trả ân báo oán, thực hiện công lí, khinh bỉ những “phường giá áo túi cơm”.

Đánh giá: Nguyễn Du có tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời

*Dẫn chứng về những tác phẩm khác của Nguyễn Du, phân tích đúng, có lập luận chặt chẽ, xác thực.

*Sức ảnh hưởng của Nguyễn Du đối với thế giới, cách nhìn nhận của Nguyễn Du so sánh với những nhà văn nổi tiếng khác trên thế giới.

*Biểu điểm về mức độ:

-Từ 0 1 điểm: Sai yêu cầu về kĩ năng, mức kém

-Từ 1 2 điểm: Đúng kĩ năng nhưng nội dung khai thác còn chưa đủ mức trung bình yếu, thiếu ý nhiều.

-Từ 2 3 điểm: Đúng kĩ năng nhưng nội dung vẫn chưa khai thác sâu, mức trung bình, còn chưa đủ ý.

-Từ 3 4 điểm: Đúng kĩ năng, yêu cầu nội dung cơ bản, đủ ý, mức trung bình khá.

-Từ 4 5 điểm: Đúng kĩ năng, yêu cầu nội dung cơ bản, lập luận rõ ràng, chắc chắn , đủ ý, có khai thác, mức khá – giỏi.

- Từ 5 6 điểm: Đúng, đủ, sâu về kĩ năng và nội dung, lập luận sắc bén, chắc chắn, đủ ý, khai thác sâu vào nội dung, bám đề tốt, giỏi, mức giỏi, xuất sắc.





Đúng kĩ năng đạt

0,5 điểm





0,5







0,25



0,25



0,25





0,5



0,25



0,25





0,25









0,25











0,25











0,25



0,25





0,25







0,25







0,5

0,5



0,5

Tổng


10 điểm

Học sinh có thể phân tích theo hướng khác nhưng bám đề, đủ ý vẫn cho điểm tối đa



SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NINH THUẬN

TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG

(Đề chính thức)

KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC: 2015 - 2016

Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)


ĐỀ 1


I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên. Tổ tiên Nguyễn Du vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội ) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền ( nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Cha Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm sinh năm 1708 mất 1775 và mẹ là Trần Thị Tần (1740- 1778), quê Bắc Ninh.

Thân phụ ông đã có lúc giữ chức Tể tướng trong triều đình Lê- Trịnh. Nhưng mới 10 tuổi, ông đã mồ côi cha, năm 13 tuổi mồ côi mẹ. Nguyễn Du đến sống với người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản (1734-1786). Nguyễn Khản từng làm quan tới chức Tham tụng, nổi tiếng phong lưu một thời, thân với chúa Trịnh Sâm và là người rất mê hát xướng”

(Theo sách Ngữ văn 10, tập hai, trang 92)

Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 2: (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 3 : (1,0 điểm) Đoạn văn trên gợi cho em cảm nhận gì về thân thế và cuộc đời của Nguyễn Du?

Câu 4: (1,0 điểm) Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong những câu thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó: Khắc giờ đằng đẵng như niên

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

(Chinh phụ ngâm – bản diễn Nôm Đoàn Thị Điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm) Nhìn hình ảnh và hãy cho biết những hình ảnh đó thể hiện thực trạng gì của xã hội ta hiện nay? Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đê trên.



Câu 2: (4,0 điểm) Phân tích lời nhờ cậy, thuyết phục và tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên trong 14 câu đầu trong đoạn trích "Trao duyên" ( Trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du).

Cậy em em có chịu lời

...Duyên này thì giữ vật này của chung.

----------Hết----------

Họ và tên: Lớp: ...... Số báo danh .................

(Giám thị không giải thích gì thêm)



SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NINH THUẬN

TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG

(Đề chính thức)

KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC: 2015 - 2016

Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM

A. HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất. Các ý có thể chấm lẻ đến 0,25;

3. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,1 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,3; lẻ 0,75 thành 0,8).

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ 1

PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu

Ý

Nội dung

Điểm



Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:“Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long … Mẹ là Trần Thị Cầm (1740 – 1778), quê Bắc Ninh.”


1


Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt thuyết minh

0,5

2


Nội dung chính của văn bản: Đoạn trích viết về thân thế, quê quán và cuộc đời nhà thơ Nguyễn Du.

0,5

3


Đoạn văn trên gợi cho em cảm nhận gì về thân thế và cuộc đời của Nguyễn Du?



Ý 1

Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình phong kiến quyền quý ( quý tộc).

0,5


Ý 2

Tuổi thơ có nhiều bất hạnh

0,5

4


Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong những câu thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó: Khắc giờ đằng đẵng như niên/ Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.



Ý 1

-Biện pháp tu từ chính được sử dụng là so sánh: “Khắc giờ” như niên / “Mối sầu”...tựa “miền biển xa”

0,5


Ý 2

-Hiệu quả nghệ thuât: Hình tượng thời gian và không gian dài rộng, kì vĩ (như niên/ tựa ...biển xa) đã cụ thể hóa nỗi nhớ nhung, sầu muộn của người chinh phụ: một khắc giờ trôi qua trong thương nhớ dài như cả năm chầy, nỗi sầu thì mênh mông như biển cả.

0,5

PHẦN LÀM VĂN










































Câu 1: NLXH

Những hình ảnh đó thể hiện thực trạng của xã hội ta hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thưc phẩm ( Thực phẩm bẩn)

Đoạn văn cần đảm các yêu cầu sau

- Viết đúng đoạn văn theo thao tác diễn dich hay qui nap. Trình bày sạch đẹp, đúng hình thức một đoạn văn. Diễn đạt gãy gọn, rõ ràng. Viết câu, dùng từ chính xác. Văn có cảm xúc ...

- Nội dung: H/s có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:

+ Giải thích rõ vấn đề vệ sinh an toàn thưc phẩm ( Thực phẩm bẩn) ảnh hưởng như thế nào trong đời sống con người.

+ Phân tích tình hình thực trạng hiện nay

+ Nguyên nhân chủ yếu là do hám tiền, hám lội của các nhà kinh doanh, sự quản lý lỏng lẻo và vô trách nhiệm của các nhà chức trách, thiếu ý thức đề phòng của nguời sử dụng…+ Giải pháp cho vấn đề theo nhiều cách:

. Tuyên truyền vận động cho người dân phòng tránh

. Báo cơ quan chức năng nếu phát hiện các cơ sờ xản xuất thực phẩm bẩn

.Tẩy chay các mặt hàng không đảm bảo VSATTP



1,0



2,0




Câu 2: NLVH

a/ Yêu cầu về kĩ năng

- Biết cách làm bài văn nghị luận

- Kết cấu 3 phần rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn có cảm xúc,

- Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu…

- Chữ viết rõ ràng, cẩn thận

b/ Yêu cầu về kiến thức:

b1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và đoạn trích

b2. H/s phân tích rõ lời trao duyên của Thúy Kiều



MB

- Giới thiệu khái quát: tác giả - tác phẩm

0,5

TB

H/s phân tích rõ lời trao duyên của Thúy Kiều

*Hai câu thơ đầu : Lời nhờ cậy ( 1,0 điểm)

- Đây là lời nhờ cậy, tác giả đã đặt Thúy Kiều vào hoàn cảnh éo le để nàng tự bộc lộ tâm trạng, nhân cách của mình. Kiều buộc phải trao duyên, nàng làm như vậy là thực hiện một chuyện tế nhị, khó nói. ( Phân tích rõ từ "Cậy", từ "Chịu" để thấy được Thúy Kiều hiểu hoàn cảnh của Thúy Vân, nàng ý thức được việc mình nói ra mang tính chất rất hệ trong, việc nàng nhờ cậy có thể làm em lỡ cả đời)

- Khung cảnh “Em” – “ngồi”, “chị” - “lạy”, “thưa”. ở đây có sự đảo lộn ngôi vị của hai chị em trong gia đình, diễn tả việc nhờ cậy là cực kì quan trọng, thiêng liêng, nghiêm túc

=>Thúy Kiều là người khéo léo, thông minh, tế nhị, kín đáo, coi trọng tình nghĩa.

* 6 câu tiếp: Lời giãi bày nỗi lòng mình- Thúy Kiều nói về hoàn cảnh éo le của mình :

+ Kiều nói vắn tắt về mối tình đẹp nhưng dang dở với Kim Trọng

+ Nàng nhắc đến các biến cố đã xẩy ra khiến Kiều không thể tiếp tục cuộc tình của mình.

- Kiều xin em hãy “chắp mối tơ thừa” để trả nghĩa cho chàng Kim.

*Bốn câu: Lời thuyết phục. - Thúy Kiều thuyết phục em nhờ vào lí lẽ:

+Nhờ vào tuổi xuân của em

+ Nhờ vào tình máu mủ chị em

+ Dù đến chết Kiều vẫn ghi ơn em, biết ơn sự hi sinh của em.

  • Đó là những lời nói, lí lẽ khéo léo, tinh tế làm tăng tính thuyết phục của lời nói, tạo tính chất lời nói thiết tha, kín kẽ, tế nhị.

* Tâm trạng đau đớn khi trao duyên : tình cảm lấn át lí trí, trao duyên chứ không trao tình

  • b3. Nghệ thuật: ( 0,5 điểm)

+ Miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật

+ Ngôn từ chọn lọc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ.

*Khẳng định lại nội dung, nghệ thuật, khẳng định tài năng của tác giả

3,0
















































KB

Đánh giá

-Đoạn trích là minh chứng cho tài và tình của Nguyễn Du qua kiệt tác Truyện Kiều:

+ Nguyễn Du đã “hóa thạch” nỗi đau con người trong một cảnh ngộ đầy bi kịch bằng “con mắt nhìn thấu sáu cõi, bằng tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân)

+ Đoạn trích khẳng định một thi tài – Người đã đưa tiếng Việt lên đỉnh cao của ngôn ngữ văn học.

0,5



- (Hết) -

SỞ GD – ĐT NINH THUẬN

TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2015 - 2016)

Môn: Ngữ văn Lớp: 10 C.Trình Chuẩn

Thời gian làm bài: 90 phút


I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:

- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 10 học kì II và cả năm học .

- Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học.

- Cụ thể: Nhận biết, vận dụng các đơn vị kiến thức:

+ Kiến thức: Phần tiếng Việt: Phép điệp và phép đối

Phần đọc hiểu: kĩ năng đọc hiểu văn bản

Phần tập làm văn: Nghị luận văn học.

+ Thái độ : Suy nghĩ độc lập, làm bài trung thực, sáng tạo.

+ Kĩ năng trình bày bài viết: Sạch đẹp, rõ ràng.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận

III. THIẾT LẬP MA TRẬN:

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN 10

Mức độ


Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu


Vận dụng thấp


Vận dụng cao

Cộng

1. Đọc hiểu: Văn bản thơ


Tìm được phép điệp và phép đối; nhận ra nghĩa tả thực và nghĩa biểu tượng.

Chủ đề của văn bản; nghĩa hàm ẩn của từ.


Viết đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí.



Số câu: 5

Tỉ lệ: 50%

15% x 10 điểm = 1.5 điểm

15% x 10 điểm = 1.5 điểm

20% x 10 điểm = 2.0 điểm


5.0 điểm

2. Làm Văn:

Văn nghị luận



Nhận biết được vấn đề nghị luận.



Hiểu được vấn đề nghị luận.

-Vận dụng thao tác nghị luận phân tích.

-Tích hợp các kiến thức, kĩ năng đã học để làm bài văn nghị luận.

Cụ thể: trích đoạn Trao duyên_ Truyện Kiều của Nguyễn Du


Số câu: 1

Tỉ lệ: 50%

10% x 10 điểm =1.0 điểm

10% x 10 điểm =1.0 điểm

(40% x 10 điểm = 3.0 điểm)

5.0 điểm

Tổng cộng

2.5 điểm

2.5 điểm

5.0 điểm

10 điểm

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

SỞ GD – ĐT NINH THUẬN

TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2015 - 2016)

Môn: Ngữ văn Lớp: 10 C.Trình Chuẩn

Thời gian làm bài: 90 phút


Phần 1: Đọc - hiểu (5.0 đ)

Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi  :

MẸ VÀ QUẢ

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng


Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.


Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

(Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)

Câu 1: Nêu chủ đề của bài thơ? (0.5 đ)

Câu 2: Tìm phép điệp trong khổ thơ đầu và phép đối trong khổ thơ thứ hai. (0.5 đ)

Câu 3: Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần. Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng? (1.0 đ)

Câu 4: Nghĩa của cụm từ in đậm trong hai dòng cuối của bài thơ “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi - Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. (1.0 đ)

Câu 5: Viết một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dòng), trình bày suy nghĩ của Anh/ chị về tình mẫu tử. (2.0 đ)

Phần 2: Làm văn (5.0 đ)

Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên trong 12 câu thơ đầu đoạn trích “Trao duyên”:

Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây...”.

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)


…………..Hết…………


V. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

A. Hướng dẫn chung

1. Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất trong các giáo viên chấm.

B. Hướng dẫn chấm cụ thể

Phần 1: Đọc hiểu (5.0 điểm)

Câu 1: Chủ đề của bài thơ là sự nhận thức của người con về công ơn của mẹ.

  • Điểm 0.5: Trả lời theo đúng như trên.

  • Điểm 0.25: Trả lời công ơn của mẹ hoặc tình mẫu tử.

  • Điểm 0.0: Câu trả lời khác hoặc không trả lời.

Câu 2:

* Phép điệp: Những mùa quả.

* Phép đối: Lũ chúng tôi lớn lên – Bí và bầu lớn xuống.

  • Điểm 0.5: Trả lời theo đúng như trên.

  • Điểm 0.25: Trả lời được phép điệp hoặc phép đối. Hoặc trả lời đúng cả 2 ý nhưng viết sai lỗi chính tả.

  • Điểm 0.0: Câu trả lời khác hoặc không trả lời.

Câu 3:

* Chữ “quả” mang ý nghĩa tả thực: dòng 1 và dòng 3 của khổ đầu.

* Chữ “quả” mang ý nghĩa biểu tượng: dòng 1 và dòng 4 của khổ cuối.

- Điểm 1.0: Trả lời được như trên, hoặc trả lời theo cách khác nhưng đảm bảo những ý trên.

  • Điểm 0.75: Trả lời sai 1 ý.

  • Điểm 0.5: Trả lời sai 2 ý.

  • Điểm 0.25: Trả lời sai 3 ý.

  • Điểm 0.0: không nêu đúng được bất kỳ một ý nào hoặc không trả lời.

Câu 4: Nghĩa của cụm từ quả non xanh: Chưa đến độ chín, chưa trưởng thành; chưa làm được những điều xứng đáng với sự mong đợi của mẹ, chưa trở thành người tốt,...

- Điểm 1,0: Trả lời được như trên, hoặc trả lời theo cách khác nhưng đảm bảo những ý trên.

  • Điểm 0,5 - 0,75: nêu được ý như trên nhưng trình bày lủng củng.

  • Điểm 0,25: có nêu được 1 ý như trên, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.

  • Điểm 0,0: không nêu đúng được bất kỳ một ý nào hoặc không trả lời.

Câu 5: Đoạn văn cần đáp ứng yêu cầu cả về hình thức và nội dung. Cụ thể nêu được những ý sau:

  • Vai trò to lớn của người mẹ đối với con:

+ Có công sinh thành, nuôi dưỡng chăm sóc, dạy dỗ con cái nên người.

+ Luôn bao bọc, chở che, hi sinh tất cả vì con.

  • Phê phán những người mẹ sống thiếu trách nhiệm, thương con một cách mù quáng.

  • Trách nhiệm làm con: Phải biết vâng lời mẹ, chăm sóc mẹ khi ốm đau, làm những điều tốt để mẹ vui lòng,…

1. Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải đảm bảo đúng yêu cầu của một đoạn văn (về nội dung và hình thức); văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu cụ thể:

a/ Đảm bảo yêu cầu về hình thức một đoạn văn (0.5 điểm).

b/ Đảm bảo về nội dung (1.5 điểm)

- Có câu chủ đề. (0.5 điểm)

- Hệ thống lí lẽ và dẫn chứng khoa học, sinh động (1.0 điểm)

Phần 2: Làm văn (5.0 điểm)

1. Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; hiểu biết về văn bản; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu cụ thể:

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (1,0 điểm):

- Điểm 1,0 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

- Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.

- Điểm 0,0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tâm trạng đau đớn, xót xa của Kiều khi thuyết phục Vân nhận lời trao duyên.

- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.

- Điểm 0,0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (3,0 điểm):

- Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

  • Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm; xuất xứ, hoàn cảnh đoạn trích, nêu vấn đề.

  • Thân bài: Thúy Kiều nói lời trao duyên trong tâm trạng đau đớn, xót xa, tuyệt vọng.

+ Hoàn cảnh trao duyên.

+ Lí lẽ trao duyên của Kiều.

+ Lí lẽ thuyết phục Vân của Kiều.

+ Phẩm chất của Kiều: khôn ngoan, sắc sảo, thông minh, thủy chung, luôn nghĩ đến người khác hơn cả bản thân mình.

+ Nghệ thuật diễn tả nội tâm, sử dụng từ ngữ khéo léo, sức thuyết phục cao.

  • Kết bài: Khái quát vấn đề đã nghị luận, liên hệ bản thân

- Điểm 2,5 - 3,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.

- Điểm 1,75 - 2,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.

- Điểm 1,0 - 1,5: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.

- Điểm 0,75: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

- Điểm 0,0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

d) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):

- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0,0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.




SỞ GD-ĐT NINH THUẬN TRƯỜNG THPT LÊ DUẨN


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (BÀI SỐ 7 ) LỚP 10

NĂM HỌC: 2015 – 2016

Môn: VĂN Chương trình: CHUẨN

Thời gian làm bài: 90 phút

(Không kể thời gian phát, chép đề)



Đề:

(Đề kiểm tra có 01 trang)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi

Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,

Rắn như thép, vững như đồng

Đội ngũ ta trùng trùng, điệp điệp

Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển đông trước mặt!

( Tố Hữu, Ta đi tới )

Câu 1. Đoạn thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu nào?( 0.5đ) Thể hiện qua từ ngữ nào? (0.5đ)

Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ?(0.5đ) Nêu đặc trưng của phong cách ngôn ngữ đó ?(1.5đ)

Câu 3. Chỉ ra đặc trưng về tính truyền cảm được thể hiện trong đoạn thơ(1.0đ)

PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 ĐIỂM)

Đề ra: Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích “Trao duyên” và phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Thúy Kiều:

“...Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

(Trích “Trao duyên” - “Truyện Kiều”- Nguyễn Du).

…………………HẾT………………….




SỞ GD-ĐT NINH THUẬN TRƯỜNG THPT LÊ DUẨN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (BÀI SỐ 7 ) LỚP 10

NĂM HỌC: 2015 – 2016

Môn: VĂN Chương trình: CHUẨN



Đ ÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM



PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM)

CÂU

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

BIỂU ĐIỂM

Câu 1

- Biện pháp : So sánh

- Từ ngữ biểu hiện: Như

0.5đ

0.5đ

Câu 2

- Phong cách ngôn ngữ Nghệ thuật

- 3 đặc trưng: Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa

0.5đ

1.5đ

Câu 3

Đoạn thơ truyền cho ta cảm xúc tự hào, niềm tin vào sức mạnh, ý chí, sự quyết tâm của quân và dân ta trên con đường cách mạng.

1.0đ



PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 ĐIỂM)



CÂU

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

BIỂU ĐIỂM

Đề




























































Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích “Trao duyên” và phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Thúy Kiều?

6.0 điểm

Cụ thể

1/ Yêu cầu về kĩ năng:

- Bài viết đủ 3 phần (MB-TB-KB)

- Nắm vững phương pháp làm văn nghị luận văn học

- Biết cách làm bài văn nghị luận về nhân vật

- Có luận điểm, luận cứ rõ ràng

- Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


2/ yêu cầu về kiến thức :

Trên cơ sở nắm vững đoạn trích “Trao duyên” . Diễn biến chủ yếu tâm trạng của nhân vật, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau:


a. Mở bài: Giới thiệu vị trí, vai trò của tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều và dẫn dắt đến đoạn thơ cần phân tích trong đoạn trích “Trao duyên”.



0.5

b. Thân bài :

- Nêu bối cảnh và vị trí đoạn trích. Lồng vào phân tích nội dung và nghệ thuật đoạn thơ, cần nêu các ý chính sau:

- Thúy Kiều tìm cách thuyết phục Thúy Vân nhận lời kết duyên cùng Kim Trọng qua phân tích:

+ Từ ngữ được lựa chọn rất đắc, phù hợp với hoàn cảnh của Kiều( cậy: nhờ nhưng có sự tin tưởng cao; chịu: nhận nhưng mang tính ép buộc; lạy: lạy đức hi sinh của em; thưa: điều sắp nói ra rất hệ trọng).

+ Kiều kể lại mối tình đẹp của mình với Kim Trọng cho Thúy Vân nghe để em hiểu, thông cảm.

+ Kiều động viên, an ủi : Tuổi em còn trẻ, lâu ngày thì sẽ nảy sinh tình cảm với Kim Trọng, sẽ hạnh phúc bên Kim Trọng….

- Kiều trao kỉ vật lại cho em: trao từng cặp kỉ vật nhưng vừa trao mà như dùng dằng muốn níu giữ lại. Tâm trạng vô cùng đau xót…

- Nhận xét và phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Thúy Kiều.

* Nghệ thuật: miêu tả nội tâm, diễn biến tâm lí, lựa chọn từ ngữ


5.0

1.0



1.0

















1.0



1.0

1.0

c. Kết bài: Khái quát lại nội dung , nghệ thuật đoạn thơ và nêu suy nghĩ bản thân.

0.5đ

Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa nếu bài viết đạt được những yêu cầu về kĩ năng và kiến thức nêu trên

SỞ GD&ĐT NINH THUẬN

TRƯỜNG THPT NINH HẢI

ĐỀ THI HỌC KI II LỚP 10

NĂM HỌC 2015-2016

MÔN : Ngữ văn – Chương trình chuẩn

Thời gian : 90 phút (không kể thời gian phát đề)

. Mục tiêu đề kiểm tra:

- Kiểm tra mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được qui định trong chương trình môn Ngữ văn lớp 10, sau khi học sinh kết thúc tuần 33.

- Mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản nghị luận văn học về tác phẩm thơ

- Hình thức kiểm tra tự luận.

- Cụ thể:

+ Ôn lại các kiến thức và kĩ năng cơ bản về các phương thức biểu đạt, các phép tu từ đã học

+ Ôn kiến thức tiếng việt trong bài phép điệp và phép đối, những yêu cầu về việc sử dụng tiếng việt để có thể nêu tác dụng và phát hiện, sửa lỗi trong văn bản

+ Ôn lại kĩ năng nghị luận bài thơ đoạn thơ và vận dụng thao tác Chú ý các thao tác lập luận : phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận..

+ Xem lại những bài làm văn số 6 để tránh lỗi diễn đạt, lập luận còn vướng mắc. Chú ý ưu điểm , nhược điểm để rút kinh nghiệm.

II. Hình thức đề kiểm tra:

Hình thức trắc nghiệm kết hợp với tự luận.

III. Thiết lập ma trận:

MA TRẬN ĐỀ

Mức độ



Năng lực

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Tổng số

I. Đọc hiểu

- Tác gia Nguyễn Du

- Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

- Những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt

- Định nghĩa phép điệp, nhận biết và tác dụng trong đoạn thơ

- Phương thức biểu đạt

- Biện pháp tu từ

- Lỗi trong diễn đạt




- Nêu định nghĩa và tìm biện pháp tu từ trông câu thơ

- Nêu được nội dung chính của đoạn văn.

- Hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ



- Tác dụng của biện pháp tu từ: Phép điệp







- sửa câu



Số câu

Số điểm

Tỉ lệ


3,0

15%


1,5

10%


0,5

5%


5 ( 8ý)

5,0

50%

II. Làm văn

- Đảm bảo bố cục bài văn

- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm

- Hiểu được yêu cầu của đề: trình bày cảm nhận về tài sử dụng ngôn ngữ và tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích

- Từ hiểu biết về đoạn trích Trao duyên và kĩ năng đọc hiểu thơ, trình bày cảm nhận về tài và tình Nguyễn Du theo yêu cầu của đề

- Liên hệ thực tế, rút ra bài học từ vấn đề được nghị luận


Số câu

Số điểm

Tỉ lệ


1,0

10%


1,0

10%


2,0

20%


1,0

10%

1

5,0

50%

Tổng chung

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ



4,0

40%



2,5

25%



2,5

25%



1,0

10%


6

10,0

100%































IV. Biên soạn đề kiểm tra (Đề kiểm tra gồm có 02 trang)

SỞ GD&ĐT NINH THUẬN

TRƯỜNG THPT NINH HẢI

ĐỀ THI HỌC KI II LỚP 10

NĂM HỌC 2015-2016

MÔN : Ngữ văn – Chương trình chuẩn

Thời gian : 90 phút (không kể thời gian phát đề)



I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

Câu 1 (1.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên. Tổ tiên Nguyễn Du vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội ) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền ( nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Cha Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm sinh năm 1708 mất 1775 và mẹ là Trần Thị Tần 1740- 1778, quê Bắc Ninh.”

(Theo sách Ngữ văn 10, tập hai, trang 92)

- Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào?

- Nêu nội dung chính của văn bản.


Câu 2 (1,0 điểm): Xác định lỗi trong câu sau và sửa lại cho đúng:

Có được quyển sách hay đã làm cho Nam càng say mê đọc sách hơn.


Câu 3 (1,0 điểm): Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong những câu thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó:

Khắc giờ đằng đẵng như niên

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

(Chinh phụ ngâm – bản diễn Nôm Đoàn Thị Điểm)


Câu 4 (2,0 điểm):

Nêu khái niệm phép điệp? Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp trong đoạn thơ sau:

...Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ dầu dầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh...”

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)


II. PHẦN LÀM VĂN (5,0 điểm):

Anh/chị hãy phân tích những câu thơ sau trong đoạn trích Trao duyên (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Từ việc phân tích đoạn thơ anh/chị hãy liên hệ với chữ “hiếu” thời hiện đại.




Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ, thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ, vật này của chung.”

(Trích Trao duyên, theo Sách Ngữ văn 10, tập hai - NXB Giáo dục)

HẾT –






























V. Hướng dẫn chấm (Gồm có 02 trang)


1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất.

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

Câu 1


Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:“Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long …. quê Bắc Ninh.”

1,0

Ý1

Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt thuyết minh

0,5

Ý 2

Nội dung chính của văn bản: Đoạn trích viết về thân thế và quê quán nhà thơ Nguyễn Du.

0,5

Câu 2


Xác định lỗi trong câu sau và sửa lại cho đúng: “Có được quyển sách hay đã làm cho Nam càng say mê đọc sách hơn”.

1,0

Ý 1

- Câu sai về ngữ pháp (Hoặc: Lỗi trong câu là lỗi ngữ pháp)

0,5

Ý 2

Có thể chọn một trong các phương án sau:

  • Bỏ cụm từ: “đã làm cho Có được quyển sách hay, Nam càng say mê đọc sách hơn.

Hoặc bỏ cụm từ “Có được Quyển sách hay đã làm cho Nam càng say mê đọc sách hơn.

0,5

Câu 3


Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong những câu thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó: Khắc giờ đằng đẵng như niên/ Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

1,0

Ý 1

-Biện pháp tu từ chính được sử dụng là so sánh: “Khắc giờ” như niên / “Mối sầu”...tựa “miền biển xa”

0,5

Ý 2

-Hiệu quả nghệ thuât: Hình tượng thời gian và không gian dài rộng, kì vĩ (như niên/ tựa ...biển xa) đã cụ thể hóa nỗi nhớ nhung, sầu muộn của người chinh phụ: một khắc giờ trôi qua trong thương nhớ dài như cả năm chầy, nỗi sầu thì mênh mông như biển cả.

0,5

Câu 4


Nêu khái niệm phép điệp? Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp trong đoạn thơ sau:

...Buồn trông cửa bể chiều hôm,

...

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh...”


Học sinh nêu khái niệm phép điệp: Là phép tu từ điệp lại một yếu tố âm, vần, từ, cụm từ, câu nhằm nhấn mạnh ý, tăng sức gơị hình gợi cảm cho diễn đạt.

Học sinh chỉ ra phép điệp trong đoạn thơ điệp từ “ buồn trông”.

Tác dụng nhấn mạnh tâm trạng buồn, cô đơn của Thúy Kiều khi ở lầu xanh.

2.0






1,0



0.5

0.5


PHẦN LÀM VĂN



Anh/chị hãy phân tích những câu thơ sau trong đoạn trích Trao duyên (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Từ việc phân tích đoạn thơ anh/chị hãy liên hệ với chữ “hiếu” thời hiện đại.

5,0


a/ Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học.

- Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn cảm xúc, gợi hình. Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu…

b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được một số ý sau:

* Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

* Thân bài:

- Phân tích đoạn thơ:

+ Hai câu thơ mở đầu: “Cậy em, em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

. Cách sử dụng từ : Cậy, chịu

. Hành động : Lạy, thưa

-> Hoàn cảnh đặc biệt khác thường

+ Lí lẽ trao duyên của Kiều

. Mối duyên Kim – Kiều dở dang do hoàn cảnh

. Kiều vừa có ý mong muốn, vừa ép buộc em thay mình nối duyên cùng Kim Trọng

+ Lí lẽ thuyết phục Vân của Kiều:

. Vân còn trẻ

. Vì tình chị em ruột thịt

. Được vậy thì Kiều có chết cùng mãn nguyện

-> Phẩm chất của Kiều: khôn ngoan, sắc sảo, thông minh, thủy chung, luôn nghĩ đến người khác hơn cả bản thân mình

+ Nghệ thuật : Cách sử dụng từ ngữ, cách miêu tả nội tâm nhân vật

+ Liên hệ với chữ hiếu của thời nay

* Kết bài: Khái quát vấn đề đã nghị luận, liên hệ bản thân







0,5



0.75





0.75




0.75






0.75

1,0

0,5



* Đây chỉ là những gợi ý cho đề theo hướng mở, HS có thể đề xuất những ý kiến khác miễn sao lập luận thuyết phục.


Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

- Nếu thí sinh có những cảm nhận riêng mà thuyết phục thì vẫn chấp nhận. -HẾT-







SỞ GD – ĐT NINH THUẬN

TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG

ĐỀ KIỂM TRA HKII (BÀI SỐ 7) LỚP 10

NĂM HỌC: 2015 – 2016

Môn: Ngữ văn. Chương trình: Chuẩn.

Thời gian làm bài: 90 phút

(Không kể thời gian phát đề)



I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ văn lớp 10 học kì II.

Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn lớp 10 học kì II với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá các chuẩn sau:

1. Kiến thức – Kĩ năng:

a. Kiến thức:

  • Đọc văn:

  • Văn học Việt Nam:

1. Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu:

a. Nội dung: chủ nghĩa yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài phú qua hoài niệm về quá khứ và lòng tự hào về truyền thống dân tộc của tác giả.

b. Nghệ thuật: sử dụng lối “chủ - khách đối đáp”, cách dùng hình ảnh điển cố, câu văn tự do.

2. Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi:

a. Tác giả Nguyễn Trãi:

- Là bậc anh hùng của dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng là người chịu nhiều oan khiên thảm khốc dưới thời phong kiến.

- Là nhà thơ, nhà văn kiệt xuất, là danh nhân văn hóa thế giới, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn hóa, văn học dân tộc.

b. Tác phẩm:

- Nội dung:

+ Là bản anh hùng ca tổng kết chống quân Minh gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc ta.

+ Bản tuyên ngôn độc lập sáng chói tư tưởng yêu nước và nhân nghĩa và khát vọng hòa bình.

- Nghệ thuật: mang đậm chất sử thi, lí lẽ đanh thép, chặt chẽ, chứng cứ giàu sức thuyết phục.

3. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung

a. Nội dung: Vai trò của hiền tài đối với quốc gia; Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ.

b. Nghệ thuật: Cách lập luận và kết cấu chặt chẽ, dùng ngôn ngữ chính luận.

4. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Nguyễn Dữ

a. Nội dung:

- Vẻ đẹp của Ngô Tử Văn – đại diện cho trí thức Việt dũng cảm, kiên cường, yêu chính nghĩa, trọng công lí, có tinh thần dân tộc mạnh mẽ.

- Niềm tin vào chính nghĩa luôn thắng gian tà và lời nhắn nhủ: phải đấu tranh đến cùng để tiêu diệt cái xấu.

b. Nghệ thuật: Cốt truyện giàu kịch tính, kể chuyện linh hoạt, miêu tả sinh động, hấp dẫn.

5. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” – Đặng Trần Côn

a. Nội dung: Tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến, đòi quyền được hưởng hạnh phúc lứa đôi thể hiện qua việc miêu tả thế giới nội tâm đầy mong nhớ, cô đơn, khao khát… của người chinh phụ.

b. Nghệ thuật: Sự tài hoa, tinh tế trong việc miêu tả nội tâm nhân vật.

6. Truyện Kiều – Nguyễn Du

a. Tác giả Nguyễn Du:

- Là nhà thơ nhân đạo tiêu biểu của VHVN.

- Có những đóng góp về nội dung và nghệ thuật cho VH dân tộc, xứng đáng là thiên tài VH.

b. Tác phẩm:

* Đoạn trích Trao duyên

+ Nội dung: Bi kịch về tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hi sinh quên mình của Thúy Kiều vì hạnh phúc của người thân qua lời trao duyên đầy đau khổ.

+ Nghệ thuật: Miêu tả tâm lí nhân vật, độc thoại nội tâm.

* Đoạn trích Chí khí anh hùng

+ Nội dung: Ước mơ công lí của Nguyễn Du được gửi gắm qua nhân vật Từ Hải, một con người có phẩm chất và chí khí phi thường.

+ Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật theo khuynh hướng lí tưởng hóa bằng bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ.

  • Văn học nước ngoài:

Đoạn trích “ Hồi trống Cổ Thành”

a. Nội dung: Ý nghĩa của Hồi trống Cổ Thành (Là hồi trống minh oan, đoàn tụ, thách thức), tính cách của Trương Phi (nóng nảy, cương trực, trung nghĩa).

b. Nghệ thuật: Khắc họa tính cách nhân vật và không khí chiến trận.

  • Tiếng Việt:

1. Khái quát lịch sử tiếng Việt:

- Các thời kì phát triển của tiếng Việt: thời dựng nước, thời Bắc thuộc, thời độc lập tự chủ, thời Pháp thuộc và từ sau cách mạng tháng 8 đến nay.

- Chữ viết của tiếng Việt: chữ Nôm và chữ quốc ngữ.

2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

- Khái niệm phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

- Đặc trưng: Tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa.

3. Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối:

- Phép điệp: là phép tu từ lập lại một yếu tố ngôn ngữ trong văn bản nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc, tạo nên tính hình tượng.

- Phép đối: là sự sắp xếp từ, câu sao cho cân xứng nhằm tạo ra sự hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt, cho ý đồ nghệ thuật.

4. Yêu cầu về sử dụng tiếng Việt:

- Sử dụng đúng tiếng Việt: Về ngữ âm, chữ viết; về từ ngữ; về câu; phong cách.

- Sử dụng tiếng Việt hay cần sử dụng các biện pháp tu từ.

  • Làm văn: Văn nghị luận:

1. Lập dàn ý bài văn nghị luận:

- Tác dụng của việc lập dàn ý: tránh lạc đề, bao quát nội dung chính.

- Cách lập dàn ý: Tìm ý và lập dàn ý.

2. Lập luận trong văn nghị luận:

- Khái niệm: dùng luận cứ để đi đến một kết luận nào đó.

- Cách xây dựng lập luận: tìm luận điểm, luận cứ, phương pháp lập luận.

3. Thao tác lập luận:

- Khái niệm: Là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật của văn nghị luận.

- Cách sử dụng các thao tác nghị luận: Giải thích, chứng minh, phân tích,…

4. Viết đoạn văn nghị luận:

- Khái niệm về đoạn văn nghị luận.

- Yêu cầu viết đoạn văn nghị luận: Đảm bảo kiến thức về đoạn văn nghị luận, xác định luận điểm, tìm luận cứ.

  • Lí luận văn học:

1. Văn bản văn học:

- Các tiêu chí chủ yểu của văn bản văn học.

- Cấu trúc của văn bản văn học: tầng ngôn từ, tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa.

2. Nội dung và hình thức của văn bản văn học:

- Các khái niệm về nội dung: đề tài, tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật.

- Khái niệm về hình thức: ngôn từ, kết cấu và thể loại.

b. Kĩ năng:

  • Đọc văn:

- Đọc hiểu theo thể loại. Tóm tắt TP.

- Phân tích nhân vật theo thể loại.

- Cảm thụ và phân tích những câu thơ hay.

  • Tiếng Việt:

- Viết đúng chính tả và sử dụng hay để đạt hiểu quả giao tiếp cao.

- Sử dụng đúng chuẩn mực tiếng Việt.

- Phát hiện, phân tích và sửa lỗi tiếng Việt.

- Nhận diện, cảm thụ và phân tích ngôn ngữ nghệ thuật.

- Nhận diện, tích cấu tạo và hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ trên.

  • Làm văn:

- Kĩ năng lập dàn ý.

- Tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ, phương pháp lập luận trong đoạn và bài văn nghị luận.

- Nhận diện và vận dụng các thao tác lập luận trong bài văn.

- Viết đoạn văn nghị luận.

- So sánh giữa các đoạn văn để nhận ra điểm khác nhau của nó.

  • Lí luận văn học:

- Xác định các khái niệm về nội dung và hình thức của một văn bản khi đọc xong.

- Cảm nhận có chiều xâu về một văn bản văn học.

- Phân tích các tác phẩm theo đặc trưng thể loại.

2. Về thái độ: Có thái độ tích cực, đúng đắn trong quá trình làm bài.

Từ đó học sinh hình thành các năng lực sau:

  • Năng lực thu thập, xử lí thông tin, dẫn chứng.

  • Năng lực trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng về trước những vấn đề cần trình bày.

  • Năng lực tạo lập văn bản giàu sức thuyết phục.

  • Năng lực giao tiếp tiếng Việt và thưởng thức, cảm thụ văn học.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:

  • Hình thức : Tự luận

  • Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

Mức độ


Chủ đề


Nhận biết


Thông hiểu

Vận dụng thấp


Vận dụng cao


Cộng

I. Đọc hiểu

- Nhận biết PTBĐ

- Xác định những từ ngữ chỉ hành động, tính cách của nhân vật.

- Xác định những cụm từ, câu văn thể hiện thái độ của tác giả với nhân vật.

Từ nhân vật liên hệ bản thân.




Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

3

3,0

30%

1

2,0

10%



4

5,0

50%

II. Tạo lập văn bản




Vận dụng kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận.


Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:




1

5,0

50%

1

5,0

50%

Tổng

3

3,0

30%

1

2,0

20%


1

5,0

50%

5

10

100%

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:

SỞ GD – ĐT NINH THUẬN

TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG

ĐỀ KIỂM TRA HKII (BÀI SỐ 7) LỚP 10

NĂM HỌC: 2015 – 2016

Môn: Ngữ văn. Chương trình: Chuẩn.

Thời gian làm bài: 90 phút

(Không kể thời gian phát đề)




Đề:

(Đề kiểm tra có 01 trang)

I. Đọc – hiểu: (5đ)

Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu sau:

Than ôi! Người ta thường nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?

Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi mà dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”

(Trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ )

Câu 1: Ngô Tử Văn đã làm gì để chống lại yêu ma ? Phần thưởng mà Ngô Tử Văn nhận được từ việc làm đó? (1,0đ)

Câu 2: Trong đoạn trích, câu văn, cụm từ nào thể hiện thái độ của tác giả trước việc làm của Ngô Tử Văn? Câu văn, cụm từ đó thuộc phương thức biểu đạt nào ? (1,0đ)

Câu 3: Từ ngữ nào được lặp lại trong đoạn trích có giá trị như một phép tu từ? Từ ngữ đó dùng để chỉ mặt nào ở Ngô Tử Văn ( tính cách, hành động...)? (1,0đ)

Câu 4: Từ nhân vật Ngô Tử Văn, em hãy thể hiện trách nhiệm của bản thân về việc bảo vệ đất nước trong thời điểm hiện nay? (2,0đ)


II. Tạo lập văn bản: (5đ)

Cảm nhận về tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích sau:

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin,

Trong rèm dường đã có đèn biết chăng.

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết bmà thôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương.”

(Trích Chinh phụ ngâm - Đặng trần Côn)




………………..Hết…………………..

SỞ GD – ĐT NINH THUẬN

TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG

ĐỀ KIỂM TRA HKII (BÀI SỐ 7) LỚP 10

NĂM HỌC: 2015 – 2016

Môn: Ngữ văn. Chương trình: Chuẩn.

Thời gian làm bài: 90 phút




HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

Phần

Hướng dẫn chấm

Biểu điểm





Đọc hiểu

Câu 1: (1,0 điểm)

Mức tối đa:

Mã 1: HS trả lời được ý sau:

- Đốt đền.

- Nhận chức vị ở Minh ti.

Mức chưa tối đa:

Mã 2: Trả lời chưa đầy đủ như ý trên.

Mức không đạt:

Mã 0: Trả lời sai lạc.

Mã 9: Không trả lời


1,0 điểm




0,5 điểm


0,0 điểm

Câu 2 (1,0 điểm)

Mức tối đa:

Mã 1: HS trả lời được ý sau:

- Cứng cỏi, làm một việc hơn cả thần và người, thật là xứng đáng.

- Thuộc PTBĐ nghị luận

Mức chưa tối đa:

Mã 2: Trả lời chưa đầy đủ như ý trên.

Mức không đạt:

Mã 0: Trả lời sai lạc.

Mã 9: Không trả lời


1,0 điểm




0,5 điểm


0,0 điểm

Câu 3 (1,0 điểm)

Mức tối đa:

Mã 1: HS trả lời được ý sau:

- Từ ngữ lặp lại: cứng cỏi

- Chỉ về tính cách NTV

Mức chưa tối đa:

Mã 2: Trả lời chưa đầy đủ như ý trên.

Mức không đạt:

Mã 0: Trả lời sai lạc

Mã 9: Không trả lời


1,0 điểm




0,5 điểm


0,0 điểm



Câu 4 (2,0 điểm)

Mức tối đa:

Mã 1: HS trả lời được ý sau:

- Có thể diễn đạt thành 1 đoạn văn

-Nội dung : tình hình đất nước hiện nay? Trách nhiệm của bản thân (những việc làm góp phần bảo vệ, xây dựng đất nước ).

Mức chưa tối đa:

Mã 2: Trả lời chưa đầy đủ như ý trên.

Mức không đạt:

Mã 0: Trả lời sai lạc.

Mã 9: Không trả lời


2điểm





1,0 điểm


0,0 điểm


Tạo lập văn bản

1.Yêu cầu kĩ năng : lập luận chặt chẽ, đảm bảo bố cục bài nghị luận, diễn đạt mạch lạc, trong sáng; biết thể hiện những suy nghĩ của bản thân .

2.Yêu cầu kiến thức : hs có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần thể hiện đầy đủ nội dung sau:

a. MB: Giới thiệu về tác giả, vị trí đoạn thơ, nêu yêu cầu đề bài:tâm trạng của NCP

b. TB:

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.

- Phân tích các biểu hiện về tâm trạng của nhân vật: hành động, ngoại cảnh.

- Đánh giá về nhân vật đối với sự thành công của TP: mang đến cho TP nhiều ý nghĩa như tiếng nói tố cáo chiến tranh, khao khát về hạnh phúc,tình yêu lứa đôi.

C. KB:

- Đánh giá về nhân vật đối với sự thành công của VH dt: mở đầu cho những TPVH giai đoạn thế kỉ XVIII viết về NPN, mang lại những giá trị mới mẻ cho VH dt: ý thức cá nhân được trổi dậy mạnh mẽ- tiếng nói của 1 NPN.

- Cảm nhận của bản thân về nhân vật.

RUBRIC ĐÁNH GIÁ BÀI LÀM VĂN

Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá

Giỏi

( 5,0- 4,5)

Khá

(4,0 – 3,0)

Trung bình

(2,5 – 2,0)

Yếu

(1,5 – 1,0)

Kém

(0,5 – 0,0)






Kĩ năng

- Biết làm bài văn về nghị luận


- Vận dụng hợp lí các phương thức biểu đạt,thao tác nghị luận

- Bố cụ rõ ràng; dẫn chứng thuyết phục.

- Văn viết sáng tạo, có chính kiến.

- Liên kết chặt chẽ; Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Cơ bản biết làm bài nghị luận.

- Vân dụng khá hợp lí các phương thức biểu đạ, thao tác nghị luận..

- Bố cục rõ ràng; dẫn chứng thuyết phục.

- Văn viết chưa thật sự thuyết phục

- Liên kết chặt chẽ; Còn mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Cơ bản biết làm bài vănnghị luận.

- Biết vân dụng các phương thức biểu đạt, thao tác nghị luận


- Bố cục tương đối rõ ràng.


- Văn viết chưa có chính kiến.


- Liên kết chưa chặt chẽ; Còn mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Chưa biết làm bài văn nghị luận.

- Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt.

- Sai lạc phương thức nghị luận

- Hành văn lủng củng, rời rạc; Mắc quá nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.


Kiến thức

- Giới thiệu vấn đề đúng, hấp dẫn

- LĐ,LC sinh động.



- Kết thúc vấn đề để lại ấn tượng sâu sắc

- Giới thiệu vấn đề đúng


- LĐ, LC tương đối sinh động.



- Tổng kết đúng vấn đề.

- Giới thiệu được vấn đề.


- Cơ bản xác định được LĐ, LC nhưng còn sơ sài.

- Tổng kết đúng vấn đề.

- Chưa giới thiệu được vấn đề.

- Nghị luận sơ sài;



- Tổng kết chưa đúng .

- Chưa giới thiệu được vấn đề.

- Nghị luận đơn điệu



- Tổng kết chưa đúng





Ngoài 16 Đề Thi Học Kỳ 2 Môn Ngữ Văn 10 Có Đáp Án – Tài Liệu Ngữ Văn thì các đề thi trong chương trình lớp 10 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Dưới đây là giới thiệu về top 16 đề thi văn kì 2 lớp 10 hay nhất, được trang tài liệu chọn lọc:

  1. Đề thi Văn kì 2 lớp 10 THPT Chuyên Hà Tĩnh năm học 2019-2020
  2. Đề thi Văn kì 2 lớp 10 THPT chuyên Biên Hoà năm học 2019-2020
  3. Đề thi Văn kì 2 lớp 10 THPT chuyên Đà Nẵng năm học 2019-2020
  4. Đề thi Văn kì 2 lớp 10 THPT Nguyễn Khuyến, Hà Nội năm học 2019-2020
  5. Đề thi Văn kì 2 lớp 10 THPT chuyên Lê Khiết, Quảng Ngãi năm học 2019-2020
  6. Đề thi Văn kì 2 lớp 10 THPT chuyên Trần Phú, Hà Nội năm học 2019-2020
  7. Đề thi Văn kì 2 lớp 10 THPT Phan Đình Phùng, Đà Lạt năm học 2019-2020
  8. Đề thi Văn kì 2 lớp 10 THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm học 2019-2020
  9. Đề thi Văn kì 2 lớp 10 THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định năm học 2019-2020
  10. Đề thi Văn kì 2 lớp 10 THPT Đại Việt, Hà Nội năm học 2019-2020
  11. Đề thi Văn kì 2 lớp 10 THPT chuyên Hùng Vương, Hà Nội năm học 2019-2020
  12. Đề thi Văn kì 2 lớp 10 THPT chuyên Hà Giang năm học 2019-2020
  13. Đề thi Văn kì 2 lớp 10 THPT chuyên Sư Phạm, Hà Nội năm học 2019-2020
  14. Đề thi Văn kì 2 lớp 10 THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam năm học 2019-2020
  15. Đề thi Văn kì 2 lớp 10 THPT chuyên Hùng Vương, Đà Nẵng năm học 2019-2020
  16. Đề thi Văn kì 2 lớp 10 THPT chuyên Bắc Ninh năm học 2019-2020

Các đề thi trên đều có độ khó và chất lượng khá cao, đánh giá được năng lực và kiến thức của học sinh lớp 10.

>>> Bài viết liên quan:

Đề kiểm tra 1 tiết môn sinh học lớp 10 | Đánh giá lấy điểm giữa kì 1
Đề Thi Học Kì 1 Sinh Học 10 Quảng Nam năm 2019-2020 Có Đáp Án
Đề Sinh 10 HK2 Quảng Nam năm học 2018-2019
Đề Thi học kì 1 Sinh Học 10 Quảng Nam 2018-2019 Có Đáp Án
Đề Thi Học Kỳ 1 Sinh Học 10 Quảng Nam 2017-2018 Có Đáp Án
Top 20 Đề Thi Olympic Sinh Học 10 Có Đáp Án Và Lời Giải
10 Đề Thi Sinh 10 HK2 Có Đáp Án Chi Tiết – Tài Liệu Sinh Học
Đề thi Trắc nghiệm Sử 10 học kì 2 kèm đáp án chi tiết
Đề kiểm tra sử 10 giữa học kì 1 Sở GD Bắc Ninh 2022-2023 Có Đáp Án – Lịch Sử Lớp 10
Đề trắc nghiệm Sử 10 học kì 2 Sở GD Quảng Nam 2021-2022 Có Đáp Án – Lịch Sử Lớp 10