Docly

Đề kiểm tra sử 10 giữa học kì 1 Sở GD Bắc Ninh 2022-2023 Có Đáp Án – Lịch Sử Lớp 10

Đề Thi Giữa HK1 Môn Lịch Sử 10 Sở GD Bắc Ninh 2022-2023 Có Đáp Án – Lịch Sử Lớp 10 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

đề kiểm tra sử 10 giữa học kì 1 sở GD&ĐT Bắc Ninh 2022 - 2023

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẮC NINH


(Đề có 01 trang)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1

NĂM HỌC 2022 – 2023

Môn: Lịch sử – Lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)


Câu 1: Phát biểu nào sau đây về hiện thực lịch sử là đúng?

A. Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ. B. Là những hiểu biết của con người về quá khứ.

C. Là toàn bộ tri thức của con người về quá khứ. D. Là những ý niệm của con người về quá khứ.

Câu 2: Nền văn minh Ai Cập cổ-trung đại đạt được thành tựu nào sau đây?

A. Rút ra được nhiều định lí Toán học. B. Biết được số Pi (bằng 3,16).

C. Phát minh ra chữ số 0. D. Phát minh chữ La-tinh.

Câu 3: Ý nào sau đây phản ánh đúng về một trong các nhiệm vụ của Sử học?

A. Giáo dục và nêu gương. B. Tìm ra quy luật tự nhiên.

C. Khám phá tương lai. D. Thực nghiệm và thực tiễn.

Câu 4: Trong các hình ảnh sau đây, hình ảnh nào là thành tựu văn minh?

1. Trang sức thời nguyên thuỷ

2. Bức hoạ Bữa ăn tối cuối cùng

3. Hiện vật văn hoá Hoà Bình

4. Chữ số của người Ấn Độ

A. Hình 1 và 3. B. Hình 2 và 4. C. Hình 3 và 4. D. Hình 1 và 2.

Câu 5: Tôn giáo nào sau đây trở thành công cụ bảo vệ nhà nước phong kiến Trung Quốc?

A. Phật giáo. B. Nho giáo. C. Đạo giáo. D. Thiên chúa giáo.

Câu 6: Nội dung nào sau đây là yếu tố để xác định một nền văn hoá bước sang thời kì văn minh?

A. Xuất hiện nhà cửa và tín ngưỡng. B. Biết trồng trọt và chăn nuôi.

C. Xuất hiện chữ viết và nhà nước. D. Biết làm trang sức và luyện kim.

Câu 7: Cư dân quốc gia nào đã sáng tạo ra chữ Bra-mi và chữ San-krít?

A. La Mã. B. Ai Cập. C. Hi Lạp. D. Ấn Độ.

Câu 8: Thời cổ đại, cư dân Ai Cập thường viết chữ trên vật liệu nào sau đây?

A. Đất sét. B. Đỉnh đồng. C. Xương thú. D. Giấy Pa-pi-rút.

Câu 9: Công trình kiến trúc nào dưới đây là thành tựu của nền văn minh Ấn Độ cổ-trung đại?

A. Đền Pác-tê-nông. B. Lăng Li Sơn. C. Chùa hang A-gian-ta. D. Kim tự tháp Kê-ốp.

Câu 10: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về một trong những vai trò của Sử học đối với sự phát triển của ngành Du lịch?

A. Là nguồn lực lớn và duy nhất. B. Cung cấp tri thức, hỗ trợ quảng bá.

C. Cung cấp nguồn vốn để đầu tư. D. Là nguồn tài nguyên duy nhất.

Câu 11: Ra-ma-y-a-na là tác phẩm văn học đồ sộ của nền văn minh nào?

A. Trung Quốc cổ-trung đại. B. Ấn Độ cổ-trung đại.

C. Ai Cập cổ đại. D. La Mã cổ đại.

Câu 12: Văn minh Ấn Độ có ảnh hưởng lớn đến văn minh nhân loại, đặc việt là văn minh

A. Đông Nam Á. B. Đông Bắc Á. C. Địa Trung Hải. D. Bắc Phi.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 13: (3,5 điểm)

a) Có ý kiến cho rằng: Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên. Theo em, ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao?

b) Hãy kể tên hai di sản văn hoá của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá Thế giới có ở địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Hãy đề xuất ít nhất ba biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đó.

Câu 14: (3,5 điểm)

a) Kể tên ba tôn giáo lớn ở Ấn Độ thời cổ - trung đại. Giới thiệu khái quát về một trong những tôn giáo đó.

b) Kể tên bốn phát minh kĩ thuật của văn minh Trung Hoa cổ - trung đại. Nêu ý nghĩa của hai trong bốn phát minh trên với nhân loại.

--------- Hết ---------




SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẮC NINH


(Đề có 01 trang)

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1

NĂM HỌC 2022 – 2023

Môn: Lịch sử – Lớp 10


PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

B

A

B

B

C

D

D

C

B

B

A

PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu

Hướng dẫn

Điểm

Câu 13.a) Có ý kiến cho rằng: Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên. Theo em, ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao?

1,5


- Khẳng định: Ý kiến trên là sai, mỗi người cần học tập lịch sử suốt đời, vì:

0,5

- Lí giải được tri thức lịch sử rộng lớn, nhiều bí ẩn… cần học suốt đời để cập nhật, mở rộng tri thức

0,5

- Lí giải được tầm quan trọng được tri thức lịch sử có vai trò trong cuộc sống… học lịch sử suốt đời để hoàn thiện mình, hội nhập và có những cơ hội nghề nghiệp mới.

0,5

Câu 13.b) Kể tên hai di sản văn hoá của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá Thế giới có tồn tại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Hãy đề xuất ít nhất 3 biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đó.

2,0


* Kể tên di sản được UNESCO ghi danh có ở địa phương Bắc Ninh:

- Học sinh kể tên hai trong số 4 di sản có ở Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới là: Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Nghi lễ và trò chơi kéo co, Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ. Đúng mỗi di sản được 0,5 điểm

1,0

* Đề xuất 3 biện pháp: Học sinh đề xuất các biện pháp phù hợp:

- Gợi ý: Tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu về các di sản văn hóa/ Tuyên truyền quảng bá qua các phương tiện thông tin đại chúng/ Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch song song với bảo tồn di sản/ Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về giá trị của các di sản …

1,0

Câu 14.a) Kể tên ba tôn giáo lớn ở Ấn Độ thời cổ - trung đại. Giới thiệu khái quát về một trong những tôn giáo đó.

1,5


* Kể tên:: Bà-la-môn giáo (Ấn Độ giáo), Phật giáo, Hồi giáo

0,75

* Giới thiệu khái quát về một trong những tôn giáo:

- Học sinh có thể lựa chọn một trong số các tôn giáo để giới thiệu:

+ Thời điểm ra đời, truyền bá tôn giáo đó

+ Ảnh hưởng của tôn giáo đó đối với Ấn Độ

+ Ảnh hưởng của tôn giáo đó từ Ấn Độ đối với bên ngoài

0,75

Câu 14.b) Kể tên bốn phát minh kĩ thuật của văn minh Trung Hoa cổ - trung đại. Nêu ý nghĩa của hai trong bốn phát minh trên với nhân loại.

2,0


* Kể tên 4 phát minh: Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng

1,0

* Ý nghĩa của một trong bốn phát minh: HS có thể lựa chọn hai trong 4 phát minh

1,0

Gợi ý: Nêu được ý nghĩa mỗi phát minh được 0,5 điểm

- Giấy và Kĩ thuật in: Lưu giữ và truyền bá tri thức, thúc đẩy văn hoá phát triển…

- La bàn: Thúc đẩy hàng hải phát triển và sự giao thoa văn hoá Đông – Tây…

- Thuốc súng: Thúc đẩy sự phát triển của kĩ thuật quân sự

-------------Hết-------------


Ngoài Đề Thi Giữa HK1 Môn Lịch Sử 10 Sở GD Bắc Ninh 2022-2023 Có Đáp Án – Lịch Sử Lớp 10 thì các đề thi trong chương trình lớp 10 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sử lớp 10 là một trong những bài kiểm tra quan trọng giúp giáo viên đánh giá được sự tiếp thu kiến thức của học sinh. Đây là một đề kiểm tra trọng tâm, được sở GD&ĐT Bắc Ninh thiết kế với các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận nhằm đánh giá năng lực và kiến thức của học sinh trong học kỳ 1.

Đề kiểm tra sử 10 giữa học kì 1 sở GD&ĐT Bắc Ninh thường bao gồm các chủ đề như lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam, các cuộc cách mạng, các sự kiện lịch sử và các vấn đề chính trị xã hội. Các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận trong đề thi được thiết kế để kiểm tra khả năng nắm vững kiến thức cơ bản của học sinh, khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến sử học.

Để giúp học sinh ôn tập và chuẩn bị tốt cho đề kiểm tra sử 10 giữa học kì 1 sở GD&ĐT Bắc Ninh, đề thi sẽ được cung cấp kèm theo đáp án chi tiết và lời giải thích. Điều này sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về các câu hỏi và sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc học tập và ôn tập sau này.