Docly

Đề thi Trắc nghiệm Sử 10 học kì 2 kèm đáp án chi tiết

Đề Thi Giữa Học Kỳ 2 Lịch Sử 10 Năm 2022-2023 Có Đáp Án-Đề 1 – Lịch Sử Lớp 10 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Đề thi Trắc nghiệm Sử 10 học kì 2

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2022 – 2023-ĐỀ 1

MÔN LỊCH SỬ 10

I. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1: Quốc gia nào sau đây là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam?

A. Phù Nam. B. Chăm-pa. C. Âu Lạc. D. Văn Lang.

Câu 2: Quần thể kiến trúc đền Bô-rô-bu-đua là công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu của quốc gia nào?

A. In-đô-nê-xi-a. B. Phi-líp-pin. C. Ma-lai-xi-a. D. Xin-ga-po.

Câu 3: Một trong những tác động tích cực của cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là?

A. Giải phóng sức lao động của con người. B. Gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.

C. Con người bị lệ thuộc vào thiết bị thông minh.D. Gây ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.

Câu 4: Phong tục nào sau đây không phải là phong tục truyền thống của người Việt cổ?

A. Thờ Chúa. B. Ăn trầu. C. Xăm mình. D. Nhuộm răng.

Câu 5: Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra từ đầu thế kỷ XXI còn được gọi là

A. Cách mạng công nghiệp nhẹ. B. Cách mạng kĩ thuật số.

C. Cách mạng kĩ thuật. D. Cách mạng 4.0.

Câu 6: Cư dân Đông Nam Á có một kho tàng văn học dân gian rất phong phú

với nhiều thể loại như

A. truyện cổ tích và văn học dân gian.

B. sử thi, ca dao, tục ngữ, văn học viết.

C. truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện thơ, ca dao, tục ngữ.

D. văn học dân gian kết hợp với văn học chữ viết.

Câu 7: Quần thể chùa tháp Pa-gan là một trung tâm kiến trúc kì vĩ nằm ở quốc gia Đông Nam Á nào?

A. Mi-an-ma. B. Thái Lan. C. Ma-lai-xi-a. D. Cam-pu-chia.

Câu 8: Cho các nội dung:

1. Giai đoạn hình thành những quốc gia thống nhất và lớn mạnh ở Đông Nam Á.

2. Một số quốc gia cổ Đông Nam Á được hình thành.

3. Văn minh Đông Nam Á đã định hình bản sắc với những thành tựu đặc sắc và

sáng tạo.

4. Sự xâm nhập và lan tỏa của Hồi giáo đã tạo nên những sắc thái mới cho văn

minh Đông Nam Á.

Trong các nội dung trên, nội dung nào không gắn với Đông Nam Á từ thế kỉ X

đến thế kỉ XV?

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 9: Một trong những tác động tích cực của cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là?

A. Gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.

B. Gây ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.

C. Con người bị lệ thuộc vào thiết bị thông minh.

D. Giao lưu văn hóa giữa các quốc gia thuận tiện.

Câu 10: Thành Cổ Loa dưới thời An Dương Vương thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc và là

A. biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.

B. hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh của nước Âu Lạc.

C. biểu tượng của đất nước Âu Lạc.

D. công trình kiến trúc độc đáo nhất ở Đông Nam Á.

Câu 11: Sự ra đời của thuyết nào sau đây đã đặt nền tảng cho các phát minh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

A. Thuyết tế bào. B. Thuyết di truyền.

C. Thuyết tương đối. D. Thuyết vạn vận hấp dẫn.

Câu 12: Việc tăng hiệu quả sản xuất, tạo ra nhiều của cải dư thừa đã dẫn đến

A. sự hình thành giai cấp thống trị và bị trị.

B. sự phân hoá xã hội thành giai cấp.

C. sự phân hoá xã hội thành các đẳng cấp.

D. sự phân chia xã hội thành các tầng lớp khác nhau.

Câu 13: Nguyên nhân nào dẫn đến cuối thời nguyên thuỷ ở Việt Nam xuất hiện sự phân hoá các tầng lớp xã hội?

A. Nền kinh tế nông nghiệp chuyển từ dùng cuốc sang dùng cày.

B. Nền kinh tế nông nghiệp sản xuất được nhiều lúa gạo.

C. Nền kinh tế làm ra nhiều của cải cho xã hội.

D. Nền kinh tế nông nghiệp sớm ra đời và phát triển.

Câu 14: Đền, chùa, tháp là các công trình kiến trúc thuộc dòng kiến trúc

A. cung đình. B. dân gian. C. tâm linh. D. tôn giáo.

Câu 15: Một trong những tác động tích cực của cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là?

A. Gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.

B. Người lao động có trình độ chuyên môn cao.

C. Gây ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.

D. Con người bị lệ thuộc vào thiết bị thông minh.

Câu 16: Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Hán?

A. Chữ Chăm cổ. B. Chữ Khơ-me cổ. C. Chữ Nôm. D. Chữ Miến cổ.

Câu 17: Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

A. Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á.

B. Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.

C. Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á.

D. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại.

Câu 18: Thành tựu nào sau đây không phải là của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (đầu thế kỷ XXI)?

A. máy dệt chạy bằng sức nước. B. kết nối vạn vật thông qua Internet.

C. công nghệ thông tin. D. trí tuệ nhân tạo.

Câu 19: Ý nào sau đây không phải là thành tựu cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ ba (nửa sau thế kỷ XX)?

A. Chinh phục vũ trụ. B. Máy tính điện tử.

C. Công nghệ in 3D. D. Mạng Internet không dây.

Câu 20: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc thuộc nền văn hoá nào sau đây?

A. Văn hoá Óc Eo. B. Văn hoá Đông Sơn.

C. Văn hoá Hoà Bình. D. Văn hoá Sa Huỳnh.

Câu 21: Trên cơ sở nào, cư dân Đông Nam Á có chung nhiều tín ngưỡng bản địa như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ thần tự nhiên, thờ thần động vật?

A. Văn minh nông nghiệp lúa nước.

B. Hình thành cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á.

C. Tiếp thu nền văn hóa của Hồi giáo.

D. Tiếp thu văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc.

Câu 22: Những thành tựu đặc sắc và sáng tạo ở Đông Nam Á được hình thành trên cơ sở nào?

A. Tiếp thu chữ viết của Ấn Độ và Trung Quốc.

B. Tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc.

C. Tiếp thu nền văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.

D. Tiếp thu thành tựu của nền văn hóa phương Đông và phương Tây.

Câu 23: Đem đến cho Đông Nam Á nhiều yếu tố văn hóa mới, như tôn giáo, ngôn ngữ, các hình thức văn hóa vật chất, tư tưởng nhân văn.... Đó là kết quả của

A. quá trình du nhập văn hóa Hồi giáo vào Đông Nam Á.

B. quá trình du nhập văn hóa Thiên Chúa giáo vào Đông Nam Á.

C. quá trình du nhập văn hóa Phật giáo vào Đông Nam Á.

D. quá trình du nhập văn hóa phương Tây vào Đông Nam Á.

Câu 24: Ý nào sau đây không phải là thành tựu cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

A. Mạng Internet không dây. B. Chinh phục vũ trụ.

C. Máy tính. D. Trí tuệ nhân tạo (AI).

Câu 25: Quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm, đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ và có tác dụng như thế nào?

A. Tạo điều kiện đưa đến sự hình thành xã hội có giai cấp.

B. Thúc đẩy sự ra đời của nền văn hoá Văn Lang – Âu Lạc.

C. Thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế.

D. Thúc đẩy sự ra đời của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

Câu 26: Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thành tựu nào được sử dụng trong các lĩnh vực quản lý đô thị, thời trang?

A. Công nghệ na-no B. Công nghệ in 3D

C. Internet vạn vật. D. Trí tuệ nhân tạo

Câu 27: Quá trình xây dựng tòa nhà bằng công nghệ in 3D so với cách xây dựng khác sẽ có ưu điểm gì?

A. Giá thành cạnh tranh. B. Sản phẩm đẹp và bền hơn.

C. Chịu nhiệt độ cao hơn.  D. Tiết kiệm nhân lực và chi phí.

Câu 28: Những thành tựu đạt được trong các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đã đưa loài người bước sang thời đại  

A. “văn minh siêu trí tuệ”. B. “văn minh thông tin”.

C. văn minh công nghiệp”.                     D. “văn minh nông nghiệp”.

II. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 29: (2.0 điểm) Phân tích ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc đối văn hóa Đông Nam Á cổ - trung đại.

Câu 30: (1.0 điểm) : Hãy làm sáng tỏ nhận định của Cờ-lau Xva-bơ: “Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang nảy sinh từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lí, kĩ thuật số và sinh học”.

------ HẾT ------

ĐÁP ÁN

I. Phần đáp án câu trắc nghiệm:

1

D

6

C

11

C

16

C

21

A

26

C

2

A

7

A

12

D

17

D

22

D

27

D

3

A

8

A

13

A

18

A

23

D

28

B

4

A

9

D

14

D

19

C

24

D



5

D

10

A

15

B

20

B

25

D




II. Phần đáp án câu tự luận:

Câu 29 (2.0 điểm) Phân tích ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc đối văn hóa Đông Nam Á cổ - trung đại.

Gợi ý làm bài:


- Văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Đông Nam Á trên các lĩnh vực:

+ Về tín ngưỡng, tôn giáo: Ấn Độ giáo, Phật giáo đều bắt nguồn từ Ấn Độ truyền sang các nước Đông Nam Á, hòa nhập với tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa.

Về chữ viết: Chữ Pali, chữ Phạn của Ấn Độ được các nước Đông Nam Á tiếp thu và sáng tạo ra chữ viết riêng của mình như chữ viết của người Chăm, người Mã Lai... Chữ Hán của Trung Quốc được truyền vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc.

- Về văn học: Các tác phẩm văn học của Ấn Độ như Ma-ha-bra-ha-ta và Ra-ma-y-a-na và các tác phẩm văn học của Trung Quốc như Tứ thư, Ngũ kinh được truyền vào các nước Đông Nam Á từ rất sớm.

+ Về kiến trúc: Kiến trúc của Đông Nam Á trong các thế kỉ đầu Công nguyên đến thế kỉ X mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ. Trong đó, loại hình kiến trúc phổ biến là đền tháp như: tháp Chăm (Việt Nam), khi đến Ba ra bu đua và Pram-ba-man (In-đô-nê-xi-a), chùa Suê-đa-gon (Mi-an-ma)

+ Về điêu khắc: Nghệ thuật điêu khắc truyền thống chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, trong đó chủ yếu là điêu khắc tượng thần, tượng Phật và phù điêu.

- Mặc dù tiếp thu văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc nhưng nhiều nét văn hóa bản địa Đông Nam Á vẫn được giữ gìn và phát triển.

Câu 30 (1 điểm) : Hãy làm sáng tỏ nhận định của Cờ-lau Xva-bơ: “Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang nảy sinh từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lí, kĩ thuật số và sinh học”.

Gợi ý làm bài:


* Nhận định của Cờ-lau Xva-bơ chính xác

* Chứng minh:

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất

+ Năm 1946, máy tính điện tử ra đời đầu tiên ở Mỹ, chạy bằng điện tử chân không, Sự ra đời của máy tính điện tử đã dẫn đến tự động hoá trong quá trình sản xuất. Máy tự động và hệ thống máy tự động không chỉ làm việc” thay con người, mà còn có thể “nghĩ” thay con người. Đển những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề đã được điều khiển bằng máy tính.

+ Cùng với sự ra đời và phát triển của internet, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ trên phạm vi toàn cầu. Từ đây, máy vi tính được sử dụng ở khắp mọi nơi và có khả năng liên kết với nhau bởi các mạng truyền dữ liệu, hình thành mạng thông tin máy tính toàn cầu.

+ Các thiết bị điện tử (thiết bị có chứa linh kiện bán dẫn và mạch điện tử) được chế tạo… đã trực tiếp làm tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm…

- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm mờ ranh giới giữa vật lí, kĩ thuật số và sinh học

+ Thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là: kĩ thuật số (với 3 yếu tố cốt lõi là: trí tuệ nhân tạo; Internet kết nối vạn vật; dữ liệu lớn); công nghệ sinh học và sự phát triển công nghệ liên ngành, đa ngành… Tuy vậy, ranh giới giới giữa các lĩnh vực này ngày càng bị xóa mờ. Ví dụ:

+ Xe tự lái là thành tựu trên lĩnh vực vật lí nhưng cũng đồng thời được ứng dụng trí tuệ thông minh (AI).

+ Trí tuệ nhân tạo (AI) cũng được ứng dụng trong việc giải mã gen (thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học).



Ngoài Đề Thi Giữa Học Kỳ 2 Lịch Sử 10 Năm 2022-2023 Có Đáp Án-Đề 1 – Lịch Sử Lớp 10 thì các đề thi trong chương trình lớp 10 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề thi trắc nghiệm môn Sử 10 học kì 2 là một trong những tài liệu quan trọng giúp học sinh có thể tự kiểm tra kiến thức của mình sau khi học xong chương trình học kì 2. Đề thi này bao gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm, giúp học sinh có thể rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải đề trắc nghiệm. Đặc biệt, đề thi trắc nghiệm môn Sử lớp 10 học kì 2 có đáp án và lời giải chi tiết, giúp học sinh dễ dàng tra cứu và hiểu rõ hơn về từng câu hỏi trong đề thi. Bên cạnh đó, đề thi này còn là một tài liệu ôn tập hiệu quả cho học sinh trước khi bước vào kỳ thi học kì 2. Chắc chắn đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các em học sinh lớp 10 trong quá trình học tập và ôn luyện môn Sử.