Docly

Đề Thi Giữa Kì 2 Văn 10 Kết Nối Tri Thức 2022-2023 (Đề 1) – Ngữ Văn Lớp 10

Đề Thi Giữa Kì 2 Văn 10 Kết Nối Tri Thức 2022-2023 (Đề 1) – Ngữ Văn Lớp 10 – Ngữ Văn Lớp 10 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Đề Thi Giữa Kì 2 Văn 10 Kết Nối Tri Thức 2022-2023 (Đề 1)

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline


KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 – NĂM HỌC 2022 – 2023-ĐỀ 1

MÔN: NGỮ VĂN 10

Thời gian làm bài: 45 Phút


I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)


Đọc văn bản sau:

BẢO KÍNH CẢNH GIỚI


(Bài 21)

Ở bầu thì dáng ắt nên tròn,

Xấu tốt đều thì rắp khuôn.

Lân cận nhà giàu no bữa cám,(1)

Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn.(2)

Chơi cùng đứa dại nên bầy dại,

Kết mấy người khôn học nết khôn.

Ở đấng thấp thì nên đấng thấp,

Đen gần mực, đỏ gần son.




(Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 445)


Chú thích: (1) và (2): Hai câu này là do câu tục ngữ “ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm, ở

gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn”. Chữ “đau răng ăn cốm” là đúng chữ câu tục ngữ. Nhưng kẻ


ở gần nhà giàu mà được ăn cốm nhiều thì cũng lạ. Chúng tôi cho rằng chính là cám nói chệch đi cho hợp với vần trộm ở câu dưới mà thành cốm… mà ở gần nhà giàu được no bữa cám thì nghĩa mới thông.


Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?


A. Thất ngôn bát cú Đường luật

B. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

C. Thất ngôn xen lục ngôn

D. Song thất lục bát

Câu 2. Chủ đề của bài thơ là gì?

A. Triết lí nhân sinh


B. Nhân tình thế thái

C. Lòng yêu nước

D. Tình yêu thiên nhiên

Câu 3. Trong bài thơ, phép đối xuất hiện ở những cặp câu nào?

A.1-2,3–4.

B.3-4,5–6.


C.5–6,7–8.

D.1–2,7–8.

Câu 4. Cặp từ trái nghĩa nào xuất hiện trong bài thơ?

A. Xấu – tốt, dại – khôn, đen – đỏ.

B. Xấu – tốt, dại – khôn, tròn – dài.

C. Dại – khôn, đen – đỏ, mực - son

D. Dại – khôn, đen – đỏ, cao – thấp


Câu 5. Câu thơ “Ở bầu thì dáng ắt nên tròn” gợi cho liên tưởng đến câu tục ngữ nào?

A. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng


B. Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác

C. Xỏi lởi trời cho, so đo trời lấy

D. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

Câu 6. Nêu ý nghĩa của hai câu thơ sau: “Đen gần mực, đỏ gần son."?

A. Môi trường sống hình thành nên nhân cách.

B. Môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến nhân cách.


C. Môi trường sống không ảnh hưởng đến nhân cách.

D. Môi trường sống tạo nên con người tốt đẹp


Câu 7. Nêu nội dung của hai câu thơ sau: “Chơi cùng đứa dại nên bảy dại/ Kết mấy người khôn học nết khôn."


A. Phải biết chọn bạn. Thời đi học, thời trẻ cần biết chọn bạn. Chơi với bạn xấu rất nguy hiểm, không chóng thì chầy sẽ sa ngã hư hỏng.


B. Đứa dại là đứa lừa thầy phản bạn, là đứa xấu. Người khôn là người thông minh.

Phải biết chọn bạn mà chơi.


C. Kết bạn với kẻ xấu dễ dàng lây nhiễm thói hư tật xấu, kết bạn với người khôn là người thông minh, có đạo đức tốt thì ta sẽ học được "nết khôn" để làm người


D. Kết bạn với người khôn là người thông minh, có đạo đức tốt thì ta sẽ học được "nết khôn" để làm người, để trở thành con ngoan, trò giỏi.


Trả lời câu hỏi sau:

Câu 8. Chỉ ra 1 câu tục ngữ và nêu tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong bài thơ.


Câu 9. Qua bài thơ, nhà thơ muốn “răn mình” điều gì? (Trình bày từ 5-7 dòng).


Câu 10. Bài học cho bản thân mà anh/chị rút ra từ việc đọc hiểu bài thơ “Bảo kính cảnh giới” (XXI) của Nguyễn Trãi? (Trình bày ngắn gọn 3-5 dòng)


Phần II. Viết (4,0 điểm)


Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc cần thay đổi bản thân.




-HẾT-


Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm






HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này gồm 3 trang)


A. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm bắt được nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá một cách tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động và linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm này.


- Trân trọng những bài viết có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng.

- Điểm lẻ tính đến 0,25; điểm toàn bài làm tròn theo qui định.


B. Hướng dẫn cụ thể


Phần

Câu







Nội dung

Điểm

I




ĐỌC HIỂU

6,0


1



C

0.5


2



A

0.5


3



B

0.5


4



A

0.5


5



D

0.5


6



A

0.5


7



C

0.5


8



- Học sinh chỉ ra được một trong các câu tục ngữ sau:








0.5





+ Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài


















+ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

















+ Ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm - Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn











- Tác dụng của việc sử dụng tục ngữ:















+ Việc vận dụng tục ngữ khiến lời thơ thêm sâu sắc, hàm súc, tự nhiên. Bài








học đưa ra gần gũi, dễ hiểu với mọi người.











Lưu ý: HS chỉ ra 1 câu tục ngữ: 0,25. Nêu được tác dụng 0,25


















9



HS trả lời theo quan điểm của cá nhân,

viết câu trả lời đúng dung lượng.





1,0





Gợi ý:














Qua bài thơ, nhà thơ muốn răn dạy chúng ta nên thích nghi linh hoạt với






hoàn cảnh sống, cần lựa chọn môi trường, hoàn cảnh sống phù hợp với bản






thân mình và lựa chọn tiếp xúc những gì thực sự tốt cho mình.






( Giám khảo linh hoạt khi chấm câu này)













10



HS trả lời theo quan điểm riêng và có lí giải phù hợp, có sức thuyết phục



1,0





cao. Viết câu trả


lời đúng dung lượng.








Gợi ý:








Cần lựa chọn môi trường, hoàn cảnh sống sao cho thực sự tốt với mình, và







luôn cố gắng thích ứng với hoàn cảnh linh hoạt để phát triển tốt nhất.






( Giám khảo linh hoạt khi chấm câu này)







II



VIẾT

4,0


a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội

0,25



b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.

0,5

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của


việc cần thay đổi chính mình.


c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

2.5

Hs có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần


bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt


chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.


Sau đây là một hướng gợi ý:


Đảm bảo hình thức, cấu trúc của bài văn nghị luận.

Xác định đúng vấn đề: ý nghĩa của việc cần thay đổi bản thân


1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của sự thay đổi bản thân.


2. Thân bài a. Giải thích


Thay đổi bản thân: không ngừng học hỏi, cải thiện để bản thân mình tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn từng ngày.


Ý nghĩa: khuyên nhủ con người thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực để trở nên có ích hơn cho xã hội và hoàn thiện chính mình hơn.


b. Phân tích

- Biểu hiện của thay đổi bản thân:


Không ngừng nỗ lực học tập, tích lũy, tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau.


Biết nhìn nhận vào những lỗi sai của mình, từ đó rút ra bài học và khắc phục.


Có ý thức vươn lên trong cuộc sống, sống có đam mê và cố gắng theo đuổi đam mê đó.


- Ý nghĩa của việc thay đổi bản thân:

- Làm cho bản thân mình ngày càng tốt hơn, mở mang tầm hiểu biết.


- Khắc phục được những khuyết điểm của bản thân mình từ đó được mọi người tín nhiệm, tin tưởng.


Người biết hoàn thiện bản thân sẽ tiến bộ từng ngày và nhận được tình yêu thương từ mọi người.


c. Chứng minh

- Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.


- Lưu ý: Dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực và được nhiều người biết đến. d. Phản biện


- Trong xã hội vẫn còn có nhiều người sống an phận, nghe theo sự sắp đặt của người khác hoặc quá lười biếng, không có ý thức vươn lên để hoàn thiện bản thân mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán.


3. Kết bài


- Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý nghĩa của sự thay đổi bản thân; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.


Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng





chính tả.




Có những sáng tạo về ý tưởng hoặc có sự độc đáo về diễn đạt.








d. Chính tả, ngữ pháp

0,25



Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.








e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong

0,5



trôi chảy.








Tổng điểm

10.0


Ngoài Đề Thi Giữa HK2 Ngữ Văn 10 Kết Nối Tri Thức 2022-2023 Có Đáp Án-Đề 1 – Ngữ Văn Lớp 10 thì các đề thi trong chương trình lớp 10 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề thi giữa kỳ 2 môn văn lớp 10: Đây là đề thi trọng tâm trong chương trình học của lớp 10, giúp các em rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, phân tích văn bản, viết văn và diễn đạt ý tưởng một cách rõ ràng và chính xác. Đề thi giữa kỳ 2 môn văn lớp 10 thường có nhiều dạng bài khác nhau như: viết bài luận, phân tích văn bản, tả bức tranh, viết nhật ký, v.v… và yêu cầu các em phải có kiến thức sâu về văn học, lịch sử, văn hóa, xã hội và tư duy phân tích, suy luận logic để làm bài tốt.

Đoán đề văn 2022 lớp 10: Đây là tài liệu giúp các em tham khảo các đề thi văn mẫu và dự đoán đề thi văn lớp 10 năm 2022. Tài liệu này sẽ giúp các em nắm được cấu trúc đề thi, ý tưởng và phương pháp giải quyết các dạng bài thường gặp trong đề thi văn lớp 10. Tuy nhiên, việc dự đoán đề thi là hết sức khó khăn và không đảm bảo chính xác 100%, do đó các em nên ôn tập đầy đủ và chắc chắn kiến thức để đối phó với bất kỳ đề thi nào.

Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các em học sinh lớp 10 trong quá trình ôn tập và chuẩn bị cho kì thi sắp tới.