Docly

Đề Cương Đề Thi Văn Giữa Kì 2 Lớp 9 Năm 2022-2023 Có Đáp Án

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Phương Pháp Giải Toán 9 Diện Tích Hình Tròn Hình Quạt Tròn Có Đáp Án
Trắc Nghiệm GDCD 9 Bài 1: Chí Công Vô Tư Có Đáp Án
Toán 9 Bài 9 Độ Dài Đường Tròn Cung Tròn Kèm Hướng Dẫn Giải
95 Câu Trắc Nghiệm GDCD 9 Cả Năm 2022 – 2023 Có Đáp Án
Cách Chúng Minh Tứ Giác Nội Tiếp Năm 2023 Có Lời Giải

Đề Cương Đề Thi Văn Giữa Kì 2 Lớp 9 Năm 2022-2023 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 9 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9

GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2022-2023

A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC:

  1. PHẦN VĂN BẢN: Văn bản nghị luận

Tác

phẩm

Tác giả

PTBĐ

chính

Nội dung - nghệ thuật

Ý nghĩa






Bàn về đọc sách







Chu Quang Tiềm

(Trung Quốc)






Nghị luận


- Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại bởi nó là kho tàng kiến thức quý báu, là di sản tinh thần mà nhân loại đúc kết trong hàng nghìn năm; Đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy và nâng cao vốn tri thức; Tác hại của việc đọc sách không đúng phương pháp; Phương pháp đọc sách đúng đắn: đọc kĩ, vừa đọc vừa suy ngẫm; đọc sách cũng cần phải có kế hoạch và có hệ thống.

- Bố cục chặt chẽ, hợp lí; dẫn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng truyện trò, tâm tình của một học giả có uy tín đã làm tăng tính thuyết phục của văn bản; lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh, cách ví von cụ thể.

- Tầm quan trọng ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả.

II. PHẦN TIẾNG VIỆT:

Thành phần phụ

Ý nghĩa

Cấu tạo

Vị trí

KHỞI NGỮ

- Là thành phần phụ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

- Trước khởi ngữ thường có các quan hệ từ (với, đối với, còn,…).

- Một từ

- Một cụm từ

- Đứng trước chủ ngữ

Về vấn đề học tập, chúng ta cần phải cố gắng hơn.

TP biệt lập

Đặc điểm

Chức năng

Ví dụ

- là thành phần không tham gia diễn đạt nghĩa miêu tả trong câu;


- Gồm tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú


TÌNH THÁI

Thường diễn đạt bằng những từ ngữ như: hình như, dường như, có lẽ, có thể, chắc chắn, thì ra, nghe đâu, nghe nói, có vẻ như,…

- Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

Có vẻ như, anh ấy không thích bóng đá.


CẢM THÁN


Thường diễn đạt bằng những từ ngữ như cảm thán: ôi, a, chao ôi, trời ơi, than ôi,…

Được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng giận,…)

Ôi, sức tàn phá của động đất và sóng thần thật khủng khiếp!


GỌI ĐÁP


Thường đứng ở đầu câu; thường diễn đạt bằng những từ ngữ: ơi, ừ, này, nè, ê, vâng, dạ,…

Được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.

Hoa ơi, hãy tỏa hương!

PHỤ CHÚ

Thành phần phụ chú thường đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Có khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm

Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.


Phương Định, nhân vật chính trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, là một cô gái Hà Nội xinh đẹp, trẻ trung.


Liên kết câu-liên kết đoạn

  • Liên kết về nội dung: liên kết chủ đề và liên kết lô gic

- Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề).

- Các đoạn văn và các câu phải sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lôgic).

  • Liên kết về hình thức: các câu và các đoạn văn liên kết với nhau bằng những từ ngữ thuộc các phép liên kết:

- Phép lặp từ ngữ: Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.

- Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: Sử dụng ở câu sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.

- Phép thế: Sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.

- Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước

Nghĩa tường minh

Hàm ý

Điều kiện để sử dụng hàm ý

Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

Là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

+ Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.

+ Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.

3. PHẦN TẬP LÀM VĂN: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI [Vấn đề tư tưởng, đạo lý]

Dàn ý khái quát nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:

  • MB:

  • Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lý cần nghị luận.

  • Trích dẫn câu nói,… (nếu có)

  • TB:

  • Giải thích/ Chứng minh vấn đề tư tưởng, đạo lý đó.

  • Nhận định, đánh giá mặt đúng/ mặt sai; mặt lợi/ mặt hại của vấn đề đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.

  • Mở rộng vấn đề: phê phán biểu hiện sai trái đi ngược lại tư tưởng, đạo lý đó.

  • Nêu nhận thức đúng, hành động đúng.

  • KB:

  • Khẳng định ý nghĩa của vấn đề đó trong XH nay.

  • Liên hệ bản thân

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

  1. Đọc – hiểu: Văn nghị luận (3.0 đ) (Trắc nghiệm)

  • Phần văn bản: 2.0 đ

+ Tác giả, tác phẩm;

+ Phương thức biểu đạt;

+ Nội dung, ý nghĩa văn bản;

+ Ý nghĩa chi tiết trong văn bản;

+ Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, cùng phương thức biểu đạt.

Tiếng Việt: 1.0 đ

+ Khởi ngữ;

+ Các thành phần biệt lập;

+ Các phép liên kết câu.

  1. Vận dụng: 7.0 điểm

    1. Tiếng Việt: 2.0 điểm

  • Đặt câu (khởi ngữ, thành phần biệt lập)

    1. Làm văn: 5.0 điểm

  • Viết bài văn nghị luận tư tưởng, đạo lý, lối sống.

  1. LUYỆN TẬP:

  1. Trắc nghiệm:

Câu 1: Tác giả bài “Bàn về đọc sách” là:

  1. Chu Quang Tiềm b. Nguyễn Thành Long c. Kim Lân d.Nguyễn Quang Sáng

Câu 2:  Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Bàn về đọc sách”:

  1. Tự sự b. Miêu tả c. Biểu cảm d. Nghị luận

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không được đề cập trong văn bản “Bàn về đọc sách”:

  1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách

  2. Những khó khăn thường gặp khi đọc sách

  3. Phương pháp đọc sách có hiệu quả

  4. Những cuốn sách hay mà mọi người cần tìm đọc.

Câu 4: Vì sao đọc sách trong thời đại ngày nay không dễ. Vì:

  1. Sách rất đa dạng và phong phú nên người đọc khó lựa chọn.

  2. Sách nhiều khiến người đọc dễ lạc hướng và không chuyên sâu

  3. Không dễ tìm sách hay để đọc

  4. Sách nhiều nhưng vẫn là một thứ hàng hóa đắt so với điều kiện của nhiều người

Câu 5: Câu văn nào thể hiện rõ nội dung: khuyên người đọc sách phải chọn cho tinh:

  1. Đọc ít mà đọc kĩ, sẽ rèn được nếp suy nghĩ sâu xa

  2. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng thời gian đem sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thực sự có giá trị

  3. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng lấy một quyển mà đọc mười lần

  4. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít không phải là xấu hổ

Câu 6: Đọc đoạn văn sau đây và cho biết cách nghị luận của tác giả:

Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa dối người, dối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém”.

  1. Giải thích.

  2. So sánh.

  3. Bình luận.

  4. So sánh kết hợp với bình luận.

Câu 7: Ý nào nêu khái quát nhất lời khuyên của tác giả đối với người đọc sách:

  1. Nên lựa chọn sách mà đọc

  2. Đọc sách phải kĩ

  3. Không nên đọc sách chỉ để trang trí như kẻ trọc phú khoe của

  4. Đọc sách cần có phương pháp: Chọn cho tinh, đọc cho kĩ

Câu 8: Ý nghĩa của văn bản “Bàn về đọc sách”:

  1. Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.

  2. Nếu chúng ta mong tiến lên từ ván hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát.

  3. Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.

  4. Tầm quan trọng ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả.

Câu 9: Tại sao cần kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu, giữa đọc sách thường thức và đọc sách chuyên môn:

    1. Trong cuộc sống mọi học vấn có thể liên quan mật thiết với nhau.

    2. Không học rộng thì không thể chuyên sâu, không thông thái thì không thể nắm gọn.

    3. Biết rộng sau đó mới nắm chắc đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào.

    4. Cả ba ý trên.

Câu 10: Sức thuyết phục của văn bản “Bàn về đọc sách” là:

  1. Bố cục chặt chẽ, hợp lí; dẫn dắt tự nhiên; lý lẽ sắc sảo, dẫn chứng sinh động

  2. Dẫn chứng phong phú, câu văn giàu hình ảnh

  3. Sử dụng so sánh và nhân hóa

  4. Giọng văn biểu cảm, giàu biện pháp tu từ

Câu 11: Điểm giống nhau cơ bản của thành phần trạng ngữ và khởi ngữ:

  1. Đều là thành phần phụ của câu.

  2. Đều là thành phần chính của câu

  3. Đều là nòng cốt chính của câu.

  4. Là thành phần biệt lập của câu

Câu 12: Thành phần biệt lập của câu bao gồm:

  1. Thành phần trạng ngữ, tình thái, phụ chú, cảm thán

  2. Thành phần tình thái, phụ chú, cảm thán, gọi đáp

  3. Thành phần khởi ngữ, cảm thán, phụ chú, gọi đáp

  4. Thành phần khởi ngữ, trạng ngữ, phụ chú, gọi đáp.

II. VẬN DỤNG:

1 Xác định các phép liên kết có trong những đoạn văn sau:

a. “(1) Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. (2) Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. (3) Mỗi loại học vấn cho đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. (4) Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách ghi chép, lưu truyền lại.”

b. “(1) Ngạn ngữ có câu: thời gian là vàng. (2) Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được. (3) Thế mới biết vàng có giá mà thời gian thì vô giá”.

2. Xác định thành phần biệt lập có trong các câu sau:

a. Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó.

b. Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nốt nửa vòng trái đất - từ mép tấm nệm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.

c. Ơi, con chim chiền chiện, /Hót chi mà vang trời.

d. Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về.

3. Xác định thành phần phụ khởi ngữ có trong các câu sau:

a. Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày.

b. Nhưng về công việc, ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo.

c. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!

4. Đặt câu có khởi ngữ và xác định thành phần khởi ngữ trong câu vừa đặt.

5. Đặt câu có sử dụng các thành phần biệt lập và chỉ rõ các thành phần biệt lập trong câu vừa đặt.

III. LÀM VĂN:

Viết bài văn nghị luận ngắn bàn về các vấn đề tư tưởng, đạo lý, lối sống sau: (Ý chí, nghị lực của con người, Đức tính trung thực, Tính tự lập, Lòng hiếu thảo, Lòng biết ơn, Tình bạn, Lòng yêu thương con người,…)




  1. Dàn ý tham khảo

Nghị luận về lòng yêu thương con người

1. Mở bài

- Giới thiệu về vấn đề nghị luận: Lòng yêu thương của con người trong xã hội hiện nay.

2. Thân bài

* Giải thích:

- Lòng yêu thương là sự quan tâm, chăm sóc, che chở, lo lắng cho nhau giữa con người với con người.

* Biểu hiện:

- Tình yêu thương được xuất phát từ trái tim, luôn yêu thương, quan tâm người khác.

- Biết giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ những người khó khăn, yếu thế hơn mình.

- Biết hy sinh, tha thứ cho người khác.

- Dẫn chứng chứng minh:

+ Câu chuyện cảm động về cô bé Hải An mất lúc 7 tuổi chính là một điển hình cho tình yêu thương. Hải An mất sớm do căn bệnh hiểm nghèo. Trước khi mất, em có mong muốn hiến tặng những bộ phận trên cơ thể mình để cứu những người khác.

+ Tình nghĩa đồng bào đùm bọc nhau qua cơn hoạn nạn, khó khăn của đại dịch COVID19 trong hai năm vừa qua.

* Bình:

- Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ; xã hội cũng sẽ phát triển tốt đẹp hơn.

- Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

- Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội nhân ái và văn minh hơn.

* Mở rộng vấn đề:

- Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại… những người này cần bị phê phán, lên án.

- Nhân thức và hành động đúng:

+ Yêu thương, giúp đỡ người khác là biểu hiện của lòng nhân ái, tình đồng bào, cao hơn là tình yêu nước,… cần phát huy.

+ Yêu thương, giúp đỡ chân thành, tự nguyện, không mưu cầu lợi nhuân cá nhân.

+ Giúp đỡ bằng vật chất hoặc tình thần,…

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

- Con người chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh để nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, làm cho cuộc sống này trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.



Nghị luận về tinh thần tự học

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: tinh thần tự học

- Xã hội ngày càng phát triển, tri thức nhân loại ngày càng đổi mới và phong phú bắt buộc ta phải luôn luôn học tập và tiếp thu thêm những kiến thức mới.

- Tinh thần tự học đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta

2. Thân bài:

* Giải thích:

+ Học là quá trình con người thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại

+ Tự học là việc con người bằng chính sức lực khả năng của riêng mình

* Bình:

- Tự học là rất quan trọng, là điều kiện để giúp ta thành công trong học tập

- Tự học giúp con người chủ động suy nghĩ, tìm tòi khám phá, nghiên cứu làm rõ bản chất của vấn đề để nắm chắc nhớ lâu vấn đề

- Tự học giúp ta chủ động ghi nhớ bài giảng trên lớp, tiết kiệm thời gian, tiếp thu lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu kĩ, nắm chắc vấn đề

-Từ lí thuyết, chủ động luyện tập thực hành giúp ta nhanh chóng hình thành kĩ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học

- Chủ động học tập sẽ giúp ta tìm ra phương pháp phù hợp, đạt hiểu quả cao

- Tự học là phương pháp không mới, đó có từ lâu nhưng lại có hiệu quả. Đây là phương pháp học tiến bộ, nhiều ưu điểm là con đường dẫn ta đến thành công

- Dẫn chứng trong thực tế:

+ Nguyễn Hiền nhà nghèo phải ra ở chùa, tự học mà trở thành Trạng nguyên từ lúc tóc còn để chỏm

+ Bác Hồ với hai bàn tay trắng đi khắp 5 châu 4 biển, tự học mà tìm ra chân lí cứu nước.

* Bàn bạc, mở rộng:

- Phê phán thái độ ỷ lại, thiếu tự lập trọng học tập của học sinh hiện nay:

+ Phụ thuộc quá nhiều vào bài giảng của thầy cô, thiếu chủ động sáng tạo trong học tập

+ Học đối phó, không có ý thức tự giác trong học tập.

+ Dựa nhiều vào sách tham khảo, không chịu suy nghĩ làm bài

- Nhân thức và hành động đúng:

+ Tự học là PP học hiệu quả cần phát huy

+ Mỗi HS cần phải rèn tính tự học,…..

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

- Tinh thần tự học là con đường tốt nhất giúp chúng ta rèn luyện, trau dồi tri thức và hoàn thiện bản thân.

- Liên hệ bản thân


HẾT

Ngoài Đề Cương Đề Thi Văn Giữa Kì 2 Lớp 9 Năm 2022-2023 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 9 thì các tài liệu học tập trong chương trình 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề cương đề thi này được xây dựng dựa trên chương trình học kỳ 2 năm học 2022-2023, với mục tiêu giúp các bạn học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức và kỹ năng trong môn Văn. Bộ tài liệu bao gồm các đề thi giữa kỳ 2 môn Văn, từ viết văn, đọc hiểu, phân tích tác phẩm văn học cho đến viết bài luận.

Mỗi đề thi đều đi kèm với đáp án chi tiết và phân tích, giúp bạn tự kiểm tra và đánh giá năng lực của mình sau mỗi bài tập. Đồng thời, đáp án cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách trả lời và lý giải các câu hỏi một cách chính xác.

Bằng việc sử dụng “Đề Cương Đề Thi Văn Giữa Kì 2 Lớp 9 Năm 2022-2023 Có Đáp Án”, bạn sẽ có cơ hội ôn tập một cách tổng quát và hiệu quả, nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài một cách thành thạo. Điều này giúp bạn tự tin và sẵn sàng đối mặt với kỳ thi giữa kỳ 2 môn Văn.

Hãy cùng tham gia và thực hành với tài liệu ôn tập Văn 9 này, từ chúng tôi, để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi giữa kỳ 2 và đạt được kết quả cao trong môn học quan trọng này. Chúc các bạn ôn tập hiệu quả và thành công trong kỳ thi sắp tới!

>>> Bài viết có liên quan:

Giáo Án GDCD Lớp 9 Cả Năm PP Mới 5 Bước Hoạt Động – Công Dân Lớp 9
Phương Pháp Giải Hình 9 Cung Chứa Góc Có Lời Giải – Toán 9
120 Đề Đọc Hiểu Ngữ Văn 9 Ngoài Chương Trình Ôn Thi Vào 10 Có Đáp Án
Phương Pháp Giải Hình 9 Góc Có Đỉnh Ở Bên Trong Đường Tròn – Toán 9
Đề Cương Ôn Tập Ngữ Văn 9 Học Kì 2 Năm Học 2022-2023 Có Đáp Án
Phương Pháp Giải Hình 9 Góc Tạo Bởi Tia Tiếp Tuyến Và Dây Cung – Toán 9
Nội Dung Đề Thi Giữa Kì 2 Văn 9 Năm 2022-2023 Kèm Đáp Án
Phương Pháp Giải Hình 9 Góc Nội Tiếp Kèm Đáp Án Chi Tiết
20 Đề Nghị Luận Những Tác Phẩm Thi Vào Lớp 10 Năm 2023-2024
Phương Pháp Giải Toán 9 Liên Hệ Giữa Cung Và Dây Có Đáp Án