Docly

Đề Thi Văn Cuối Kì 2 Lớp 9 Sở GD Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Phương Pháp Giải Toán 9 Hệ Hai Phương Trình Bậc Nhất Hai Ẩn – Toán 9
Phiếu Học Tập Môn Ngữ Văn 9 Cả Năm Theo Từng Bài Học – Ngữ Văn Lớp 9
Phương Pháp Giải Toán 9 Phương Trình Bậc Nhất Hai Ẩn – Toán 9
100 Cách Mở Bài Nghị Luận Văn Học Lớp 9 Dễ Nhớ – Ngữ Văn Lớp 9
Đề Cương Ôn Tập Hình Học 9 Chương 2 Đường Tròn Có Lời Giải

Đề Thi Văn Cuối Kì 2 Lớp 9 Sở GD Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 9 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

QUẢNG NAM



KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021

Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)



I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Người ta nói: “Ăn cho mình, mặc cho người”, có lẽ nhiều phần đúng. Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xoè váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay. Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài cánh đồng vắng chắc không chải đầu mượt bằng sáp thơm, áo sơ-mi là phẳng tắp... Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hoá xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc áo quần loè loẹt, nói cười oang oang.

(Ngữ văn 9, tập Hai, trang 9, NXB Giáo dục 2008)

Câu 1 (1.0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (1.0 điểm). Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong câu: “Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài cánh đồng vắng chắc không chải đầu mượt bằng sáp thơm, áo sơ-mi là phẳng tắp...”.

Câu 3 (1.0 điểm). Tìm các từ ngữ tạo nên phép lặp giữa những câu văn sau:

Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hoá xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc áo quần loè loẹt, nói cười oang oang.

Câu 4 (1.0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 5 (1.0 điểm). Em có đồng ý với quan điểm “mặc cho người” hay không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...


Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

(Viễn Phương, Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9,

tập Hai, trang 58, NXB Giáo dục 2008)


................ Hết ...............




SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 - 2021

QUẢNG NAM Môn: NGỮ VĂN - Lớp 9

HƯỚNG DẪN CHẤM

(Hướng dẫn chấm này có 02 trang)

I. Hướng dẫn chung

- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.

- Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.

- Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kĩ năng. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định.

II. Đáp án và thang điểm


PHẦN

ĐÁP ÁN

ĐIỂM


ĐỌC HIỂU

(5.0 điểm)

Câu 1:


- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/phương thức nghị luận.

1.0

Câu 2:


- chắc

- Thành phần tình thái

0.5

0.5

Câu 3:


Phép lặp:

- không

- đi


0.5

0.5

Câu 4:


Nội dung chính của đoạn trích: Học sinh nêu được một trong hai ý sau:

- Đoạn trích bàn về vấn đề ăn mặc (trang phục) của con người trong cuộc sống.

- Ăn mặc phải phù hợp với môi trường sống, môi trường làm việc và tuân thủ theo các quy tắc văn hoá xã hội.

1.0



Câu 5:


Học sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau miễn sao lí giải hợp lí và không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật.

Sau đây là một số gợi ý:

Mức 1:

- Đồng ý và lí giải được một trong các gợi ý sau:

+“mặc cho người” thể hiện lòng tự trọng của mỗi cá nhân.

+“mặc cho người” thể hiện ý thức tôn trọng đối với mọi người trong cộng đồng.

+“mặc cho người” thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc.

+...

- Không đồng ý và lí giải được một trong các gợi ý sau:

+ “mặc” trước hết cho bản thân mình, thể hiện sở thích, cá tính của mỗi người.

+ “mặc” phụ thuộc vào điều kiện sức khỏe, công việc, kinh tế,... của từng người.

+...

- Vừa đồng ý vừa không đồng ý và lí giải được cả hai.

Mức 2: Đồng ý hoặc không đồng ý nhưng lí giải còn chung chung, ít thuyết phục.

Mức 3:

+ Nêu được quan điểm.

+ Lí giải không chính xác, không liên quan đến vấn đề hoặc không trả lời.





1.0













0.5



0.25

0


LÀM VĂN

(5.0 điểm)

1. Yêu cầu chung:

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận về đoạn thơ.

- Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Sử dụng phù hợp các thao tác lập luận.


2. Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Bài viết đảm bảo cấu trúc 3 phần:

- Mở bài: Biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được đoạn thơ

- Thân bài: Triển khai được các luận điểm để làm sáng tỏ các giá trị của đoạn thơ.

- Kết bài: Khái quát được vấn đề; nêu được những nhận xét, đánh giá, thể hiện được ấn tượng, cảm xúc về đoạn thơ.


0.5

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Đoạn thơ trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương

0.5


c. Triển khai vấn đề nghị luận phù hợp: Học sinh vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; có thể tổ chức bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:




* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ

0.5

* Cảm nhận về đoạn thơ:

a) Về nội dung:

- Cảm xúc và tâm trạng của tác giả khi xếp hàng vào lăng:

+ Ngợi ca sự vĩ đại của Bác Hồ, lòng biết ơn vô hạn của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác.

+ Niềm thương nhớ khôn nguôi; sự thành kính, tôn vinh của nhân dân ta đối với Bác.

- Cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng:

+ Suy nghĩ về tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác trong không gian trong trẻo, yên bình.

+ Nỗi đau xót tột cùng vì sự ra đi của Người.

b) Về nghệ thuật:

- Giọng thơ tha thiết, thành kính, giàu cảm xúc.

- Hình ảnh thơ phong phú, giàu tính biểu tượng, gợi những suy tưởng sâu xa.

- Ngôn ngữ bình dị, cô đúc; sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ.

2.5

* Đánh giá chung

Đoạn thơ giàu hình ảnh, sáng tạo và gợi cảm; giọng thơ tha thiết, thành kính; thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, vừa tự hào vừa đau xót của tác giả khi vào lăng viếng Bác.

0.5

d. Sáng tạo: cách diễn đạt mi mẻ; th hin tình cảm, suy nghĩ sâu sắc về nội dung đoạn thơ.

0.25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.25




Ngoài Đề Thi Văn Cuối Kì 2 Lớp 9 Sở GD Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 9 thì các tài liệu học tập trong chương trình 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Bộ đề thi này bao gồm các đoạn văn, câu hỏi và bài tập liên quan đến nhiều chủ đề trong Văn học. Bạn sẽ được thử thách về kỹ năng đọc hiểu, phân tích văn bản, viết văn nghị luận và nhiều khía cạnh khác của môn Văn.

Đặc biệt, bộ đề thi cung cấp đáp án chi tiết và giải thích, giúp bạn tự kiểm tra và hiểu rõ hơn về cách giải quyết các bài tập. Điều này giúp bạn nắm vững kiến thức, cải thiện kỹ năng và tự tin hơn khi tham gia vào kỳ thi cuối kì.

Hãy cùng tham gia và ôn tập với “Đề Thi Văn Cuối Kì 2 Lớp 9 Sở GD Quảng Nam 2020-2021 Có Đáp Án”. Bằng sự nỗ lực và cố gắng trong việc ôn tập, bạn sẽ chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi cuối kì và có khả năng thể hiện tốt nhất kiến thức của mình trong việc hiểu và ứng dụng Văn học. Chúc bạn thành công và vui vẻ trong hành trình ôn tập và thi cử!

>>> Bài viết có liên quan:

Bài Dự Thi Đại Sứ Văn Hóa Đọc Năm 2022 Đề 1 – Ngữ Văn Lớp 9
Giải Hình 9 Bìa 7 Vị Trí Tương Đối Của Hai Đường Tròn (Tiếp Theo)
Một Số Chủ Đề Và Dẫn Chứng Cho Các Chủ Đề Nghị Luận Xã Hội
Đề Thi Văn Cuối Kì 2 Lớp 9 THCS Lê Quý Đôn 2021-2022 Có Đáp Án
Phương Pháp Giải Hình 9 Dấu Hiệu Nhận Biết Tiếp Tuyến Của Đường Tròn
Hướng Dẫn Viết Các Đoạn Văn Nghị Luận Xã Hội Lớp 9 Thi Vào 10
Giải Hình 9 Vị Trí Tương Đối Của Đường Thẳng Và Đường Tròn – Toán 9
Phương Pháp Giải Hình 9 Bài 7 Vị Trí Tương Đối Của Hai Đường Tròn
Đề Thi Văn Cuối Kì 2 Lớp 9 Năm 2021-2022 Có Đáp Án
Giải Toán 9 Bài 3 Hình Học Liên Hệ Giữa Dây Và Khoảng Cách Từ Tâm Đến Dây