Docly

Đề Cương Ôn Tập Ngữ Văn 9 Học Kì 2 Năm Học 2022-2023 Có Đáp Án

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Phương Pháp Giải Hình 9 Diện Tích Hình Cầu Lớp 9 Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Bài 4 GDCD 9: Bảo Vệ Hòa Bình Có Đáp Án
Phương Pháp Giải Hình 9 Diện Tích Xung Quanh Hình Nón Cụt Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Bài 3 GDCD 9: Dân Chủ Và Kỷ Luật Có Đáp Án
Phương Pháp Giải Hình 9 Hình Trụ-Diện Tích Xung Quanh Và Thể Tích Hình Trụ

Đề Cương Ôn Tập Ngữ Văn 9 Học Kì 2 Năm Học 2022-2023 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 9 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 - HỌC KÌ II

Năm học 2022-2023

  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC:

  1. PHẦN VĂN BẢN: TRUYỆN THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

TT

Tác

phẩm

Tác giả

Thể loại

PTBĐ


Nội dung

Ý nghĩa








1






Những ngôi sao

xa xôi


1971






Lê Minh Khuê (1949)








Truyện ngắn






Tự sự

Biểu cảm

Miêu tả

- Cuộc sống chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Nổi bật là tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ

Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.

2

Viếng lăng Bác

1976

(Như mây mùa xuân)

Viễn Phương

(1928- 2005)

Thơ

tám chữ

Biểu cảm

Miêu tả

- Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần từ miền Nam ra viếng lăng Bác.

Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác.

3

Sang

thu

1977

Từ chiến hào đến thành phố

Hữu Thỉnh

(1942)

Thơ năm chữ

Biểu cảm

Miêu tả

- Hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa.

- Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ.

Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.

4

Nói với con

Sau 1975

Y Phương

(1948-2021)

Thơ tự do


Biểu cảm

Miêu tả

Bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hưong và đạo lí sống ân nghĩa thủy chung với dân tộc.

Thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước

5


Mùa xuân nho nhỏ

1980

Thanh Hải

(1930-1980)

Thơ năm chữ

Biểu cảm,

Miêu tả

- Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung.


Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời

2. PHẦN TIẾNG VIỆT:

Thành phần phụ Khởi ngữ

Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo …

Thành phần biệt lập Tình thái

Hình như thu đã về.

Thành phần biệt lập Cảm thán

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời.

Thành phần biệt lập Gọi đáp

Hoa ơi, hãy tỏa hương!

Thành phần biệt lập Phụ chú

Phương Định, nhân vật chính trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, là một cô gái Hà Nội xinh đẹp, trẻ trung.

Liên kết câu-liên kết đoạn

  • Liên kết về nội dung: liên kết chủ đề và liên kết lô gic

  • Liên kết về hình thức: gồm các phép liên kết:

- Phép lặp từ ngữ

- Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng

- Phép thế

- Phép nối

3. PHẦN TẬP LÀM VĂN: PHƯƠNG THỨC NGHỊ LUẬN

3.1. Nắm vững Cách làm bài văn nghị luận về:

- Sự việc, hiện tượng đời sống.

- Vấn đề tư tưởng, đạo lý.

- Tác phẩm truyện hoặc đoạn trích (toàn bộ tác phẩm hoặc đoạn trích, nhân vật).

- Đoạn thơ, bài thơ.

3.2. Dàn ý khái quát của một số kiểu bài nghị luận:

3.2.1 Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:

  • MB: Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần nghị luận

  • TB:

  • Nêu biểu hiện, thực trạng của sự việc, hiện tượng

  • Phân tích nguyên nhân (chủ quan, khách quan)

  • Phân tích mặt lợi, mặt hại

  • Đề xuất giải pháp khắc phục (sự việc, hiện tượng chưa tốt) hoặc phát huy (sự việc, hiện tượng tốt)

  • KB: Khẳng định ý nghĩa của sự việc, hiện tượng đó và liên hệ bản thân.

      1. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:

  • MB: Giới thiệu tư tưởng, đạo lý cần nghị luận.

  • TB:

  • Giải thích/ Chứng minh tư tưởng, đạo lý, lối sống đó.

  • Nhận định, đánh giá mặt đúng/ mặt sai; mặt lợi/ mặt hại của vấn đề đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.

  • Mở rộng vấn đề: phê phán biểu hiện sai trái đi ngược lại tư tưởng, đạo lý, lối sống đó.

  • Nêu nhận thức đúng, hành động đúng.

  • KB: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề đó trong XH nay.

      1. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ trích báo, từ một cuộc điều tra xã hội, từ tranh ảnh, từ đoạn truyện kể....

  • Mở bài:

  • Dẫn dắt vào đề (…)

  • Giới thiệu vấn đề xã hội mà bài báo/tranh ảnh/đoạn truyện kể đặt ra

  • Thân bài:

  • Giải thích và rút ra vấn đề xã hội đã được đặt ra từ bài báo/tranh ảnh/đoạn truyện kể

Lưu ý: Phần này chỉ giải thích, phân tích một cách khái quát và cuối cùng phải chốt lại thành một luận đề ngắn gọn.

  • Thực hiện trình tự các thao tác nghị luận tương tự như ở bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí hoặc nghị luận về hiện tượng đời sống như đã nêu ở trên (…)

  • Kết bài:

- Khẳng định chung về ý nghĩa xã hội mà bài báo/tranh ảnh/đoạn truyện kể đã nêu ra (…)

- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…).

      1. Nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích):

  • MB:

  • Giới thiệu khái quát những nét chính về tác giả, tác phẩm.

  • Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ về tác phẩm đó.

  • TB:

  • Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm truyện (đoạn trích).

  • Phân tích những giá trị đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm truyện (đoạn trích).

  • KB:

  • Nêu nhận định và đánh giá chung về tác phẩm truyện (đoạn trích).

      1. Nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện (đoạn trích):

  • MB:

  • Giới thiệu khái quát những nét chính về tác giả, tác phẩm.

  • Nêu đặc điểm của nhân vật.

  • TB:

  • Phân tích lần lượt những đặc điểm của nhân vật.

  • KB:

  • Nêu nhận định và đánh giá chung về nhân vật.

      1. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:

  • MB:

  • Giới thiệu khái quát những nét chính về tác giả, tác phẩm.

  • Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ về đoạn thơ, bài thơ đó.

  • TB: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung/ nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

  • KB: Khẳng định giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

II. THỰC HÀNH

1. ĐỌC - HIỂU

Bài tập 1: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:

Mỗi người đều phải leo lên những bậc thang đời mình. Có những ước mơ xa: đến đỉnh cao nhất. Có những ước mơ gần: Một hai bậc, rồi sau đó, một hai bậc tiếp theo. Có người cứ lặng lẽ tiến bước theo mục tiêu của mình, gạt bỏ mọi thị phi. Có người chu du một vòng thiên hạ, nếm đủ đắng cay rồi mới chịu trở về với ước mơ ban đầu. Nhưng cũng có người lỡ bay xa quá và không thể điểu khiển đời mình nữa, chỉ còn buông xuôi và tiếc nuối. Tôi nhận ra rằng, ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.

Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào tầm thường. Và chúng ta học không phải để thoát khỏi nghề rẻ rúng này, để được làm nghề danh giá kia. Mà học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn- Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn; 2017; tr160)

    1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

1.2 Bằng vài câu văn hãy trình bày hiểu biết của em về câu: “Tôi nhận ra rằng, ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.”?

1.4 Những từ ngữ in đậm trong đoạn văn trên thuộc phép liên kết nào?

1.5 Xác định và gọi tên hai thành phần biệt lập có trong đoạn trích?

Bài tập 2: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi

Con biết không, được sống trên cõi đời này là một món quà vô giá với chúng ta. Con được tự do vẽ những bức tranh. Con có cơ hội đi đến nhiều nơi, khám phá nhiều danh lam thắng cảnh, thưởng thức nhiều món ăn ngon. Sau này khi đến tuổi trưởng thành, con có cơ hội được làm những công việc mà con yêu thích. Có thể con sẽ làm một bác sĩ khám chữa bệnh cho mọi người, hay một cô giáo yêu trẻ, hoặc một kiến trúc sư thiết kế những ngôi nhà mà con ấp ủ từ tuổi ấu thơ? Hay con sẽ làm một nhà thiên văn học để giải những bí ẩn của vũ trụ? Thật nhiều những chân trời đang mở ra. Vậy thì có lẽ đâu, vì gặp bão tố trắc trở mà ta từ bỏ mơ ước, từ bỏ cõi đời này? Dù khó khăn đến mấy, hãy kiên cường đi tiếp con nhé!

(Về cái chết, chúng mình làm bạn con nhé- Phong Điệp- NXB Phụ nữ – 2015- trang 118)

2.1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

2.2. Bằng vài câu văn hãy nêu ý nghĩa của đoạn trích?

2.3. Các từ ngữ in đậm thuộc phép liên kết nào?

2.4. Xác định một thành phần biệt lập?

2.5. Tìm một tác phẩm thơ (kèm tên tác giả) trong chương trình Ngữ văn 9 cũng thể hiện lời nhắn nhủ: “Dù khó khăn đến mấy, hãy kiên cường đi tiếp con nhé!”

Bài tập 3: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi

Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có lẽ làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”

(Theo A.L. Ghec - xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997)

3.1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

3.2. Xác định và nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước”?

3.3. Tìm một thành phần biệt lập có trong đoạn văn trên?

3.4. Các từ ngữ in đậm thuộc phép liên kết nào?

Bài tập 4: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi

Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão. gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, với cuộc đời mỗi người như mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. Nhưng dù thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng: để trưởng thành, những thử thách và thất bại bao giờ cũng là điều cần thiết.

(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 – Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.02)

Câu 4.1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 4.2: Chỉ ra và nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ có trong câu văn: “Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu.”

Câu 4.4. Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích là gì?

Câu 4.5 Tìm một thành phần biệt lập có trong đoạn văn trên?

Câu 4.6 Các từ ngữ in đậm thuộc phép liên kết nào?

2. VẬN DỤNG:

2.1 Sắp xếp các văn bản truyện thơ hiện đại đã học theo các giai đoạn sau?

a. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

b. Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1955-1975)

c. Giai đoạn sau kháng chiến chống Mĩ (Sau 1975)

2.2. Sắp xếp các văn bản truyện thơ hiện đại đã học theo những đề tài sau?

a. Người lính

b. Con người lao động mới.

c. Người nông dân trong kháng chiến.

d. Tình cảm gia đình.

2.3. Giải thích ý nghĩa nhan đề của các văn bản sau?

a. Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

b. Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

2.4. Xác định các phép liên kết có trong những đoạn văn sau:

a. “(1) Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. (2) Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. (3) Mỗi loại học vấn cho đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. (4) Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách ghi chép, lưu truyền lại.”

(Trích “Bàn về đọc sách” – Chu Quang Tiềm)

b. “(1) Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. (2) Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. (3) Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. (4) Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. (5) Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. (6) Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)

2.5. Xác định thành phần biệt lập có trong các câu sau:

a. Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó.

b. Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nốt nửa vòng trái đất - từ mép tấm nệm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.

c. Ơi, con chim chiền chiện, /Hót chi mà vang trời.

d. Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về.

2.6. Xác định thành phần phụ khởi ngữ có trong các câu sau:

a. Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày.

b. Nhưng về công việc, ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo.

c. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!

3. VẬN DỤNG CAO:

3.1. Viết đoạn văn nghị luận ngắn (khbàn về các sự việc, hiện tượng và các vấn đề tư tưởng, đạo lý, lối sống sau: (Nghiện game; Bạo lực học đường; Học đối phó, Ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh, Ý thức bảo vệ môi trường sống của con người; Ý chí, nghị lực của con người, Đức tính trung thực, Tính tự lập, Lòng hiếu thảo, Lòng biết ơn, Tình bạn, Lòng yêu thương con người…)

3.2. Viết bài văn nghị luận

- Phân tích nhân vật Phương Định (Những ngôi sao xa xôi-Lê Minh Khuê)

- Phân tích bài thơ Mùa Xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

- Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

- Trình bày suy nghĩ của em về bài thơ Nói với con của Y Phương.

- Phân tích bài thơ Sang thu - Hữu Thỉnh.

III. MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI KÌ 2

  1. Đọc – hiểu: 3.0 đ

  • Phần văn bản: 2.0 đ

(Gồm: Những ngôi sao xa xôi, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu hoặc văn bản ngoài sách giáo khoa.)

+ Tác giả, tác phẩm;

+ Phương thức biểu đạt;

+ Nội dung, ý nghĩa văn bản;

+ Ý nghĩa chi tiết, ý nghĩa hình ảnh trong văn bản;

+ Giải thích nhan đề, đặt nhan đề;

+ Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, cùng phương thức biểu đạt.

  • Tiếng Việt: 1.0 đ

Xác định: Khởi ngữ; Các thành phần biệt lập; Các phép liên kết câu ở ngữ cảnh cụ thể

  1. Vận dụng: 2.0 đ

  • Viết đoạn văn nghị luận xã hội (không quá một trang giấy thi)

  1. Vận dụng cao: 5.0 đ

  • Viết bài văn nghị luận văn học (Các tác phẩm truyện,thơ hiện đại đã học trong chương trình Ngữ văn HKII).

IV. MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA HKII [tham khảo]


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 9- NĂM HỌC 2020-2021

  1. Đọc - Hiểu văn bản (3.0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Giao đơn hàng trị giá 400.000 đồng nhưng khách chuyển nhầm tới 400 triệu đồng, ông Trịnh Hữu Thái lập tức chuyển lại cho khách. Hành động tử tế của ông nhận “bão” like từ cộng đồng mạng.

Kể lại với phóng viên, ông Thái (50 tuổi, ngụ Q.7, TP.HCM, nhân viên một cửa hàng chuyển phát nhanh) vẫn chưa hết run. Ông cho biết chiều 5.4, ông đến một chung cư ở Q.7 giao hàng cho khách. “Con của chị đó mới xuống nhận hàng, xong thì chị gọi rồi chuyển khoản cho tôi. Thấy số 4 rồi vài số 0, tôi cứ nghĩ là 400.000 đồng nên vẫn tiếp tục công việc”, ông Thái kể

Chưa đầy 5 phút sau, nhận được cuộc gọi từ vị khách lúc nãy bảo chuyển nhầm nên ông vội mở điện thoại lên, đếm kỹ thì mới thấy 400 triệu đồng. “Lúc đó tôi hoa mắt, run tay vì số tiền lớn quá. Trong đầu chỉ có một suy nghĩ là làm cách nào để chuyển lại cho người ta càng sớm càng tốt, chứ không người ta nói mình tham hay lo lắng cũng khổ. Số tiền quá lớn mà!”, ông nhớ lại.

Do tài khoản ông Thái chỉ có hạn mức chuyển khoản tối đa là 20 triệu đồng, nên ông tức tốc tìm đến ngân hàng gần nhất để trả lại tiền. Lúc đó, cũng đã gần 16 giờ 30 phút, shipper này chỉ sợ hết giờ ngân hàng làm việc. Ông Thái bộc bạch: “Cũng may tôi thường giao hàng cho ngân hàng đó, người ta biết mặt tôi và tôi cũng có trình bày hoàn cảnh, nên số tiền được gửi trả lại sớm. Trễ giây nào là tim tôi đập mạnh giây đó”.

Khách hàng sau khi gọi điện thoại cảm ơn cũng đã “bồi dưỡng” cho ông 100.000 đồng như một món quà cho sự tử tế. Ông Thái cho biết khi thấy bản thân được mọi người khen trên mạng xã hội khi thông tin lan tỏa, ông rất vui.”

(Thanh Niên online ngày 7/4/2021)

Câu 1: Suy nghĩ hoặc hành động nào của nhân vật (ở văn bản trên) khi biết khách hàng chuyển nhầm vào tài khoản của mình 400 triệu đồng đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với em?

Câu 2: Hãy đặt nhan đề cho văn bản?

Câu 3: Bằng 01 câu văn có sử dụng thành phần phụ khởi ngữ, em hãy nêu nhận xét về vẻ đẹp nhân cách gợi lên từ suy nghĩ, hành động của nhân vật ở văn bản?

Câu 4: Xác định 01 thành phần biệt lập và 01 phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn in đậm?

  1. Tập làm văn (7.0 điểm):

Câu 1 (2.0 điểm): Từ văn bản đọc-hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 01 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm): “Mùa xuân nho nhỏ” không chỉ hấp dẫn bạn đọc ở khung cảnh mùa xuân thơ mộng nơi xứ Huế mà còn ở khát vọng cống hiến cháy bỏng, dạt dào của nhà thơ!” Em hãy làm rõ nhận định trên qua hai khổ thơ sau:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.


Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.”

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)


ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II [đề 2]

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9

Câu 1 (3,0 điểm): Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện theo các yêu cầu bên dưới:

[I]. Trước con số khoảng 100 người chết mỗi ngày do dịch COVID-19 gây ra ở Trung Quốc, giới truyền thông và dư luận đã dừng lại trước cái chết của những bác sĩ, nhân viên y tế - những người trực tiếp tham gia chống dịch, cứu người kể từ khi nó bùng phát cho đến nay.

[II]. (…) Trong suốt những ngày dịch COVID-19 ảnh hưởng tới Việt Nam, các bác sĩ trong cả nước cũng đã căng mình điều trị cho các bệnh nhân. Bước đầu, Việt Nam đã có những biện pháp cách ly, ngăn ngừa và trị liệu hiệu quả. Sắp có 2 địa phương là Khánh Hòa, Thanh Hóa công bố hết dịch. Tin vui đó có sự nỗ lực to lớn của ngành y (…).

[III]. Những ngày tháng 2, ở nước ta có một ngày vinh danh người thầy thuốc: 27-2, Ngày thầy thuốc Việt Nam. Cần nói một lời cảm ơn về tất cả những sự hi sinh cho con người, dù họ mang quốc tịch nào. Cũng cần nói thêm nhiều lời cảm ơn với những người thầy thuốc có tâm với nghề, cống hiến trí tuệ của mình cho con người, không chỉ riêng 27-2, hay tháng 2 mới nhớ, mới tri ân.

[IV]. Thực ra, biết ơn chính là một cách nuôi dưỡng lòng mình trở nên tốt đẹp hơn. Đó cũng là cách thừa nhận người khác, nghề khác trong tương quan với cuộc đời…

(Trích “Tận lực cho đời” - Lưu Đình Long ở Báo Tuổi trẻ ra ngày 20/2/2020)

1.1 Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Kể tên một văn bản (có tên tác giả đi kèm) ở chương trình Ngữ văn 9 HKII có cùng phương thức biểu đạt này?

1.2 Ở đoạn văn thứ ba, thông điệp sâu sắc người viết muốn gửi đến chúng ta là gì?

1.3 Tìm và gọi tên cụ thể một thành phần biệt lập có ở đoạn văn thứ nhất.

1.4 Xác định một phép thế ở đoạn văn thứ hai.

Câu 2 (2,0 điểm). Ở đoạn trích trên (phần “Đọc-hiểu), người viết đã nêu ý kiến của mình: “Biết ơn chính là một cách nuôi dưỡng lòng mình trở nên tốt đẹp hơn.”

Viết đoạn văn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Câu 3 (5,0 điểm). Phân tích hai khổ thơ sau để làm rõ cảm nhận tinh tế của nhà thơ về khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên từ cuối hạ sang đầu thu.

Sông được lúc dềnh dàng Vẫn còn bao nhiêu nắng

Chim bắt đầu vội vã Đã vơi dần cơn mưa

Có đám mây mùa hạ Sấm cũng bớt bất ngờ

Vắt nửa mình sang thu Trên hàng cây đứng tuổi.

(Sang thu - Hữu Thỉnh)


ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II [đề 3]

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9

Thời gian làm bài:90 phút


I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Trong học tập học sinh có xu hướng “học vẹt”, tức là học một cách máy móc những gì thầy cô đọc cho ghi chép mà không cần hiểu bài học muốn nói gì, vì sao kiến thức đó đúng, học bài thì không đọc tiêu đề, cứ học ào ào như một cái máy,… Nếu học sinh gặp một câu hỏi nằm ngoài những gì đã được nghe, được ghi chép, chúng cảm thấy bối rối, khó khăn, không thể tự suy nghĩ mà tìm ra câu trả lời. Ta cũng nhận ra rằng sự sáng tạo của học sinh ngày nay kém các thế hệ trước rất nhiều.

Trong gia đình, những đứa con càng ngày càng thiếu ý thức về giá trị của đồng tiền và công sức lao động, ít giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà dù đó chỉ là việc tự dọn dẹp phòng mình: Nhiều bạn trẻ thích xài tiền nhưng không nghĩ tiền này do đâu mà có, thức ăn mỗi ngày do ai nấu, nhà cửa - chén đĩa sạch sẽ do ai rửa dọn mỗi ngày, quần áo mình mặc do ai giặt ủi,…? Nhiều lúc chúng còn trách móc cha mẹ không làm giùm chúng những việc mà đáng lẽ ra chúng phải tự làm tự chịu trách nhiệm như mang đầy đủ đồ dùng cá nhân khi đi học hoặc đi du lịch, tự thức dậy đúng giờ, tự lực học tập theo thời khóa biểu,…

Một số trẻ lại thiếu khả năng giao tiếp ứng xử ngoài xã hội, trở nên nhút nhát rụt rè khi tiếp xúc với người lạ, hoặc nói năng thiếu lễ phép, hoặc quá dạn dĩ trở nên trơ tráo thiếu tôn trọng người khác, nét mặt thì vênh váo coi trời bằng vung,…

Khi đến tuổi tự lập cần tách khỏi gia đình, nhiều người sẽ cảm thấy hụt hẫng chới với thiếu tự tin vào bản thân khi bước vào đời. Họ dần trở nên mất phương hướng khi cuộc sống thay đổi, khó thích nghi khi gặp tình huống bất ngờ. Hiện nay có nhiều người đỗ đạt cao có thể có bằng thạc sĩ nhưng thiếu bản lĩnh đương đầu với khó khăn không thành công trong cuộc sống.

Hiện tượng ỷ lại ở giới trẻ là một mầm bệnh nguy hại cần phải loại trừ để tránh sự đi lùi của xã hội mai sau.

(Theo “Căn bệnh ỷ lại của giới trẻ”, nguồn Internet)


Câu 1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, tác hại ghê gớm của căn bệnh ỷ lại đối với giới trẻ thời nay là gì? (Yêu cầu: Chỉ cần nêu 02 tác hại của căn bệnh ỷ lại) (0,5 điểm)

Câu 3. Em có đồng ý với ý kiến: “Hiện tượng ỷ lại ở giới trẻ là một mầm bệnh nguy hại cần phải loại trừ để tránh sự đi lùi của xã hội mai sau” không? Tại sao? (1,0 điểm).

Câu 4. Xác định 1 phép lặp và 1 phép thế trong văn bản trên? (1,0 điểm).


II. TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm):

Câu 1 (2.0 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về vai trò của tính tự lập.

Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài “Nói với con” của Y Phương:

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai bé nhỏ đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.

(Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục)


- Hết -


Ngoài Đề Cương Ôn Tập Ngữ Văn 9 Học Kì 2 Năm Học 2022-2023 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 9 thì các tài liệu học tập trong chương trình 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Bộ tài liệu này là một công cụ hữu ích giúp bạn ôn tập kiến thức Ngữ Văn lớp 9 một cách tổng quát và hiệu quả. Được biên soạn dựa trên chương trình học kì 2 năm học 2022-2023, bộ tài liệu bao gồm các nội dung kiến thức chủ yếu trong môn Ngữ Văn như tác phẩm văn học, ngữ âm, ngữ pháp, và các dạng bài tập thường gặp.

Mỗi phần kiến thức trong tài liệu đều được trình bày một cách cô đọng và dễ hiểu, kèm theo ví dụ minh họa giúp bạn nắm vững từng bước giải quyết. Đặc biệt, tài liệu đi kèm với đáp án chi tiết, giúp bạn tự kiểm tra và tự đánh giá năng lực của mình sau mỗi bài tập.

Bằng việc sử dụng “Đề Cương Ôn Tập Ngữ Văn 9 Học Kì 2 Năm Học 2022-2023 Có Đáp Án”, bạn sẽ có cơ hội ôn tập một cách tổng quát, nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập một cách thành thạo. Điều này giúp bạn tự tin và sẵn sàng đối mặt với kỳ thi cuối học kỳ 2.

Hãy cùng tham gia và thực hành với tài liệu ôn tập Ngữ Văn 9 này, từ chúng tôi, để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới và đạt được kết quả cao trong môn học quan trọng này. Chúc các bạn ôn tập hiệu quả và thành công trong kỳ thi cuối học kỳ 2!

>>> Bài viết có liên quan:

Bài Tập Trắc Nghiệm GDCD 9 Bài 2: Tự Chủ Có Đáp Án
Phương Pháp Giải Toán 9 Diện Tích Hình Tròn Hình Quạt Tròn Có Đáp Án
Trắc Nghiệm GDCD 9 Bài 1: Chí Công Vô Tư Có Đáp Án
Toán 9 Bài 9 Độ Dài Đường Tròn Cung Tròn Kèm Hướng Dẫn Giải
95 Câu Trắc Nghiệm GDCD 9 Cả Năm 2022 – 2023 Có Đáp Án
Cách Chúng Minh Tứ Giác Nội Tiếp Năm 2023 Có Lời Giải
Giáo Án GDCD Lớp 9 Cả Năm PP Mới 5 Bước Hoạt Động – Công Dân Lớp 9
Phương Pháp Giải Hình 9 Cung Chứa Góc Có Lời Giải – Toán 9
120 Đề Đọc Hiểu Ngữ Văn 9 Ngoài Chương Trình Ôn Thi Vào 10 Có Đáp Án
Phương Pháp Giải Hình 9 Góc Có Đỉnh Ở Bên Trong Đường Tròn – Toán 9