Đề Thi Giữa Kì 1 Vật Lý 11 Năm 2022-2023 (Đề 1) Có Đáp Án
Đề Thi Giữa Kì 1 Vật Lý 11 Năm 2022-2023 (Đề 1) Có Đáp Án – Vật Lí 11 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
>>> Mọi người cũng quan tâm:
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2022 – 2023 (ĐỀ 1)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)
Câu 1: Dưới tác dụng của lực điện trường, một điện tích q > 0 di chuyển được một đoạn đường s trong điện trường đều theo phương hợp với góc . Trong trường hợp nào sau đây, công của lực điện trường là công cản?
A. = 450 B. 900 C. = 1200 D. = 00
Câu 2: Cường độ dòng điện chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn là 1,5A. Trong khoảng thời gian 3s thì điện lượng chuyển qua tiết diện dây là
A. 1C B. 5,4C C. 0,5C D. 4,5C
Câu 3: Quan hệ giữa cường độ điện trường E và hiệu điện thế U giữa hai điểm mà hình chiếu đường nối hai điểm đó lên đường sức là d thì cho bởi biểu thức
A. U = E.d B. U = E/d C. U = q.E/d D. U = q.E.d
Câu 4: Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Điện tích của vật B và D cùng dấu.
B. Điện tích của vật A và D trái dấu.
C. Điện tích của vật A và C cùng dấu.
D. Điện tích của vật A và D cùng dấu.
Câu 5: Trong trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện?
A. hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí.
B. hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit.
C. hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất.
D. hai tấm nhựa phủ ngoài một lá nhôm.
Câu 6: Điện trường đều là điện trường mà cường độ điện trường của nó
A. có hướng như nhau tại mọi điểm. B. có độ lớn như nhau tại mọi điểm.
C. có độ lớn giảm dần theo thời gian. D. có hướng và độ lớn như nhau tại mọi điểm.
Câu 7: Mối liên hệ giưa hiệu điện thế UMN và hiệu điện thế UNM là:
A. UMN =-1/UNM B. UMN =1/UNM. C. UMN = UNM. D. UMN = - UNM.
Câu 8: Điều kiện để có dòng điện là
A. có điện tích tự do. B. có hiệu điện thế.
C. có nguồn điện D. có hiệu điện thế và điện tích tự do.
Câu 9: Hai tụ điện chứa cùng một lượng điện tích thì
A. tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản lớn hơn.
B. chúng phải có cùng điện dung.
C. hiệu điện thế giữa hai bản của mỗi tụ điện phải bằng nhau.
D. tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản nhỏ hơn.
Câu 10: Một nguồn điện có suất điện động là ξ, công của nguồn là A, q là độ lớn điện tích dịch chuyển qua nguồn. Mối liên hệ giữa chúng là
A. A = q.ξ B. ξ = q.A C. q = A.ξ D. A = q2.ξ
Câu 11: Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường
A. tỉ lệ thuận với chiều dài đường đi MN.
B. cả ba ý A, D, C đều không đúng.
C. tỉ lệ thuận với thời gian di chuyển.
D.
tỉ lệ thuận với độ lớn của điện tích q.
Câu
12: Hiệu điện thế giữa
hai điểm M, N là UMN
= 40V. Chọn câu chắc chắn đúng.
A. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N là 40V
B. Điện hế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm.
C. Điện thế ở N bằng 0.
D. Điện thế ở M là 40V.
Câu 13: Hai điện tích đặt gần nhau, nếu tăng khoảng cách giữa chúng đi 2 lần thì lực tương tác giữa 2 vật sẽ
A. tăng lên 4 lần B. giảm đi 2 lần C. giảm đi 4 lần D. tăng lên 2 lần
Câu 14: Một vật có mang điện tích dương thì phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Vật đó thiếu êlectron.
B. Cả D và C
C. Hạt nhân của các nguyên tử trong vật đó có số proton nhiều hơn số nơtron.
D. Vật có thừa êlectron.
Câu 15: Điện trường là
A. môi trường không khí quanh điện tích.
B. môi trường dẫn điện.
C. môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
D. môi trường chứa các điện tích.
Câu 16: Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn tới điểm đang xét tăng lần thì cường độ điện trường
A. giảm 4 lần. B. tăng 4 lần. C. tăng 2 lần. D. giảm 2 lần.
Câu 17: Một đoạn mạch tiêu thụ có công suất 100 W, trong 20 phút nó tiêu thụ một năng lượng
A. 5 J. B. 10 kJ C. 2000 J. D. 120 kJ.
Câu 18: Công của dòng điện có đơn vị là:
A. kVA B. kWh C. W D. J/s
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Công suất toả nhiệt ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ toả nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt
B. Công của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là công của lực điện trường làm di chuyển các điện tích tự do trong đoạn mạch và bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
C. Công suất của dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
D. Nhiệt lượng toả ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật.
Câu 20: Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí
A. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện
B. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
C. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.
D. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
Câu 21: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 1μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 10 m là
A. 1 J. B. 1000 J. C. 10 mJ. D. 1 mJ.
II. PHẦN TỰ LUẬN(3ĐIỂM)
Bài 1(1điểm) Cho mạch điện gồm R1, nối tiếp với R2 đặt vào hiệu điện thế U = 18V, R2 = 1,5 . Biết hiệu điện thế hai đầu R1 là 6V. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên R1 trong 2 phút ?
Bài 2(2 điểm) Môt điện tích điểm q1 = 8.10-8C tại O trong chân không
a) Xác định cường độ điện trường tại M cách O một khoảng 30cm.
b) Tại A cách O 10cm đặt điện tích điểm q2=-6.10-8C. Tính cường độ điện trường tại N là trung điểm của AO.
c) Xác định vị trí điểm C mà tại đó cường độ điện trường bằng 0
------ HẾT ------
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Câu 11 |
C |
D |
A |
D |
C |
D |
D |
D |
D |
A |
D |
Câu 12 |
Câu 13 |
Câu 14 |
Câu 15 |
Câu 16 |
Câu 17 |
Câu 18 |
Câu 19 |
Câu 20 |
Câu 21 |
|
A |
C |
A |
C |
D |
D |
B |
D |
D |
C |
|
II. TỰ LUẬN
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1 |
|
0,25 |
|
0,25 |
|
|
0,5 |
|
2a |
|
0,5 |
2b |
|
1 |
2c |
C nằm ngoài AO cách A 64,64cm |
0,5 |
Ngoài Đề Thi Giữa Kì 1 Vật Lý 11 Năm 2022-2023 (Đề 1) Có Đáp Án – Vật Lí 11 thì các đề thi trong chương trình lớp 11 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Đề Thi Giữa Kì 1 Vật Lý 11 Năm học 2022-2023 (Đề 1) là một tài liệu quan trọng giúp học sinh lớp 11 ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi giữa kì 1 môn Vật Lý. Đề thi này được biên soạn theo cấu trúc và yêu cầu của chương trình học, đảm bảo cung cấp cho học sinh các câu hỏi và bài tập đa dạng và phù hợp với nội dung đã học trong kỳ.
Đề Thi Giữa Kì 1 Vật Lý 11 Năm 2022-2023 (Đề 1) gồm các câu hỏi và bài tập chủ yếu tập trung vào các chủ đề quan trọng như cơ học, nhiệt động học, điện học, từ trường và quang học. Đề thi được xây dựng sao cho học sinh phải áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề và bài toán thực tế. Điều này giúp học sinh rèn luyện tư duy logic, khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề trong môn Vật Lý.
Mỗi câu hỏi và bài tập trong Đề Thi Giữa Kì 1 Vật Lý 11 Năm 2022-2023 (Đề 1) đi kèm với đáp án chi tiết và lời giải. Đáp án và lời giải được trình bày một cách rõ ràng, cung cấp các phương pháp giải quyết và lý thuyết cần thiết. Điều này giúp học sinh hiểu rõ cách áp dụng kiến thức Vật Lý vào việc giải quyết các bài toán và đồng thời tự kiểm tra kết quả của mình.
Bộ Đề Thi Giữa Kì 1 Vật Lý 11 Năm 2022-2023 (Đề 1) là một nguồn tài liệu quý giá để học sinh ôn tập và nâng cao kỹ năng giải quyết bài tập Vật Lý. Qua việc làm các câu hỏi và bài tập trong đề thi, học sinh có cơ hội làm quen với độ khó và yêu cầu của kỳ thi giữa kì 1. Đồng thời, họ cũng có thể tự đánh giá và cải thiện khả năng làm bài và hiểu sâu hơn về các khái niệm và nguyên lý vật lý.
>>> Bài viết liên quan: