Docly

Đề Thi Giữa Kì 2 Lý 11 Năm Học 2022 (Đề 4) Có Đáp Án

Đề Thi Giữa Kì 2 Lý 11 Năm Học 2022 (Đề 4) Có Đáp Án – Vật Lí 11 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Tổng Hợp 10 Đề Thi Học Kì 1 Toán 11 Hay Nhất Năm 2023 Có Đáp Án
Đề Thi Học Kì 1 Toán 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 3)
Đề Thi HSG Toán 11 Tỉnh Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1)
Tổng Hợp 30 Đề Thi Học Sinh Giỏi Toán 11 Có Đáp Án
Đề Thi Học Kì I Toán 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 4)

Đề Thi Giữa Kì 2 Lý 11 Năm Học 2022 (Đề 4) Có Đáp Án

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

SỞ GD-ĐT ….

TRƯỜNG THPT …..

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề gồm có 02 trang)

KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2021-2022

Môn: Vật lí – Lớp: 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)



I/ TRẮC NGHIỆM (7 điểm)



Câu 1: Từ thông riêng của một mạch kín phụ thuộc vào

A. cường độ dòng điện qua mạch. B. điện trở của mạch.

C. chiều dài dây dẫn. D. tiết diện dây dẫn.

Câu 2: Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và

A. tác dụng lực hút lên các vật. B. tác dụng lực điện lên điện tích.

C. tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó. D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó.

Câu 3: Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào

A. độ lớn cảm ứng từ. B. cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn.

C. chiêu dài dây dẫn mang dòng điện. D. điện trở dây dẫn.

Câu 4: Dòng điện Fu-cô xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây?

A. Khối lưu huỳnh nằm trong từ trường biến thiên.

B. Lá nhôm nằm trong từ trường đều.

C. Khối đồng chuyển động trong từ trường đều cắt các đường sức từ.

D. Khối thép chuyển động dọc theo các đường sức của từ trường đều.

Câu 5: Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ

A. hóa năng. B. cơ năng. C. quang năng. D. nhiệt năng.

Câu 6: Độ lớn cảm ứng từ do dòng điện chạy trong ống dây hình trụ gây ra tại một điểm trong lòng ống dây được xác định theo công thức

A. B = 2.10­ -7­ . B. B = 2.10­ -7­ . C. B = 2.10­ -7­ . D. B = 4 .10­ -7­ nI.

Câu 7: Lực Lo-ren-xơ là

A. lực Trái Đất tác dụng lên vật. B. lực điện tác dụng lên điện tích.

C. lực từ tác dụng lên dòng điện. D. lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường.

Câu 8: Biểu thức xác định độ lớn của lực Lo-ren-xơ tác dụng lên một hạt mang điện tích q chuyển động trong từ trường đều là

A. f= IlBsin . B. f= IlBcos . C. f= vBsin . D. f= vBcos .

Câu 9: Phát biểu nào dưới đây là đúng? Từ trường không tương tác với

A. các điện tích đứng yên. B. nam châm chuyển động.

C. các điện tích chuyển động. D. nam châm đứng yên.

Câu 10: Cho hai dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện ngược chiều chạy qua thì 2 dây dẫn

A. hút nhau. B. không tương tác. C. đẩy nhau. D. đều dao động.

Câu 11: Một điện tích 1 µC bay với vận tốc 104 m/s xiên một góc 300 so với các đường sức từ vào một từ trường đều có độ lớn 0,5 T. Độ lớn lực Lo-ren-xơ tác dụng lên điện tích là

A. 2,5.10-3 N. B. 25 .10-3 N. C. 25 N. D. 2,5 N.

Câu 12: Mạch kín giới hạn mặt phẳng S, có độ tự cảm L. Khi có dòng điện i trong mạch, từ thông riêng của mạch được xác định bởi: A. S. B. C. D.

Câu 13: Phương của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện không có đặc điểm nào sau đây?

A. Vuông góc với dây dẫn mang dòng điện.

B. Vuông góc với vectơ cảm ứng từ.

C. Vuông góc với mặt phẳng chứa vectơ cảm ứng từ và dòng điện.

D. Song song với các đường sức từ.

Câu 14: Độ tự cảm của ống dây dẫn hình trụ có N vòng, chiều dài l, tiết diện S là

A. L = 4π.10-7  . B. L = 2π.10-7  . C. L = 4.10-7   . D. L = 4π.10-7   .

Câu 15: Một ống dây có hệ số tự cảm 20 mH đang có dòng điện với cường độ 5 A chạy qua. Trong thời gian 0,1 s dòng điện giảm đều về 0. Độ lớn suất điện động tự cảm của ống dây có độ lớn là

A. 100 V. B. 1V. C. 0,1 V. D. 1000 V.

Câu 16: Một dây dẫn mang dòng điện được bố trí theo phương nằm ngang, có chiều từ trong ra ngoài. Nếu dây dẫn chịu lực từ tác dụng lên dây có chiều từ trên xuống dưới thì cảm ứng từ có chiều

A. từ phải sang trái. B. từ trái sang phải.

C. từ trên xuống dưới. D. từ dưới lên trên.

Câu 17: Hai điểm M, N gần dòng điện thẳng dài mà khoảng cách từ M đến dòng điện lớn gấp 4 lần khoảng cách từ N đến dòng điện. Nếu gọi cảm ứng từ gây ra bởi dòng điện đó tại M là BM , tại N là BN thì: A. BM = BN. B. BM = 2BN. C. BM = BN. D. BM = 4BN.

Câu 18: Đại lượng sinh ra dòng điện cảm ứng trong một mạch kín được gọi là

A. từ thông. B. suất điện động cảm ứng.

C. độ tự cảm. D. suất điện động tự cảm.

Câu 19: Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều

A. sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch.

B. hoàn toàn ngẫu nhiên.

C. sao cho từ trường cảm ứng luôn luôn cùng chiều với từ trường ngoài.

D. sao cho từ trường cảm ứng luôn luôn ngược chiều với từ trường ngoài.

Câu 20: Đơn vị của độ tự cảm là

A. T/m2. B. T (tesla). C. H (henry). D. Wb (vêbe).

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là sai? Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi

A. dòng điện tăng nhanh. B. dòng điện giảm nhanh.

C. dòng điện có giá trị lớn. D. Dòng điện biến thiên nhanh.


II/ TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm): Hai dòng điện đồng phẳng I1 = 7A, I2 = 3A

chạy theo hai chiều ngược nhau trong hai dây dẫn thẳng dài, I1 I2

song song và cách nhau AB = 8 cm trong không khí (như hình vẽ). A B

Hãy xác định vectơ cảm ứng từ tổng hợp do I1I2 gây ra tại

điểm N với N nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn và cách đều hai dây?

Câu 2 (1,5 điểm): Một khung dây cứng, phẳng, hình vuông ABCD có cạnh a = 20 cm, đặt cố định trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung dây và có chiều hướng từ ngoài vào trong như hình vẽ. Trong khoảng thời gian 0,04s người ta làm cho độ lớn cảm ứng từ tăng đều từ 0,2T đến 0,6T.

a/ Tìm chiều của dòng điện cảm ứng trong khung dây.

b/ Xác định độ lớn suất điện động cảm ứng trong khung dây.

A B



D C

----------------------------------- HẾT -----------------------------



ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TỰ LUẬN

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKII

MÔN: VẬT LÝ 11 – Năm học 2021-2022

1. A

6. D

11. A

16. A

21. C

2. C

7. D

12. C

17. A


3. D

8. C

13. D

18. B


4. C

9. A

14. D

19. A


5. B

10. C

15. B

20. C




Câu/điểm

Nội dung

Điểm chi tiết

Câu 1

(1,5 đ)

Tính được:

B1 = 2.10­ -7­ = 3,5.10­ -5 (T)

B2 = 2.10­ -7­ = 1,5.10­ -5 (T)

Viết được NLCCTT: = +

suy ra: B = 5.10­ -5 (T)

Vẽ đúng hai véc tơ cùng chiều nhau

Vẽ đúng véc tơ tổng cùng chiều với hai véc tơ


0,25


0,25


0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 2a

(0,75đ)

- Nói được cảm ứng từ tăng nên từ thông qua mạch kín tăng

- Xác định được chiều của ngược chiều với (hoặc học sinh xác định chiều dương của mạch kín)

- Xác định đúng chiều của dòng điện cảm ứng i­c trong mạch kín ngược chiều kim đồng hồ (hay theo chiều ADCBA)

A ic B




D C

0,25


0,25


0,25

Câu 2b

(0,75đ)

- Viết đúng công thức tính độ lớn suất điện động cảm ứng:

- Thế số đúng: =

- Tính đúng: = 0,4 (V)


0,25


0,25

0,25


Lưu ý:

+ Học sinh sai từ 2 đơn vị trở lên -0,25đ

+ Học sinh giải theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.

Ngoài Đề Thi Giữa Kì 2 Lý 11 Năm Học 2022 (Đề 4) Có Đáp Án – Vật Lí 11 thì các đề thi trong chương trình lớp 11 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề Thi Giữa Kì 2 Lý 11 Năm Học 2022 (Đề 4) là một tài liệu quan trọng được biên soạn dành cho học sinh lớp 11 để ôn tập và kiểm tra kiến thức trong môn Lý học. Đề thi này được xây dựng theo chương trình học và yêu cầu của năm học 2022, nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản và rèn luyện kỹ năng giải quyết bài tập Lý học.

Đề Thi Giữa Kì 2 Lý 11 Năm Học 2022 (Đề 4) bao gồm một loạt câu hỏi và bài tập đa dạng, phủ sóng các chủ đề quan trọng trong môn Lý học như cơ học, nhiệt động học, điện học và từ trường. Các câu hỏi và bài tập được thiết kế để đánh giá khả năng hiểu và ứng dụng kiến thức Lý học của học sinh, đồng thời giúp họ củng cố và mở rộng kiến thức đã học trong suốt học kì.

Mỗi câu hỏi và bài tập trong Đề Thi Giữa Kì 2 Lý 11 Năm Học 2022 (Đề 4) đi kèm với đáp án chi tiết. Đáp án giúp học sinh kiểm tra và tự đánh giá kết quả của mình, đồng thời cung cấp cho họ một hướng dẫn và lời giải chi tiết. Điều này giúp học sinh hiểu rõ cách áp dụng kiến thức và lý thuyết Lý học vào việc giải quyết các bài tập và bài toán.

Đề Thi Giữa Kì 2 Lý 11 Năm Học 2022 (Đề 4) là một nguồn tài liệu hữu ích để học sinh ôn tập và nâng cao kỹ năng làm bài tập Lý học. Qua việc làm các câu hỏi và bài tập trong đề thi, học sinh có cơ hội củng cố kiến thức, rèn luyện tư duy logic, khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực Lý học.

>>> Bài viết liên quan:

Đề Thi Học Sinh Giỏi Toán 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1)
Top 10 Đề Thi Học Kì 1 Toán 11 Hay Nhất Năm 2023 Có Đáp Án
Chuyên đề phương trình lượng giác lớp 11 luyện thi THPT Quốc gia
Bộ Đề Thi Giữa Kì 2 Lý 11 Năm 2023 Có Đáp Án Và Lời Giải
Đề Thi Giữa Kì 1 Vật Lý 11 Sở GD&ĐT Bắc Ninh Năm 2022-2023
Đề Thi Giữa Kì 1 Vật Lý 11 Năm 2022-2023 (Đề 1) Có Đáp Án
Đề Thi Giữa Kì 1 Vật Lý 11 Năm 2022-2023 (Đề 2) Có Đáp Án
Đề Thi Học Kì 2 Vật Lí 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam 2021-2022
Đề Thi Học Kì 2 Vật Lí 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam Năm 2022 (Đề 1)
Top 10 Đề Kiểm Tra Tiếng Anh 11 Học Kì 2 Hay Nhất 2023 Có Đáp Án