Docly

Đề Cương Ôn Tập Ngữ Văn 6 Học Kì 2 Năm Học 2022-2023 Chi Tiết

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Ước Chung-Ước Chung Lớn Nhất [2023]
Trắc Nghiệm Lý 6 Bài 10: An Toàn Khi Sử Dụng Điện Trong Gia Đình Có Đáp Án
Trắc Nghiệm GDCD 6 Bài 4: Thế Nào Là Tôn Trọng Sự Thật Có Đáp Án
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Phân Tích Một Số Ra Thừa Số Nguyên Tố
Bài Tập Vật Lý 6 Bài 9 Lực Đàn Hồi Có Đáp Án Chi Tiết

Đề Cương Ôn Tập Ngữ Văn 6 Học Kì 2 Năm Học 2022-2023 Chi Tiết – Ngữ Văn 6 Sách Chân Trời Sáng Tạo là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6

HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2022-2023

A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC:

I. Phần văn bản:

1. Đặc điểm thể loại:

Thể loại

Đặc điểm

Truyện

1. Truyện là một loại tác phẩm văn học, sử dụng phương thức kể chuyện.

2. Một số yếu tố của truyện:

Cốt truyện; Chi tiết tiêu biểu; Nhân vật (ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, ý nghĩ); Đề tài; Chủ đề.

Văn bản thông tin

1. Văn bản thông tin là văn bản có mục đích chuyển tải thông tin một cách tin cậy, xác thực.

2. Thuyết minh thuật lại một sự kiện thuộc thể loại văn bản thông tin. Mục đích của kiểu văn bản này là giới thiệu, thuyết minh về sự kiện, giúp người đọc hình dung được quá trình diễn biến của sự kiện và các thông tin liên quan.

3. Các yếu tố của văn bản thông tin: Sa-pô, nhan đề, đề mục

2. Hệ thống các văn bản đã học:

Bài 9

Tên

VB

Thể loại

PTBĐ

Nhân vật

Đề tài, chủ đề

Cốt truyện

Nuôi dưỡng tâm hồn


Lẵng quả thông

trích

Chiếc nhẫn bằng thép (Pao- tốp-xơ-ki))

Truyện ngắn

Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Đa-ni:

- Cô gái xinh đẹp; tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh tế, giàu trí tưởng tượng,giàu cảm xúc

- Hiểu biết và luôn biết ơn, trân trọng những giá trị mình được đón nhận.



- Đề tài: Câu chuyện về cách tặng quà và món quà mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric tặng cô bé Đa-ni Pơ-đơ-xơn

- Chủ đề: Giá trị và ý nghĩa của món quà tinh thần và của âm nhạc đối với tâm hồn của con người.

Đa-ni xem hòa nhạc ngoài trời ở công viên thành phố vào đêm trắng. Cô bất ngờ nhận được món quà mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc hứa tặng cô 10 năm trước: bản nhạc viết riêng cho cô năm cô 18 tuổi. Bản nhạc đã khiến Đa-ni ngây ngất, xúc động vì nó gợi nhớ đến những hình ảnh, âm thanh quen thuộc của quê hương cô nhưng điều tuyệt diệu nhất là nó đã khơi gợi trong cô lòng biết ơn cuộc sống và tình yêu đời thiết tha.

Con muốn làm một cái cây

trích “Góc nhỏ yêu thương” – Võ Thu Hương

Truyện ngắn

Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

- Ông nội Bum

+ Yêu thương, quan tâm, chăm sóc cháu.

+ Hiểu đặc điểm tâm lí, sở thích của những chú bé trai để mang đến những “món quà đặc biệt” của ấu thơ.

- Trồng cây ổi để Bum leo trèo, chơi đùa cùng bạn.

- Chú bé Bum

+ Hồn nhiên, tinh nghịch; yêu thươngông nội, quý mến bạn bè.

- Luôn hãnh diện và nhớ về “món quà đặc biệt” của tuổi thơ mà ông nội đã tặng cho mình.

- Tâm hồn nhạy cảm, cảm nhận được nỗi buồn, sự cô đơn khi phải rời xa cây ổi, căn nhà và bạn bè.

- Đề tài: Kỉ niệm thời thơ ấu gắn với thiên nhiên; tình cảm ông cháu; sự cô đơn của đứa trẻ khi xa rời không gian sống quen thuộc.

- Chủ đề: Truyện đề cao giá trị của những kỉ niệm tuổi thơ, của tình cảm gia đình đối với mỗi người.


Bum được ông nội tặng cho một món quà đặc biệt là cây ổi trước sân nhà. Đó là nơi Bum và các bạn vui chơi thỏa thích, hát và chia nhau những quả chín thơm lừng. Nhưng rồi ông nội qua đời, gia đình Bum chuyển nhà. Bum mơ ước được làm cây ổi trong sân nhà cũ để được vui chơi với các bạn bè và nhìn thấy ông nội. ba mẹ nhận ra sự cô đơn và tình cảm sâu sắc của Bum dành cho cây ổi ở nhà cũ nên đã quyết định trồng cho cậu một cây ổi khác.

Bài 10

Tên VB

Thể loại

PTBĐ

Nội dung – Ý nghĩa

Mẹ thiên nhiên


Lễ cúng thần lúa của người

Chơ-ro

(Văn Quang, Văn Tuyên)

Văn bản thông tin

Thuyết minh

- Nội dung: Văn bản giới thiệu một nét sinh hoạt văn hoá độc đáo người Chơ- Ro, góp phần làm phong phú di sản văn hoá dân tộc.

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện sự gắn bó, ân tình giữa con người và thiên nhiên.

+ Góp phần làm phong phú nền văn hóa của dân tộc.

Trái đất- mẹ muôn loài

(Trịnh Xuân Thuận)

Văn bản thông tin

Thuyết minh

- Nội dung: Trái Đất là vốn là Mẹ nuôi dưỡng muôn loài,

- Ý nghĩa: Mẹ thiên nhiên nuôi dưỡng muôn loài; vì thế chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ Trái Đất cũng là bảo vệ sự sống của muôn loài trong đó có con người.

II. Phần Tiếng Việt

Kiến thức

Đặc điểm

Ví dụ

Từ mượn

- Tiếng Việt vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để làm giàu cho vố từ của mình.

+ Tiếng việt mượn nhiều từ của tiếng Hán.

+ Tiếng việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng pháp, tiếng Anh,…

- Mượn từ của tiếng Hán: thiên nhiên, giáo dục, bảo vệ,…

- Mượn từ của ngôn ngữ khác: vi-ta-min, ti vi, in-tơ-nét, xích lô,…


Lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng của nó

- Lựa chọn cấu trúc câu: trong quá trình sử dụng, chúng ta có thể thay đổi cấu trúc câu để đáp ứng mục đích giao tiếp.

- Cách lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng:

+ Thay đổi trật tự các thành phần câu nhằm nhấn mạnh đối tượng được nói đến.

+ Viết câu có nhiều vị ngữ giúp cho việc miêu tả đối tượng được cụ thể, sinh động hơn.


[1]Cây ổi trong sân nhà cũ, nó đã nhớ bao năm mà chẳng có dịp nào để nói ra.

Cụm từ “cây ổi trong sân nhà cũ” đặt ở đầu câu nhằm nhấn mạnh vào đối tượng.

[2] Ông nội// bắc một chiếc ghế đẩu ra sân, rất gần cầy ổi, ngồi đó nghe đài, đánh mắt nhìn theo trông chừng lũ trẻ, cười rất hiền lành.

III. Phần Tập làm văn: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

  1. Kể lại một trải nghiệm của bản thân: là kiểu bài trong đó người viết kể kể về diễn biến biến của sự việc mà mình đã trải qua và để lại nhiều ấn tượng, cảm xúc.

2. Yêu cầu đối với bài văn kể một trải nghiệm

- Dùng ngôi thứ nhất để kể

- Kết hợp kể và miêu tả, biểu cảm

- Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí

- Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.

3. Quy trình viết:

* Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

- Xác định đề tài

- Thu thập tư liệu

* Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

- Tìm ý: Phác thảo một số ý cho bài viết bằng cách trả lời một số câu hỏi phù hợp yêu cầu đề bài.

- Lập dàn ý:

+ Mở bài: Giới thiệu không gian, thời gian xảy ra câu chuyện.

+ Thân bài: Kể về các sự việc theo trình tự, kết hợp với các yếu tố miêu tả.

+ Kết bài: Ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.

* Bước 3: Dựa vào dàn ý, viết thành bài văn kể trải nghiệm của mình.

* Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm dựa vào bảng kiểm:

Các phần của bài viết

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Mở bài

Dùng ngôi thứ nhất để kể



Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm



Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc



Thân bài

Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện



Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan



Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí



Kết hợp kể và tả



Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí



Kết bài

Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân



B. MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KÌ 2:

I. Đọc-hiểu (3,0 điểm):

- Các văn bản ở SGK: Lẵng quả thông; Con muốn làm một cái cây;Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro; Trái đất- mẹ muôn loài.

- Những nội dung ôn luyện:

+ Tác giả, tác phẩm;

+ Thể loại; kiểu văn bản; phương thức biểu đạt;

+ Các đặc điểm của truyện (cốt truyện, nhân vật, đề tài, chủ đề, chi tiết tiêu biểu, tình cảm, cảm xúc của người viết) được thể hiện cụ thể qua văn bản (đoạn trích);

+ Các đặc điểm của văn bản thông tin (phương thức biểu đạt; mục đích; nội dung; các yếu tố của văn bản thông tin: Sa-pô, nhan đề, đề mục) được thể hiện cụ thể qua văn bản (đoạn trích);

+ Bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của bản thân do văn bản (đoạn trích) gợi ra.

+ Tìm văn bản cùng chủ điểm, thể loại, phương thức biểu đạt.

II. Vận dụng (2.0 điểm):

Đặt câu theo yêu cầu có sử dụng từ mượn, lựa chọn cấu trúc câu.

III. Vận dụng cao (5.0 điểm):

Viết bài văn kể chuyện.

C. BÀI TẬP

I. BÀI TẬP ĐỌC-HIỂU:

1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

[…] "Bác ấy mất rồi? Đa – ni nghĩ – Tại sao nhỉ?". Nếu như có thể gặp lại được bác ấy. Nếu như bác ấy hiện ra ở đây? Cô sẽ ôm trái tim đập rộn rã, chạy như bay tới, sẽ ôm chặt lấy cổ ông, sẽ áp chiếc má đẫm nước mắt vào má ông và sẽ nói hai chữ thôi: “Cảm ơn!” Chắc ông sẽ hỏi: “Vì chuyện gì?” và Đa – ni sẽ trả lời “Cháu không biết…Vì bác đã không quên cháu. Vì bác thật là hào hiệp. Vì bác đã mở ra trước mắt cháu cái tuyệt mĩ, mà con người ta phải lấy cái đó mà sống”.

(Sách giáo khoa Ngữ văn 6 Tập 2)

1.1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Thuộc chủ điểm nào?

1.2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Nêu nội dung chính của đoạn văn?

1.3. Tìm trong đoạn trích một câu văn sử dụng cấu trúc nhiều thành phần vị ngữ và nêu tác dụng của việc lựa chọn cấu trúc đó.

1.4. Trong các từ in đậm trên, từ nào là từ mượn và cho biết mượn từ ngôn ngữ nào?

1.5. Kể tên một văn bản kèm tên tác giả trong chương trình Ngữ vă 6 Tập 2 có cùng chủ điểm với đoạn trích trên?

2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Lúc đó mẹ mang bầu, ông đã nghĩ tới một cây ổi. Một cây ổi có vẻ lạc lõng những cũng không hề làm mất duyên con đường vì phía trước ông vẫn trồng bằng lăng, phía trong sân nhà mới là chỗ đứng của cây ổi. Là bởi vì hồi nhỏ ba Bum vô cùng thích ổi, có thể ở suốt ngày chuyền từ cành này qua cành nọ và ngồi hằng ngày trên chạc ba cây hóng gió và nghe lũ chim sâu, sẻ cãi nhau chí chách. Ba nó ăn ổi từ khi trái còn be bé, cứng ngắc, chát xít cho tới khi chuyển dần sang vị ngọt lịm, thơm phức. Có khi nhờ gặm trái ổi mà rụng luôn cái răng đang rung rinh, mấy lần ông nội dụ dỗ nhổ không được. Hết mùa hè thì người ba giống một con sóc đen trùi trũi hơn hẳn đám bạn. Ông muốn trồng ổi vì muốn có một cái cây như cái cây sum sê trong vườn nhà khi xưa để đứa nhỏ trong bụng mẹ sau khi chào đời có nơi leo trèo như ba nó. Với một đứa con trai nhỏ, chỉ cây ổi thôi cũng đã là thiên đường.

(Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 2)

2.1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Thuộc thể loại nào?

2.2. Kể tên một văn bản kèm tên tác giả trong chương trình Ngữ vă 6 Tập 2 có cùng thể loại trên?

2.3. Xác định ngôi kể của đoạn trích?

2.4. Theo đoạn trích, ông nội trồng cây ổi vì mục đích gì? Điều này thể hiện tình cảm gì của ông đối với cháu?

2.5. Tìm trong đoạn trích một câu văn sử dụng cấu trúc nhiều thành phần vị ngữ và nêu tác dụng của việc lựa chọn cấu trúc đó.

2.6. Tìm từ mượn trong câu in đậm.

3. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Nếu có thể làm một chuyến du lịch trở về thăm Trái Đất cách nay 140 triệu năm, bạn sẽ thấy vô số các loài tảo, bọt biển, rêu, nấm, sâu, bọ , tôm, cua; chiêm ngưỡng cảnh tượng đa sắc của hoa, của những cánh bướm, nghe thấy tiếng vo ve của ong, tiếng hót du dương của chim; sửng sốt trước những con khủng long khổng lồ và các loài thằn lằn tiền sử khác. Cách nay khoảng 6 triệu năm, tiền thân của loài người xuất hiện, nhưng những người tinh khôn đầu tiên chỉ mới xuất hiện cách đây khoảng 30 000 đến 40 000 năm. Lịch sử sự sống từ đó bắt đầu tăng tốc, tiến hoá nhanh chóng.

Những sự thay đổi của Trái Đất dù bên trong (sự thay đổi địa chất, núi lửa phun trào,…) hay bên ngoài (thiên thạch va chạm), dù dần dần hay bất chợt, có thể khiến cho nhiều loài sinh vật biến mất, nhưng cũng khiến cho nhiều loài sinh vật thích nghi, tiến hoá và sinh sôi liên tục. Trái Đất đã cho chúng ta và muôn loài môi trường sống: những cánh rừng rậm bạt ngàn, những cánh đồng cỏ xanh mướt, những dòng sông trong xanh thơ mộng, những núi non hùng vĩ, những đại dương bao la huyền bí,… Dù là loài người- sự sống có ý thức, hay bất kì hình thái sự sống nào khác trên Trái Đất, tất cả đều được Mẹ Thiên Nhiên nuôi dưỡng trong hàng triệu triệu năm với sự bao dung và lòng kiên nhẫn vô hạn.

(Sách giáo khoa Ngữ văn 6 Tập 2))

3.1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

3.2. Đoạn văn trên thuộc thể loại văn bản nào?

3.3. Tại sao Trái Đất lại được xem là "mẹ nuôi dưỡng muôn loài"?

3.4. Kể tên một văn bản kèm tên tác giả trong chương trình Ngữ vă 6 Tập 2 có cùng thể loại với đoạn trích trên?

3.5. Tìm hai từ mượn trong câu in đậm.

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG:

1. Viết lại những câu văn sau nhằm nhấn mạnh nội dung được in đậm trong câu:

a) Nếu ai đó chế nhạo cái khác biệt của ta, ta có thấy dễ chịu không?

b) Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang?

2. Viết một câu văn có sử dụng nhiều vị ngữ với mục đích mở rộng nội dung kể hoặc tả về một đối tượng nào đó.

3. Kể lại một trải nghiệm của em với người thân (bạn bè, thầy cô)






D. ĐỀ THAM KHẢO:

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian làm bài:90 phút

Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.

Con muốn làm một cái cây. Con muốn làm cây ổi trong sân nhà cũ của con. Con muốn luôn bên đám bạn leo trèo mùa ổi chín và thấy ông con ngồi cười hiền lành bên gốc ổi…”.

Một ngày kia thằng Bum viết như thế trong bài văn cô giáo ra đề: “Em hãy nói về ước mơ của mình”. Cô nói câu văn Bum viết còn chưa thật chuẩn nhưng điều ấy không quan trọng bằng việc nó làm cô cảm động rớt nước mắt. Cô bắt gặp sự cô đơn và tình cảm sâu sắc của nó trong ước muốn làm một cái cây.

Cây ổi trong sân nhà cũ, nó đã nhớ bao năm mà chẳng có dịp nào để nói ra. Đó là khi bố mẹ chuyển từ Sài Gòn xuống Vũng Tàu, để phù hợp với công việc kinh doanh của bố. Nhà cũ nơi con phố nhỏ đã bán sau ngày mãn tang ông nội. Tất cả đồ đoàn dọn dẹp ra đi, chỉ có cây ổi ngồi lại trong sân trầm tư, lặng lẽ. Lúc ấy, Bum chỉ ao ước rằng có thể để tất cả đồ đoàn của nó ở lại mà mang được cây ổi đi theo. Mẹ nói không thể nào đưa được một cái cây đi theo khi nó đã ngần ấy năm cắm sâu rễ vào lòng đất. Và vì thế, lâu thật lâu rồi nó không có dịp gặp lại cái cây ấy. Có lần lên Sài Gòn, nó xin bố mẹ ghé qua thăm lại cây ổi, gặp lại đám bạn hằng ngày vẫn cùng nhau leo trèo. Bố bận bịu quá không kịp đáp ứng mong muốn của nó.

(Chân trời sáng tạo, Sách Ngữ Văn 6, tập hai)

1.1 (1.0 điểm). Đoạn trích trên thuộc văn bản nào, tác giả văn bản đó là ai? Kể tên một văn bản khác cùng chủ điểm với văn bản này.

1.2 (1.5 điểm). Ở đoạn trích trên, nhân vật Bum có những đặc điểm nào? Chi tiết nào thể hiện rõ nhất những đặc điểm đó?

1.3 (0.5 điểm). Từ nhân vật Bum ở đoạn trích trên, nếu được nói với người lớn một

điều trẻ thơ cần thì em sẽ nói điều gì?

Câu 2 (2.0 điểm). Đặt câu theo yêu cầu:

2.1. Đặt một câu có sử dụng ít nhất một từ mượn nói về mong ước của bản thân (gạch chân từ mượn).

2.2. Đặt một câu có nhiều vị ngữ miêu tả một đối tượng mà em gắn bó (gạch chân các vị ngữ).

Câu 3 (5.0 điểm).

Viết bài văn khoảng 400 chữ kể lại một trải nghiệm giúp tâm hồn em trở nên phong phú hơn.




Ngoài Đề Cương Ôn Tập Ngữ Văn 6 Học Kì 2 Năm Học 2022-2023 Chi Tiết – Ngữ Văn 6 Sách Chân Trời Sáng Tạo thì các tài liệu học tập trong chương trình 6 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề cương ôn tập bao gồm các chủ đề quan trọng trong môn Ngữ văn, giúp các bạn nắm vững những kiến thức cần thiết và phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Trong đó, các chủ đề chính bao gồm:

  1. Văn bản và tác giả: Các bạn sẽ được làm quen với các văn bản và tác giả nổi tiếng, hiểu về ý nghĩa và tác động của chúng. Bên cạnh đó, các dạng văn bản cơ bản như truyện ngắn, thơ, văn xuôi sẽ được tìm hiểu.
  2. Ngôn ngữ và biểu cảm: Tài liệu sẽ giúp các bạn rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, linh hoạt và biểu đạt ý nghĩa của mình. Bạn sẽ được tìm hiểu về các ngôn ngữ hình thức, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa qua văn bản.
  3. Kỹ năng đọc hiểu và suy luận: Các bạn sẽ được rèn luyện kỹ năng đọc hiểu thông qua việc đọc và hiểu nghĩa các đoạn văn ngắn, đồng thời phát triển khả năng suy luận, phân tích và đánh giá văn bản.
  4. Kỹ năng viết: Tài liệu cung cấp cho các bạn các bài tập viết ngắn, giúp rèn luyện khả năng diễn đạt ý nghĩa và sắp xếp ý trong bài viết. Các dạng viết như bài văn miêu tả, bài văn tả cảnh và bài văn bình luận sẽ được trình bày chi tiết.

>>> Bài viết có liên quan

Trắc Nghiệm GDCD 6 Bài 3: Siêng Năng Là Gì Có Đáp Án Chi Tiết
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Các Dấu Hiệu Chia Hết Cập Nhật 2023
Trắc Nghiệm Lý 6 Bài 8: Trọng Lực Đơn Vị Lực Có Đáp Án Chi Tiết
Bài Tập Trắc Nghiệm GDCD 6 Bài 2: Siêng Năng Kiên Trì Có Đáp Án
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Các Phép Toán Về Lũy Thừa [2023]
Trắc Nghiệm Vật Lý Lớp 6 Bài 7: Tìm Hiểu Kết Quả Tác Dụng Của Lực Có Đáp Án
Trắc Nghiệm GDCD 6 Bài 1: Tự Chăm Sóc Rèn Luyện Thân Thể Có Đáp Án
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Phép Nhân Và Phép Chia Hai Số Tự Nhiên
Trắc Nghiệm Lý 6 Bài 6: Hai Lực Cân Bằng Là Hai Lực (Có Đáp Án)
Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Cả Năm Phương Pháp Mới Phát Triển Năng Lực