Docly

Đề Thi HSG Văn 11 Cấp Trường 2022 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 11

Đề Thi HSG Văn 11 Cấp Trường 2022 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 11 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Ma Trận Đặc Tả Đề Thi Giữa Học Kỳ 1 Toán 11 Năm Học 2022-2023
Đề Thi Văn Giữa Kì 1 Lớp 11 Sở GD&ĐT Bắc Ninh 2022-2023
Đề Thi HSG Lớp 11 Môn Tiếng Anh Sở GD&ĐT Quảng Nam 2021
Đề Thi Văn Giữa Kì 1 Lớp 11 Năm 2022-2023 (Đề 1) Có Đáp Án
Đề Thi Toán Giữa Kì 1 Lớp 11 Năm 2022-2023 (Đề 1) Có Đáp Án

Đề Thi HSG Văn 11 Cấp Trường 2022 Có Đáp Án - Ngữ Văn Lớp 11

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2021 – 2022

Môn: NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 180 phút



Câu 1 (8,0 điểm)

Julia Robert cho rằng: “Hoàn hảo là một căn bệnh mà nhiều dân tộc đang phải hứng chịu”. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy viết một bài văn với chủ đề:  Chấp nhận phần khuyết của chính mình.

Câu 2 (12 điểm)

Phát biểu quan niệm về thơ, Xuân Diệu cho rằng: Thơ hay, lời thơ chín đỏ trong cảm xúc.

Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chọn và phân tích một bài thơ trong chương trình Ngữ văn 11 để làm sáng rõ quan niệm trên.



------------------ HẾT --------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 11

Câu 1 

1. Yêu cầu về kỹ năng

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả; lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức

a. Giải thích

Hoàn hảo”: đạt đến độ trọn vẹn, toàn bích, không có khiếm khuyết.

Căn bệnh”: tình trạng hoạt động không bình thường, gây hại cho cơ thể.

Julia Robert cho rằng ép mình đạt đến sự trọn vẹn, hoàn hảo là một sai lầm có tác hại rất lớn. Tuy nhiên điều này lại đang lan tràn trên phạm vi rộng. Từ đó gửi đến chúng ta một thông điệp: cần phải biết chấp nhận mặt khuyết của bản thân.

b. Bình luận

Trong thời đại con người tìm cách khoác cho mình hình tượng hoàn hảo và đòi hỏi sự hoàn hảo ở người khác, hoàn hảo đã trở thành một căn bệnh. Người ta dệt cho mình tấm áo hoàn hảo: ngoại hình hoàn hảo (bỏ ra cả núi tiền để mua mĩ phẩm, phẫu thuật thẩm mĩ), trí tuệ hoàn hảo (ép mình nhồi nhét kiến thức), tâm hồn hoàn hảo. Khi đánh giá người khác, người ta cũng soi xét nhược điểm, phần khuyết.

Vì vậy, biết chấp nhận phần khuyết của chính mình là điều cần thiết và quan trọng, bởi vì:

Trên đời, gần như không có điều gì hoàn hảo. Mọi thứ, từ con người đến mọi vật đều chẳng thập toàn thập mĩ. Đó không phải là “thiếu sót” của tạo hóa, mà là nguyên tắc cấu thành vạn vật. Dó đó, biết chấp nhận mặt khuyết thiếu của mình và người khác là đã đối diện cuộc sống một cách bản chất, chân thực và bình thản nhất.

Khi biết chấp nhận nhược điểm của bản thân, người ta mới có thể tìm cách khắc phục và hoàn thiện mình.

* Mở rộng, nâng cao vấn đề

Chấp nhận mặt khuyết của bản thân không có nghĩa là không sửa đổi và bắt người khác chấp nhận. Đồng thời, khi chấp nhận nhận nhược điểm của chính mình, cũng phải bao dung với hạn chế của người khác.

Để có thể chấp nhận phần khuyết và sửa đổi, mỗi người cần nhận thức sâu sắc về chính mình, cần có bản lĩnh để thực hiện những cuộc “lột xác” và cần có tâm thế an nhiên, mở rộng lòng, bao dung với cuộc đời.

Trong xã hội ngày nay, có những người không chấp nhận phần khuyết thiếu của chính mình, hoặc họ che giấu, hoặc họ quá cực đoan khi nhìn nhận. Bên cạnh đó, có những người biết sống hài hòa, nhẹ nhõm, chung sống với cả những nhược điểm của bản thân và hạn chế nó.

Học sinh tự liên hệ bản thân và rút ra bài học nhận thức, hành động.

3. Cách cho điểm

Điểm 7-8: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.

Điểm 5-6: Đáp ứng từ 2/3 các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt

Điểm 3-4 : Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, mắc một  số lỗi diễn đạt.

Điểm 1-2 : Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả

Điểm 0 : Hoàn toàn lạc đề.

Câu 2

1. Yêu cầu về kĩ năng

Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết lý giải, phân tích tác phẩm văn học để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc, không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả…

2. Yêu cầu về kiến thức

* Yêu cầu chung: Làm sáng tỏ một nhận định của Xuân Diệu về yêu cầu, phẩm chất của thơ ca.

Thao tác chủ yếu: giải thích, bình luận, phân tích, chứng minh

Kiến thức chủ yếu cần huy động: kiến thức lí luận văn học về đặc trưng của thơ ca, kiến thức về một bài thơ cụ thể trong chương trình phổ thông.

* Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu được những ý cơ bản sau:

a. Giải thích- bình luận:

-Thơ là gì: Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn. là tiếng nói của tình cảm con người. Thuộc phương thức trữ tình, thơ lấy điểm tựa là sự bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ, những rung động mãnh liệt của trái tim thi sĩ tr­ước cuộc đời. Cảm xúc đóng vai trò quyết định, là nguồn cội của mọi sáng tạo nghệ thuật.

- Thơ hay: Xuân Diệu đặt ra yêu cầu với một tác phẩm thơ đích thực có giá trị phải đạt đến đỉnh cao cả nội dung lẫn hình thức: cả lời ( ngôn từ, hình thức nghệ thuật) cả tư tưởng, cảm xúc phải đạt đến độ chín muồi, đẹp đẽ nhất, mãnh liệt nhất ( chín đỏ).

Cụ thể:

+ Lời thơ phải đẹp ( giàu hình ảnh, tinh tuý, hàm súc có âm thanh nhịp điệu rõ rệt...)

+ Lời thơ phải chứa đựng cảm xúc mãnh liệt, cao đẹp, những suy ngẫm sâu sắc về con người cuộc đời.

+ Những lời đẹp đẽ ấy chính là sự thăng hoa cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ trư­ớc cuộc đời. Ngược lại cảm xúc mãnh liệt, suy ngẫm sâu sắc phải được thể hiện qua lời đẹp. "Tài gia tình chi phát"( tài do tình mà ra). Chỉ khi cái đẹp của ngôn từ của hình thức nghệ thuật chứa đựng, thể hiện cảm xúc, suy ngẫm mãnh liệt sâu sắc của nhà thơ trước cuộc sống thì mới có thơ đích thực- thơ hay.

- ý kiến của Xuân Diệu đặt ra yêu cầu đối với một tác phẩm thơ đích thực. Xuân Diệu coi trọng nghệ thuật nhưng khẳng định vai trò cốt lõi của cảm xúc trong thơ. Để sáng tạo nên những vần thơ đích thực, để vươn tới đỉnh cao của nghệ thuật chân chính, người nghệ sĩ không những phải có tài mà cần phải có tâm, có tình cảm mãnh liệt, sống hết mình với cuộc đời, biết xúc động nhạy cảm trước mọi niềm vui nỗi buồn của con người và biết làm lây lan tình cảm, gửi đến bạn đọc những thông điệp sâu sắc qua các phương tiện, hình thức nghệ thuật đẹp đẽ.

b. Chọn và phân tích một bài thơ trong chương trình THPT để chứng minh. Thí sinh tự do chọn lựa bài thơ mà mình tâm đắc nhất, có thể trình bày theo những cách khác nhau song cần làm rõ :

+ Hoàn cảnh cảm hứng, cảm xúc chủ đạo và mạch cảm xúc của bài thơ để cảm nhận sự mãnh liệt trong cảm xúc của tác giả khi sáng tạo.

+ Cảm nhận sự thể hiện cảm xúc mãnh liệt trong tác phẩm thông qua ngôn ngữ, hình tượng đẹp đẽ để thấy lời thơ đã thực sự chín đỏ trong cảm xúc.

+ Khẳng định chính sự mãnh liệt, chín muồi trong cảm xúc, sự thăng hoa của lời thơ đã làm nên sức sống bền lâu của tác phẩm trong lòng bạn đọc.

3. Cách cho điểm

- Điểm 11-12 : Hiểu rõ nhận định, hiểu bài thơ, kiến thức sâu sắc, phong phú. Phối hợp nhuần nhuyễn lí luận và kiến thức tác phẩm. Phối hợp linh hoạt thao tác giải thích- bình luận, phân tích- chứng minh. Diễn đạt trau chuốt, tinh tế, giàu cảm xúc, không mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp.

- Điểm 9- 10: Hiểu nhận định, giải thích còn bỏ sót ý nhỏ, có kiến thức lí luận song chưa sâu. Kiến thức tác phẩm sâu sắc, chứng minh nhuần nhuyễn, văn viết tinh tế, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.

- Điểm 6-7: Hiểu nhận định nhưng giải thích còn chung chung. Hiểu bài thơ, diễn đạt mạch lạc có hình ảnh, có cảm xúc. Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa hai phần: lí luận và tác phẩm, giải thích và chứng minh

- Điểm 4: Phân tích bài thơ một cách chung chung sơ sài, diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi trong diễn đạt.

- Điểm 1- 2: Hoàn toàn không hiểu đề, kiến thức tác phẩm nghèo nàn, diễn đạt kém.


Ngoài Đề Thi HSG Văn 11 Cấp Trường 2022 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 11 thì các đề thi trong chương trình lớp 11 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề Thi HSG Văn 11 Cấp Trường 2022 là một bộ đề thi được thiết kế đặc biệt cho học sinh lớp 11 có năng khiếu và đam mê môn Ngữ Văn. Bộ đề thi này nhằm kiểm tra và đánh giá kiến thức, kỹ năng và sự hiểu biết của học sinh về các tác phẩm văn học, phân tích văn bản, biểu đạt ý kiến và phê phán văn học.

Dưới đây là những thông tin về bộ đề thi này:

  1. Cấu trúc đề thi: Bộ đề gồm nhiều phần như phân tích văn bản, viết văn, phê phán và tư duy sáng tạo văn học. Mỗi phần được thiết kế để đánh giá các khía cạnh khác nhau của kiến thức và kỹ năng văn học.
  2. Nội dung đa dạng: Các đề thi trong bộ đề được chọn lựa từ các tác phẩm văn học nổi tiếng và đa dạng về thể loại và thời kỳ. Điều này giúp học sinh mở rộng kiến thức văn học và phát triển khả năng phân tích và nhận định văn bản.
  3. Độ khó phù hợp: Các câu hỏi trong đề thi được thiết kế với độ khó từ trung bình đến khó, nhằm thách thức và đánh giá sự hiểu biết sâu sắc của học sinh về văn học. Điều này giúp học sinh phát triển tư duy phê phán và sáng tạo trong việc xử lý văn bản.
  4. Đáp án chi tiết: Bộ đề cung cấp đáp án và giải chi tiết cho mỗi câu hỏi, giúp học sinh tự kiểm tra và cải thiện kết quả của mình. Đáp án và giải thích cung cấp cho học sinh cái nhìn sâu sắc về các khía cạnh của văn bản và cách tiếp cận đề bài.

Đề Thi HSG Văn 11 Cấp Trường 2022 là một tài liệu hữu ích để học sinh lớp 11 rèn kỹ năng văn học và chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng. Việc làm và kiểm tra đáp án giúp học sinh tự tin hơn khi đối mặt với các bài kiểm tra và đạt kết quả tốt trong học tập.

>>> Bài viết liên quan:

Đề Thi Cuối Kì 2 Lớp 11 Môn Văn Sở GD&ĐT Quảng Nam 2021-2022
Đề Kiểm Tra Giữa Kì 1 Toán 11 Năm Học 2022-2023 Có Đáp Án
Đề Thi Văn 11 Học Kì 2 Sở GD&ĐT Quảng Nam Năm 2020-2021
Đề Kiểm Tra Ạnh 11 Học Kì 2 Sở GD&ĐT Quảng Nam Năm 2020
Đề Thi Văn 11 Học Kì 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Mã Đề 01)
Bộ Đề Thi Tiếng Anh 11 Học Kì 1 Kèm Hướng Dẫn Giải Chi Tiết
Đề Thi Văn 11 Học Kì 2 Năm 2022 (Đề 1) Có Đáp Án
Đề Thi Giữa Kì 1 Tiếng Anh 11 Sở GD&ĐT Bắc Ninh Năm 2022-2023
Top 10 Đề Thi Văn 11 Học Kì 2 Hay Nhất Có Đáp Án
Đề Thi Toán Học Kì 2 Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1)