Docly

Bộ Ôn Tập Đề Thi Văn Giữa Kỳ Lớp 11 HK2 Năm 2022-2023

Bộ Ôn Tập Đề Thi Văn Giữa Kỳ Lớp 11 HK2 Năm 2022-2023 – Ngữ Văn Lớp 11 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Đề Thi HSG Giáo Dục Công Dân 11 Năm 2020-2021 Trường Trần Nguyên Hãn Vòng 1
Kiểm Tra 1 Tiết Tiếng Anh 11 Lần 2 Năm 2022 Có Đáp Án (Đề 3)
Đề Thi GDCD Lớp 11 Học Kì 1 Có Đáp Án – Công Dân Lớp 11
Đề Thi HSG Lớp 11 Môn Tiếng Anh (Olympic) Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1)
Bộ Đề Kiểm Tra 15 Phút GDCD 11 HK1 Có Đáp Án – Công Dân Lớp 11

Bộ Ôn Tập Đề Thi Văn Giữa Kỳ Lớp 11 HK2 Năm 2022-2023

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

BỘ ĐỀ ÔN TẬP NGỮ VĂN 11 GIỮA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2022-2023

ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA GIỮA KỲ II

NĂM HỌC 2022-2023

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:

Carl Honoré (tác giả cuốn Ngợi ca sống chậm – bản dịch của nhà xuất bản Phụ nữ) tự đặt cho mình một loạt câu hỏi: Vì sao chúng ta luôn vội vã như vậy? Đâu là nguyên nhân tâm lý? Liệu có thể - và có nên ao ước - sống chậm lại?

Những căn bệnh được tác giả miêu tả đủ loại, ăn nhanh, đi vội, sống gấp, làm việc đến kiệt sức, hưởng thụ ngoài sức tưởng tượng. Bởi ở mọi nơi mọi chỗ, chúng ta khao khát tốc độ, nên đã tự làm hỏng cuộc đời đi, ông bảo vậy. Thời đại của sự rồ dại - tinh thần khái quát đó trở đi trở lại nhiều lần trong tác phẩm. Từ đó, ông giới thiệu một giải pháp ngược lại, đã tự phát hình thành trong thực tế và ngày càng được tin theo, đó là sẵn sàng sống chậm, cốt tìm tới sự hài hòa. Những biện pháp nêu ra, như bớt thời giờ xem ti vi, để thêm thời gian đọc sách và làm vườn hoặc đan lát… chỉ là gợi ý. Trước tiên người ta phải nhận thức được rằng cố sao cho nhanh thường đồng nghĩa với vội vàng, hời hợt nôn nóng, đặt số lượng lên trên chất lượng. Đó là thứ tư duy lỗi thời. Còn chậm nghĩa là thư thái cẩn trọng, suy nghĩ thấu đáo. Nhanh và chậm chỉ là tương đối. Cái chính là mỗi người tìm cho mình một nhịp sống hợp lý.

Từ chuyện bên Tây quay về Việt Nam, thấy chúng ta cũng bị cái vội cuốn đi thật. Một nhịp sống gấp gáp lôi cuốn. Gấp gáp đến liều lĩnh. Vội vàng đến bất cẩn. Đường sá quay cuồng. Công việc cứ rối tung cả lên mà chẳng việc gì ra việc gì.

(Trích Cái vội của người mình, in trong cuốn Những chấn thương tâm lý hiện đại, Vương Trí Nhàn, NXB Hội Nhà văn & Cty Nhã Nam, 2016, tr.9-10) Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. (0,75 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. (0,75 điểm) Theo Carl Honoré, những căn bệnh thời đại của sự rồ dại là gì?

Câu 3. (1,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hiểu như thế nào về lợi ích của việc sống chậm?

Câu 4. (0,5 điểm) Anh/Chị có đồng tình với ý kiến đặt ra trong đoạn trích cố sao cho nhanh thường đồng nghĩa với vội vàng, hời hợt nôn nóng, đặt số lượng lên trên chất lượng không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

(Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập Hai,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 22)

---- Hết ----


ĐÁP ÁN

PHẦN

NỘI DUNG

ĐIỂM

I. Đọc hiểu: (3,0 điểm)

Câu 1.

Phương thức nghị luận/Nghị luận.

Hướng dẫn chấm:

  • Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.

  • Học sinh trả lời khác đáp án: 0,0 điểm.

0,75

Câu 2.

Theo Carl Honoré, những căn bệnh thời đại của sự rồ dại là: ăn nhanh, đi vội, sống gấp, làm việc đến kiệt sức, hưởng thụ ngoài sức tưởng tượng.

Hướng dẫn chấm:

  • Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.

  • Học sinh trả lời 03 đến 04 vế của đáp án: 0,5 điểm.

  • Học sinh trả lời 01 đến 02 vế của đáp án: 0,25 điểm.

  • Học sinh trả lời khác đáp án: 0,0 điểm.

0,75

Câu 3.

Lợi ích của việc sống chậm:

- Giúp con người tìm thấy sự hài hòa.

- Tránh được sự hời hợt, nôn nóng, vội vàng bất cẩn.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời được các ý chính như Hướng dẫn chấm hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm.

- Học sinh trả lời được 01 ý của đáp án hoặc tỏ ra hiểu vấn đề nhưng trả lời chưa đầy đủ: từ 0,5 đến 0,75 điểm.

- Học sinh trả lời sơ sài: 0,25 điểm.

- Học sinh không trả lời hoặc trả lời không liên quan: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, miễn là tỏ ra hiểu vấn đề, giám khảo chấm linh hoạt.

1,0

Câu 4.

Học sinh có thể trả lời:

+ Đồng tình.

+ Không đồng tình.

+ Vừa đồng tình vừa không đồng tình.

Giải thích:

+ Đồng tình. Vì thiếu nền tảng, sự cẩn trọng, suy nghĩ thấu đáo.

+ Không đồng tình. Vì thiếu tốc độ, sự nỗ lực vượt bậc sẽ làm trì trệ, kém phát triển.

+ Vừa đồng tình vừa không đồng tình. Vì có trường hợp cố cho nhanh mà thiếu nền tảng cần thiết, sự cẩn trọng, suy nghĩ thấu đáo dẫn đến hậu quả; nhưng trường hợp khi đã có nền tảng cơ bản cần thì phải cố cho nhanh để tăng tốc, đạt hiệu quả cao.

Hướng dẫn chấm:

-Học sinh trả lời 01 trong 03 ý đồng tình/ không đồng tình/ vừa đồng tình vừa không đồng tình: 0,25 điểm.

0,5


  • Học sinh giải thích như Hướng dẫn chấm hoặc có cách diễn đạt tương đương:

0,25 điểm.

  • Học sinh không trả lời hoặc trả lời không liên quan: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, miễn là tỏ ra hiểu vấn đề, giám khảo chấm linh hoạt.


II. Làm Văn: (7,0 điểm)

Cảm nhận đoạn thơ Vội vàng của Xuân Diệu

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nội dung và nghệ thuật đoạn thơ Vội vàng.

Hướng dẫn chấm:

  • Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

  • Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các nội dung sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Diệu; giới thiệu bài thơ, vị trí đoạn trích.

Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm: 0,25 điểm.

0,5

* Cảm nhận đoạn thơ:

+ Vội vàng giãi bày khao khát lãng mạn vượt cả quy luật để giữ cái đẹp của cuộc sống: vạn vật có đôi, hòa hợp, tươi trẻ, gọi mời…

+ Vội vàng chiếm lĩnh cái đẹp, hết mình với cuộc sống, vì dự cảm thời gian đánh cắp của con người nhiều điều quý giá.

+ Vội vàng có nhịp điệu đa dạng của thơ tự do, hình ảnh thơ tượng trưng vừa mới lạ vừa gần gũi.

Hướng dẫn chấm:

  • Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 3,5 điểm – 4,0 điểm.

  • Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2,0 điểm – 3,25 điểm.

  • Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 1,75 điểm. .

4,0

  • Đánh giá chung:

+ Vội vàng để không lãng phí thời gian hữu hạn đời mình, không thờ ơ với cuộc đời, biết sống trọn vẹn và tận hưởng cuộc sống… là tích cực.

+ Vội vàng là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu trước CMT8 -1945.

Hướng dẫn chấm:

  • Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

  • Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5

e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lý luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của thơ Xuân Diệu; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

  • Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

  • Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5

I +II

10,0









ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA GIỮA KỲ II

NĂM HỌC 2022-2023

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

  1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Hãy hướng sự quan tâm của bạn tới những việc bạn có thể làm thay vì nghi hoặc khả năng của bản thân. Thực tế cho thấy, chúng ta sẽ chẳng đạt được bất cứ điều gì nếu cứ luôn miệng nói rằng mình không làm được.

Khi phải đối mặt với khó khăn, hãy tự nhủ rằng mọi rắc rối sẽ được giải quyết, từ đó nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề. Đó chính là cách tạo ra sự khởi đầu tốt đẹp. Hãy nhớ rằng thành công trong cuộc sống luôn đi kèm với những câu khẳng định như “tôi có thể” hoặc “Tôi sẽ làm được” và hành động bao giờ cũng tạo ra điều kì diệu. Đừng ngồi đó chờ đợi mộng tưởng biến thành sự thật. Khi đã nỗ lực hết mình, dù có thất bại, bạn cũng không phải tiếc nuối. Thất bại không chỉ khiến bạn rút ra bài học kinh nghiệm mà còn hiểu được giá trị của thành công. Bạn thực sự thất bại khi chưa thử mọi cơ hội mà bạn đang có. Khi thực sự muốn làm một điều gì đó, chắc chắn sẽ có cách để bạn làm được.

Điều quan trọng là bạn phải xem xét các khả năng để tạo ra cơ hội chứ không phải lãng phí thời gian để mổ xẻ những trách nhiệm của mình.

(Quên hôm qua, sống cho ngày mai – Tian Dayton, NXB Tổng hợp TP.HCM, tr.107)


Thực hiện những yêu cầu:

Câu 1. ( 0,75 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. ( 0,75 điểm) Theo tác giả, cách tạo ra sự khởi đầu tốt đẹp là gì?

Câu 3. ( 1.0 điểm) Tại sao tác giả cho rằng “Thất bại còn giúp ta hiểu được giá trị của thành công”?

Câu 4. ( 0,5 điểm) Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: “Bạn thực sự thất bại khi bạn chưa thử mọi cơ hội mà bạn đang có”? Tại sao?

  1. LÀM VĂN ( 7 điểm):

Cảm nhận của anh / chị về đoạn thơ:

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”

(Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập Hai,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 22)

---- Hết ----





ĐÁP ÁN

PHẦN

NỘI DUNG

ĐIỂM

I. Đọc hiểu: (3,0 điểm)

Câu 1.

Phương thức nghị luận/Nghị luận.

Hướng dẫn chấm:

  • Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.

  • Học sinh trả lời khác đáp án: 0,0 điểm.

0,75

Câu 2.

Theo tác giả, cách tạo ra khởi đầu tốt đẹp: Khi phải đối mặt với khó khăn, hãy tự nhủ rằng mọi rắc rối sẽ được giải quyết, từ đó nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề

Hướng dẫn chấm:

  • Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.

  • Học sinh trả lời 01 vế của đáp án: 0,5 điểm.

  • Học sinh trả lời khác đáp án: 0,0 điểm.

0,75

Câu 3.

Tác giả cho rằng: Thất bại còn giúp ta hiểu được giá trị của thành công vì:

- Là sự kết tinh từ những nỗ lực, ý chí của chính mình.

- Dấu ấn ghi lại sự trưởng thành sau những vấp ngã, sai lầm.

- Hiểu được giá trị của sự nổ lực vượt lên chính mình.

- Hiểu giá trị của những động viên, giúp đỡ từ người khác.

* Lưu ý: Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, miễn là tỏ ra hiểu vấn đề, giám khảo chấm linh hoạt.

Hướng dẫn chấm:

- Hs nêu được 1 ý cho 0.25 điểm

- Hs nêu được 2 ý cho 0,5 điểm

- Hs nêu được 3 ý trở lên cho 0,75 điểm

1,0

Câu 4.

Học sinh có thể trả lời đồng tình/ hay không đồng tình với ý kiến “Bạn thực sự thất bại khi chưa thử cơ hội mà bạn đang có”.

Đồng tình:

- Khi chưa thử mọi cơ hội mà bạn đang có cũng có nghĩa là bạn đã bỏ qua những điều kiện thuận lợi nhất giúp bạn dễ dàng đạt được th công.

- Chưa thử mọi cơ hội cũng có thể được hiểu như một sự thất bại đầu tiên vì nó chính là biểu hiện của sự thiếu dũng cảm, đầu hàng chính mình.

Hướng dẫn chấm:

-Học sinh trả lời đồng tình/ không đồng tình/ vừa đồng tình vừa không đồng tình: 0,25 điểm, lí giải: 0,25 điểm

0,5

II. Làm Văn: (7,0 điểm)

Cảm nhận đoạn thơ Vội vàng của Xuân Diệu

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nội dung và nghệ thuật đoạn thơ Vội vàng.

Hướng dẫn chấm:

  • Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

  • Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các nội dung sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Diệu; giới thiệu bài thơ, vị trí đoạn trích.

Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm: 0,25 điểm.

0,5

* Cảm nhận đoạn thơ:

- Nội dung:

+ Thi sĩ giải bày khao khát chiếm lĩnh, tận hưởng cái đẹp của c sống.

+ Thi sĩ vội vàng, cuống quýt chiếm lĩnh vì đã ý thức được quy luật nghiệt ngã của thời gian.

- Nghệ thuât: Đoạn thơ vận dụng kết hợp linh hoạt nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo như: điệp cấu trúc câu, điệp từ ngữ; cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh mới lạ, táo bạo, thể hiện sự thức nhọn giác quan; phối hợp nhiều kiểu câu; nhịp điệu gấp gáp, khẩn trương.



3,0




1,0

  • Đánh giá chung:

+ Đoạn thơ thể hiện phong cách thơ XD và quan niệm mới mẻ về thời gian, triết lí sống

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5

e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lý luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của thơ Xuân Diệu; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

  • Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

  • Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5

I +II

10,0

ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA GIỮA KỲ II

NĂM HỌC 2022-2023

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Không có gì tự đến đâu con
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.
Mùa bội thu phải một nắng hai sương.

Không có gì tự đến, dẫu bình thường
Phải bằng cả đôi tay và nghị lực!
Như con chim suốt ngày chọn hạt,
Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ.

Dẫu bây giờ bố mẹ - đôi khi,
Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi
Có roi vọt khi con hư và dối
Thương yêu con đâu đồng nghĩa với chiều.

Đường con đi dài rộng rất nhiều
Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng,
Trời xanh đấy nhưng chẳng bao giờ lặng,
Chỉ có con mới nâng nổi chính mình

Chẳng có gì tự đến – Hãy đinh ninh.

(Trích “Không có gì tự đến đâu con”, Nguyễn Đăng Tấn , Thơ “Lời ru vầng trăng”,

tr.42, NXB Lao động, năm 2000)

Câu 1: ( 0,75 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

Câu 2: ( 0,75 điểm) Hãy cho biết hiệu quả nghệ thuật của phép điệp được sử dụng trong 2 khổ thơ đầu.

Câu 3: ( 1,0 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về 2 câu thơ sau:

Không có gì tự đến, dẫu bình thường
Phải bằng cả đôi tay và nghị lực!”

Câu 4: ( 0,75 điểm) Thông điệp mà anh/chị rút ra được qua văn bản trên là gì?

  1. LÀM VĂN ( 7 điểm)

Phân tích hai khổ thơ sau của bài thơ Tràng giang

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng

(…)

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

( Tràng giang- Huy Cận, sgk Ngữ văn 11, tập 2, trang 29)

ĐÁP ÁN

PHẦN

NỘI DUNG

ĐIỂM

I. Đọc hiểu: (3,0 điểm)

Câu 1.

Phương thức biểu cảm/ biểu cảm

Hướng dẫn chấm:

  • Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.

  • Học sinh trả lời khác đáp án: 0,0 điểm.

0,75

Câu 2.

+ BPTT điệp ngữ/ điệp cấu trúc + dẫn chứng “Không có gì tự đến” (0.25 điểm)

+ Hiệu quả: Nhấn mạnh, nhắn nhủ đến người đọc thông điệp: tất cả mọi thứ trên đời đều có nguyên nhân và quá trình, không có điều gì tự nhiên mà có. (0.5 điểm)

0,75

Câu 3.

Không có gì tự đến, dẫu bình thường

Phải bằng cả đôi tay và nghị lực!”

Học sinh có thể hiểu theo cách:

- Tất cả những thành quả dù nhỏ nhặt hay lớn lao mà chúng ta có được đều bắt nguồn từ công sức lao động và sự nỗ lực, kiên trì.

Lưu ý: HS có thể có những cách trả lời khác nếu phù hợp vẫn cho điểm tối đa.

1,0

Câu 4.

Học sinh có thể diễn đạt và lí giải theo nhiều ý khác nhau, miễn hợp lí và thuyết phục thì đều được chấp nhận

0,5

II. Làm Văn: (7,0 điểm)

Cảm nhận 2 đoạn thơ trong bài Tràng giang của HC

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nội dung và nghệ thuật đoạn thơ Vội vàng.

Hướng dẫn chấm:

  • Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

  • Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các nội dung sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Huy Cận; giới thiệu bài thơ, vị trí đoạn trích.

Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm: 0,25 điểm.

0,5

* Cảm nhận 2 đoạn thơ:

- Khổ 1:

+ Nội dung:

++ Bức tranh Tràng giang mênh mông và hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi lênh đênh, trôi dạt gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa. Ẩn chứa một cái tôi cá nhân với nỗi sầu buồn chồng chất.

+ + Hình ảnh cành củi khô trôi nổi gợi cảm nhận về thân phận của những kiếp người bé nhỏ, bơ vơ giữa dòng đời.

+ Nghệ thuật:

Kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và hiện đại, thủ pháp tương phản, cách kết hợp từ ngữ mới lạ…

- Khổ 2:

+ Nội dung:

++ Bức tranh phong cảnh hoàng hôn kì vĩ, nên thơ với hình ảnh bầu trời mênh mông, những lớp mây trắng “đùn” lên phía chân trời xa, cánh chim bay trong bóng chiều. Cảnh vật ẩn chưa tâm trạng của tác giả.

++ Bộc lộ trực tiếp tấm lòng thương nhớ quê hương tha thiết của HC

+ Nghệ thuật:

++ Bút pháp nghệ thuật cổ điển: hình ảnh thiên nhiên mang màu sắc ước lệ, thủ pháp tương phản…

++ Từ ngữ giàu tính tạo hình và biểu cảm: đùn núi bạc, bóng chiều sa, dợn dợn

3,0








1,0

  • Đánh giá chung:

Đoạn thơ góp phần tô đậm chủ đề tư tưởng của tác phẩm, thể hiện được những đặc trưng , phong cách thơ HC trước năm 1945

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5

e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lý luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của thơ HC,văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

0,5

I +II

10,0

ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA GIỮA KỲ II

NĂM HỌC 2022-2023

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)

 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Bức tranh của tôi

Tường nhà tôi thường treo nhiều tranh

Đẹp nhất vẫn là bức tranh màu xanh

Cửa sổ

Khói trắng dăng dăng ngang tầm thành phố

Dãy núi lam sương, cánh đồng biếc mạ…

Và rung rinh vài nhánh cây, chùm quả

Cùng với những gì gọi là cuộc đời

Tất cả dẵm trên nền vĩnh cửu: bầu trời


Bức tranh màu xanh tôi thường say ngắm nhất

Mỗi tia sáng làm đổi thay màu sắc

Mỗi hạt mưa, làn sương, cánh chim

Đã khảm vào tôi từ thuở biết nhìn

Và phác trong tôi bao đường nét bình yên

Rồi một sáng tôi nghe lời bức tranh đằm thắm:

“-Anh không thể chỉ đắm say đứng ngắm

Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ”.

(Nguyễn Duy – trích từ tập thơ “Cát trắng”, NXB Quân đội Nhân dân)

Câu 1 (0.75 điểm): Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2 (0.75 điểm): Theo tác giả, bức tranh nào là đẹp nhất? Bức tranh ấy có những hình ảnh nào?

Câu 3 (1.0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong các dòng thơ sau:

“Mỗi tia sáng làm đổi thay màu sắc

Mỗi hạt mưa, làn sương, cánh chim

Đã khảm vào tôi từ thuở biết nhìn

Và phác trong tôi bao đường nét bình yên”

Câu 4 (0,5 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ cuối của bài:

“-Anh không thể chỉ đắm say đứng ngắm

Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ”.

  1. LÀM VĂN ( 7 điểm)

Cảm nhận doạn thơ sau:

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

( Tràng giang- Huy Cận, sgk Ngữ văn 11, tập 2, trang 29)

ĐÁP ÁN

PHẦN

NỘI DUNG

ĐIỂM

I. Đọc hiểu: (3,0 điểm)

Câu 1.

Phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Hướng dẫn chấm:

  • Học sinh trả lời mỗi ý đáp án: 0,25 điểm.

  • Học sinh trả lời khác đáp án: 0,0 điểm.

0,75

Câu 2.

-Theo tác giả, bức tranh đẹp nhất là bức tranh màu xanh (0.25 điểm)

- Bức tranh ấy có những hình ảnh: cửa sổ, khói trắng, dãy núi lam sương, cánh đồng biếc mạ, vài nhánh cây, chùm quả, hạt mưa, làn sương, cánh chim


0,75

Câu 3.

  • Biện pháp tu từ liệt kê: “tia sáng”, hạt mưa”, “làn sương”, “cánh chim” (0.5 điểm)

  • Tác dụng:

+ Câu thơ tăng sức gợi hình gợi cảm, giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn (0.25 điểm)

+ Bật lên vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, yên tĩnh của thiên nhiên. Đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và đắm say với nghệ thuật của nhà thơ (0.25 điểm)

Hoặc:

  • Biện pháp tu từ điệp từ: “mỗi” (0.5 điểm)

  • Tác dụng:

+ Câu thơ có tính nhạc, nhịp nhàng, cân đối, sinh động, hấp dẫn (0.25 điểm)

+ Bật lên vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, yên tĩnh của thiên nhiên. Đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và đắm say với nghệ thuật của nhà thơ (0.25 điểm)


1,0

Câu 4.

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau:

- Con người, nhất là tuổi trẻ: đắm say với nghệ thuật, yêu tha thiết thiên nhiên, cuộc sống là tốt nhưng như thế chưa đủ. Mỗi cá nhân phải là một nét vẽ góp phần tạo nên bức tranh cuộc đời. Con người phải sống có ích, có ý nghĩa, phải làm được một điều gì đó cho cuộc đời dù là nhỏ (0.5 điểm)

- Hai câu thơ chứa đựng một quan niệm sống đẹp, một thông điệp ý nghĩa: con người sống cần phải chủ động hòa nhập với tập thể, cộng đồng; phải đóng góp, cống hiến cho cuộc đời (0.5 điểm)


0,5

II. Làm Văn: (7,0 điểm)

Cảm nhận 2 đoạn thơ trong bài Tràng giang của HC

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nội dung và nghệ thuật đoạn thơ Vội vàng.

Hướng dẫn chấm:

  • Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

  • Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các nội dung sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Huy Cận; giới thiệu bài thơ, vị trí đoạn trích.

Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm: 0,25 điểm.

0,5

* Cảm nhận 2 đoạn thơ:

- Nội dung:

+ Vẻ đẹp bức tranh tràng giang mênh mông, tĩnh lặng và hoang vắng

+ Sự thức nhận về thân phận con người nhỏ bé, trôi nổi vô định

+ Lòng nhớ quê ẩn chứa một tình yêu nước thầm kín của tác giả

- Nghệ thuật:

+ Đoạn thơ kết hpwj hài hoà vẻ đẹp cổ điển với tinh thần hiện đại

+ Thể hiện sự tiếp biến trên nhiều phương diện, góp phần vào quá trình hiện đại hoá thơ ca trước năm 1945

3,5







0.5

  • Đánh giá chung:

Đoạn thơ góp phần tô đậm chủ đề tư tưởng của tác phẩm, thể hiện được những đặc trưng , phong cách thơ HC trước năm 1945

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5

e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lý luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của thơ HC,văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

0,5

I +II

10,0


MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2022-2023 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 11

NỘI DUNG

Mức độ cần đạt

Tổng số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

I. Đọc hiểu

- Ngữ liệu: Văn bản thơ/ văn xuôi (ngữ liệu ngoài SGK)

  • Phương thức biểu đạt

  • - Phép tu từ

  • - Chỉ ra từ ngữ, chi tiết, hình ảnh trong ngữ liệu

-Hiểu được một vấn đề nội dung

- Tác

dụng của

biện pháp nghệ thuật trong ngữ liệu

- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của ngữ liệu

- Bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích.

-Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.



Tổng

Số câu

2,0

1,0

1,0


4,0

Số điểm

1,5

1,0

0,5


3,0

Tỉ lệ

15%

10%

0,5%


30%

II. Làm văn

VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC




Tràng giang ( HC)

Vội vàng ( XD)




- Xác định được kiểu bài nghị luận; vấn đề nghị luận.

- Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ.

- Nêu nội dung đặc điểm nghệ thuật nổi bật... của đoạn thơ.



- Diễn giải những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ theo yêu cầu của đề: tình yêu thiên nhiên, con người; đặc sắc về ngôn ngữ, hình ảnh,...

- Đánh giá chung

Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.

- Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ; vị trí, đóng góp của tác giả.






So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục.






Tổng

Số câu





1

Số điểm

3

2

1

1

7

Tỉ lệ

30%

20%

10%

10%

70%

Tổng cộng

Số câu

2

1

1

1

5

Số điểm

4

3

2

1

10

Tỉ lệ

40%

30%

20%

10%

100%





Ngoài Bộ Ôn Tập Đề Thi Văn Giữa Kỳ Lớp 11 HK2 Năm 2022-2023 – Ngữ Văn Lớp 11 thì các đề thi trong chương trình lớp 11 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Bộ Ôn Tập Đề Thi Văn Giữa Kỳ lớp 11 Học kỳ 2 năm 2022-2023 là một tài liệu quan trọng giúp các bạn học sinh lớp 11 rèn luyện và nâng cao kỹ năng trong môn Văn học. Bộ ôn tập này được thiết kế đặc biệt để giúp bạn ôn tập kiến thức đã học, làm quen với định dạng và nâng cao khả năng làm bài thi Văn học.

Bộ Ôn Tập Đề Thi Văn Giữa Kỳ lớp 11 Học kỳ 2 năm 2022-2023 bao gồm một số đề thi mẫu, được lựa chọn kỹ càng và đa dạng trong cấu trúc và nội dung. Mỗi đề thi đi kèm với các câu hỏi và bài tập khác nhau, giúp bạn rèn luyện khả năng đọc hiểu, phân tích văn bản và viết văn.

Bên cạnh đó, Bộ Ôn Tập Đề Thi Văn Giữa Kỳ lớp 11 Học kỳ 2 năm 2022-2023 cũng cung cấp đáp án chi tiết và hướng dẫn giải cho từng câu hỏi và bài tập. Điều này giúp bạn tự kiểm tra kết quả và nắm vững cách giải quyết các bài tập trong đề thi.

Bộ Ôn Tập Đề Thi Văn Giữa Kỳ lớp 11 Học kỳ 2 năm 2022-2023 là một công cụ hữu ích để bạn tự ôn tập, tự kiểm tra và chuẩn bị tốt cho kỳ thi giữa kỳ 2. Nó giúp bạn nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng và cải thiện kết quả học tập trong môn Văn học.

Chúng tôi hy vọng rằng Bộ Ôn Tập Đề Thi Văn Giữa Kỳ lớp 11 Học kỳ 2 năm 2022-2023 sẽ là một nguồn tài liệu hữu ích để bạn đạt kết quả cao trong môn Văn học.

>>> Bài viết liên quan:

Đề Thi Học Kì II Tiếng Anh 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam 2021-2022
Bộ Đề Thi GDCD Lớp 11 Học Kì 1 Có Đáp Án – Công Dân Lớp 11
Đề Thi Học Kì II Môn Tiếng Anh Lớp 11 Sở GD&ĐT Quảng Nam 2020-2021
Đề Thi GDCD Lớp 11 Học Kì 1 Quảng Nam 2019-2020 Có Đáp Án
Đề Thi Tiếng Anh Học Kì 2 Lớp 11 Quảng Nam (Đề 1) Có Đáp Án
Đề Thi GDCD Lớp 11 Học Kì 2 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1)
Đề Thi Học Kì 1 Toán 11 Trường THPT Cộng Hiền Năm 2022-2023
Đề Thi GDCD Lớp 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 1)
Đề Thi Học Kì 1 Toán 11 Năm 2022-2023 Có Đáp Án (Đề 3)
Đề Thi GDCD Lớp 11 Học Kì 1 Sở GD&ĐT Quảng Nam (Đề 2)