Docly

Truyện ngắn là gì? Những đặc trưng cơ bản của truyện ngắn

Cùng Trang tài liệu trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: Truyện ngắn là gì?” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Ngữ văn 12.

Truyện ngắn là gì?

Khái niệm: Truyện ngắn là gì? Đây là một hình thức tự sự cỡ nhỏ, được viết bằng văn xuôi để người đọc tiếp thu liền mạch, đọc một hơi không nghỉ. Truyện ngắn là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang. 

Lịch sử ra đời của truyện ngắn

Truyện ngắn xuất hiện ở các phương Đông và phương Tây, tuy nhiên ở tại mỗi quốc gia, vùng miền đều có những nét độc đáo riêng. 

  • Ở tại phương Đông: Ở một số quốc gia đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bnar, họ vẫn coi truyện ngắn là một thể loại tiểu thuyết, hay với cách gọi khác là “tiểu thuyết đoản thiên” để nhằm phân biệt loại tiểu thuyết chương hồi dài tập là “tiểu thuyết trường thiên”. 
  • Ở các nước phương Tây: Thể loại truyện ngắn xuất hiện trên một tạp chí xuất bản đầu thế kỷ 19, phát triển lên đến đỉnh cao nhờ những sáng tác xuất sắc của văn hoà Nga Chekhov và trở thành một hình thức nghệ thuật lớn của văn học thế kỷ 20. Mặc dù trước đó, truyện ngắn đã tồn tại dưới hình thức truyền miệng trong dân gian như các truyện ngụ ngôn, nhưng chỉ đến khi có sự xuất hiện ồ ạt của một tầng lớp độc giả biết đọc biết viết ở thế kỷ 19 ở phương Tây thì truyện ngắn mới thật sự được hình thành và phát triển cho đến tận ngày nay. 

Những đặc trưng cơ bản của truyện ngắn

Về cốt truyện.

Cùng một thể loại văn xuôi tự sự như tiểu thuyết, truyện ngắn vừa có những nét chung lại có những nét riêng của mình. Đặc trưng chung của thể hiện đầu tiên ở cốt truyện. Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Truyện ngắn là thể loại có cốt truyện nhưng nhìn chung biến hóa hơn tiểu thuyết. Truyện ngắn có nhân vật, được thể hiện qua lời kể, trần thuật. Cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết đều chú trọng vai trò của người kể chuyện. Song điểm khác biệt dễ thấy nhất giữa truyện ngắn và tiểu thuyết là truyện ngắn có hình thức kể chuyện nhỏ – tức là “truyện ngắn”. Nó chỉ đề cập đến một vài biến cố riêng của cuộc sống con người. Số lượng nhân vật cũng không nhiều, vì hầu hết các truyện ngắn xây dựng rất ít các sự kiện, ít biến cố. Tình tiết trong truyện ngắn vì thế thường được lựa chọn rất kỹ, chỉ ghi lại những tình huống nào tiêu biểu nhất, đủ sức cho người đọc hình dung cả quá trình sống của nhân vật. Cũng vì vậy mà “dung lượng hiện thực trong cuộc sống phản ánh có mức độ” (Lê Tư Chỉ, Để phân tích truyện ngắn, NXB Trẻ, 1996, tr.19).

Dựa vào cốt truyện, có thể chia làm hai loại truyện. Truyện không có cốt truyện (hoặc cốt truyện rất mờ nhạt): do chủ ý nghệ thuật của nhà văn chỉ nhằm thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật trong mối liên hệ với hoàn cảnh. Truyện chỉ có những ý tưởng, không có sự kiện gay cấn, thời gian cụ thể, thậm chí không có đầu đuôi (truyện ngắn Thạch Lam). Truyện ngắn có cốt truyện rất chú ý xây dựng những tình tiết, sự kiện bộc lộ tính cách của nhân vật và thúc đẩy hướng phát triển, vận động của mạch truyện. Bản thân cốt truyện là hệ thống các sự kiện, được chia theo lớp lang từ đầu đến cuối truyện. Các sự kiện càng gay cấn, nổi bật càng tạo kịch tính, sức hấp dẫn cho truyện (CHÍ PHÈO – Nam Cao).

Về dung lượng.

Truyện ngắn có dung lượng nhỏ, ngắn gọn mà cô đúc nên có sức ám ảnh lớn. Nó tập trung vào một hoặc một vài biến cố trong một không gian, thời gian nhất định, tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và sự liên tưởng cho người đọc. Ví dụ : Truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc dịch ra tiếng Việt chỉ hai trang sách, được viết dưới hình thức một bức thư kể về một sự kiện là tác giả bị nhận nhầm là Khải Định. Cốt truyện không có gì, sự kiện đơn giản, dung lượng rất ngắn nhưng truyện lại có sức công phá lớn, tác động mạnh mẽ vào ý thức, khêu gợi trí tưởng tượng của người đọc để đặt ra vấn đề chính trị – xã hội, vấn đề dân tộc, vấn đề đấu tranh….

Đề tài, nội dung truyện ngắn có thể lấy ở nhiều mặt của cuộc sống, nhiều vấn đề có tính chất thời sự xã hội. Phần lớn là vấn đề đời tư cá nhân, có khi chỉ là khoảnh khắc trong đời tư đó. Việc lựa chọn đề tài, phản ánh nội dung trong tác phẩm chịu sự chi phối bởi “nhãn quan” nhà văn, trong đó xác lập “điểm nhìn” riêng cho mình là quan trọng hơn cả. Nhà văn tiến bộ luôn đứng trên mọi quan hệ giai cấp, mọi sự ràng buộc của hệ tư tưởng, nói lên tiếng nói lẽ phải của chân lý, cuộc đời. Cảm hứng thế sự chi phối âm vang, độ lắng đọng của truyện ngắn trong dòng thời gian, trong lòng người đọc. Những truyện ngắn trường tồn mãi mãi khi nó âm ỉ bên trong những tiếng nói thầm kín của con người, những khát vọng của mọi thời đại.