Quân chủ chuyên chế là gì? Sự hình thành và phát triển
Nghiên cứu về sự hình thành của nhà nước và pháp luật luôn là một trong những yêu cầu bắt buộc của các cử nhân luật (luật sư tương lai), trong bài viết này Trang tài liệu sẽ cùng bạn phân tích các vấn đền liên quan đến chính thể quân chủ chuyên chế là gì?
Chế độ quân chủ là gì?
Khái niệm: Chế độ quân chủ là một hình thức chính thể, trong đó vua là người chủ quyền lực, tất cả quyền lực trong nước thuộc về nhà vua. Có hình thức quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế.
Quân chủ chuyên chế là gì?
Chính thể quân chủ chuyên chế là hình thức nhà nước, trong đó người đứng đầu nhà nước được thiết lập theo nguyên tắc kế truyền với quyền lực vô hạn.
Để thực thi quyền lực tối cao, người đứng đầu nhà nước (vua, quốc vương, hoàng đế) theo chính thể quân chủ chuyên chế thường lập ra cả một bộ máy gọi là triều đình, gồm có nhiều bộ, mỗi bộ được giao quản lí một lĩnh vực thuộc vương quyền tuyệt đối.
Trong khuôn khổ của vương triều phong kiến, ở những thời đoạn nhất định, có việc sử dụng các hình thức tư vấn, tham mưu, chẳng hạn, dưới triều nhà Nguyễn với các ông vua nổi tiếng chuyên chế như Gia Long, Minh Mạng đã lập ra các thiết chế gọi là “Hội đồng đình nghị” hoặc “Phiếu nghĩ”. Theo Chiếu dụ năm 1802 của vua Gia Long, mỗi tháng có 4 kì quan chức trong triều họp lại để “đỉnh nghƒ. Nội dung đình nghị gồm những công việc như bàn bạc giải quyết những việc quan trọng, khó khăn mà cơ quan chuyên trách không dám tự mình giải quyết; xử phúc thẩm các bản án đã được xét xử tại toà án địa phương nhưng có người kêu oan xin xét lại; bàn bạc giải quyết những đơn thưa kiện của dân chúng về tệ quan lại sách nhiễu, tham nhũng. Từ năm 1833, để có thể trực tiếp giải quyết mọi công việt hành chính đặc biệt, vừa có tác dụng tham mưu cho vua, vừa có tác dụng giám sát thay vua, Minh Mạng đã có chỉ dụ: “Tất cả mọi sớ tâu và bản đề nghị thì chuyển cho quan 6 bộ và nội các phiếu nghĩ”. Khi có sớ tâu từ các địa phương, quan chức chuyên môn của bộ phải xem xét nội dung. Từ văn phòng bộ, những đề nghị về cách giải quyết công việc được nêu trong tấu sớ của các tỉnh và văn bản chuẩn bị đó được gọi là “thiết nghĩ. “Thiết nghĩ” được đính kèm theo tấu sớ để chuyển tới nội các trình lên vua xem xét và phê duyệt. Là người quyết định tối hậu, nếu đồng ý vua phê chuẩn và xem đó là ý vua, nếu không đồng ý, vua huỷ bỏ.
Sự hình thành chính thể quân chủ chuyên chế
Chính thể quân chủ chuyên chế là 1 trong những chính thể có sự ra đời cũng như phát triển lâu đời nhất thế giới, tuy hiện nay nó đã lùi vào quá khứ nhưng những đóng góp của nhà nước quân chủ chuyên chế cho nền văn minh thế giới thì vẫn còn đó, được coi như bước quá độ cho nhân loại tiến vào thời kỳ văn minh hiên đại hơn. Các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây tiêu biểu là những quốc gia ra đời sớm nhất, mở ra kỷ nguyên mới cho văn minh loài người. Những quốc gia có nền văn hóa nổi tiếng là Trung Quốc, Ấn Độ , Lưỡng Hà, Ai Cập ( Phương Đông cổ đại ) và Hy lạp và La Mã ( Phương Tây cổ đại ), giữa các quốc gia cổ đại nay có nhiều điểm giống và điểm khác nhau.
– Chế độ phong kiến (phong tước, kiến địa) là 1 từ gốc Hán Việt xuất phát từ hệ tư tưởng chính trị tư tưởng thời Tây Chu, Trung Quốc. Đặc điểm chung của chế độ phong kiến là giai cấp địa chủ phong kiến nắm quyền sỡ hữu hữu phần lớn ruộng đất và tiến hành bóc lột địa tô dưới nhiều hình thức khác nhau như tô lao dịch , tô sản phầm, tô tiền hay những hình thức kết hợp đối với nông dân không có hay có ít ruộng đất thì những mức độ đó khác nhau
– Xã hội phân hóa thành nhiều giai cấp với đẳng cấp khác nhau. Hệ thống chính trị có thể là hệ thống phân quyền cát cứ có thể là tập trung theo chính thể quân chủ. Cơ sở kinh tế chủ yếu là nông nghiệp dựa trên sản xuất nhỏ của nông dân, những giai đoạn cuối kinh tế hàng hóa phát triển mạnh dẫn đến sự ra đời của kết cấu kinh tế xã hội chủ nghĩa.