Docly

XVIII là thế kỷ bao nhiêu? Lịch sử Việt Nam từ XVIII đến giữa thế kỷ XIX

XVIII là thế kỷ bao nhiêu?

Thế kỷ 18 (tức thế kỷ XVIII) là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 1701 đến hết năm 1800, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory.

XVIII là thế kỷ bao nhiêu?

Lịch sử Việt Nam trong những năm của thế kỷ XVIII

Khủng hoảng chế độ phong kiến Đàng Ngoài

  • Bước sang thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng.
  • Nền kinh tế suy sụp, sản xuất kinh tế bị đình trệ. Từ cuối thế kỷ XVII, lợi dụng sự kiểm soát lỏng lẻo của nhà nước trung ương, quan lại đua nhau nhận hối lộ, địa chủ cường hào mặc sức hoành hành, chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Lợi dụng phép “bình lệ” của phủ chúa, chúng bắt nhân dân phải chịu hết mọi phú dịch, đóng tiền nuôi lính khiến người nông dân phải bán ruộng, chịu cảnh “cày thuê cuốc mướn” hoặc đi tha phương cầu thực.

Khởi nghĩa nông dân

  • Vào những năm 30 của thế kỷ XVIII, khởi nghĩa nông dân nổ ra rầm rộ ở khắp nơi. Mở đầu là khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) vào năm 1737. 
  • Tiếp đó là hàng loạt các cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra ở Bắc Giang, Tuyên Quang, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Thái Nguyên… 
  • Nhìn chung, phong trào nông dân Đàng Ngoài tuy diễn ra sôi nổi, rộng khắp, kéo dài và lôi kéo được đông đảo các tầng lớp tham gia nhưng do phong trào bị phân tán, thiếu liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa và các vùng nên đã bị thất bại.

Khủng hoảng chế độ phong kiến Đàng Trong

  • Sau một thời gian dài phát triển thuận lợi, chế độ phong kiến Đàng Trong đí vào khủng hoảng. Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, cải tổ lại bộ máy chính quyền, xây dựng Phú Xuân thành kinh đô. Công cuộc xây dựng cung điện và dinh thự diễn ra liên tục.
  • Kinh tế hàng hóa cũng ngày càng sa sút. Các đô thị như Hội An, Thanh Hà… tàn dần. Thương nhân nước ngoài không còn qua lại buôn bán. Nhiều hàng hóa của Đàng Ngoài (đặc biệt là đồng) không còn nhập khẩu.

Phong trào Tây Sơn

  • Năm 1771, trong tình cảnh đói kém, khổ cực, một cuộc khởi nghĩa đã bùng lên ở ấp Tây Sơn (Bình Định). Đứng đầu cuộc khởi nghĩa là 3 anh em: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Với khẩu hiệu “Đánh đổ quyền thần trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Phúc Dương”, cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng thu hút đông đảo nông dân và các tầng lớp dân nghèo tham gia.

Vương triều Nguyễn Tây Sơn

  • Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc đã cầu cứu quân Thanh. Nhân cơ hội đó, nhà Thanh đem quân sang xâm lược nước ta. Tháng 11/1788, 29 vạn quân Thanh chia làm 4 đạo ồ ạt tiến vào nước ta. Nhận được tin, tháng 12/1788, Nguyễn Huệ cho lập đàn tế trời, lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu Quang Trung và nhanh chóng đem quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh. Với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, 29 vạn quân Thanh đã bị đánh tan tành, buộc nhà Thanh phải rút quân về nước.