Docly

Bia tiến sĩ được xây dựng để làm gì?

Bia tiến sĩ được xây dựng để làm gì? Để ghi lại những dấu ấn lịch sử Việt Nam có bia tiến sĩ mang nội dung phản ánh tư tưởng chính trị, triết học, giáo dục khoa cử. Từ đó có thể nghiên cứu sự phát triển, thay đổi của Nho giáo trong việc quản lý đất nước của các triều đại ở khu vực thông qua bài văn khắc trên bia. Bên cạnh đó, những bài văn bia này phần lớn đều do những danh nhân văn hóa, trí thức lớn của đất nước soạn. Nên đây cũng là những tác phẩm vô giá, góp phần làm nên truyền thống văn hóa, giáo dục của Việt Nam. Hãy cùng Trang Tài Liệu tìm hiểu về mục đích bia tiến sĩ được xây dựng để làm gì nhé!

Bia tiến sĩ là gì?

Bia tiến sĩ là cụm bia bằng đá ghi họ tên, quê quán những người đỗ tiến sĩ theo từng khoa thi thời Lê, dựng tại Văn Miếu (Hà Nội). Bia tiến sĩ dựng từ năm 1484 theo lệnh của vua Lê Thánh Tông bắt đầu từ khoa thi năm 1442. 

Hiện nay, tại Văn Miếu hiện còn 82 bia, khắc tên 1.304 tiến sĩ (theo Trần Văn Giáp). Bia cao trung bình khoảng 1,5 m, rộng 1 m, đặt trên lưng rùa bằng đá xếp hàng dài. 

Bia Tiến sĩ khoa Giáp Tuất niên hiệu Chính Hòa 15 (1694) tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám

Mỗi bia đều có bài văn do một vị đại khoa danh tiếng soạn thảo kể lại khoa thi năm ấy, công lao của nhà vua và liệt kê danh sách các vị tiến sĩ. Không những thế, mỗi tấm bia còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, kết tinh trí tuệ, từ bàn tay của những nhà văn hóa, thư pháp, nghệ nhân hàng đầu Việt Nam các thời kỳ và là loại hình văn bản đặc biệt của di sản tư liệu cho lịch sử phát triển của một đất nước. 

Tất cả có 32 bia, bia đầu tiên dựng 1822, bia cuối cùng dựng 1919. Bia tiến sĩ thời Nguyễn không có minh văn, chỉ có danh sách các tiến sĩ từng khoa. Bia cuối cùng là khoa thi 1779, dựng năm 1780. Ở thời Nguyễn, Minh Mạng (1820 – 40) cũng cho dựng Bia tiến sĩ ở Văn Miếu Huế.

Bia tiến sĩ khoa Quý Hợi niên hiệu vĩnh tộ 5 (1623)

Bia tiến sĩ được xây dựng vào thời gian nào?

Tài liệu tại Trung tâm Hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) cho biết, năm 1484 vua Lê Thánh Tông (1460-1497) xuống chiếu cho dựng bia tiến sĩ để tôn vinh các trí thức Nho học đỗ đạt. Cũng chính là tấm bia Tiến sĩ đầu tiên ghi lại lịch sử khoa thi năm 1442. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam, các trạng nguyên, tiến sĩ được khắc tên trên bia đá đặt tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Và tấm bia cuối cùng được dựng vào năm 1780 cho khoa thi tổ chức vào năm 1779.

Bia tiến sĩ được xây dựng để làm gì?

Với mục đích biểu dương hiền tài, khuyến khích nho sinh dùi mài kinh sử, việc dựng bia tiến sĩ ngoài ra còn nhằm giáo dục nhân cách, đạo đức cho quan lại đương thời. Việc dựng bia đá này đã đem lại tác động to lớn đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo nhân tài của nước Đại Việt thời bấy giờ.

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần kíp”. Đây là một đoạn trong bài ký viết trên bia tiến sĩ đầu tiên. Soạn giả của bài này là Đông các Đại học sĩ Thân Nhân Trung – cận thần được vua Lê Thánh Tông rất quý trọng. 

Đoạn trích trên không những được coi là kim chỉ nam cho quan điểm của nhà nước về đào tạo và sử dụng nhân tài. Mà đây cũng là tinh thần phát triển mang ý nghĩa phổ biến đối với mọi quốc gia và thời kỳ lịch sử.

Lịch sử hình thành bia đá tiến sĩ

Tại Văn Miếu Quốc Tử Giám hiện nay có 82 tấm bia đã khắc các bài văn bia đề danh các tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình thời Hậu Lê và nhà Mạc (1442-1779).

  • Năm 1484, vua Lê Thánh Tông đã cho dựng 7 tấm bia tiến sĩ đầu tiên ở Văn Miếu Quốc Tử Giám với chủ trương đề cao Nho học, đồng thời tôn vinh các bậc tri thức đỗ đại khoa. Bia tiến sĩ thuộc các khoa thi năm 1442, 1448, 1463, 1466, 1475, 1478 và 1481.
  • Những năm tiếp theo, nhà Lê sơ cho dựng thêm 5 bia tiến sĩ cho khoa thi năm 1487, 1496, 1502, 1511 và 1514.
  • Thời nhà Mạc chỉ dựng được 2 bia tiến sĩ cho khoa năm 1518 (thời nhà Lê Sơ) và năm 1529 do có nội chiến với Lê Trung Hưng. Do đó, trong thời gian nhà Mạc nắm giữ thành Thăng Long đã có 22 khoa thi được tổ chức nhưng chỉ dựng được duy nhất một tấm bia năm 1529.
Lịch sử hình thành bia đá tiến sĩ 
  • Sau khi chiếm được Thăng Long, nhà Lê Trung Hưng cho tổ chức các khoa thi đều đặn hơn nhưng đến 1653 mới có đợt dựng bia tiến sĩ với 25 bia cho các khoa thi từ năm 1554 đến 1652.
  • Năm 1717 có đợt dựng bia lớn tiếp theo với 21 tấm bia cho các tiến sĩ thuộc khoa thi từ năm 1656 đến 1715.
  • Sau đó, có một số lần dựng bia mỗi năm cho tới 1779 thì nhà Lê đã dựng phần lớn với 68/82 bia tiến sĩ.
  • Các bia còn lại chủ yếu dựng vào triều đại Tây Sơn và nhà Nguyễn.
Lịch sử hình thành bia đá tiến sĩ 

Ngày nay bia tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn là một địa điểm có sức hút mạnh mẽ đối với các học giả, du khách, chính khách trong và ngoài nước. Số lượng du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng, tìm hiểu về chế độ tuyển chọn và đào tạo nhân tài, sử dụng hiền tài, quan điểm về giáo dục của người Việt Nam xưa. Và cũng có rất nhiều nguyên thủ quốc gia, chính khách quan trọng của các nước trên thế giới đã đến đây và đánh giá cao giá trị và ý nghĩa của những tấm bia đá. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều khái niệm thú vị khác.