Docly

Vua đinh tiên hoàng đã chọn đóng đô ở đâu?

Vua đinh tiên hoàng đã chọn đóng đô ở đâu?

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh trở thành hoàng đế với tên Đinh Tiên Hoàng và lập nước Đại Cồ Việt. Ông chọn Hoa Lư làm đô thành và xây dựng một công trình phòng ngự bao quanh kinh đô. Ông cũng đặt triều nghi, sắp đặt quan chức và tôn hiệu mình là Đại Thắng Minh Hoàng đế.

Vua đinh tiên hoàng đã chọn đóng đô ở đâu?

Hoa Lư nằm trong một vùng núi non kỳ vĩ và hiểm trở, được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vòng cung cảnh quan hùng vĩ. Khoảng trống giữa các sườn núi đã được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8 – 10m, hiện vẫn còn dấu vết của nhiều đoạn tường thành.

Vua Đinh Tiên Hoàng đã khai thác triệt để thiên nhiên để xây dựng một cách tiết kiệm tối đa sức người sức của. Đây là lối kiến trúc thông minh và kỳ công của ông.

Tiểu sử vua Đinh Tiên Hoàng?

Đinh Bộ Lĩnh, vua Đinh Tiên Hoàng thuở nhỏ, sinh ra vào ngày rằm tháng Hai năm Giáp Thân (924) tại thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay là thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Thân phụ ông là Đinh Công Trứ, làm quan Thứ sử Hoan Châu (Nghệ An). Sau khi cha mất sớm, Đinh Bộ Lĩnh cùng mẹ là Đàm Thị về quê và nương thân với chú ruột là Đinh Dự ở chăn trâu. Với tài chỉ huy xuất sắc, ông thường cùng nhóm trẻ chăn trâu bẻ hoa lau làm cờ và lập trận giả đánh nhau. Bọn trẻ thường khoanh tay làm kiệu để rước ông như nghi vệ thiên tử.

Vào tuổi trưởng thành, Đinh Bộ Lĩnh đã thấy đất nước rơi vào cơn hỗn loạn, loạn 12 sứ quân và ông đã chiêu tập các bạn thuở cờ lau tập trận và các nghĩa sĩ trong vùng để đứng lên dấy nghĩa. Nhờ tài năng và sức mạnh của mình, ông đã giành được sự ủng hộ của rất nhiều dân trong vùng để cùng nhau đấu tranh chống lại tình trạng loạn lạc trong nước và thực hiện mong muốn lập nghiệp lớn.

Vua Đinh Tiên Hoàng lên ngôi đặt niên hiệu là gì?

Vào năm 970, Đinh Tiên Hoàng đã bỏ việc dùng niên hiệu cuả Hoàng đế Trung Hoa đặt niên hiệu mới là Thái Bình

Như vậy, với việc xưng đế và đặt quốc hiệu đã giúp Đinh Tiên Hoàng khẳng định nền độc lập và tự chủ của Đại Cồ Việt.