Docly

Tác dụng của điệp cấu trúc và phép điệp cấu trúc là gì?

Tác dụng của điệp cấu trúc và phép điệp cấu trúc là gì? Ví dụ điệp cấu trúc. Cùng tham khảo bài viết sau của Trang tài liệu để tìm hiểu tác dụng của phép điệp cấu trúc nhé!

Phép điệp cấu trúc là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu tác dụng của điệp cấu trúc là gì? Thì đầu tiên chúng ta cùng đi tìm hiểu những thông tin về phép điệp cấu trúc là gì. Và ngay sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn những câu trả lời cho câu hỏi thắc mắc về phép điệp cấu trúc.

Phép điệp cấu trúc là gì? Nếu như các bạn chưa biết thì phép điệp cấu trúc chính là 1 biện pháp nghệ thuật, phép điệp cấu trúc các bạn sẽ thường gặp ở trong những trường hợp tác giả lặp lại 1 từ hoặc là một cụm từ nào đó bất kỳ nhằm mang đến những ý nghĩa cụ thể để tính biểu cảm trong bài văn, bài thơ thêm tính biểu cảm hơn.

Những loại điệp cấu trúc

Trong điệp cấu trúc có những loại điệp cấu trúc khác nhau, trong đó có 3 phép điệp cấu trúc chính đó là:

  • Điệp nối tiếp: Là một kiểu điệp từ trong đó các cụm từ hoặc các từ được lặp lại và đứng nối tiếp ở trong 1 câu hay 1 đoạn văn nào đó.
  • Điệp ngắt quãng: Đây là những từ được lặp lại giãn cách nhau và cũng có thể giãn cách nhau trong 1 câu văn, trong 2, 3 câu thơ trong mỗi khổ thơ.
  • Điệp vòng: Đây sẽ được hiểu là những cụm từ, từ ngữ xuất hiện trong cuối đoạn văn

Tác dụng của điệp cấu trúc là gì?

Câu hỏi “Tác dụng của điệp cấu trúc là gì?” Là câu hỏi đang được khá nhiều người thắc mắc. Biết được điều này ngay sau đây, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về những tác dụng của điệp cấu trúc là gì. Với những thông tin được chia sẻ dưới đây có thể sẽ giúp các bạn hiểu thêm về những tác dụng của phép điệp cấu trúc. Hãy khám phá ngay thôi nào bạn ơi!

Vậy những tác dụng của điệp cấu trúc là gì? Trong phép điệp cấu trúc có 3 tác dụng khi sử dụng, trong đó có tác dụng nhấn mạnh, liệt kê và khẳng định. Để hiểu rõ về 3 tác dụng này xin mời các bạn theo dõi thêm thông tin dưới đây.

Tác dụng nhấn mạnh

Điệp ngữ sử dụng ở trong câu văn, thơ thường sẽ có tác dụng để nhấn mạnh sự vật hoặc sự việc nào đấy, cũng có thể việc lặp lại như vậy được dùng để nhấn mạnh những tâm tư của nhân vật trong câu chuyện đó.

Ví dụ: “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm / Một bếp lửa ấp iu nồng đượm / Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!” (Tác phẩm Bếp Lửa – Tác giả Bằng Việt).

Ở trong 3 câu thơ trong bài thơ Bếp Lửa của tác giả Bằng Việt ở bên trên được tác giả lặp lại  hai lần cụm từ “Một bếp lửa”. Tác dụng dụng của việc lặp lại hai cụm từ này chính là nhấn mạnh lại hình ảnh của bếp lửa ở trong tâm trí của người cháu. Qua đó thể hiện được những tình cảm và nỗi nhớ nhung về người bà, về bếp lửa.

Tác dụng liệt kê

Đối với tác dụng liệt kê thì ý nghĩa của tác dụng này sẽ là giúp người đọc hiểu rõ được ý nghĩa và tính chất của sự vật và sự việc được liệt kê.

Ví dụ: Ở trong tác phẩm “Hạt gạo làng ta của tác giả Trần Đăng Khoa” trong tác phẩm tác giả lặp lại từ “Có” 5 lần giúp tạo ra được sự liệt kê để  làm nổi bật tính chất và ý nghĩa để tạo ra hạt gạo đó là vị phù sa, lời mẹ hát, hương sen thơm, mưa tháng ba và bão tháng bảy. Qua đó giúp người đọc cảm nhận được những sự vất vả, cần cù, chịu khó của hậu phương làm ra những hạt gạo gửi nơi tiền tuyến.

Tác dụng khẳng định

Tác dụng khẳng định nhằm khẳng định những vấn đề và niềm tin được tác giả đề cập sẽ có thể xảy ra.

Ví dụ: Trong “Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh” cụm từ Dân tộc đó phải được tác giả sử dụng 2 lần ở trong tác phẩm nhằm khẳng định “chắc chắn phải giành độc lập” của dân tộc bất khuất và vô cùng kiên cường.