Docly

Lý giải cấu tạo và tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là gì?

Cấu tạo của kim loại

Cấu tạo của kim loại gồm cấu tạo nguyên tử và cấu tạo tinh thể

– Cấu tạo tinh thể: Trừ Hg ở thể lỏng, ở nhiệt độ thường các kim loại ở thể rắn và chúng có cấu tạo tinh thể. Hạt nhân liên kết rất kém với các electron hóa trị do đó dễ tách khỏi nguyên tử và các electron di chuyển tự do trong mạng tinh thể kim loại. Mạng tinh thể kim loại gồm: lập phương tâm diện (Cu, Au, Ag,..), lục phương (Mg, Be, Zn,…), lập phương tâm khối (Na, Li, K,…).

– Cấu tạo nguyên tử: nguyên tử của đa số các nguyên tố kim loại có rất ít electron ở lớp ngoài cùng ( chỉ có 1,2 hoặc 3 electron)

Ví dụ: Mg: 1s2 2s2 2p6 3s2

           Na: 1s2 2s2 2p6 3s1

Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là gì?

Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tác dụng với Oxi

Đa số các kim loại đều tác dụng được với oxi ở nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thường và tạo thành oxit. Một số kim loại không phản ứng với oxi là Pt, Au, Ag,…

3Fe + 2O2 → Fe3O4 

4Cr + 3O2 → 2Cr2O3

Tính chất hóa học chung của kim loại là tác dụng với phi kim khác

Đa số các kim loại phản ứng với phi kim ở điều kiện nhiệt độ cao và tạo thành muối. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tác dụng với phi kim.

2Al + 2S →   Al2S3

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

Tính chất hóa học của kim loại kiềm là tác dụng với dung dịch axit

– Kim loại phản ứng với dung dịch axit (ví dụ: HNO3, HCl, H2SO4 loãng,…) kết quả tạo thành muối và khí H2.

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Mg + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2

– Tác dụng với HNO3, H2SO4 trong điều kiện đặc, nóng.

– Tác dụng với HNO3: kết quả tạo thành muối nitrat và nhiều khí khác nhau

A + HNO3 → A(NO3)n + {NO, NO2, N2, NH4NO3, N2O) + H2O

  • Tác dụng với H2SO4: kết quả tạo thành muối sunfat và nhiều loại khí

A + H2SO4 → M2(SO4)n + {S, SO2, H2S} + H2O

Tính chất hóa học của kim loại kiềm thổ là tác dụng với dung dịch muối

Kim loại hoạt động mạnh phản ứng với muối của kim loại yếu kết quả tạo ra muối và kim loại mới. Ngoại trừ K, Ba, Na,… vì trong điều kiện thường, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ tan trong nước.

2Al + 3FeSO4 →  3Fe + Al2(SO4)3

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Mg + FeCl2  → Fe + MgCl2

  • Những kim loại mạnh gồm: K, Na, Ca, Li, Ba, Sr,…trong điều kiện thường dễ dàng tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ.

A + nH2O →H2 + A(OH)n

  • Kim loại trung bình gồm: Zn, Mg, Al, Fe,… trong điều kiện nhiệt độ cao phản ứng với hơi nước tạo ra khí hidro H2 và oxit kim loại.

3Fe + 4H2O hơi → 4H2 + Fe3O4 

CTA17

Tham khảo khái niệm trọng tâm bộ môn Hoá học được Trang tài liệu gợi ý

CTA3Chất là gì? Các loại chất? Lấy ví dụ về đơn chất và hợp chất

CTA3Gluten là gì? Công dụng và các thực phẩm chứa gluten

CTA3Vinyl Axetilen: Công thức, cấu tạo và phản ứng hoá học

CTA3Trong nguyên tử hạt mang điện là gì?