Docly

Cụm tính từ là gì & Ứng dụng cụm tính từ vào viết văn hiệu quả

Cụm từ là đơn vị cú pháp được sử dụng phổ biến trong văn học cũng như trong đời sống xã hội. Vậy cụm từ là gì? Có mấy loại cụm từ theo môn Ngữ văn lớp 6? Sử dụng cụm tính từ cũng giúp bài văn của bạn trở nên sinh động và người đọc cũng dễ dàng hình dung tình huống hơn. Trang Tài Liệu đã tổng hợp thông tin về cụm tính từ gồm khái niệm, phân loại, ứng dụng, ví dụ và bài tập chi tiết trong bài viết dưới đây. Hy vọng đã giải đáp đầy đủ cho câu hỏi “Cụm tính từ là gì?” của bạn.

Cụm tính từ là gì?

Cụm từ là đơn vị cú pháp nhỏ nhất do các từ kết hợp với nhau tạo thành. Theo đó, cụm từ sẽ là tập hợp gồm ít nhất hai từ trở lên, trong đó có một từ loại (là thực từ như danh từ, động từ hoặc tính từ, …) đóng vai trò là thành phần trung tâm, các từ còn lại bổ sung ý nghĩa cho thành phần trung tâm.

Mô hình cấu tạo chung của một cụm từ đầy đủ sẽ gồm ba phần: Một là phần phụ trước; hai là phần trung tâm, và ba là phần phụ sau. Cụ thể chẳng hạn với cụm từ “Tất cả những em học sinh yêu quý này”, chúng ta có:

Phần phụ trướcPhần trung tâmPhần phụ sau
Tất cả nhữngem học sinhyêu quý này

Nhưng trên thực tế, cụm từ đa phần thường chỉ có hai phần, một phần phụ trước với phần trung tâm, hoặc một phần trung tâm với phần phụ sau.

Chẳng hạn như với hai cụm từ “một con mèo” và “con mèo đen”, ta có mô hình cấu tạo như sau:

Phần phụ trướcPhần trung tâm
mộtcon mèo
  
Phần trung tâmPhần phụ sau
con mèođen

Một số ví dụ khác về cụm từ: Đang học bài, cột đèn bên đường, ba cọc ba đồng, …

Phân loại cụm tính từ

Nhìn chung, có rất nhiều cách phân loại cụm từ. Chẳng hạn như cách phân chia cụm từ thành cụm từ cố định và cụm từ tự do. Tuy nhiên, cách phân loại cụm từ phổ biến và thường gặp nhất vẫn là cách phân loại theo tên từ loại của thành tố chính trong cụm từ. Theo đó, trong tiếng Việt sẽ có nhiều loại cụm từ lớn như cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, cụm số từ và cụm đại từ. Trong bài viết lần này, với giới hạn là chương trình Ngữ văn lớp 6, Luật Minh Khuê sẽ giới thiệu về ba loại cụm từ quan trọng nhất, đó là: Cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ.

Cụm danh từ

Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ kết với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một danh từ, nhưng lại hoạt động trong câu giống như một danh từ.

Có thể thấy, một danh từ khi hoạt động trong câu phải mang nội dung ý nghĩa đầy đủ thì người đọc, người nghe mới có thể hiểu được chính xác ý đồ của người viết, người nói. Muốn vậy, chúng ta phải thêm những từ ngữ phụ nghĩa cho danh từ. Đây chính là một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời và sử dụng phổ biến của cụm danh từ.

Mô hình cấu tạo chung của cụm danh tự: Tương tự như cụm từ nói chung, cụm danh từ gồm phần phụ trước, phần trung tâm là danh từ và phần phụ sau.

Trong đó: 

  • Các phần phụ ngữ ở phía trước bổ sung cho danh từ trung tâm các ý nghĩa về số lượng.
  • Các phần phụ ngữ ở phía sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ trung tâm biểu thị, hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian.

Ví dụ. Với cụm danh từ “Một túp lều nát trên bờ biển”, ta có:

Phần phụ trướcPhần trung tâmPhần phụ sau
Mộttúp lềunát trên bờ biển

Cụm động từ

Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Tương tự như cụm danh từ, cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng lại hoạt động trong câu với vị trí và chức năng giống như một động từ.

Mô hình cấu tạo chung của cụm động từ: Cụm đồng từ cũng được cấu tạo từ ba phần chính là phần phụ trước, phần trung tâm là động từ và phần phụ sau.

Theo đó, cụm động từ là cụm từ có động từ làm trung tâm. Phần phụ trước và phần phụ sau của cụm động từ chịu sự chi phối của động từ trung tâm, giữa các yếu tố trong cụm động từ có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau. Các yếu tố xung quanh động từ trung tâm bổ sung ý nghĩa cho cụm động từ một cách hoàn chỉnh, cụ thể:

  • Các yếu tố trong phần phụ trước bổ sung ý nghĩa về mặt thời và thể, mệnh lệnh thức, từ phủ định, sự tiếp diễn tương tự, …
  • Các yếu tố trong phần phụ sau bổ sung ý nghĩa cho động từ trung tâm về thời gian, đối tượng, tính chất, hướng, nguyên nhân, …

Ví dụ. Với cụm động từ “Chưa tìm được ngay câu trả lời”, ta có:

Phần phụ trướcPhần trung tâmPhần phụ sau
Chưatìmđược ngay câu trả lời

Cụm tính từ

Cụm tính từ là loại tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Tương tự như cụm danh từ và cụm động từ, cụm tính từ cũng có ý nghĩa đầy đủ và có cấu tạo phức tạp hơn một tính từ, nhưng lại hoạt động trong câu với vị trí, chức năng giống như một tính từ.

Mô hình cấu tạo chung của cụm tính từ: Dạng đầy đủ của một cụm tính từ cũng gồm ba phần là phần phụ trước, phần trung tâm là tính từ và phần phụ sau.

Trong đó:

  • Các yếu tố ở phần trước biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất, … cho phần trung tâm.
  • Các yếu tố ở phần sau biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ, … cho tính từ trung tâm.

Ví dụ. Với cụm tính từ “Đang trẻ như một thanh niên”, ta có:

Phần phụ trướcPhần trung tâmPhần phụ sau
Đangtrẻnhư một thanh niên

Lưu ý: Tuy nhiên không phải lúc nào các cụm danh từ, cụm động từ hay cụm tính từ cũng có cấu tạo đầy đủ ba phần như đã đề cập ở trên. Có những cụm danh từ, cụm động từ hay cụm tính từ chỉ gồm phần phụ trước và phần trung tâm, hoặc phần trung tâm và phần phụ sau.

Ví dụ. Với cụm danh từ ”những cánh đồng”, cụm động từ “dẫm vào ngọn cỏ” và cụm tính từ “rộng mênh mông”, ta có:

Phần phụ trướcPhần trung tâmPhần phụ sau
nhữngcánh đồng(khuyết)
(khuyết)dẫmvào ngọn cỏ
(khuyết)rộngmênh mông

Hướng dẫn ứng dụng cụm tính từ vào viết văn

Ứng dụng cụm tính từ vào viết văn có thể làm cho văn bản của bạn mạnh mẽ và tươi sáng hơn. Dưới đây là một hướng dẫn sử dụng cụm tính từ một cách hiệu quả trong viết văn:

  1. Tạo hình ảnh sống động: Sử dụng cụm tính từ để mô tả một cảnh quan, một người hoặc một vật thể. Ví dụ: “bầu trời xanh biếc”, “mặt trời tỏa sáng rực rỡ”, “hoa tươi thắm” sẽ giúp độc giả hình dung được hình ảnh và tạo cảm xúc.
  2. Tăng tính chính xác: Sử dụng cụm tính từ để làm rõ ý nghĩa hoặc thuật ngữ. Ví dụ: “nghiêm trọng và quan trọng”, “nhỏ bé và dễ thương” sẽ giúp định rõ ý nghĩa và truyền đạt thông điệp một cách chính xác.
  3. Tạo sự tương phản: Sử dụng cụm tính từ trái ngược nhau để tạo sự tương phản trong văn bản. Ví dụ: “thành phố sôi động và êm đềm”, “mặt trời chiếu sáng và mưa rào đổ lụt” sẽ tạo sự cân bằng và đặc biệt cho văn bản.
  4. Tạo cảm xúc và tình cảm: Sử dụng cụm tính từ để tạo cảm xúc và tình cảm trong viết văn. Ví dụ: “hạnh phúc và cảm động”, “lo lắng và sợ hãi” sẽ truyền tải cảm xúc và tạo động lực cho độc giả.
  5. Tăng tính mô tả: Sử dụng cụm tính từ để mô tả chi tiết một sự vật, một cảnh quan hoặc một cảm giác. Ví dụ: “ngọt ngào và thơm ngát”, “ảm đạm và u ám” sẽ giúp độc giả hình dung và trải nghiệm sự việc một cách rõ ràng.

Khi sử dụng cụm tính từ, hãy chú ý đến ngữ cảnh và mục đích viết văn của bạn. Đảm bảo rằng cụm tính từ phù hợp với nội dung và ý nghĩa bạn muốn truyền đạt. Sử dụng một ngôn từ đa dạng và sáng tạo để tạo ra hiệu ứng tốt nhất trong viết văn của bạn.

Bài tập về cụm tính từ

Bài tập 1. Đọc kỹ và tìm các cụm danh từ, cụm động từ trong đoạn văn sau:

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi câu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

(Thạch Sach)

Gợi ý trả lời: Các bạn dựa theo gợi ý để tự tìm và phân tích các cụm từ còn lại trong đoạn văn.

  • Cụm danh từ trong đoạn văn: Một túp lều cũ, một lưỡi búa của cha để lại, …
  • Cụm động từ trong đoạn văn: Vừa khôn lớn, dựng dưới gốc đa, …

Bài tập 2. Chỉ ra phần trung tâm của các cụm từ in đậm trong các câu dưới đây:

a. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh (Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng).

b. Không lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn.

c. Nhưng những điều kỳ lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người (Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà).

Gợi ý trả lời: 

a. Phần trung tâm trong hai cụm từ đã được in đậm là “chạy” và “ôm”. Đây là các cụm động từ.

b. Phần trung tâm trong hai cụm từ đã được in đậm là “phức tạp” và “phong phú”. Đây là các cụm tính từ.

c. Phần trung tâm trong cụm từ được in đậm là “ảnh hưởng”. Đây là cụm danh từ.

Cụm tính từ là một công cụ quan trọng trong viết văn để tạo ra một bài văn sắc nét và sôi động hơn. Việc sử dụng cụm tính từ có thể giúp bạn tạo hình ảnh sống động, tăng tính chính xác, tạo sự tương phản, tạo cảm xúc và tình cảm, cũng như tăng tính mô tả của văn bản. Khi sử dụng cụm tính từ, hãy chắc chắn rằng chúng phù hợp với ngữ cảnh và mục đích viết văn của bạn. Sử dụng ngôn từ đa dạng và sáng tạo để tạo ra hiệu ứng tốt nhất cho bài văn của bạn.