Docly

Chấn lưu là gì? Chấn lưu có những chức năng gì?

Bạn có biết rằng chấn lưu là một bộ phận không thể thiếu đối với các thiết bị chiếu sáng và nó còn có ý nghĩa quan trọng giúp kéo dài tuổi thọ của bóng đèn không. Vậy chấn lưu là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chấn lưu ra sao? Tác dụng chấn lưu như thế nào. Hãy cùng Trang tài liệu tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Chấn lưu là gì? (Ballast là gì?)

Khái niệm: Chấn lưu còn có tên gọi khác là tăng phô, tiếng anh là ballast, là một bộ phận thường thấy ở đèn huỳnh quang hay đèn HID có tác dụng để giới hạn dòng điện cho đèn hoạt động tốt.

Chấn lưu điều chỉnh dòng điện và cung cấp đủ điện áp để đèn bắt đầu hoạt động. Nếu không có chấn lưu để hạn chế dòng điện thì chiếc đèn huỳnh quang sẽ được kết nối trực tiếp với nguồn điện cao thế nhanh chóng và không kiểm soát được mức tăng dòng điện. Trong vòng một giây, đèn sẽ quá nóng và có thể bị cháy không hoạt động được nữa.

Trong suốt quá trình khởi động đèn, chấn lưu phải cung cấp nhanh điện áp cao để thiết lập hồ quang giữa hai điện cực đèn. Sau khi hồ quang được thiết lập, chấn lưu nhanh chóng giảm điện áp và điều chỉnh dòng điện để tạo ra một ánh sáng ổn định.

Có mấy loại Chấn Lưu trên thị trường?

Hiện nay trên thị trường, Chấn Lưu được chia thành 2 loại thông dụng và Chấn Lưu điện từ và Chấn Lưu điện tử. Hãy cùng Sumosolar tìm hiểu khả năng hoạt động cũng như ưu nhược điểm của cả hai loại này nhé.

2.1 Chấn Lưu điện từ

Đầu tiên, Chấn Lưu điện từ đã có mặt trên thị trường từ rất lâu với công nghệ lâu đời. Vì thế, loại Chấn Lưu này có không ít nhược điểm chưa thể khắc phục như: hiện tượng nhấp nháy, tuổi thọ không cao phải thay thế nhiều nên có giá thành thấp. Những chuyên gia nghiên cứu trong nghề điện cho rằng Chấn Lưu điện từ có khuynh hướng nhấp nháy khoảng 120 lần trên mỗi giây. Nó có cấu tạo khá đơn giản bao gồm các dây bằng đồng hoặc nhôm có tẩm lớp cách điện bao quanh nhiều lá sắt. Có 3 kiểu Chấn Lưu điện từ: kiểu cuộn và lõi tiêu chuẩn, kiểu cuộn và lõi hiệu suất cao, kiểu cắt bỏ điện cực hoặc kiểu lai.

2.2 Chấn Lưu điện tử

Loại Chấn Lưu này được ưa chuộng và tin dùng nhất trên thị trường ngày nay được sử dụng công nghệ mới với tần số cao lên đến 20.000Hz. Trong bộ ống đèn huỳnh quang Chấn Lưu có chức năng chính là tác động vào lớp phốt pho của đèn một cách nhanh chóng nên hầu như người sử dụng sẽ không nhận ra được đèn có nhấp nháy hay không. Rất nhiều ưu điểm vượt trội giúp Chấn Lưu điện tử được sử dụng nhiều là có tuổi thọ rất cao, dễ dàng lắp đặt, an toàn, tiết kiệm điện một cách tối ưu… So với Chấn Lưu điện từ có mức độ nhấp nháy là 0,04 – 0,07 thì Chấn Lưu điện tử chưa đạt mức 0,01. Vì thế, chúng tôi luôn khuyên khách hàng nên ưu tiên lựa chọn Chấn Lưu điện tử.

Công dụng là gì?

Về Chấn Lưu thì nó có ba công dụng chính:

  • Chính vì đèn cần điện thế khởi động lớn hơn điện thế làm việc nên Chấn Lưu có công dụng cung cấp điện thế khởi động một cách chuẩn xác nhất.
  • Công dụng thứ hai là sử dụng làm hợp điện thế nguồn về giá trị điện thế làm việc của đèn.
  • Công dụng cuối cùng là hạn chế được dòng điện để tránh tình trạng đèn bị hư hỏng. Vì khi hồ quang bắt đầu xuất hiện thì tổng trở của đèn sẽ giảm xuống (tức hiệu ứng điện trở vi phân âm).

Khi nào nên thay thế chấn lưu

3.1 Cách nhận biết chấn lưu hỏng

  • Chấn lưu thường có tuổi thọ khoảng 3 năm, sau đó sẽ yếu dần hoặc bị hỏng hoàn toàn. 
  • Khi thấy đèn có hiện tượng sáng mờ, nhấp nháy sáng; hoặc bật công tắc mà đèn không sáng thì chứng tỏ chấn lưu của đèn đã bị hỏng. 
  • Giải pháp tốt nhất là kiểm tra chấn lưu hoặc mang đến đi sửa chữa tại cơ sở uy tín. 

3.2 Thời điểm nên thay thế chấn lưu

  • Nên thay thế chấn lưu sau 3 năm sử dụng hoặc ngay khi có hiện tượng hỏng. Việc thay thế chấn lưu kịp thời giúp đảm bảo ánh sáng cũng như tuổi thọ cho bóng đèn.