Docly

Văn học dân gian là gì? Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Văn học dân gian là gì? Văn học dân gian chính là một phần không thể tách rời trong văn học nghệ thuật. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều bạn chưa hiểu rõ về loại hình văn học này. Trong bài viết này Trang tài liệu sẽ chia sẻ về đặc trưng và các thể loại của văn học dân gian, cùng theo dõi nhé!

Khái niệm văn học dân gian là gì?

Khái niệm: Văn học dân gian được hiểu là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng được cả tập thể sáng tạo nhằm phục vụ trong đời sống sinh hoạt thường ngày.

Hay nói 1 cách chi tiết hơn, loại văn học này học này chủ yếu là truyền miệng và ít khi ghi chép lại. Nó không có 1 khái niệm tiêu chuẩn nào cả, chỉ mang tính đặc trưng truyền miệng từ ngừoi này sang người khác, từ đời này sang đời kia. Trong đó, bao gồm cả những câu chuyện kể, sử thi, truyền thuyết lưu hành bởi biết bao thế hệ.

Đôi nét về đặc trưng và thể loại trong văn học dân gian

Văn học dân gian chính là nguồn sữa lành nuôi dưỡng nên biết bao nhiêu thế hệ trẻ, trong chiếc nôi tre, trong tiếng ầu ơ ru ngủ. Nó góp phần diễn tả lại hiện thực đời sống lao động và những tâm hồn bình dân trên mảnh đất cày màu mỡ tràn ngập yêu thương.

Có thể nói, văn học dân làm cho độc giả cảm nhận được một cách chân thực về sự diệu kỳ của tình yêu, thương những hình ảnh từ con trâu, cái cày đến gốc lúa vườn rau và cả cuộc sống xung quanh.

Về đặc trưng: Nét đặc trưng cơ bản của văn học dân gian được thể hiện qua 2 tính đó là tính truyền miệng và tính tập thể cụ thể như sau: 

– Tính truyền miệng: truyền miệng là phương thức sáng tác cũng như lưu truyền của văn học dân gian. Từ xa xưa khi dân tộc chưa có chữ viết việc truyền tai nhau những câu chuyện, những bài hát, câu đối,…đã trở thành liều thuốc giúp xua tan mệt nhọc, bộn bề trong công việc. Khi có chữ viết ra đời văn học viết ngày càng nhiều hơn nhưng việc mang những ngôn từ truyền miệng đặc trưng và cách truyền cảm xúc riêng biệt  của văn học dân gian vẫn khó có thể thay đổi. 

– Tính tập thể: Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân nhưng không phải ai cũng là tác giả của thể loại văn học này. Bắt đầu từ một người sau đó câu chuyện được truyền đi từ người này đến người khác sau đó dần hoàn thiện về nội dung cũng như nghệ thuật. Đó là phương thức sáng tác mang tính tập thể của văn học dân gian. 

Về thể loại: văn học dân gian bao gồm nhiều thể loại và mỗi loại mang một nét đẹp riêng trong văn hóa cũng như cách mà thể loại đó truyền đạt cho mỗi người chúng ta. Một số thể loại văn học dân gian có thể kể đến như truyền thuyết, truyện cổ tích, thần thoại, sử thi, truyện ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ, câu đố, vè, chèo. Tất cả làm cho văn học dân gian trở nên đa dạng và tạo nên sự phong phú thêm cho nền văn học của quốc gia. 

Các thể loại văn học dân gian

– Thần thoại: Tác phẩm tự sự dân gian thường kể về các vị thần, nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của con người thời cổ đại.

Ví dụ: Lạc Long Quân – Âu Cơ, Mười hai bà mụ, Thần Trụ Trời, Thần Lửa,…

– Truyền thuyết: Tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) phần lớn theo xu hướng lý tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. Bên cạnh đó cũng có những truyền thuyết vừa đề cao, vừa phê phán nhân vật lịch sử.

Ví dụ: Mỵ Châu – Trọng Thủy, Mai An Tiêm, Chử Đồng Tử và Tiên Dung,…

– Sử thi: Tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình thức nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.

Ví dụ: Sử thi Đăm Săn (dân tộc Ê Đê), Đẻ đất đẻ nước (Dân tộc mường),…

 Truyện cổ tích: Tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.

Ví dụ: Sọ Dừa, Sự tích trầu cau, Tấm Cám,…

– Truyện ngụ ngôn: Tác phẩm tự sự dân gian, có kết cấu chặt chẽ, thông qua các ẩn dụ (phần lớn là hình tượng loài vật) để kể về những sự việc liên quan đến con người, từ đó nêu lên triết lí nhân sinh hoặc những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.

Ví dụ: Rùa và Thỏ, Ếch ngồi đáy giếng, Cáo mượn oai hùm,…

– Truyện cười: Tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán.

Ví dụ: Lợn cưới áo mới, Kẻ ngốc nhà giàu, Tam đại con gà, …

– Tục ngữ: Câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, vần, nhịp, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của nhân dân.

Ví dụ: Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau, Có công mài sắt có ngày nên kim, Đổi trắng thay đen,…

– Câu đố: Thường có vần, mô tả một vật gì đó bằng ẩn dụ hoặc những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải, nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức về đời sống.

Ví dụ:

                                               Đầu khom lưng khúc rồng

                                                Sinh bạch tử hồng 

                                                Xuân hạ thu đông

                                                Bốn mùa có cả

Câu giải: Con tôm

– Ca dao: Tác phẩm thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người. 

Ví dụ:                                       “Ai ơi bưng bát cơm đầy

– Truyện thơ: Tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, phản ánh số phận và khát vọng của con người về hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội.

Ví dụ: Truyện Lục Vân Tiên

“Vân Tiên ghé lại bên đàng, 

Bẻ cây làm gậy, nhằm làng xông vô.

Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ!

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân…”

– Chèo: Tác phẩm kịch hát dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức và phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội. 

Ví dụ: Thị Mầu lên chùa, Quan Âm Thị Kính,.

So sánh văn học dân gian và văn học viết

Giống nhau

  • Đều là những tác phẩm lao động trí óc và sáng tạo nghệ thuật
  • Phản ánh được bộ mặt của xã hội, thể hiện được tâm tư và tình cảm
  • Sử dụng ngôn ngữ xây dựng và tạo hình nghệ thuật từ đó nói lên quan điểm và bày tỏ tâm tư qua loại hình nghệ thuật đó
  • Tác động trực tiếp đến thực tiễn.

Khác nhau

Văn học dân gianVăn học viết
Lực lượng sáng tácLà sáng tác tập thể, không có tác giả cụ thểLà sáng tác của một hoặc một nhóm mang dấu ấn riêng
Cách thức lưu truyềnTruyền miệng từ đời này sang đời khácĐược lưu truyền dưới dạng chữ viết
Hình thức tồn tạiGắn liền với các hoạt động lao động sản xuất hàng ngày, trong đời sống xã hộiLà một tác phẩm cố định dưới dạng chữ viết, mang tính độc lập của một cá nhân hoặc một nhóm
Vai trò, vị tríLà nền tảng của văn học nước nhàLà sự tiếp thu những cái mới, đồng thời kết hợp với cái hay, cái đẹp của văn học dân gian
Nội dung phản ánhDo đặc trưng của văn học dân gian về lực lượng sáng tác, phương thức sáng tác nên nội dung của nó hướng đến đời sống dân dã. Đó là những vấn đề thiết thân, quen thuộc hằng ngày với nhân dân lao động, chẳng hạn qua thể loại ca dao – dân ca ta bắt gặp các chủ đề hết sức bình dị.Thể hiện tâm tư, tình cảm, ước mơ mang nét riêng của tác giả
Lịch sử hình thành và phát triểnVăn học dân gian: Ra đời từ khi con người bắt đầu có tiếng nói, nhận thứcVăn học viết: Ra đời vào thế kỉ 10, chia làm 2 giai đoạn là văn học trung đại và văn học hiện đại
Cách phản ứng hiện thựcDùng lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng hình ảnh biểu tượng để phản ánh hiện thực….Dùng ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật….

Giá trị văn học dân gian với đời sống

1. Văn học dân gian là kho tàng tri thức để bạn có thể khám phá 

Với sự đa dạng của mình ở mọi mặt đời sống từ tự nhiên, lao động đến con người văn học dân gian cung cấp cho chúng ta một nguồn tri thức vô cùng to lớn. 

Đặc biệt hơn việc đem những bài học, những kinh nghiệm quý giá của mình từ thực tế vào các tác phẩm bằng ngôn ngữ nghệ thuật của ông cha ta lại làm cho việc tiếp thu, phổ biến dễ dàng hơn. 

2. Văn học dân gian chứa đựng những ý nghĩa giáo dục sâu sắc 

Tình yêu thương con người, tinh thần đấu tranh, khao khát bảo vệ quê hương, niềm tin và chính nghĩa luôn chiến thắng,…là những bài học bồi dưỡng con người hướng tới chân – thiện – mỹ, giúp chúng ta có thêm tinh thần, trách nhiệm hơn với quê hương, biết trân trọng và bồi dưỡng các đức tính tốt đẹp trong mỗi người.