Phụ âm là gì? Nguyên âm là gì? Phân biệt nguyên âm và phụ âm
Mục lục
Phụ âm là gì?
Phụ âm là âm phát từ thanh quản qua miệng, khi phát âm ra thì luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở. Chẳng hạn như cản trở bởi lưỡi, răng, môi chạm nhau trong quá trình phát âm. Phụ âm khi phát ra tiếng trong lời nói thì chỉ khi chúng kết hợp với nguyên âm.
Nguyên âm là gì?
Nguyên âm là những dao động của thanh thanh quản, luồng khí này sẽ không bị cản trở khi ta đọc nguyên âm đó. Nguyên âm có thể đứng riêng biệt hay đứng trước hoặc sau phụ âm để tạo thành một tiếng.
Về mặt chữ viết, có 12 nguyên âm trong tiếng Việt là: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y. Về mặt ngữ âm, có 11 nguyên âm được ghi nhận trong tiếng Việt là /a, ɐ, ə, ɛ, e, i, ɔ, o, ɤ, u, ɯ/
Phân biệt nguyên âm và phụ âm?
Định nghĩa
- Nguyên âm: Là sự rung lên của thanh quản, âm được phát ra không bị cản trở.
- Phụ âm: Là âm thanh được phát ra từ thanh quản, là âm thanh của lời nói, âm thanh sẽ bị môi cản trở.
Cách sử dụng
- Nguyên âm: Có thể đứng một mình riêng biệt hoặc kết hợp cùng với phụ âm.
- Phụ âm: Chỉ khi kết hợp với nguyên âm thì phụ âm mới được phát ra thành tiếng.
Bảng chữ cái
- Nguyên âm: Có 12 nguyên âm đơn khác nhau là a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.
- Phụ âm: Có 17 phụ âm đơn khác nhau, đó là: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x
Vị trí
- Phụ âm thường có hai vị trí đứng chính đó là đứng đầu và cuối một từ trong tiếng Việt. Từ vị trí đứng tạo thành hai loại phụ âm đó là phụ âm đầu và phụ âm cuối.
- Nguyên âm cũng thường có vị trí đứng đầu, cuối của từ hai âm tiết hoặc đứng riêng biệt. Thế nên được chia làm hai loại nguyên âm chính là: Nguyên âm hạt nhân và Nguyên âm đóng.