Lũy thừa là gì? Cách tính lũy thừa chính xác nhẩt – Toán lớp 6
Lũy thừa là gì? luỹ thừa một phép toán hai ngôi của toán học thực hiện trên hai số a và b, kết quả của phép toán lũy thừa là tích số của phép nhân có b thừa số a nhân với nhau. Lũy thừa ký hiệu là ab, đọc là lũy thừa bậc b của a hay a mũ b, số a gọi là cơ số, số b gọi là số mũ. Xem chi tiết dưới bài viết của Trang tài liệu…
Mục lục
Luỹ thừa là gì?
– Khái niệm: Lũy thừa là một phép toán hai ngôi của toán học thực hiện trên hai số a và b, kết quả của phép toán lũy thừa là tích số của phép nhân có b thừa số a nhân với nhau. Lũy thừa ký hiệu là ab, đọc là lũy thừa bậc b của a hay a mũ b, số a gọi là cơ số, số b gọi là số mũ.
– Phép toán ngược với phép tính lũy thừa là phép khai căn. Lũy thừa có nghĩa là “nhân chồng chất lên”.
– Lũy thừa là một phép toán toán học, được viết dưới dạng an, bao gồm hai số, cơ số a và số mũ hoặc lũy thừa n, và được phát âm là “a lũy thừa n“. Khi n là một số nguyên dương, lũy thừa tương ứng với phép nhân lặp của cơ số (thừa số): nghĩa là an là tích của phép nhân n cơ số:
– Số mũ thường được hiển thị dưới dạng chỉ số trên ở bên phải của cơ số.
+ a2 ngoài cách đọc thông thường a lũy thừa 2, lũy thừa 2 của a hoặc a mũ 2 người ta còn đọc là a bình phương, hoặc bình phương của a.
+ a3 ngoài cách đọc thông thường a lũy thừa 3 hoặc lũy thừa 3 của a hoặc a mũ 3 người ta còn đọc là a lập phương, hoặc lập phương của a.
Tính chất của luỹ thừa với số mũ tự nhiên
– Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ: a^m.a^n = a^m+n
– Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ: a^m : a^n = a^m-n (a khác 0, m >= n)
Mở rộng:
(a.b)^n = (a.b).(a.b)….(a.b) (gồm n thừa số a.b) = a^n. b^n
(a : b)^n = (a. a. a… a) : (b. b.b… b) (gồm n thừa số a, n thừa số b) = a^n : b^n (b khác 0)
(a^n)^m = a^n. a^n. a^n… a^n (gồm m thừa số a^n) = a^n.m
So sánh hai luỹ thùa cùng số mũ
– Nếu hai luỹ thừa có cùng số mũ (lớn hơn 0) thì luỹ thừa nào có cơ số lớn hơn sẽ lớn hơn:
a > b ⇒ an > bn (n > 0)
Ví dụ: So sánh 45 và 65
Ta thấy 2 số trên có cùng số mũ là 5 và 4 < 6 ⇒ 45 < 65
– Ngoài ra, để so sánh hai luỹ thừa ta còn dùng tính chất bắc cầu, tính chất đơn điệu của phép nhân.
a < b thì ac < bc (c>0)
Ví dụ: So sánh 3210 và 1615, số nào lớn hơn.
Ta thấy các cơ số 32 và 16 khác nhau nhưng đều là luỹ thừa của 2 lên ta tìm cách đưa 3210 và 1615 về lũy thừa cùng cơ số 2.
3210 = (25)10 = 250
1615 = (24)15= 260
Vì 250 < 260 ⇒ 3210 < 1615
Cách tính lũy thừa bằng máy tính
Sau khi nắm được khái niệm Lũy thừa là gì? để tính được lũy thừa nhanh cần biết cách sử dụng máy tính để tính.
Tuy sách giáo khoa không trình bày cách tính các căn và lũy thừa của một số nhưng trong thực tế đa số các học sinh đều sử dụng một trong các loại máy CASIO fx-500 hoặc fx-570 (MS hoặc ES/ ES Plus). Dưới đây là giới thiệu vắn tắt cách tính thông qua một số ví dụ để các bạn tiện sử dụng:
Vào mode tính toán bằng cách ấn các phím MODE,1. Sau đó nhập số cần lấy căn kết thúc nhấn phím = ta được kết quả.