Docly

Hoàn cảnh sáng tác làng và ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng

Nhắc đến nhà văn viết về chủ đề nông thôn Việt Nam không thể không nhắc tới nhà văn Kim Lân với tác phẩm Làng mang gái trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc. Dưới đây là bài viết về Hoàn cảnh sáng tác làng và ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng được Trang tài liệu cung cấp.

Khái quát về tác giả Kim Lân

– Kim Lân (1920- 2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài

– Quê quán: Huyện Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh

– Sự nghiệp sáng tác

+ Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và bắt đầu viết từ năm 1941

+ Tác phẩm của ông được đăng trên các báo như Tiểu thuyết thứ bảy, Trung Bắc chủ nhật.

+ Năm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

+ Những tác phẩm tiêu biểu: “Vợ nhặt”, “Làng”, “Nên vợ nên chồng”…

– Phong cách sáng tác: Ông chuyên viết truyện ngắn nên ngòi bút của ông luôn vững vàng, ông hay viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng.

Khái quát về tác phẩm Làng

Hoàn cảnh sáng tác Làng

– Truyện ngắn “Làng” của tác giả Nguyễn Tiến Văn được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp tại Việt Nam. Tác phẩm được đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn Nghệ vào năm 1948. Truyện ngắn này đã nhanh chóng trở thành một tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam nhờ vào sức thu hút và ý nghĩa sâu sắc của nó.

– “Làng” là câu chuyện kể về cuộc sống của một người nông dân và gia đình ông ta trong một ngôi làng nghèo khó ở miền quê Việt Nam. Tác giả đã mô tả cách sinh hoạt, công việc, nỗi khổ và hy vọng của người dân nơi đây một cách chân thực, sống động. Tác phẩm đã cho thấy rõ sự đoàn kết và tình yêu thương giữa những người dân miền quê khi đối mặt với những khó khăn, thử thách của cuộc sống.

Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng

– “Làng” là một từ dùng để chỉ đơn vị hành chính nhỏ nhất nước ta. Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu” vì vấn đề tác giả đề cập tới không chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể.

– Truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người thời kì kháng chiến chống Pháp: Tình cảm với quê hương, với đất nước.

– Nhà văn đã xây dựng được hình ảnh “làng chợ Dầu” – quê hương của ông Hai (nhân vật chính của tác phẩm). Làng Chợ Dầu vốn là một làng có tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng. Nhưng ở nơi tản cư, ông Hai lại nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây, phản bội lại đất nước.

– Điều đó khiến ông Hai cảm thấy dằn vặt, đau xót để rồi quyết định: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Qua đó, nhà văn khẳng định đối với nhân dân Việt Nam, tình yêu nước – tình cảm chung đã vượt lên trên tình yêu làng – tình cảm cá nhân. 

– Không chỉ vậy, nhà văn còn muốn nhấn mạnh về sự đoàn kết trên dưới một lòng của nhân dân Việt Nam. Làng Chợ Dầu chỉ là một trong số rất nhiều ngôi làng khác có được tinh thần yêu nước, nhiệt huyết cách mạng như vậy.

– Có thể thấy được rằng nhan đề Làng ngắn gọn, nhưng thể hiện được tư tưởng của nhà văn đầy sâu sắc.

Bố cục truyện ngắn Làng

-Phần 1 (Từ đầu đến “không nhúc nhích”: Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư

-Phần 2 (Từ tiếp đến “ đôi phần”) : Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc

-Phần 3 (còn lại): Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính

Giá trị nội dung truyện ngắn Làng

    Tác phẩm đề cập tới tình yêu làng quê và lòng yêu nước cùng tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra được thể hiện một cách chân thực , sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai.

Giá trị nghệ thuật truyện ngắn Làng

    Tác giả đã rất thành công trong việc tạo dựng tình huống thắt nút và cởi nút câu chuyện rất tự nhiên và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động suy nghĩ và lời nói, từ đó tạo ra được một tác phẩm hoàn hảo.