Docly

Miêu tả nội tâm là gì? Hướng dẫn miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Miêu tả nội tâm là một trong những bút pháp quan trọng mà các em học sinh cần phải nắm được, nhất là khi triển khai văn bản tự sự. Vậy, miêu tả nội tâm là gì, làm sao để có thể viết một đoạn miêu tả nội tâm mềm mại và vẫn đảm bảo mạch văn và hấp dẫn người đọc. Mời các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Trang Tài Liệu để hiểu rõ hơn về Khái Niệm này. Đây chắc chắn sẽ là một tài liệu bổ ích giúp các em nâng cao kiến thức, ôn tập và thực hành viết văn một cách hiệu quả, từ đó có thể đạt được số điểm cao trong những bài kiểm tra hay kỳ thi sắp tới.

Miêu tả nội tâm là gì?

Mieu ta noi tam la gi

Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là việc tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và tâm trạng của nhân vật, nhằm xây dựng một nhân vật sống động và chân thực. Đây là một biện pháp quan trọng để tạo nên tính hiện thực trong văn bản.

Để miêu tả nội tâm, người viết có thể sử dụng cách tiếp cận trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong cách tiếp cận trực tiếp, người viết diễn tả trực tiếp những ý nghĩa, cảm xúc và tình cảm của nhân vật. Trong khi đó, cách tiếp cận gián tiếp sử dụng các yếu tố văn hóa, như cảnh vật, nét mặt, cử chỉ hay trang phục của nhân vật, để gián tiếp thể hiện nội tâm của họ.

Việc sử dụng miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự giúp độc giả hiểu rõ hơn về nhân vật, đồng thời tạo cảm xúc và sự đồng cảm từ phía độc giả. Nó giúp tạo nên sự sống động, tạo dựng mối liên kết giữa độc giả và nhân vật, và mang lại trải nghiệm đọc tương tác và tận hưởng.

Nội tâm là gì?

Nội tâm là khía cạnh tâm lý, tư tưởng và cảm xúc bên trong của một người, không thể nhìn thấy hay cảm nhận trực tiếp từ bên ngoài. Nó thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc, ý định, khát vọng, và trạng thái tâm trạng sâu thẳm của con người.

Nội tâm là một khía cạnh phức tạp của tâm hồn và tư duy, có thể bao gồm những suy nghĩ riêng tư, trạng thái tâm trạng, khao khát, niềm tin, hoài bão, sự lo lắng hay sự hứng khởi. Nó là cái gì chúng ta cảm nhận và trải nghiệm bên trong, những điều không thể nhìn thấy bên ngoài, và có thể khác nhau đối với từng người.

Nội tâm thường được thể hiện thông qua các hành vi, ngôn ngữ, hoạt động nghệ thuật, và viết lách. Nó là sự kết hợp của những ý nghĩ và cảm xúc cá nhân mà mỗi người mang trong lòng.

Việc hiểu và thấu hiểu nội tâm của bản thân và của người khác có thể giúp chúng ta xây dựng mối quan hệ tốt hơn, tăng cường sự đồng cảm và giao tiếp hiệu quả. Nội tâm cũng là một khía cạnh quan trọng trong văn học, nghệ thuật, và tâm lý học, giúp ta khám phá sâu hơn về con người và cuộc sống.

Miêu tả nội tâm trong nhân vật

ội tâm của một nhân vật trong văn bản tự sự ám chỉ đến những trạng thái tâm lý và biểu hiện nội tại của nhân vật. Đó là những tâm trạng, suy nghĩ, phản ứng tâm lí và cảm xúc mà nhân vật trải qua trước những tình huống, cảnh ngộ trong cuộc sống.

Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự có thể được thực hiện theo hai cách:

  1. Miêu tả nội tâm trực tiếp: Người viết diễn tả trực tiếp những ý nghĩ, cảm xúc và tình cảm của nhân vật. Bằng cách này, người đọc có thể trực tiếp tiếp cận với nội tâm của nhân vật và hiểu rõ hơn về suy nghĩ và tâm trạng của họ.
  2. Miêu tả nội tâm gián tiếp: Người viết sử dụng các yếu tố văn hóa như cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục và hành động của nhân vật để gián tiếp thể hiện nội tâm của họ. Bằng cách này, người đọc có thể suy luận và cảm nhận nội tâm của nhân vật thông qua các dấu hiệu về hành vi và môi trường xung quanh.

Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự giúp tạo nên sự sâu sắc và chân thực cho nhân vật, cho phép độc giả hiểu sâu hơn về tư tưởng, cảm xúc và suy nghĩ của họ. Nó là một công cụ quan trọng trong việc xây dựng nhân vật sống động và tạo nên sự kết nối giữa độc giả và văn bản.

Miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản tự sự

Một số bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản tự sự

Ta mot em be dang tap noi

– Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.

– Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả ý nghĩa, cảm xúc, tình cảm của nhân vật, cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,… của nhân vật.

– Đặc tả nội tâm nhân vật là bằng các biện pháp nghệ thuật, tác giả khắc họa đậm nét nội tâm nhận vật một cách khác biệt, độc đáo, nổi bậc, đạt đến mức điển hình nhằm chuyển tải một thông điệp nghệ thuật nào đó.

– Tâm lí, tính cách của con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học. Lịch sử văn học dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tức là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật để tái hiện thế giới tâm lí phong phú, phức tạp của con người trong tác phẩm của mình.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ. Tài năng người nghệ sĩ là khả năng sáng tạo nghệ thuật, sơ sở để hình thành phong cách nhà văn. Nhận định trên đã thừa nhận chân lí trong sáng tác nghệ thuật: tài năng của người nghệ sĩ không phụ thuộc vào điều anh ta nói mà hãy xem anh  ta miêu tả tâm lí nhân vật ra sao? Người nghệ sĩ lớn bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc miêu tả tâm lí.

– Trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, việc thể hiện nhân vật qua nội tâm ngày càng có vai trò quan trọng. Trong văn học Việt Nam, so với các giai đoạn trước. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đạt được những thành tựu rực rở. Tác phẩm chứng tỏ Nguyễn Du có khả năng nắm bắt một cách tài tình những ý nghĩ, tình cảm sâu kín của nhân vật và diễn tả nó một cách sinh động.

– Sự biểu hiện hợp lí và sâu sắc nội tâm góp phần rất lớn tạo nên sức sống của nhân vật. Nói như L.Tônxtôi: “Mục đích chính của nghệ thuật…là nói lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ấn không thể diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường được”. Để làm được điều đó, nhà văn phải hiểu sâu sắc cuộc sống và con người, nắm bắt được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất đời sống bên trong của nhân vật.

Ví dụ về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

+ Ví dụ 1: Văn bản tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm nhận vật:

* Bài học đường đời đầu tiên

– “Chao ôi, tôi có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ những cử chỉ ngu dại của mình thôị Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi…”

 – “Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình..”

* (Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài)

+ Ví dụ 2: . Tìm những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài và những câu thơ miêu tả tâm trạng bên trong của Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Trả lời:

– Những câu thơ miêu tả bên ngoài: 

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

… cồn nọ bụi hồng dặm kia”

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

…. kêu quanh ghế ngồi”

– Những câu thơ miêu tả tâm trạng bên trong:

“Bên trời góc bể bơ vơ,

…. đã vừa người ôm”

– Những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài góp phần thể hiện tâm trạng nhân vật.

– Nhận xét: Miêu tả bên ngoài là những cảnh vật và con người với chân dung, hình dáng, hoạt động, ngôn ngữ, màu sắc… có thể quan sát trực tiếp.

– Miêu tả nội tâm là những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật… những gì quan sát được một cách trực tiếp.

+ Ví dụ 3: Trong đoạn văn trích trong tác phẩm Lão Hạc, Nam Cao đã miêu tả một cách đầy đủ tâm trạng của lão Hạc thông qua việc miêu tả nét mặt, cử chỉ của lão: mặt co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, đầu nghẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít. Điều này thể hiện tâm trạng đau đớn, dằn vặt, khổ tâm của lão.

– Đặc tả nội tâm nhân vật là bằng các biện pháp nghệ thuật, tác giả khắc họa đậm nét nội tâm nhận vật một cách khác biệt, độc đáo, nổi bậc, đạt đến mức điển hình nhằm chuyển tải một thông điệp nghệ thuật nào đó.

– Tâm lí, tính cách của con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học. Lịch sử văn học dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tức là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật để tái hiện thế giới tâm lí phong phú, phức tạp của con người trong tác phẩm của mình.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ. Tài năng người nghệ sĩ là khả năng sáng tạo nghệ thuật, sơ sở để hình thành phong cách nhà văn. Nhận định trên đã thừa nhận chân lí trong sáng tác nghệ thuật: tài năng của người nghệ sĩ không phụ thuộc vào điều anh ta nói mà hãy xem anh ta miêu tả tâm lí nhân vật ra sao? Người nghệ sĩ lớn bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc miêu tả tâm lí.

– Trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, việc thể hiện nhân vật qua nội tâm ngày càng có vai trò quan trọng. Trong văn học Việt Nam, so với các giai đoạn trước. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đạt được những thành tựu rực rở. Tác phẩm chứng tỏ Nguyễn Du có khả năng nắm bắt một cách tài tình những ý nghĩ, tình cảm sâu kín của nhân vật và diễn tả nó một cách sinh động.

– Sự biểu hiện hợp lí và sâu sắc nội tâm góp phần rất lớn tạo nên sức sống của nhân vật. Nói như L.Tônxtôi: “Mục đích chính của nghệ thuật…là nói lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ấn không thể diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường được”. Để làm được điều đó, nhà văn phải hiểu sâu sắc cuộc sống và con người, nắm bắt được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất đời sống bên trong của nhân vật.

Soạn miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự – SGK Ngữ Văn 9

Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.

Có hai cách miêu tả nội tâm nhân vật:

  • Miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật.
  • Miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục… của nhân vật.

Đọc hiểu

1. Đọc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và trả lời câu hỏi.

a. Những câu thơ tả cảnh:

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Cảnh vật nơi đây là một bức tranh có không gian “trước lầu Ngưng Bích”, thời gian “mây sớm đèn khuya” và con người là Thuý Kiều. Bức tranh ấy mênh mông, vắng lặng, thiếu bóng người, thiếu cả tiếng chim, như càng tô đậm cuộc sống cô đơn, bẽ bàng của Thuý Kiều.

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Nguyễn Du đã mượn cảnh để tả tâm trạng Thuý Kiều. Có những nét tả thực cảnh vật với cửa bể, cánh buồm, nội cỏ, chân mây, màu xanh, tiếng sóng… nhưng đều chứa đựng nhiều ý nghĩa ẩn dụ, gợi mở nhiều liên tưởng, phản ánh tâm trạng của Thuý Kiều, lúc này cảm thấy sô” phận cô đơn mỏng manh trong hiện tại và hãi hùng trước tương lai bão táp đe doạ.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Nàng tưởng như mình đang ngồi giữa biển khơi, bốn bề ầm ầm tiếng sóng. Sóng gào thét dữ dội, tràn đầy, dội cả vào tâm hồn, vây bủa lấy nàng như dự báo bao cơn tai biến dữ dội sắp ập xuống đầu.

  • Những câu thơ miêu tả trực tiếp tâm trạng của Thuý Kiều:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gôó tử đã vừa người ôm.

b. Những câu thơ tả cảnh là nền để thể hiện nội tâm nhân vật bởi “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Khi nhân vật vui vẻ thì tâm tư, tình cảm của nhân vật nhìn cảnh vật vui vẻ và ngược lại.

c. Miêu tả nội tâm có tác dụng làm cho nhân vật trong văn bản tự sự sinh động, ”có hình có dáng” rõ nét.

2. Trong đoạn văn trích trong tác phẩm Lão Hạc, Nam Cao đã miêu tả một cách đầy đủ tâm trạng của lão Hạc thông qua việc miêu tả nét mặt, cử chỉ của lão: mặt co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, đầu nghẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít. Điều này thể hiện tâm trạng đau đớn, dằn vặt, khổ tâm của lão.

Đây là cách miêu tả nội tâm một cách gián tiếp.

Luyện tập miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

1. Bài tập này yêu cầu các em thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi.

Chú ý: Các câu thơ miêu tả nội tâm Thuý Kiều.

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!

Ngại ngùng dợn gió e sương,

Ngừng hoa bồng thẹn trông gương mặt dày.

Xem lại phần trả lời câu hỏi bài học về đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.

2. Bài tập này yêu cầu các em đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều gặp Hoạn Thư.

Học sinh tự làm.

3. Bài tập này yêu cầu các em ghi lại tâm trạng sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi vối bạn.

Học sinh tự làm.

Miêu tả nội tâm là việc tái hiện ý nghĩ, cảm xúc và tâm trạng của nhân vật trong văn bản. Nó giúp xây dựng nhân vật sống động và chân thực. Có thể miêu tả nội tâm trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ và hành động của nhân vật. Sự miêu tả nội tâm là một yếu tố nghệ thuật quan trọng, giúp tạo ra sự sống động và chuyển tải thông điệp nghệ thuật. Nó là một thước đo tài năng của người nghệ sĩ và có vai trò quan trọng trong việc thể hiện sự sáng tạo và phong cách văn học.