Đường Trường Sơn có tên gọi khác là gì [TRANG TÀI LIỆU]
Đường Trường Sơn có tên gọi khác là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu về con đường anh hùng ghi dấu lịch sử Việt Nam trong bài viết dưới đây của Trang Tài Liệu.
Mục lục
Đường Trường Sơn có tên gọi khác là gì?
Đường Trường Sơn có tên gọi khác là đường Hồ Chí Minh. Đường Trường Sơn được chính phủ Việt Nam quyết định mở vào ngày 19 tháng 05 năm 1959. Con đường này được chính phủ trung ương đảng ta quyết định mở nhằm hình thành đường dây giao liên giữa Bắc – Nam. Con đường được lập lên để đáp ứng nhu cầu chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Câu hỏi:
Đường Trường Sơn có tên gọi khác là gì?
A. Đường Hồ Chí Minh
B. Đường Hồ Chí Minh trên biển
C. Đường 5 59
Đáp án đúng A.
Đường Trường Sơn có tên gọi khác là Đường Hồ Chí Minh, đường Trường Sơn được hoat động từ năm 1959 đến 1975 là mạng lưới quân sự chiến lược Bắc – Nam, vận chuyển vũ khí, lương thưc, thuốc men, … từ miền Bắc vào miền Nam.
Mở đường Trường Sơn vào ngày tháng năm nào
Việc thành lập con đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh đã thể hiện niềm khát khao về hoà bình, tự do và độc lập của dân tộc ta. Sau những trận chiến khốc liệt, con đường này cũng trở thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là minh chứng cho ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc Việt Nam. Con đường trường sơn cũng là biểu tượng cho tình hữu nghị, đoàn kết, thuỷ chung, trong sáng giữa Lào – Việt Nam – Campuchia. Việc khai thông con đường trường sơn cũng thể hiện khí phách kiên cường và sức mạnh sáng tạo, tính độc đáo của nhân dân Việt Nam trong công cuộc giải cứu miền Nam thống nhất đất nước.
Tuyến đường Đông Trường Sơn hình thành cuối năm 1959 cùng tuyến đường Tây Trường Sơn tại Lào được mở vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX. Hai tuyến đường này đã tạo thành một mạng lưới giao thông quân sự chiến lược chạy từ Bắc xuống Nam Việt nam. Hai con đường này có đóng góp vô cùng to lớn trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của hai nước Việt – Lào. Việc liên kết giữa hai con đường Đông – Tây Trường Sơn đã chứng minh được câu nói “Giúp bạn tức là tự giúp mình” của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Hai con đường Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn cũng thể hiện mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt trong những năm tháng kháng chiến gian khổ, trong công cuộc kháng chiến giải cứu tổ quốc của các nước Việt – Lào – Campuchia. Cũng nhờ có con đường này mà toàn quân, toàn dân ta đã viết lên những trang sử hào hùng và cái kết vô cùng vẻ vang, những chiến tích hùng vĩ với những trận chiến thắng tưởng chừng như không thể.
Ý nghĩa của đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh là biểu thị của ý chí sắt đá, ý chí quyết chiến quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.
Đường Trường Sơn hùng vĩ hoạt động trong suốt 16 năm hoạt động (1959 – 1975), đường chiến lược Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh – huyết mạch nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam không chỉ là tuyến vận tải quân sự, tuyến hậu cần chiến lược mà còn là một chiến trường tổng hợp, một mặt trận chiến đấu quyết liệt giữa ta và địch; con đường của ý chí quyết chiến quyết thắng và lòng dũng cảm, của khí phách một dân tộc anh hùng.
Đường mòn Hồ Chí Minh bắt đầu từ đâu, kết thúc tại nơi nào?
Trong thời kỳ kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra quyết định mở con đường Trường Sơn sau trở thành con đường Hồ Chí Minh với điểm xuất phát Km0 từ thị trấn Lạt (Thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) đến Đất Mũi (Cà Mau). Ngày 27/04/1990 cột mốc số 0 tại thị trấn Tân Kỳ đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia.
Ngày 05/04/2000, đường Hồ Chí Minh khởi công xây dựng giai đoạn 1. Ngày 03/02/ 2004, tại kỳ họp thứ 6, khóa XI, Quốc hội Việt Nam đã có Nghị quyết số 38/2004/QH11 về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh, và xác định đây là công trình quan trọng quốc gia.
Theo Nghị quyết số 38/2004/QH11, đường Hồ Chí Minh sẽ đi qua 30 tỉnh, thành phố trong cả nước Việt Nam, với tổng chiều dài toàn tuyến 3.167 km (trong đó tuyến chính dài 2.667 km, tuyến nhánh phía Tây dài 500 km). Đường sẽ có quy mô từ 2 đến 8 làn xe tùy thuộc địa hình.
Mục đích của việc mở đường Trường Sơn là gì?
Theo nghị quyết của Tổng Quân uỷ Trung ương, ngày 19/05/1959 đã tiến hành thành lập “Đoàn quân sự đặc biệt” (sau này là Đoàn 559). Nhiệm vụ chính của đoàn quân này là tiến hành mở đường xuyên qua dãy núi trường sơn từ Bắc vào Nam. Tuyến đường này được xây dựng để làm tuyến đường chi viện chiến lược, vận chuyển vật chất và binh lực từ hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.
Cùng chính từ mục đích này mà tuyến đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh huyền thoại đã được hình thành. Đây chính là mạch máu giao thông vô cùng quan trọng góp phần tạo nên những chiến tích, chiến thắng quyết định trong cuộc cách mạng kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Ban đầu, con đường này là một con đường mòn đi đọc phía đông dãy Trường Sơn. Con đường bộ này được xây dựng luồn lách qua các hàng rào, đồn bốt dưới sự đánh phá ác liệt của Mỹ – Ngụy.
Hình ảnh tuyến đường Trường Sơn ngày nay
Qua những năm tháng hào hùng của dân tộc, đường Hồ Chí Minh trên biển mãi vang những tượng đài bất hủ. Những chiến công của các anh sẽ mãi ghi dấu trong trái tim của những người ở lại. Cho đến nay Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần ghi danh và phong tặng những tập thể cá nhân anh hùng của Đoàn tàu không số, ngày 20/9/2011 Chủ tịch nước đã quyết định phong tặng, truy tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND cho 8 đơn vị và 4 cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Tàu 235, Tàu 56, Tàu 121, Tàu 43, Tàu 69, Tàu 54, Tàu 55 (thuộc Đoàn 125- Đoàn tàu không số); Cục Vận tải đường sông (nay là Cục Đường thủy nội địa), Bộ Giao thông vận tải; Liệt sỹ Lê Văn Một, thuyền trưởng Tàu 41; Liệt sỹ Dương Văn Lộc, thuyền phó Tàu 41; Liệt sỹ Đinh Đạt, thuyền trưởng Tàu 54; đồng chí Huỳnh Văn Sao, nguyên Máy trưởng Tàu 41. Tổ quốc và nhân dân đời đời ghi nhớ và tri ân các anh, những chiến sĩ đã làm nên kỳ tích đường Hồ Chí Minh trên biển. Từ truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển, mỗi chúng ta càng nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn về vai trò to lớn của biển, đảo; càng thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển, bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”.
Dưới đây chúng tôi xin gửi đến các bạn một số hình ảnh ấn tượng về tuyến đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh hiện nay.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về đường Trường Sơn có tên gọi khác là gì cùng ý nghĩa lịch sử của con đường này. Hy vọng rằng các bạn trẻ chúng ta sẽ luôn nhớ về con đường trường sơn, nhớ về thời kỳ lịch sử huy hoàng của ông cha ta. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều khái niệm, bài viết hữu ích khác.