Docly

Trắc Nghiệm Vật Lý 9 Bài 2: Điện Trở Của Dây Dẫn-Định Luật Ôm Có Đáp Án

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Trắc Nghiệm Bài Tập Vật Lí 9 Bài 8: Sự Phụ Thuộc Của Điện Trở Vào Tiết Diện Dây Dẫn
Kế Hoạch Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Địa Lý 9 Cả Năm Có Đáp Án
Đề Thi Tiếng Anh 9 Giữa Kì 1 Năm 2022-2023 (Đề 2) Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Vật Lí 9 Bài 7: Sự Phụ Thuộc Của Điện Trở Vào Chiều Dài Dây Dẫn
Đề Cương Ôn Tập Địa Lí 9 Học Kì 1 Trắc Nghiệm 2021-2022 Có Đáp Án

Trắc Nghiệm Vật Lý 9 Bài 2: Điện Trở Của Dây Dẫn-Định Luật Ôm Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 9 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ LỚP 9 BÀI 2:

ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN - ĐỊNH LUẬT ÔM

Câu 1: Một bóng đèn khi sáng bình thường thì dòng điện qua nó là 0,2 A và hiệu điện thế là 3,6 V. Dùng bóng đèn trên với hiệu điện thế 6 V. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?

A. Đèn sáng yếu hơn bình thường.

B. Đèn không sáng.

C. Đèn sáng mạnh hơn bình thường và sẽ bị cháy.

D. Đèn sáng bình thường.

Câu 2: Trong các công thức sau đây, với U là hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, I là cường độ dòng điện qua dây dẫn, R là điện trở của dây dẫn, công thức nào là sai?

A. I = U/R. B. I = U.R. C. R = U/I D. U = I.R.

Câu 3: Cho điện trở R = 30Ω, hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở là U, cường độ dòng điện chạy qua điện trở là I. Thông tin nào sau đây là đúng?

A. U = I + 30. B. U = I/30. C. I = 30.U. D. 30 = U/I.

Câu 4: Một dây dẫn có điện trở 50 Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn đó là:

A. 1500V B. 15V C. 60V D. 6V

Câu 5: Một bóng đèn xe máy lúc thắp sáng có điện trở 12Ω và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,5 A. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó là bao nhiêu?

A. U = 6 V. B. U = 9V. C. U = 12V. D. Một giá trị khác.

Câu 6: Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

…………. của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt.

A. Điện trở B. Chiều dài C. Cường độ D. Hiệu điện thế

Câu 7: Hãy sắp đặt theo thứ tự đơn vị của các đại lượng sau: hiệu điện thế, cường độ dòng điện, điện trở.

A. Ampe, ôm, vôn. B. Vôn, ôm, ampe. C. Vôn, ampe, ôm. D. Ôm, vôn, ampe.

Câu 8: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 4V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ dòng điện là bao nhiêu?

A. 0,2A. B. 0,5A. C. 1A. D. 0,1A.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng

A. Cường độ dòng điện không những phụ thuộc vào hiệu điện thế mà còn phụ thuộc vào bản thân vật dẫn.

B. Cường độ dòng điện không phụ thuộc vào hiệu điện thế mà phụ thuộc vào bản thân vật dẫn.

C. Cường độ dòng điện chỉ phụ thuộc vào hiệu điện thế mà không phụ thuộc vào bản thân vật dẫn.

D. Cường độ dòng điện không phụ thuộc vào vào hiệu điện thế và cũng không phụ thuộc vào bản thân vật dẫn.

Câu 10: Muốn đo hiệu điện thế của một nguồn điện, nhưng không có Vôn kế, một học sinh đã sử dụng một Ampe kế và một điện trở có giá trị R = 200 Ω mắc nối tiếp nhau, biết Ampe kế chỉ 1,2 A. Hỏi hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện bằng bao nhiêu?

A. U = 1,2V.

B. Một giá trị khác.

C. U = 20V.

D. U = 240V.

Câu 11: Chọn phép đổi đơn vị đúng.

A. 1Ω = 0,01kΩ = 0,0001MΩ. B. 0,5MΩ = 500kΩ = 500 000Ω.

C. 1kΩ = 1 000Ω = 0,01MΩ. D. 0,0023MΩ = 230Ω = 0,23kΩ.

Câu 12: Một bóng đèn khi sáng bình thường thì dòng điện qua nó là 0,2 A và hiệu điện thế là 3,6 V. Nếu gắn thêm đèn trên vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 2,4 V thì dòng điện qua bóng đèn là bao nhiêu? Đèn có sáng bình thường không? Chọn phương án đúng trong các phương án sau:

A. I = 0,133A; đèn sáng bình thường.

B. I = 0,133A; đèn sáng yếu hơn bình thường.

C. I = 1,33A; đèn sáng mạnh hơn bình thường.

D. I = 0,331A; đèn sáng yếu hơn bình thường.

Câu 13: Một bóng đèn khi sáng bình thường thì dòng điện qua nó là 0,2 A và hiệu điện thế là 3,6 V. Điện trở bóng đèn khi sáng bình thường là

A. 16 Ω . B. 18 Ω . C. 20 Ω . D. Một giá trị khác.

Câu 14: Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U = 12V, thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,5 A. Điện trở R có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. R = 12 Ω B. R = 1,5 Ω

C. R = 8 Ω D. R = Một giá trị khác.

Câu 15: Điều nào sau đây là đúng khi nói về điện trở của vật dẫn?

A. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở điện lượng của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

B. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở hiệu điện thế của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

C. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

D. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở electron của vật gọi là điện trở của vật dẫn.

Câu 16: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là bao nhiêu?

A. 1A B. 1,5A C. 2A D. 2,5A

Câu 17: Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu?

A. Tăng 5V B. Tăng 3V C. Giảm 3V D. Giảm 2V

Câu 18: Cho hai dây dẫn có giá trị điện trở là R1 và R2. Hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu mỗi dây dẫn lần lượt là U1 và U2. Biết R2 = 2.R1 và U1 = 2.U2. Khi đưa ra câu hỏi so sánh cường độ dòng điện chạy qua hai dây dẫn đó, bạn A trả lời: “Cường độ dòng điện qua R1 lớn hơn qua R2 2 lần vì U1 lớn hơn U2 2 lần”. Bạn B lại nói rằng: “Cường độ dòng điện qua R1 lớn hơn qua R2 2 lần vì R1 nhỏ hơn R2 2 lần”. Vậy bạn nào đúng? Bạn nào sai?

A. Cả hai bạn đều đúng. B. Bạn A đúng, bạn B sai.

C. Bạn B đúng, bạn A sai. D. Cả hai bạn đều sai.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng với nội dung của định luật Ôm?

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và với điện trở của dây B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và điện trở của dây.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở củadây. D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở củadây.

Câu 20: Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U = 12V, thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,5 A. Nếu thay điện trở R bằng R' = 24 Ω. thì cường độ dòng điện qua R' có thể là giá trị nào trong các giá trị sau?

A. I = 12 A. B. I = 24 A. C. I = 1 A. D. Một giá trị khác.


ĐÁP ÁN


1

C

5

A

9

A

13

B

17

B

2

B

6

A

10

D

14

C

18

D

3

D

7

C

11

B

15

C

19

C

4

B

8

A

12

B

16

B

20

D




Ngoài Trắc Nghiệm Vật Lý 9 Bài 2: Điện Trở Của Dây Dẫn-Định Luật Ôm Có Đáp Án – Vật Lí Lớp 9 thì các tài liệu học tập trong chương trình 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Trắc Nghiệm Vật Lý 9 Bài 2: Điện Trở Của Dây Dẫn – Định Luật Ôm là một bộ tài liệu giáo dục hấp dẫn và đầy hữu ích dành cho học sinh lớp 9. Bộ trắc nghiệm này nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về điện trở của dây dẫn và định luật Ôm – hai khái niệm cơ bản và quan trọng trong môn Vật lý.

Bộ tài liệu bao gồm một loạt bài tập trắc nghiệm đa dạng, từ dễ đến khó, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng và nâng cao hiệu suất giải bài toán. Mỗi bài tập đều được trình bày một cách rõ ràng và có đáp án chi tiết kèm theo, giúp học sinh tự kiểm tra và tự đánh giá mức độ hiểu biết.

Nội dung của bộ trắc nghiệm tập trung vào việc giải thích điện trở của dây dẫn, cách tính toán điện trở và cách áp dụng định luật Ôm trong các bài toán vật lý. Điều này giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản và phát triển kỹ năng về lĩnh vực này.

>>> Bài viết có liên quan:

Đề Tuyển Vào Lớp 10 Môn Tiếng Anh Trường Chuyên Sở GD Quảng Nam 2020-2021
Trắc Nghiệm Bài Tập Vật Lý 9 Bài 6: Bài Tập Vận Dụng Định Luật Ôm
Đề Cương Ôn Tập Địa Lí 9 Học Kì 1 Năm 2021-2022 Có Đáp Án
Đề Thi Toán 9 Học Kì 1 Năm Học 2022-2023 Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Lý 9 Bài 5: Đoạn Mạch Song Song Có Đáp Án
Đề Thi Giữa Kì 2 Toán 9 Có Đáp Án Năm 2022-2023 Siêu Hay
Đề Cương Ôn Tập Địa Lí 9 Học Kì 1 Năm Học 2023 Có Đáp Án
Bài Tập Vật Lý 9 Đoạn Mạch Nối Tiếp Kèm Hướng Dẫn Giải
Top 16 Kế Hoạch Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Địa Lý 9 Có Đáp Án
Đề Cương Trắc Nghiệm Toán 9 Học Kì 1 Năm 2023 Có Đáp Án