Docly

Đề Cương Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Đề Kiểm Tra 45 Phút Giáo Dục Công Dân 6 (Đề 7) Năm 2022-2023 Có Đáp Án
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Ôn Tập Chung Về Tỉ Số Phần Trăm Đầy Đủ & Chi Tiết
Phân Phối Chương Trình Toán 6 Mới Nhất Sách Kết Nối Tri Thức Chi Tiết
Đề Thi Giáo Dục Công Dân 6 1 Tiết Tự Luận (Đề 6) Năm 2022-2023 Có Đáp Án
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Tỉ Số Và Tỉ Số Phần Trăm Đầy Đủ Nhất

Đề Cương Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án – Công Dân Lớp 6 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HKI MÔN GDCD 6

NĂM HỌC 2022 – 2023


A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

  1. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

- Nhận biết được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

  1. Yêu thương con người

- Nêu được khái niệm của tình yêu thương con người.

- Giá trị của tình yêu thương con người.

- Nhận biết được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người và ngược lại.

- Có thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người. Phê phán, lên án những việc làm trái với tình yêu thương con người.

  1. Siêng năng, kiên trì

- Nêu được khái niệm và biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

- Những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì cần phê phán, lên án.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CỤ THỂ

I. TRẮC NGHIỆM:

Khoanh tròn vào đáp án dưới đây tương ứng với câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Kiên trì là:

A. bỏ dở công việc. C. thường xuyên làm việc.

B. quyết tâm làm đến cùng. D. tự giác làm việc.

Câu 2: Yêu thương con người là

A. quan tâm giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác.

B. sự ban ơn của bản thân đối với người khác.

C. lòng thương hại với những người có hoàn cảnh không may mắn.

D. sự trả ơn cho những người đã từng giúp đỡ mình lúc khó khăn hoạn nạn.

Câu 3: Câu tục ngữ nào sau đây nói về sự siêng năng kiên trì?

A. Lá lành đùm lá rách. C. Học thầy không tày học bạn

B. Uống nước nhớ nguồn. D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

Câu 4: Câu tục ngữ nào sau đây nói về yêu thương con người?

A. Có cứng mới đứng đầu gió. C. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

B. Thương người như thể thương thân. D. Cây ngay không sợ chết đứng.

Câu 5: Em hãy chọn đáp án chứa từ hoặc cụm từ để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp.

Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người .... trong công việc và cuộc sống.

A. thành công C. yêu quý

B. tin tưởng D. yêu thương

Câu 6: Hành vi nào không thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?

A. Quảng bá ngành nghề truyền thống của gia đình dòng họ.

B. Xấu hổ vì gia đình dòng họ không có người thành đạt.

C. Tiếp nối các nghề truyền thống của gia đình, dòng họ.

D. Cần cù lao động, chăm học chăm làm.

Câu 7: Siêng năng là:

A. cẩu thả, hời hợt. C. trung thực, thẳng thắn.

B. cần cù, chịu khó. D. qua loa, đại khái.

Câu 8: Đâu là biểu hiện của yêu thương con người?

  1. Thờ ơ trước nỗi đau của người khác.

  2. Đồng cảm chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.

  3. Không giúp đỡ bố mẹ làm công việc gia đình

  4. Có nghị lực vượt qua khó khăn.

Câu 9: Câu nào sau đây nói về sự siêng năng kiên trì?

A. Chị ngã em nâng. C. Học thầy không tày học bạn

B. Không thầy đố mày làm nên. D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ

Câu 10: Câu tục ngữ nào sau đây nói về yêu thương con người?

A. Có cứng mới đứng đầu gió. C. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

B. Thương người như thể thương thân. D. Cây ngay không sợ chết đứng.

Câu 11: Em hãy chọn đáp án chứa từ hoặc cụm từ để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp.

Người có lòng yêu thương người khác sẽ được mọi người.....

A. yêu quý và kính trọng. C. chê bai.

B. coi thường. D. xa lánh.

Câu 12: Hành vi nào không thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?

A. Tìm hiểu về truyền thống gia đình, dòng họ mình.

B. Chê bai truyền thống của gia đình dòng họ.

C. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của GĐ, dòng họ

D. Có những việc làm phù hợp để phát huy truyền thống gia đình dòng họ.

Câu 13: Truyền thống là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được

A. truyền từ đời này sang đời khác. B. mua bán, trao đổi trên thị trường.

C. nhà nước ban hành và thực hiện. D. đời sau bảo vệ nguyên trạng.

Câu 14: Cá nhân có hành vi quan tâm, giúp đỡ người khác đặc biệt là trong những lúc khó khăn hoạn nạn là biểu hiện của đức tính nào?

A. Yêu thương con người. B. Tự nhận thức bản thân.

C. Siêng năng, kiên trì. D. Tự chủ, tự lập

Câu 15: Trái với siêng năng, kiên trì là

A.  lười biếng, ỷ nại. B.  trung thực, thẳng thắn.

C.  Cẩu thả, hời hợt. D.  qua loa, đại khái.

II. BÀI TẬP

Câu 16: Truyền thống gia đình, dòng họ là gì? Nêu ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ?

Gợi ý:

-Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra và được giữ gìn, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ: giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực, vượt gua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công.

Câu 17: Thế nào là yêu thương con người? Theo em, nếu không có tình yêu thương thì xã hội của chúng ta sẽ ra sao?

Gợi ý:

- Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những lúc gặp khó khăn, hoạn nạn.

- Nếu không có tình yêu thương thì con người sẽ trở nên vô cảm, ….

(HS tự nêu suy nghĩ cá nhân)

Câu 18: Em hãy đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi: (1.5 điểm)

  1. Cần cù bù thông minh

  2. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Em có suy nghĩ gì về 2 câu tục ngữ trên?

Gợi ý:

  1. Cần cù bù thông minh:

Câu này khuyên chúng ta: Nếu mình không được thông minh và nhanh nhẹn như người thì có thể thay vào đó sự cần mẫn và cần cù, học 1 ngày chưa hiểu mình có thể học nhiều ngày. Nếu cần cù, chăm chỉ, nỗ lực thì hoàn toàn có thể đạt được những mục tiêu mà mình mong muốn, gặt hái được nhiều quả ngọt, không thua kém gì những người thông minh....

(HS trình bày theo ý hiểu)

  1. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Câu này nhằm nhắn nhủ chúng ta phải hết sức kiên trì, nhẫn nại như một người cứ ngồi ngày này qua ngày khác mài mãi một thỏi sắt cho thành cây kim thì nhất định sẽ đạt đến thành công lớn lao, mĩ mãn trong công việc của mình....

(HS trình bày theo ý hiểu)

Câu 19: Cho tình huống: (4.0 điểm)

Sau buổi học, Linh và Thân cùng đi bộ về nhà. Bỗng có một người phụ nữ lại gần hỏi thăm đường. Bình định dừng lại thì Thân kéo tay Linh: “Thôi mình về đi, muộn rồi, chỉ đường cho người khác không phải là việc của mình”. Linh đi theo Thân nhưng chân cứ như dừng lại không muốn bước.

  1. Em có nhận xét gì về lời nói và việc làm của Thân?

  2. Theo em, trong trường hợp này, Linh nên xử sự như thế nào?

Gợi ý:

a.

Em không đồng ý với lời nói và việc làm của Thân.

Vì:

- Những lời nói và việc làm đó thể hiện bạn là người ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho bản thân.

- Không biết quan tâm, giúp đỡ người khác.

- Chưa có lòng yêu thương con người.

b. Theo em trong trường hợp này Linh lên dừng lại và chỉ đường cho người phụ nữ. Rồi sau đó giải thích cho Thân về lý do mình nên dừng lại giúp họ…

(HS trình bày theo suy nghĩ cá nhân)


Ngoài Đề Cương Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án – Công Dân Lớp 6 thì các tài liệu học tập trong chương trình 6 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề cương bao gồm các chủ đề quan trọng trong môn Giáo Dục Công Dân, như quyền và nghĩa vụ công dân, hệ thống chính trị và pháp luật, đa dạng văn hóa và tôn giáo, bảo vệ môi trường, v.v. Mỗi chủ đề sẽ được trình bày một cách chi tiết và có cấu trúc logic, giúp các em hiểu rõ về nội dung và ý nghĩa của từng chủ đề.

Đáp án đi kèm giúp các em tự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của mình. Các em có thể so sánh câu trả lời của mình với đáp án để hiểu rõ hơn về các khái niệm và quy định trong môn Giáo Dục Công Dân.

Ngoài ra, đề cương cũng cung cấp một số hoạt động thực hành và bài tập để các em rèn luyện kỹ năng và áp dụng kiến thức đã học vào các tình huống thực tế. Điều này giúp các em phát triển tư duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề và xây dựng nhận thức xã hội.

>>> Bài viết có liên quan

Giáo Án Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Toán 6: Góc Và Các Bài Toán Liên Quan
Đề Thi Giáo Dục Công Dân Lớp 6 1 Tiết Tự Luận (Đề 5) 2022-2023 Có Đáp Án
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Số Thập Phân Và Các Phép Toán Siêu Đầy Đủ
Giáo Án Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Toán Chuyên Đề Toán Chuyển Động
Đề Thi Giáo Dục Công Dân Lớp 6 1 Tiết Năm (Đề 4) 2022-2023 Có Đáp Án
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Ôn Tập Chung Về Phân Số Đầy Đủ Nhất
Giáo Án Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Toán 6 Một Số Phương Pháp Giải Toán
Đề Thi Giáo Dục Công Dân Lớp 6 1 Tiết Năm 2022-2023 (Đề 2) Có Đáp Án
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Hai Bài Toán Cơ Bản Của Phân Số Chi Tiết Nhất
Giáo Án Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Toán 6: Dãy Phân Số Theo Quy Luật
Đề Thi GDCD Lớp 6 Giữa Học Kì 1 Năm 2022-2023 (Đề 9) Có Đáp Án