Docly

Giáo Án Giáo Dục Công Dân 6 Sách Kết Nối Tri Thức Học Kỳ 2 (Bộ 3)

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Top 10 Đề Kiểm Tra Học Kì 1 Địa 6 Có Đáp Án & Lời Giải Chi Tiết
Bài Tập Tiếng Anh 6 Unit 6 Chương Trình Mới: Our Tet Holiday – Mai Lan Hương – Hà Thanh Uyên
Giáo Án Toán Lớp 6 Tập 2 Cánh Diều Theo Công Văn 5512 File Word
Kế Hoạch Dạy Học Môn Địa Lí Lớp 6 Chi Tiết Năm 2022 – 2023
Đề Cương Ôn Tập Giữa Kì 2 Toán 6 Sách Kết Nối Tri Thức Năm 2022-2023

Giáo Án Giáo Dục Công Dân 6 Sách Kết Nối Tri Thức Học Kỳ 2 (Bộ 3) – Công Dân Lớp 6 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

Ngày soạn 15/01/2023

Ngày dạy:18/01(6a1,6a3); 28 /01( 6a2, 6a4)

Tiết 19-BÀI 7: ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM (Tiết 1)

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong bài này HS có thể:

- Nhận biết được các tình huống nguy hiểm và hậu qủa của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em

2. Năng lực

- Năng lực chung:Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, khắc phục điểm mạnh điểm yếu của bản thân ứng phó được trong những trường hợp nguy hiểm

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước, nhân ái, tự lập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bài giảng pp,...( nếu có điều kiện), sgv, tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, những ví dụ thực tế,… gắn với bài “ Ứng phó với tình huống nguy hiểm)

- HS: sgk, sbt, đọc và chuẩn bị trước bài ở nhà

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tình huống có vấn đề giúp HS nhớ lại và chia sẻ về những tình huống bất ngờ, nguy hiểm đã từng gặp/ Chứng kiến để làm tiền đề cho việc xây dựng bài học mới

b. Nội dung:HS hoạt động cá nhân và hoàn thiện câu hỏi

c. Sản phẩm: HS hứng thú chơi trò chơi và nắm được nội dung tiết học

d. Tổ chức thực hiện:

Gv đưa ra câu hỏi để HS cùng nhau thảo luận và trả lời câu hỏi:

Em hãy chia sẻ về một tình huống nguy hiểm mà em đã từng gặp hoặc chứng kiến theo gợi ý sau:

+ Tình huống đó diễn ra khi nào?

+ Em đã làm gì khi gặp tình huống đó?

GV hướng dẫn HS chia sẻ kết quả làm việc cá nhân trước lớp và dựa vào đó để dẫn dắt chuyển sang hoạt động tiếp theo

2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Nhận biết các tình huống nguy hiểm và hậu quả của nó

a. Mục tiêu:HS nhận biết được các tình huống nguy hiểm và hậu quả của các tình huống nguy hiểm

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS đọc các thông tin, tình huống trong SGK để trả lời các câu hỏi

a. Các thông tin, tình huống trên đề cập đến những tình huống nguy hiểm nào? Những tình huống này có thể gây ra hậu quả gì?

b. Hãy kể thêm những tình huống nguy hiểm mà em biết hoặc đã trải qua trong cuộc sống hằng ngày

Sau khi trả lời, GV tiếp tục mở rộng, yêu cầu HS chia sẻ về những tình huống nguy hiểm mà em biết hoặc đã trải qua trong cuộc sống hằng ngày nhằm giúp các em nhận biết được các tình huống nguy hiểm và hậu quả của nó

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS trao đổi, thảo luận với bạn bên cạnh về các câu trả lời và ghi kết quả trao đổi thống nhất của nhóm

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Tổ chức cho các nhóm HS báo cáo kết qủa các câu trả lời ( mỗi nhóm báo cáo một câu). Những HS còn lại lắng nghe ghi ý kiến của các bạn ra giấy nháp

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ Gv cùng HS nhận xét sau đó kết luận về nội dung câu trả lời.

+ GV tổng kết và rút ra kết luận: Tình huống nguy hiểm là những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội

1. Nhận biết các tình huống nguy hiểm và hậu quả của nó

+ Tình huống nguy hiểm 1: Lừa đảo, trộm cắp tài sản. Hậu quả: Lan bị người phụ nữ lạ mặt đó đánh thuốc mê và lấy trộm đố nhà Lan.

+ Tình huống nguy hiểm 2: Các hiện tượng thiên tai (mưa đông, mưa đá, lốc xoáy, sét). Hậu quả: Gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

+ Tình huống nguy hiểm 3: Cháy nổ. Hậu quả: Ngôi nhà bên cạnh bị chảy và Hải đã bình tĩnh thoát khỏi sự ảnh hưởng của đám cháy.

+ Tình huống nguy hiểm 4: Lũ quét, lũ ống, sạt lở đất. Hậu quả thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản

=> Điểm chung của các tình huống: Các tình huống xảy ra bất ngờ, gây nguy cơ mất an toàn và nguy hiểm đến tính mạng

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu :Học sinh củng cố lại kiến thức đã khám phá và thực hành xử lí một số tình huống cụ thể

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

  • Gv tổ chức chơi trò chơi :’’ Tiếp sức’’ kể về những tình huống nguy hiểm trong thực tiễn cuộc sống.

  • GV chia lớp thành hai đội và tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận về các tình huống nguy hiểm đã gặp, trong thời gian 3 phút, đội nào kể được nhiều tình huống nguy hiểm hơn thì đội đó thắng cuộc

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu :Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm những tình huống nguy hiểm xảy ra ở địa phương.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức tiết học.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Chuẩn bị bài cho bài học tiếp theo: Ứng phó với tình huống nguy hiểm ( T2)

..............................................................

Ngày soạn 23/01/2023

Ngày dạy:26/01(6a1,6a2,6a3);27/01(6a4)

Tiết 20 - BÀI 7: ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM

( Tiết 2)

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tình huống có vấn đề giúp HS nhớ lại và chia sẻ về những tình huống bất ngờ, nguy hiểm đã từng gặp/ Chứng kiến để làm tiền đề cho việc xây dựng bài học mới

b. Nội dung:HS hoạt động cá nhân và hoàn thiện câu hỏi

c. Sản phẩm: HS hứng thú chơi trò chơi và nắm được nội dung tiết học

d. Tổ chức thực hiện:

GV dẫn dắt:

Hiện nay, tình hình xã hội hết sức phức tạp, có thể thấy được nhiều người vẫn chưa có các kiến thức, các kỹ năng cần thiết để có thể tự ứng phó với tình huống nguy hiểm. Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về kĩ năng ứng phó khi bị bắt cóc và gặp hỏa hoạn.

2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Ứng phó trước những tình huống nguy hiểm (ứng phó khi bị bắt cóc)

a. Mục tiêu: HS nêu được cách ứng phố với tình huống khi bạn bị bắt cóc và thực hành các kĩ năng ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho bản thân

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG GV HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cấu HS đọc tình huống trong SGK để trả lời các câu hỏi.

a. Nếu là Hoa, trong trường hợp trên, em sẽ lựa chọn cách nào dưới đây để thoát khỏi nguy hiểm? Vì sao?

+ Gào khóc thật to để người khác nghe chú ý

+ Nói thật thật rõ:” Dừng lại ngay” hoặc “ Cứu tôi “ để người xung quanh phát hiện ra tới cứu giúp

+ Bỏ chạy

b. Em cần làm gì để tránh gặp phải tình huống trên.

GV tổ chức cho HS chìa sẻ với bạn bên cạnh về các nội dung câu trả lời và sắm vai là nhân vật Hoa để để xuất cách ứng phó và phòng tránh nếu gặp trường hợp như vậy.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS đọc tình huống trong SGK để trả lời các câu hỏi

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV cùng HS nhận xét kết quả trình bày của các nhóm và phân tích từng cách xử lí.

Để tránh gặp phải tình huống này, GV mở rộng, hướng dẫn HS ghi nhớ quy tắc Năm “Luôn” và Năm “Không”

+ Năm “Luôn”:

  1. Luôn cảnh giác cao với người lạ.

  2. Luôn dùng mật khẩu khi có người khác đón ở trường.

  3. Luôn nhớ địa chỉ nhà và số điện thoại của bố mẹ.

  4. Luôn tạo thói quen "đi thưa về gửi”.

  5. Luôn cố gắng bình tỉnh trong mọi trường hợp, kêu cứu và hét thật to khi bị ai đó tấn công hoặc tìm cách kéo lên xe.

+ Năm “Không”:

  1. Không tiếp xúc với người lạ.

  2. Không nhận quà của người lạ.

  3. Không đi theo người lạ.

  4. Không chuyển đồ giúp người lạ.

  5. Không cố gắng giữ “bí mật” theo yêu cầu của một người khác.

2. Cách ứng phó trước những tình huống nguy hiểm

a. Ứng phó khi bị bắt cóc

Để ứng phó khi bị bắt cóc chúng ta có thể sử dụng các cách:

C1: Gào khóc thật to để người khác nghe thấy.

  • Là một giải pháp khi gặp tỉnh huống bị bắt cóc. Tuy nhiên, nếu chỉ gào khóc thật to sẽ ít có khả năng thu hút sự chú ý đặc biệt của người đi đường bởi nhiều người sẽ hiểu lầm đó là chuyện riêng do em không vừa ý về vấn để gì đó. Do vậy, không nên chỉ gào khóc thật to mà nên kết hợp vừa gào khóc, vừa kêu cứu.

  • Đề xuất vừa gào và kêu thật to:” Hãy cứu tôi với, họ muốn bắt cóc”

C2: Nói thật to và rõ:” Dừng lại ngay” hoặc “ Cứu tôi với” để người xung quanh phát hiện ra và tới cứu giúp:

  • Là một giải pháp tốt khi gặp tinh huống bị người lạ bám theo dụ dỗ và bắt cóc. Nó chứng tỏ em đang rất bình tĩnh để ứng phó với tình huống nguy hiểm

  • Đề xuất: Em nên vừa bình tĩnh kêu gào lên kêu cứu kết hợp với quan sát xung quanh để tìm phương hướng thuận lợi chạy thoát khỏi nơi nguy hiểm.

C3: Bỏ chạy

  • Là một giải pháp tốt khi gặp tình huống bị bắt có

  • Đề xuất: Nên kết hợp với các giải pháp khác như vừa chạy vừa kêu cứu và hét thật to khi bị ai đó tấn công hoặc tìm cách kéo lên xe

Hoạt động 2: Ứng phó trước những tình huống nguy hiểm (ứng phó khi có hỏa hoạn)

a. Mục tiêu: HS nêu được cách ứng phố với tình huống khi gặp phải trường hợp hỏa hoạn và thực hành các kĩ năng ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho bản thân

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG GV HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV tổ chức cho HS làm việc nhóm: quan sát, nghiên cứu các chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy trong SGK để thảo luận cách ứng phó trong các trường hợp:

+ Khi phát hiện có cháy nổ, hoả hoạn.

+ Khi bị kẹt trong đám cháy.

+ Khi bị lửa bén vào quần áo.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS quan sát các chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy và cùng nhau thảo luận cách ứng phó trong các trường hợp

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bạn và chốt kiến thức, kĩ năng cầnnhớ trong phòng, chống cháy nổ.

Lưu ý: Kết hợp dạy lí thuyết và thực hành ngoài trời cho HS nếu có điều kiện

2. Cách ứng phó trước những tình huống nguy hiểm

b. Ứng phó khi có hỏa hoạn:

* Khi phát hiện có cháy nổ, hoả hoạn:

  • Cần phải bình tĩnh

  • Thông báo cho những người xung quanh

  • Gọi điện thoại thông báo cháy tới số 1 14 (thông báo địa điểm xây ra đám cháy)

  • Đóng cầu đao điện

  • Tìm cách thoát khỏi đám cháy và có thể hỗ trợ người khác thoát khỏi đám cháy (tuỳtheo khả năng của bản thân).

* Kĩ năng thoát khỏi đám cháy:

  • Cần bình tĩnh quan sát để tìm các lối thoát hiểm (hành lang, cầu thang bộ, ban công ở tầng thấp)

  • Thoát theo lối hành lang, cấu thang bộ, ban công, mái nhà (nếu ở tầng thấp)

  • Đi khom hoặc bò trên đường di chuyển để thoát khỏi đám cháy

  • Đóng các cửa trên đường di chuyển để tránh lửa lan rộng ra.

Lưu ý: Không mở cửa nào để thoát hiểm nếu thấy cửa ấm hoặc nóng. Tuyệt đối không đi chuyển bằng cầu thang máy.

* Khi bị kẹt ở trong đám cháy:

+ Cần bình tĩnh quan sát để tìm cách thoát khỏi đám cháy

+ Nằm xuống sàn nhà cách nơi đám khói đang tràn vào càng xa càng tốt

+ Dùng khăn thấm nước (có thể dùng chăn, khăn bông, quần áo thấm nước) để che mặt và quấn quanh người

+ Đóng tất cả các cửa chính, cửa số để cô lập đám cháy

+ Trong trường hợp bị lửa bén vào người, cần nằm xuống làn qua lăn lại để đập lửa.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu :Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

Bài 1:

+ GV yêu cầu HS : Nhận xét sự nguy hiểm có thể xây ra cách xử lí của mỗi nhân vật trong các tình huống dưới đây :

- Thấy chuông báo cháy của chung cư vang lên, Hằng chạy ngay ra thang máy để thoát hiểm

Bài 2 :

+ GV yêu cầu HS bàn bạc với bạn đóng vai xử lí tình huống nguy hiểm:

- Tình huống 1 : Đang đi trên đường đi học, Hồng gặp phải một người lạ, tự xưng là bạn của mẹ và đề nghị đưa Hồng về nhà.

Gợi ý :

Bài 1 :

  • Sự nguy hiểm : Cháy nổ

  • Nhận xét cách xử lí : Không nên chạy ra thang máy để thoát hiểm khi toàn nhà có báo động cháy. Vì khi bị cháy, việc đầu tiên là cần đóng cầu dao điện, lúc đó thang máy sẽ dừng hoạt động

  • Trong trường hợp này nên di chuyển nhanh xuống tầng 1 bằng cầu thang bộ

Bài 2 :

  • Xử lí tình huống :

  • Tình huống 1 : Hồng dễ bị bắt cóc nếu đồng ý để người lạ đưa về nhà. Đây là một cách dụ dỗ của kẻ xấu để lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của trẻ em nhằm thực hiện âm mưu bắt cóc. Trong tình huống này, bạn Hồng nên dứt khoát từ chối, đi nhanh về phía có nhiều người và tìm cách liên lạc với bố, mẹ (gọi điện thoại)

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu :Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

  • GV hướng dẫn HS đọc tham khảo các tài liệu ( sách, báo, Internet) để thiết kế một sản phẩm ( bài báo, tờ quảng cáo, bức tranh) tuyên truyền kĩ năng ứng phó với một tình huống nguy hiểm khi gặp trường hợp hỏa hoạn và bắt cóc.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Chuẩn bị bài cho bài học tiếp theo:Ứng phó với tình huống nguy hiểm ( Tiết 3)

......................................................................

Ngày soạn 06/02/2022

Ngày dạy:09/02 (6a3);10/02(6a1); 11/02(6a4); 12/02(6a2)

Tiết 21 - BÀI 7: ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM

( Tiết 3)



1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tình huống có vấn đề giúp HS nhớ lại và chia sẻ về những tình huống bất ngờ, nguy hiểm đã từng gặp/ Chứng kiến để làm tiền đề cho việc xây dựng bài học mới

b. Nội dung:HS hoạt động cá nhân và hoàn thiện câu hỏi

c. Sản phẩm: HS hứng thú chơi trò chơi và nắm được nội dung tiết học

d. Tổ chức thực hiện:

GV cùng HS thảo luận tình huống:

Nghỉ hè, Phương lén cùng các bạn tắm sông. Đang bơi cùng các bạn, Lan bất ngờ dòng xoáy cuốn ra xa bờ. Qúa bất ngờ và sợ hãi nên Phương cố gắng thoát khỏi dòng nước bằng cách bơi ngược dòng. Thậy may vì có một bác chèo thuyền gần thấy Phương nguy hiểm bèn xuống cứu.

  • Theo em Phương đã gặp nguy hiểm gì?

  • Hành động khi ấy của Phương đúng hay sai?

Dẫn dắt:

- Bài học ngày hôm nay chúng ta tìm hiểu về cách ứng phó khi bị đuối nước và khi gặp mưa sét…..

2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá)

Hoạt động 1: Ứng phó trước những tình huống nguy hiểm (ứng phó khi bị đuối nước)

a. Mục tiêu: HS nêu được cách ứng phố với tình huống khi bạn bị đuối nước và thực hành các kĩ năng ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho bản thân

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG GV HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV cho HS làm việc cá nhân: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trong SGK

a. Thông tin trên cho biết em cần làm gì:

- Khi bản thân bị đuổi nước?

- Khi gặp người bị đuối nước?

b. Em có thể tránh được nguy cơ đuối nước bằng cách nào

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi với bạn bên cạnh để thống nhất ý kiến trả lời

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét kết quả thực hiện nhậm vụ của HS và chốt kiến thức, kĩ năng cần nhớ

2. Cách ứng phó trước những tình huống nguy hiểm

c. Ứng phó khi bị đuối nước

* Khi bị đuối nước cần:

  • Bình tĩnh, hít thật nhiều hơi vào phổi, cố gắng nín thở càng lâu càng tốt và thả lỏng người để nước đẩy sát lén mặt nước.

  • Dùng tay hoặc chân làm mái chèo quạt nước, đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người trôi đi dễ đàng vì trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn.

  • Khi chuyển động lên xuống, há miệng to, hít vào nhanh và sâu khi ở trên mặt nước, ngậm miệng và thở ra từ từ bằng mũi hoặc bằng miệng khi ở dưới mặt nước.

  • Khi thấy có người đuối nước thì cần kêu cứu thật to và tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh.

* Để tránh bị đuối nước cần:

+ Khi đi bơi ở ao, hồ, sông, biển cần tránh xa vùng cảnh báo nguy hiểm (thông thường ở các bãi tắm ven biển thường có cở đen) và chấp hành nghiêm các chỉ dẫn của lực lượng cứu hộ.

+ Không nên di bơi một mình mà nên bơi theo nhóm để được trợ giúp kịp thời khi gặp phải sự cố và không được bơi xa bờ.

+ Không được tự ý ra hồ, ao, sông suối, bãi biển chơi. Khi tham gia bơi lội cẩn được sựcho phép và giám sát của người lớn.

Hoạt động 2: Ứng phó trước những tình huống nguy hiểm (ứng phó khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất)

a. Mục tiêu: HS nêu được cách ứng phố với tình huống khi khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất và thực hành các kĩ năng ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho bản thân

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV cho HS làm việc cá nhân: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trong SGK

- Em còn biết cách ứng phó nào khác khi gặp mưa dông, lốc, sét?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi với bạn bên cạnh để thống nhất ý kiến trả lời

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét kết quả thực hiện nhậm vụ của HS và chốt kiến thức, kĩ năng cần nhớ

2. Cách ứng phó trước những tình huống nguy hiểm

d. Ứng phó khi gặp mưa dông, lốc, sét

* Khi gặp mưa dông, lốc, sét, em cần:

  • Ở trong nhà

  • Tắt các thiết bị điện trong nhà (điện thoại, tivi,…)

  • Nếu đang đi ngoài đường thì nên tìm nơi trú ẩn an toàn như: toả nhà cao tầng, siêu thị, khu nhà kiên cố, các công trình công cộng kiên cố (như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá)

  • Không trú dưới gốc cây, cột điện, giữa cảnh đồng,...

* Những cách ứng phó khác khi gặp mưa đông, lốc, sét:

+ Chú ý tránh dây điện, kim loại, biến quảng cáo,... phía trên đầu.

+ Tránh các nơi trống vắng, quang đăng như: cánh đồng, nhà kho, bãi đỗ xe, các công trình không có thiết bị chống sét, ở sân thượng, tháp,... vì để bị sét đánh.

+ Tránh những hàng rào kim loại, tôn (nơi công trình xây dựng, sửa chữa), xe cộ, nhà kho, nhà tạm bợ, nhà mái hiên bằng tôn, lều đã ngoại, hay đụng cụ cá nhân vì có thểdẫn điện, để gặp tại nạn.

+ Không đội mũ, áo, ô dù, đổ dùng có kim loại vì để bị sét đánh.

+ Không đứng thành nhóm người gần nhau.

+ Đi đường chú ý quan sát đây điện vì khi dây đứt, chưa kịp cắt điện rất dễ bị điện giật


3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu :Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

Bài 1:

+ GV yêu cầu HS : Nhận xét sự nguy hiểm có thể xây ra cách xử lí của mỗi nhân vật trong các tình huống dưới đây :

Trời nắng nóng, say khi chơi đá bóng, các bạn rủ nhau xuống sống tắm nhưng Nam từ chối và khuyên các bạn không nên tắm sông

Bài 2 :

+ GV yêu cầu HS bàn bạc với bạn đóng vai xử lí tình huống nguy hiểm:

- Tình huống 2 : Tan học, Mai đạp xe về nhà. Bống mâu đen kéo tới, sấm chớp ầm âm, mưa rơi nặng hạt. Mai thấy một vài người trú tạm vào gốc cây to bên đường, người thì mặc áo mưa rồi đi tiếp

Gợi ý :

Bài 1 :

  • Sự nguy hiểm : có thể dẫn tới đuối nước

  • Nhận xét cách xử lí : Hành động của nam là đúng bởi việc tự ý ra sông tắm sau khi đá bóng xong rất dễ bị cảm và có thể gây nguy chết đuối cao

Bài 2 :

Tình huống 2 : Khi đi đường, gặp mưa to cần tìm cách trú mưa an toàn như: toà nhà cao tầng, siêu thị, khu nhà kiên cố, các công trình công cộng kiên cố (như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá). Chú ý tránh đây điện, kim loại, biển quảng cáo,... phía trên đầu. Tuyệt đối không trú mưa đưới gốc cây vì để bị sét đánh hoặc nguy hiểm do cành cây bị gãy hoặc cây bị bật gốc.

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu :Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Khi đang trên đương đi học về, em và bạn Tùng đã gặp dông bão, sấm sét ầm ầm. Tùng giục em mặc áo mưa và chạy thật nhanh để về nhà xửa lí. Em sẽ xử lí tình huống trên như thế nào?

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Chuẩn bị bài cho bài học tiếp theo:: Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm ( Tiết 4)

...................................................................................

Ngày soạn 13/02/2022

Ngày dạy:16/02 (6a3);17/02(6a1); 18/02(6a4); 19/02(6a2)

TIẾT 22- BÀI 7: ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM (TT)


1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo tình huống có vấn đề giúp HS nhớ lại và chia sẻ về những tình huống bất ngờ, nguy hiểm gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất để làm tiền đề cho việc xây dựng bài học mới

b. Nội dung:HS hoạt động cá nhân và hoàn thiện câu hỏi

c. Sản phẩm: HS hứng thú chơi trò chơi và nắm được nội dung tiết học

d. Tổ chức thực hiện:

GV cùng HS thảo luận, chia sẻ về những tình huống bất ngờ, nguy hiểm gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.

Dẫn dắt:

Ở nước ta lũ quét thường xảy ra ở những lưu vực sông, suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, dộ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. Chính vì thế việc ứng phó khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất cũng là một kĩ năng quan trọng mà chúng ta cần biết tới. Bài học ngày hôm nay chúng ta tìm hiểu về cách ứng phó khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.

2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá)

Hoạt động 1: Ứng phó trước những tình huống nguy hiểm (ứng phó gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất)

a. Mục tiêu: HS nêu được cách ứng phố với tình huống khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất và thực hành các kĩ năng ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho bản thân

b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv yêu cầu HS quan sát các bức tranh, đọc thông tin để trả lời câu hỏi:

Em còn biết cách ứng phó nào khác khi gặp lũ quét, lũ ống, sạt lở đất?

Kết thúc hoạt động Khám phá, GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học về cách nhận biết và ứng phó với một số tình huống nguy hiểm, sau đó tổng kết những nội dung chính của bài học thông qua mục chốt nội dung trong SGK nhằm giúp HS củng cố lại tri thức đã khám phá.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi với bạn bên cạnh để thống nhất ý kiến trả lời

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét kết quả thực hiện nhậm vụ của HS và chốt kiến thức, kĩ năng cần nhớ

2. Cách ứng phó trước những tình huống nguy hiểm

e. Ứng phó khi gặp lũ ống, lũ quét, sạt lở đất

Khi xảy ra lũ quét, lx ống, sạt lở đất, em cần:

+ Thường xuyên xem dự báo thời tiết

+ Chủ động chuẩn bị phòng, chống ( đèn pin, thực phẩm, áp mưa,….)

+ Không đi qua sông, suối khi có lũ

+ Gọi 112 yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm cứu nạn

Để phòng, chống lũ ống, lũ quyest, sạt lở đất, chúng ta cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, ngăn chặn việc phá rừng và cac shoatj động khai thác khoáng sản, khai thác đá bừa bãi

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu :Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

Bài 1:

+ GV yêu cầu HS : Nhận xét sự nguy hiểm có thể xây ra cách xử lí của mỗi nhân vật trong các tình huống dưới đây :

Hòa vẫn lội qua suối để về nhà dù trời đang mưa to và có thể xảy ra lũ quét.

Bài 2 :

+ GV yêu cầu HS bàn bạc với bạn đóng vai xử lí tình huống nguy hiểm:

- Tình huống 3: Trời đang mưa đá, một số bạn trong lớp rủ em chạy ra sân trường nhặt đá.

Em sẽ làm gì trong tình huống này ?

Gợi ý :

Gv hướng dẫn thảo luận nhóm để đưa ra nhận xét về cách xử lí của các nhân vật trong những tình huống cụ thể

Bài 1 :

  • Sự nguy hiểm và hậu quả : Có thể bị lũ cuốn trôi

  • Nhận xét cách xử lí : Việc làm của Hoa không phù hợp vì trời mưa to, nguy cơ xảy ra lũ rất lớn có thể cuốn trôi người

Bài 2 :

  • Tình huống 3 : Cần khuyên các bạn không nên ra ngoài khi có mưa đá, dễ bị tai nạn ( đá rơi vào đầu, trơn trượt gây ngã,….)

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu :Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

Em hãy tổng hợp, tìm hiểu những tình huống nguy hiểm thường xảy ra ở địa phương em sau kho học xong 3 tiết về cách ứng phó và hoàn thiện bảng sau:

Tình huống nguy hiểm

Cách ứng phó




* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Chuẩn bị bài cho bài học tiếp theo: Bài 8: Tiết kiệm ( Tiết 1)

..................................................................

Ngày soạn 20/02/2022

Ngày dạy:23/02 (6a3);24/02(6a1); 25/02(6a4); 26/02(6a2)


TIẾT 23 - BÀI 8: TIẾT KIỆM ( Tiết 1)

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong tiết học này HS:

  • Nêu được khái niệm tiết kiệm và biểu hiện của tiết kiệm ( tiền bạc, đồ dùng, thời gian, điện, nước,....)

  • Nhận xét, đánh giá được việc thực hành tiết kiệm của bản thân và những người quanh, phê phán những biểu hiện lãng phí

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, biết cách sống tiết kiệm

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Máy tính, máy chiếu, bài giảng pp,...( nếu có điều kiện), sgv, tranh ảnh, clip, giấy A4, phiếu học tập và các mẩu chuyện, tục ngữ, ca dao, âm nhạc ( bài hát Đội em làm kế hoạch nhỏ- sáng tác: Phong Nhã) , những ví dụ thực tế về tiết kiệm

Đồ dùng để sắm vai đơn giản

2 - HS: SGK, Bài tập GDCD 6

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu:Khai thác vốn sống, trải nghiệm của HS về chủ đề bài học, tạo hứng thú cho HS

b. Nội dung: HS nghe và thực hiện yêu cầu

c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV

d. Tổ chức thực hiện:

  • Tổ chức hoạt động tập thể-hát bài hát Đội em làm kế hoạch nhỏ

  • GV mở bài hát Đội em làm kế hoạch nhỏ, HS vỗ tay và hát theo

  • GV đặt câu hỏi: Em suy nghĩ về ý nghĩa của hoạt động “ Làm kế hoạch nhỏ” của các bạn thiếu niên trong bài hát?

GV nhận xét và dẫn dắt vào bài: bài hát nói về phong trào” Làm kế hoạch nhỏ” của đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có nhiều ý nghĩa trong việc giáo dục đứa tính tiết kiệm của HS sử dụng những vật liệu phế thải như: giấy vun, chai lọ tái chế thành đồ dùng mới, giảm ô nhiễm môi trường

2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá)

Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là tích kiệm

a. Mục tiêu: HS nêu được thế nào là tích kiệm

b. Nội dung: HS đọc và hoàn thiện yêu cầu

c. Sản phẩm:HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv yêu cầu một HS đọc to, rõ ràng câu chuyện trong SGK và mời các HS trong lớp trả lời câu hỏi:

a. Em có suy nghĩ gì về hành động của bạn Hải?

b. Em hiểu thế nào về tiết kiệm?

GV có thể nêu thêm những câu hỏi gợi mở khai thác các tình tiết tiết trong câu chuyện như:

+ Mục tiêu tiết kiệm của bạn Hải là gì?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS đọc yêu cầu và thảo luận, trả lời câu hỏi

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV gọi HS phát biểu, nêu ý kiến của mình, những HS còn lại lắng nghe

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét và kết luận

1. Thế nào là tiết kiệm ?

* Thế nào là tiết kiệm ?

Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải, vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác


Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu hiện của tiết kiệm

a. Mục tiêu: HS nêu được các biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống ( tiefn bạc, đồ dùng, thời gian, điện, nước,…)

b. Nội dung: HS đọc và hoàn thiện yêu cầu

c. Sản phẩm:HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV hướng dẫn các nhóm học tập quan sát các bức tranh trong SGK để nêu được các biểu hiện tiết kiệm, chưa tiết kiệm ở nội dung các bức tranh.

+ Các nhóm kể thêm những biểu hiện tiết kiệm, lãng phí khác đối với tiền bạc, đồ dùng, thời gian, điện, nước

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm trao đổi thảo luận hoàn thành nhiệm vụ

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV gọi đại diện cho các nhóm lên trả lời, các nhóm còn lại bổ sung

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV tổng hợp ý kiến của các nhóm trên bảng PHT 1, yêu cầu HS bổ sung thêm nếu còn ý kiến khác và cùng HS rút ra kết luận về biểu hiện của tiết kiệm

* Biểu hiện của tiết kiệm

Tranh 1: tiết kiệm sách vở, đồ dùng

Tranh 2: Tiết kiệm tiền

Tranh 3: Chưa tiết kiệm thời gian

Tranh 4: chưa tiết kiệm đồ dùng, thời gian, công sức

Tranh 5: tiết kiệm điện

Tranh 6: chưa tiết kiệm nước

=>KL: Biểu hiện của tiết kiệm ở việc: chi tiêu hợp lí, tắt các thiết bị điện và khóa vòi nước khi không sử dụng, sắp xếp thời gian làm việc kho học, sử dụng hợp lí và khai thác hiệu qur tài nguyên ( nước, khoáng sản,…); bảo quản đồ dùng học tập, lao động khi sử dụng, bảo vệ của công,….

PHIẾU HỌC TẬP 1


Biểu hiện tiết kiệm

Tiền bạc

Qúy trọng tiền bạc, sử dụng đúng mức tiền bạc của cá nhân, gia đình, tập thể và nhà nước

Của cải

Bảo vệ tào sản, không làm hư hỏng, tận dụng đồ gỗ cũ, giữ gìn quần áo, sách vở, bảo vệ của công,…

Thời gian

Qúy trọng thời gian, làm việc khoa học, có kế hoạch, đúng giờ,…

Tài nguyên

Khai thác và sử dụng đúng mức nguồn tài nguyên thiên nhiên như: đất đau, rừng, biển, sông ngòi, nguồn nước, khoáng sản

Điện

Dùng những vật dụng sử dụng điện khi cần thiết, tắt nguồn các thiết bị điện khi không sử dụng, dùng các vật dụng tiết kiệm điện

Nước

Sử dụng nước hợp lí, áp dụng các biện pháp để tiết kiệm nước trong sinh hoạt, trog sản xuất


3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu :Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 1

d. Tổ chức thực hiện:

1. Em hãy cùng các bạn trong nhóm thực hiện nhiệm vụ sau :

Gv chia đôi lớp, nhóm bên phải thực hiện nhiệm vụ 1, nhóm bên trái thực hiện nhiệm vụ 2 :

* NV1 : Liệt kê biểu hiện lãng phí đồ dùng học tập : mua nhiều đồ dùng học tập những không dùng đến, bỏ quên đồ dùng, vở viết dở bỏ đi nhiều trang giấy trắng,….

Một số cách tiết kiệm học tập :

  • Bọc sách, giữ gìn cẩn thận

  • Có túi nhỏ, đựng các dụng cụ bút, tảy,… để tránh bị rơi

  • Sử dụng những tờ giấy trắng còn lại trong các vở ghi để làm nháp,…

* NV2 :Liệt kê biểu hiện lãng phí thời gian: Trễ hẹn, chơi trò chơi điện tử trong nhiều giờ, làm việc không có kế hoạch.

Một số cách tiết kiệm thời gian:

  • Lập và thực hiện đúng thời gian biểu.

  • Sắp xếp công việc hợp lí....

GV tiếp tục phân tích những biểu hiện chưa tiết kiệm của HS và cách rèn luyện đức tính tiết kiệm.

GV gợi ý HS nêu một vài biểu hiện chưa tiết kiệm của bản thân và các bạn

trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày. Khuyến khích HS chia sẻ hậu quả của việc chưa tiết kiệm đó và nêu cách khắc phục.

Sau khi nghe HS chia sẻ, GV mời HS kể các biểu hiện chưa tiết kiệm của HS trên các khía cạnh: tiền bạc, đồ dùng, thời gian, điện, nước; liệt kê trên bảng, sau đó nhận xét và rút ra kết luận về những biểu hiện chưa tiết kiệm của HS như:

+ Chỉ tiêu hoang phí, mua nhiều thứ không thật cần thiết...

+ Sử dụng bừa bãi, cầu thả đồ dùng, quần áo, sách vở.

+ Không có ý thức bảo vệ của công như về lên tường, làm hư hỏng bàn ghế...

+ La cà hàng quán, hao phí thời gian vào những cuộc chơi vô bổ,...

+ Dùng điện lãng phí (bật nhiều đèn, quạt, điều hoà...), không tắt các thiết bị khi không sử dụng,...

+ Để vòi nước chảy khi không cẩn thiết, sử dụng trang thiết bị rò rỉ nước,...

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu :Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

Gv yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập 2 sau:

HS lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi sau:

Câu hỏi

Đáp án

1. Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?

A. Tiết kiệm tiền để mua sách. B. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi. C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng. D. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.

A

2. Câu nói nào nói về sự keo kiệt, bủn xỉn ?

A. Vung tay quá trán. B. Năng nhặt chặt bị

C. Vắt cổ chày ra nước. D. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ.

C

3. Tiết kiệm thể hiện điều gì ở con người?

A. Có làm thì có ăn B. Xài thoải mái

C. Làm gì mình thích D. Thể hiện sự quý trọng thành quả lao động

D

4.  Câu thành ngữ, tục ngữ nói về tiết kiệm là :

A. Tích tiểu thành đại. B. Học, học nữa, học mãi.

C. Có công mài sắt có ngày nên kim. D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

A

5. Chọn câu phát biểu đúng?

A. Ba mẹ làm ra mình hưởng và không cần làm việc

B. Mình làm thì mình xài thoải mái

C. Ba mẹ mình làm ra cho mình thì mình hưởng nhưng phải biết tiết kiệm

D. Tất cả đúng

C

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Chuẩn bị bài cho bài học tiếp theo: Bài 8: Tiết kiệm ( Tiết 2)

................................................................................


Ngày soạn 27/02/2022

Ngày dạy:02/3 (6a2, 6a3);03/3 (6a1); 04/03(6a4)


TIẾT 24 - BÀI 8: TIẾT KIỆM ( Tiết 2)

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu:Khai thác vốn sống, trải nghiệm của HS về chủ đề bài học, tạo hứng thú cho HS

b. Nội dung: HS nghe và thực hiện yêu cầu

c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV

d. Tổ chức thực hiện:

  • GV gợi ý HS nêu một số tấm gương tiết kiệm trong gia đình, lớp học và những người xung quanh, liên hệ với bản thân

  • Mời 1-2 HS trình bày sau đó GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học mới

2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá)

Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của tiết kiệm

a. Mục tiêu: HS giải thích được vì sao phải tiết kiệm

b. Nội dung: HS đọc và hoàn thiện yêu cầu

c. Sản phẩm:HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Các nhóm học tập thảo luận về các trường hợp trong SGK để trả lời câu hỏi:

+ Trường hợp 1 với 2 câu hỏi:

a. Em có nhận xét gì về cách chi tiêu của anh Hòa?

b. Cách chi tiêu đó đã dẫn đến hậu quả gì?

+ Trường hợp 2 với câu hỏi: Từ câu chuyện của bạn Quang, em hãy rút ra ý nghĩa của việc tiết kiệm thời gian

+ Trường hợp 3 với câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa của việc tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Thảo luận về các trường hợp trong SGK để trả lời câu hỏi

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV hướng dẫn các nhóm nghiên cứu từng trường hợp, mời một vài đại diện các nhóm trả lời câu hỏi

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV mời HS nhắc lại các ý nghĩa của tiết kiệm được rút ra từ ba trường hợp vừa nghiên cứu và kết luận: Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng thành quả lao động và đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc và thành công.


2. Ý nghĩa của tiết kiệm

+ Trường hợp 1: Trong cuộc sống thường ngày, anh Hoà đã chỉ tiêu không tiết kiệm, kiếm được tiền nhưng tiêu hết không nghĩ đến ngày mai, đến những bất trắc có thể xảy ra trong cuộc sống. Hậu quả là khi công việc gặp khó khăn, lại đau ốm nên không có tiển để trang trải cuộc sống. Vì thế, trong cuộc sống ai cũng phải tiết kiệm để có được những khoản tiển dự phòng cho những bất trắc có thể xây ra, nhờ đó mới làm chủ và tạo dựng được cuộc sống yên vui, hạnh phúc.

+ Trường hợp 2: Bạn Quang đã tiết kiệm thời gian bằng việc sắp xếp công việc hợp lí đểthực hiện được những việc cần làm, những điều bản thân mong muốn. Tiết kiệm thời gian là rất quan trọng bởi vì thời gian đi qua không bao giờ trở lại.

+ Trường hợp 3: Phong trào “Hộ gia đình tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng” là hoạt động giáo dục cơn người về ý thức tiết kiệm điện và năng lượng. Việc tiết kiệm diện, tiết kiệm năng lượng góp phần giảm mức tiêu thụ điện, tiêu thụ nắng lượng, giảm thiểu khí thải ô nhiễm môi trường, tiết kiệm một phần lớn chỉ phí cho gia đình và quốc gia.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu :Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 2

d. Tổ chức thực hiện:

GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 2 và yêu cầu :

Nhận xét hành vi của các bạn :

GV mời HS phát biểu nêu nhận xét về các hành vi trong SGK

+ Trường hợp a : Khi ăn tự chọn, Lan chỉ lấy vừa đủ thức ăn thể hiện tính tiết kiệm thức ăn, tránh lãng phí

+ Trường hợp b : Việc thường xuyên bật điều hòa, quạt trần, tivi cả ngày ngay cả khi ra sân chơi thể hiện lãng phí điện. Khi không cần thiết nên tắt các thiết bị điện

+ Trường hợp c : Hành vi của Quân thể hiện bạn không biết tiết kiệm tiền. Chi tiêu không đúng mục đích, vào những việc không thật cần thiết

GV khuyên HS nên học tập bạn Lan, không nên học tập bạn Dương và bạn Quân bởi thực hành tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày giúp chúng ta đảm bảo cuộc sống ổn định, ấm no, hạn phúc và thành công.

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu :Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

GV yêu cầu HS tìm hiểu việc thực hành tiết kiệm của bạn bè hoặc người thân. Em có suy nghĩ gì về những việc làm thể hiện lối sống tiết kiệm đó ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Chuẩn bị bài cho bài học tiếp theo: Bài 8: Tiết kiệm ( Tiết 3)

.......................................................................

Ngày soạn 06/03/2022

Ngày dạy:09/3 (6a2,6a3);10/3(6a1); 11/3(6a4)


TIẾT 25 - BÀI 8: TIẾT KIỆM ( Tiết 3)

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu:Tạo hững thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới

b. Nội dung: HS nghe và thực hiện yêu cầu

c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV

d. Tổ chức thực hiện:

GV cùng HS thảo luận về trường hợp sau:

Nhân dịp sinh nhật, Hằng được dì Út tặng cho một chiếc cặp sách có hình công chúa rất đẹp, Hằng rất thích muốn mang ra dùng ngay và muốn vứt bỏ chiếc cặp sách mà mình đang đeo mặc dù cặp còn rất mới.

Theo em hành động của bạn là đúng hau sai và bạn nên sử dụng chiếc cặp đó như thế nào?

Dẫn dắt:

Tiết kiệm là một thói quen cần thiết tuy nhiên tiết kiệm sao cho hợp lí nhiều bạn chưa chắc đã thực sự biết rõ. Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về một số cách tiết kiệm hữu ích trong cuộc sống….

2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá)

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách thực hiện tiết kiệm

a. Mục tiêu: HS nêu được một số cách tiết kiệm trong cuộc sống

b. Nội dung: HS đọc và hoàn thiện yêu cầu

c. Sản phẩm:HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV tổ chức cho mỗi nhóm thảo luận về cách thực hiện tiết kiệm theo bốn nội dung trong SGK và trả lời câu hỏi:

* Thực hiện tiết kiệm tiền:

Bạn gái đã làm gì để tiết kiệm tiền? Hãy chia sẻ cách tiết kiệm tiền của em?

* Thực hiện tiết kiệm thời gian:

Bạn nam đã thực hiện tiết kiệm thời gian như thế nào? Em hãy chia sẻ cách tiết kiệm thời gian của bản thân

* Thực hiện tiết kiệm nước:

a. Nội dung các bức tranh nhắc em cần làm gì để tiết kiệm nước

b. Em hãy nêu thêm những cách khác để tiết kiệm nước.

* Thực hiện tiết kiệm điện:

Em hãy nêu thêm những cách khác để tiết kiệm điện

Kết thúc hoạt động Khám phá, GV yêu cầu HS nhấc lại nội dung bài học về biểu hiện, ý nghĩa của tiết kiệm, cách thực hiện tiết kiệm và tổng kết những nội dung chính của bài học thông qua phần chốt nội dung kiến thức ở SGK.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS quan sát tranh, suy nghĩ và hoàn thành yêu cầu của GV theo nhóm

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS đại diện phát biểu lại

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

3. Cách thực hiện tiết kiệm

* Thực hiện tiết kiệm tiền :

+ Thực hiện tiết kiệm tiến: Bạn nữ trong tranh đã liệt kê những thứ cẩn mua vào giấy và mưa đúng như vậy thể hiện việc chỉ tiêu có kế hoạch, tránh lãng phí.

+ Thực hiện tiết kiệm thời gian: Bạn nam đã thực hiện tiết kiệm thời gian bảng cách lập thời gian biểu ghi ra những việc cấn làm trong khoảng thời gian cụ thế và thực hiện đúng theo thời gian biểu đó. GV khuyến khích HS chia sẻ cách tiết kiệm thời gian của bản thân.

+ Thực hiện tiết kiệm nước: GV nhãn mạnh nội dung các bức tranh nhắc em phải khoá vòi nước khi không sử dụng; thấy ống nước bị rò rỉ cần nhanh chóng gọi người tìm cách sửa chữa để tiết kiệm nước.

+ Thực hiện tiết kiệm điện: Có nhiều cách tiết kiệm điện như: tắt các phương tiện, thiết bị điện khi không cần thiết, sử dụng bóng đèn và các đồ dùng tiết kiệm điện, tận dụng ánh sáng tự nhiên để không phải bật đèn, sử dụng khí, gió tự nhiên để không phải dùng quạt điện, điểu hoà....

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu :Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 3

d. Tổ chức thực hiện: Xử lí tình huống:

GV hướng dẫn nhóm đỏi nghiên cứu các tình huống, sau đó mời đại điện các nhóm trả lời câu hỏi. Các bạn khác nhận xét, bổ sung.

GV cùng HS kết luận:

+ Tình huống 1: Điều kiện kinh tế của gia đình Lan còn eo hẹp, muốn tổ chức sinhnhật ở quán, Lan phải xin tiền mẹ. Khoản chí tiêu này không thật cẩn thiết, Lan nên tiết kiệm để giảm bớt gánh nặng tiền bạc cho mẹ. Lan có thể tổ chức sinh nhật ở nhà nhưng cần đơn giản và tiết kiệm.

+ Tình huống 2: Hiện nay, một số HS được bố mẹ trang bị cho điện thoại để tiện liên lạc nhưng lạm dụng, dành quá nhiều thời gian sử dụng điện thoại để chơi, trò chuyện, lướt web dẫn đến sao nhãng chuyện học hành. Đây là biểu hiện chưa tiết kiệm thời gian. Vì thế, cần khắc phục hiện tượng này bằng cách chỉ dùng điện thoại khi thật cẩn thiết; xây dựng thời gian biểu hãng ngày trong đó có quy định rõ thời gian sử đụng điện thoại và thực hiện nghiêm túc,...

+ Tình huống 3: Bạn Tuyết có thói quen mua những thứ giá rẻ nhưng không rõ nguồn gốc. Đây có thể là một cách tiết kiệm tiền bạc nhưng cũng cần chú ý, nhiều khi chỉ vì giá rẻ mà mua nhiều thứ không sử đụng hết thì đó cũng không phải là tiết kiệm mà còn là sự lãng phí. Tuyết ít khi chia sẻ những thứ của mình với các bạn vì cho rằng cẩn phải tiết kiệm là quan niệm không đúng. Tiết kiệm không có nghĩa là keo kiệt, bùn xỉn, chỉ chỉ tiêu cho mình mà không chia sẻ với người khác.

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu :Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

GV yêu cầu HS hãy cùng các bạn thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về tiết kiệm điện,

nước. GV hướng dẫn HS thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về tiết kiệm điện, nước như :

vẽ poster/ tranh có thông điệp tiết kiệm điện, nước.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Chuẩn bị bài cho bài học tiếp theo: Bài 9: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( Tiết 1)

- Chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ II

................................................................................


Ngày kiểm tra: 17/3/2022

Tiết 26: KIỂM TRA GIỮA KỲ II


I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS nắm chắc các kiến thức đã học về ứng phó với các tình huống nguy hiểm, tiết kiệm

2.Năng lực

Năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mỹ.

3. Phẩm chất:

- Rèn thói quen tự lập, trung thực trong giờ kiểm tra.

II. CHUẨN BỊ :

  1. GV: - Đề kiểm tra.

  2. HS: - Học kĩ bài đã học.

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức

2. Tiến hành KT:

- GV nhắc nhở HS trước lúc làm bài.

- GV phát đề cho HS:


  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

Tỉ lệ%

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu hỏi

Thời gian

(phút)


Số câu hỏi

Thời gian

( phút)

Số câu hỏi



Thời gian

( phút)

Số câu hỏi



Thời gian

( phút)

Số câu hỏi



Thời gian

( phút)

TN

TL



1

Ứng phó với tình huống nguy hiểm

1. Khái niệm, biểu hiện của những tình huống nguy hiểm.

2. Chủ động học tập, tìm hiểu cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm.

6


9

7

10,5

5

7,5

2

3












20



30

67%

2

Tiết kiệm

1. Khái niệm, biểu hiện của tiết kiệm.

2. Biểu hiện của tiết kiệm.

3. Hiểu và xác định được thành ngữ có liên quan tới tiết kiệm

4

6

3


4,5

3

4,5



10




15

33%

Tổng

10

15

10

15

8

12

2

3

30



45

100%

Tỉ lệ %

30

30

32

8





Tỉ lệ chung(%)

60

40









B. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA



TT


Nội dung kiến thức


Đơn vị kiến thức


Chuẩn kiến thức kỹ năng/yêu cầu cần đạt cần kiểm tra

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Ứng phó với tình huống nguy hiểm

1. Khái niệm, biểu hiện của những tình huống nguy hiểm.

2. Chủ động học tập, tìm hiểu cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm.

1. Nhận biết:

- Biết được cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm

2. Thông hiểu

Hiểu được cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm

3. Vận dụng:

Có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào tình huống cụ thể

4. Vận dụng cao:

Đóng vai xử lí tình huống cụ thể trong cuộc sống

6

7

5

2

2

Tiết kiệm

1. Khái niệm, biểu hiện của tiết kiệm.

2. Biểu hiện của tiết kiệm.

3. Hiểu và xác định được thành ngữ có liên quan tới tiết kiệm

1. Nhận biết:

-Biết được thế nào là tiết kiệm, một số biểu hiện của tiết kiệm.

2. Thông hiểu:

- Hiểu được biểu hiện của tiết kiệm

3. Vận dụng:

- Nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu của tính tiết kiệm


4

3

3


Tổng


10

10

8

2


C. ĐỀ KIỂM TRA


Khoanh tròn vào chữ cái của ý mà em cho là đúng nhất ở mỗi câu hỏi sau:

Câu 1: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Tình huống nguy hiểm. B. Ô nhiễm môi trường.

C. Nguy hiểm tự nhiên. D. Nguy hiểm từ xã hội.

Câu 2:Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ

A. Con người. B. Ô nhiễm. C. Tự nhiên. D. Xã hội.

Câu 3:Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho con người và xã hội là tình huống nguy hiểm từ

A. Con người. B. Ô nhiễm. C. Tự nhiên. D. Xã hội.

Câu 4: Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho 

A. Con người và xã hội.  B. Môi trường tự nhiên.

C. Kinh tế và xã hội. D. Kinh tế quốc dân.

Câu 5:Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là 

A. Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản.

B. Những hiện tượng xã hội có thể gây tổn thất về người, tài sản.

C. Những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi cố ý từ con người.

D. Những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi vô tình từ con người.

Câu 6:Khi gặp tình huống nguy hiểm, chúng ta cần

A. Bình tĩnh. B. Hoang mang. C. Lo lắng. D. Hốt hoảng.

Câu 7: Tiết kiệm được hiểu là: biết sách sử dụng hợp lí, đúng mức

A. Của cải vật chất của bản thân.

B. Của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác.

C. Thời gian của bản thân và người khác.

D. Thời gian và công sức của bản thân.

Câu 8: Đâu là biểu hiện của tiết kiệm ?

A.Tắt các thiết bị điện, khóa vòi nước khi không sử dụng. B. Biết chi tiêu hợp lý.

C.Sắp xếp thời gian học tập và làm việc một cách khoa học. D.Cả 3 đáp án trên

Câu 9: Người tiết kiệm là người như thế nào?

A. Có lối sống ích kỉ, tích cách keo kiệt, bủn xỉn.

B. Mua bất cứ thứ gì mình thích dù không sử dụng đến.

C. Mua nhiều váy áo đẹp, hiện đại để trưng diện, sống ảo. 

D. Biết quý trọng thành quả lao động của bản thân và người khác. 

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của tính tiết kiệm?

A. Bảo quản đồ dùng học tập, sách vở. B. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

C. Xé sách vở để gấp máy bay giấy. D. Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên.

Câu 11:Để ứng phó với tình huống nguy hiểm, chúng ta cần

A. Chủ động tìm hiểu các tình huống nguy hiểm.

B. Học tập các kĩ năng ứng phó tình huống nguy hiểm.

C. Bình tĩnh, tự tin, tìm cách thoát ra khỏi nguy hiểm.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 12:Khi phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn xảy ra chúng ta gọi điện vào số của đội phòng cháy chữa cháy là

A. 114. B. 113. C. 115. D. 116.

Câu 13: Để tự bảo vệ bản thân được an toàn tránh tình huống bắt cóc xảy ra chúng ta nên

A. Không đi một mình nơi vắng người.

B. Luôn cảnh giác và không tiếp xúc với người lạ.

C. Có thói quen đi đâu xin phép, chào hỏi bố mẹ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 14:Dấu hiệu ban đầu nào dưới đây để chúng ta nhận biết  về đám cháy?

A. Khói, mùi cháy khét. B. Ánh lửa, khói đen.

C. Ánh lửa, khói nghi ngút. D. Khói, anh lửa, tiếng nổ, mùi cháy.

Câu 15: Để tự bảo vệ bản thân được an toàn tránh tình huống bị đuối nước chúng ta nên

A. Đi bơi cần tránh vùng cảnh báo nguy hiểm.

B. Không đi bơi một mình mà nên bơi theo nhóm.

C. Đi bơi cần có sự cho phép và giám sát của bố mẹ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 16:Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi mưa dông, lốc, sét chúng ta cần

A. Ở nguyên trong nhà. B. Tắt các thiết bị điện trong nhà.

C. Trên đường thì nên tìm nơi trú ẩn an toàn. D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 17:Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất chúng ta cần

A. Thường xuyên xem dự báo thời tiết. B. Chủ động chuẩn bị đồ phòng chống.

C. Không đi qua sông suối khi có lũ. D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 18: Câu tục ngữ “buôn tàu, bán bè không bằng ăn dè hà tiện” phản ánh về đức tính gì ở con người?

A. Siêng năng, chăm chỉ. B. Tiết kiệm. C. Kiên trì. D. Thương yêu con người.

Câu 19: Trái nghĩa với tiết kiệm là

A. Kẹt sỉ. B. Bủn xỉn. C. Ích kỉ. D. Lãng phí.

Câu 20: H được ông nội thưởng 50 ngàn đồng vì chăm ngoan, học giỏi, thay vì lấy tiền mua đồ chơi thì H lại cho tiền vào lợn đất để đầu năm học sau mua sách vở. Việc làm của H thể hiện đức tính gì?

A. Tiết kiệm. B. Hà tiện. M C. Bủn xỉn. D. Phung phí.

Câu 21:Khi đang ở trong nhà cao tầng phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn chúng ta sẽ

A. Chạy lên tầng cao hơn nơi chưa cháy.

B. Thoát hiểm bằng cầu thang máy cho nhanh.

C. Chạy xuống bằng cầu thang bộ theo chỉ dẫn thoát nạn.

D. Ở trong phòng đóng kín các cửa lại để khói khỏi vào.

Câu 22: Để tiết kiệm điện, chúng ta có thể áp dụng cách nào dưới đây?

A. Bật điều hòa ngay cả khi ra khỏi nhà. B. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

C. Bật tivi sau đó bỏ ra ngoài chơi. D. Không tắt điện khi ra khỏi nhà.

Câu 23:Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi mưa dông, lốc, sét chúng ta cần tránh

A. Trú dưới gốc cây, cột điện. B. Tắt thiết bị điện trong nhà.

C. Tìm nơi trú ẩn an toàn. D. Ở nguyên trong nhà.

Câu 24:Khi đang chơi trong nhà, A thấy có người phụ nữ lạ mặt giới thiệu là người quen của bố mẹ, muốn vào nhà A để chơi. Nếu em là A em sẽ làm như thế nào? 

A. Lễ phép mời người phụ nữ lạ mặt vào nhà.

B. Chửi mắng và đuổi người phụ nữ lạ mặt đi.

C. Mở cửa cho người phụ nữ vào nhưng cảnh giác.

D. Không mở cửa, gọi điện thoại báo bố mẹ biết.

Câu 25:Khi đang trên đường từ trường học về nhà, H thấy có người đàn ông lạ mặt, nhờ H chuyển đồ giúp và hứa cho em một khoản tiền. Trong trường hợp này, nếu là H em sẽ làm như thế nào? 

A. Từ chối không giúp. B. Vui vẻ, nhận lời.

C. Phân vân, lưỡng lựa. D. Trả nhiều tiền thì giúp.

Câu 26: Giữa buổi trưa nắng nóng, khi vừa tan học bạn V đang bước thật nhanh để về nhà, thì có một người phụ nữ ăn mặt rất sang trọng, tự giới thiệu là bạn của mẹ và được mẹ nhờ đưa V về nhà. Trong trường hợp này, nếu là V em sẽ làm như thế nào? 

A. Vui vẻ lên xe để nhanh về nhà không nắng.

B. Khéo léo gọi điện cho bố mẹ để xác nhận thông tin.

C. Từ chối ngay và chửi mắng người đó là đồ bắt cóc.

D. Đi khắp nơi điều tra rõ xem người phụ nữ đó là ai.

Câu 27: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi: 

Năm học vừa rồi, K đạt giải nhất kì thi tuyển chọn học sinh giỏi cấp thành phố. Bố mẹ K rất vui và tự hào nên quyết định tổ chức liên hoan thật to để mời họ hàng đến chung vui. K khuyên bố mẹ không nên tổ chức liên hoan linh đình và tâm sự rằng:bản thân mới chỉ đạt được một thành tích nhỏ, K vẫn cần cố gắng, nỗ lực học tập nhiều hơn. Tuy nhiên, bố mẹ K không đồng ý với góp ý của K, bố mẹ vẫn quyết định tới nhà bác Q vay tiền để tổ chức 20 bàn tiệc.Theo em, trong tình huống trên, nhân vật nào đã thể hiện đức tính tiết kiệm?

A. Bác Q. B. Bố mẹ K. C. Bạn K. D. Bố mẹ K và K.

Câu 28: Em đồng ý với hành động tiết kiệm nào dưới đây?

A. Q rủ T ra quán chơi điện tử tiêu hết cả số tiền mẹ mới cho để mua sách.

B. D thường bật điều hòa, tivi suốt ngày, ngay cả khi ra sân chơi với các bạn.

C. Khi ăn tự chọn ở nhà hàng, L và mọi người chỉ lấy vừa đủ thức ăn.

D. K đòi bố mẹ mua điện thoại xịn chỉ để chụp ảnh sống ảo trên Facebook.

Câu 29:Vào một buổi chiều, L đi học về muộn hơn hàng ngày. Khi đang đi bộ đến đoạn đường vắng L bị một kẻ lạ mặt kéo tay định lôi lên trên xe máy. Trong trường hợp này, nếu là L em sẽ làm như thế nào? 

A. Gào khóc thật to để người khác nghe thấy. B. Bỏ chạy, khóc và kêu cứu.

C. Nói thật to: “Dừng lại ngay đi”. D. Bỏ chạy.

Câu 30:Khi đang trên đường đi học về, hai bạn T và H gặp cơn mưa dông lớn, sấm sét ầm ầm. H giục T mặc áo mưa và chạy thật nhanh về nhà. Trong trường hợp này, nếu là T em sẽ làm như thế nào? 

A. Rủ H cùng mình tìm nơi trú ẩn an toàn. B. Mặc áo mưa và chạy thật nhanh về nhà.

C. Tìm gốc cây to có tán rộng trú tạm đã. D. Không mặc áo mưa nữa để chạy cho nhanh.


D. ĐÁP ÁN

1. Từ câu 1 đến câu 20 ( mỗi câu đúng được 0,3 điểm)

2. từ câu 21 đến câu 30( mỗi câu đúng được 0,4 điểm)


1A

2C

3A

4A

5A

6A

7B

8D

9D

10C

11D

12A

13D

14D

15D

16D

17D

18B

19D

20A

21C

22B

23A

24D

25A

26B

27C

28C

29B

30A

.....................................................................








Ngày soạn: 20/3/2022

Ngày dạy: 23/3 ( 6a3, 6a2); 24/3 ( 6a1); 25/3(6a4)


Tiết 27- BÀI 9:

CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ( Tiết 1)


I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong tiết học này HS nêu được khái niệm công dân.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tìm hiểu tham gia các hoat động kinh tế- xã hội

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước, nhân ái

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Máy tính, máy chiếu, bài giảng pp,...( nếu có điều kiện), sgv, tranh ảnh giấy A3 và các mẩu chuyện, tấm gương, là công dân VN mang lại vinh quang cho tổ quốc

2 - HS: SGK, Bài tập GDCD 6

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu:Khơi gợi niềm tự hào là công dân Việt Nam, kích thích HS tìm hiểu nội dung bài học

b. Nội dung: HS xem video và hát theo yêu cầu

c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV

d. Tổ chức thực hiện:

Gv nêu thông tin và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mục Khởi động trong SGK

HS trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi và chia sẻ cảm xúc. Suy nghĩ của mình trước lớp. GV khuyến khích HS phát biểu, gợi ý HS nói về niềm vui và tự hào khi thấy Chính phủ quan tâm, lo lắng cho công dân Việt Nam trong đại dịch Covid-19 toàn cầu

2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá)

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm công dân

a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm công dân

b. Nội dung: HS quan sát hộ chiếu và trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm:HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV cho HS quan sát ảnh hộ chiếu của một số nước/ hoặc in thành các phiếu (mỗiphiếu một ảnh/ hoặc tất cả các ảnh) phát cho HS và yêu cầu trả lời câu hỏi:

  • Hộ chiếu đó là của quốc gia nào?

  • Theo em, ý kiến của bạn nào thể hiện đầy đủ khái niệm công dân? Giải thích vì sao.

Đối với câu “giải thích vì sao? GV gợi ý bằng các câu hỏi để HS suy nghĩ:

  • Ai có quyền bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân?

  • Người nước ngoài sống và làm việc ở Việt Nam có quyền bẩu đại biểu Quốc hội không? Vì sao?

GV giải thích thêm về khái niệm quốc tịch

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm thảo luận mục tình huống trong SGK và viết câu trả lời ra giấy

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Gv gọi HS đứng trước lớp đưa ra câu trả lời, những HS còn lại và nhận xét, bổ sung

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

Kết thúc thảo luận, GV treo kết quả làm việc của các nhóm lên bảng và yêu cầu HS nhận xét, bổ sung ý kiến.

1. Tìm hiểu khái niệm công dân

Công dân là người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định.

Quốc tịch thể hiện mối liên hệ giữa cá nhân đối với Nhà nước. Nhà nước có quyến và nghĩa vụ đối với công dân của nước mình, và ngược lại, công dân có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước mà mình được cấp quốc tịch. Khi một người có quốc tịch của một nước thì họ là công dân của nước đó.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu :Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 1

d. Tổ chức thực hiện:

GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bt 1 :

Quan sát các mẫu giấy tờ và cho biết: quốc tịch của một người được ghi nhận ở giấy tờ nào?

- GV hướng dẫn HS quan sát bốn mẫu giấy tờ và mở rộng kiến thức bằng cách cho HS thảo luận nhóm câu hỏi: Vì sao quốc tịch của công đân được ghi nhận trên các giấy đó?

- GV gợi ý, giải thích:

+ Căn cước công dân: là giấy tờ tuỳ thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh lai lịch, quốc tịch của công đân được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch hành chính trên lãnh thổ Việt Nam. Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 14 tuổi được cấp Căn cước công dân.

+ Hộ chiếu là giấy tờ tuỳ thân, do cơ quan có thẩm quyển của một quốc gia cấp chocông dân của quốc gia đó nhằm mục xác nhận đanh tính và quốc tịch của chủ sở hữu hộ chiếu. Hộ chiếu chủ yếu phục vụ cho mục đích đi lại quốc tế. Các thông tin trên hộchiếu Việt Nam gồm: họ và tên, quốc tịch, ngày tháng năm sinh, giới tính, ảnh đi kèm của chủ sở hữu, chữ kí cũng như ngày cấp và ngày hết hạn.

+ Giấy khai sinh là văn bản đo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng kí khai sinh. Nội dung Giấy khai sinh bao gồm:

  • Các thông tin cơ bản của người được đăng kí khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch

  • Thông tin của cha, mẹ người được đăng kí khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú

  • Số định danh cá nhân của người được đăng kí khai sinh

Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật quốc tịch và pháp luật dân sự Việt Nam

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu :Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 1

d. Tổ chức thực hiện:

Gv yêu cầu HS đọc yêu cầu:

Em hãy vẽ một bức tranh hoặc sưu tấm tranh ảnh có nội dung thể hiện thông điệp tự hào là công dân Việt Nam.

- GV hướng dẫn HŠ về nhà vẽ bức tranh hoặc sưu tẩm tranh ảnh thể hiện thông điệp tự hào là công dân Việt Nam và nộp vào tiết học sau.

- GV hướng dẫn HS tổ chức trưng bày tranh vẽ, tranh ảnh sưu tầm được ở lớp học và yêu cẩu HS thuyết trình, chia sẻ ý nghĩa của bức tranh đó với các bạn trong lớp. HS khác nhận xét. GV nhận xét và chốt lại vấn để.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Chuẩn bị bài cho bài học tiếp theo: Bài 9: Công dân nước cộng hòa xã hộ Chủ nghĩa Việt Nam ( tiết 2)

....................................................................

Ngày soạn: 27/3/2022

Ngày dạy: 30/3 ( 6a3, 6a2); 31/3 ( 6a1); 01/4(6a4)


Tiết 28 - BÀI 9: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘ CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

( tiết 2)

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong tiết học này HS nêu được cawnc ứ xác định công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tìm hiểu tham gia các hoat động kinh tế- xã hội

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước, nhân ái

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Máy tính, máy chiếu, bài giảng pp,...( nếu có điều kiện), sgv, tranh ảnh giấy A3 và các mẩu chuyện, tấm gương, là công dân VN mang lại vinh quang cho tổ quốc

2 - HS: SGK, Bài tập GDCD 6

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu:Tạo hững thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới

b. Nội dung: HS xem video và hát theo yêu cầu

c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV

d. Tổ chức thực hiện:

GV đưa ra câu hỏi yêu cầu HS chia sẻ câu trả lời trước lớp:

+ Có phải tất cả người Việt Nam ở nước ngoài đều là công dân Việt Nam không?

+ Công dân Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài khác nhau ở điểm nào?

Lớp chia thành nhóm để thảo luận, ghi câu trả lời của nhóm lên giấy A3

GV dẫn dắt vào bài: Trong xã hội hiện đại, con người có thể sống và làm việc các quốc gia trên thế giới. Việc tất cả những người và làm việc trong một đất nước có phải là công dân của nước đó không? Yếu tố nào alf căn cứ để xác định công dân của một nước? Công dân Nhà nước có mỗi quan hệ như thế nào? Đây là nội dung chúng ta cùng tìm hiểu trong bài…….

2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá)

Hoạt động 1: Tìm hiểu căn cứ xác định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a. Mục tiêu: HS nêu được căn cứ xác định công dân nước Cioongj hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

b. Nội dung: HS đọc thông tin, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm:HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv hướng dẫn HS đọc thông tin, thảo luận nhóm đôi và trả lười câu hỏi: Căn cứ nào để xác định một người là công dân Việt nam?

Sau khi HS nêu được căn cứ để xác định một người là công dân Việt Nam, GV phát phiếu học tập 1 và yêu cầu HS hoàn thành

Kết thúc hoạt động Khám phá, GV yêu cấu HS nhắc lại nội dung bài học về khái niệm công dân; căn cứ xác định công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tổng kết những nội dung chính của bài học thông qua phần chốt nội dung chính trong SGK.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS nhận PHT1 và hoàn thiện phiếu

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Gv thu lại phiếu, và kiểm tra kết quả

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV đưa ra đánh giá, nhận xét

2. Căn cứ xác định công dân nước Cộng hòa xã họi chủ nghĩa Việt Nam

a. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

b. Những trường hợp trẻ em là công dân Việt Nam là 1, 3, 4 và 5.

  • Trường hợp 1, 3 căn cứ vào huyết thống để xác định quốc tịch.

  • Trường hợp 4, 5 căn cử vào nơi sinh và nơi thường trú để xác định quốc tịch.

  • Trường hợp 2 không là công dân Việt Nam bởi vì trẻ em khi sinh ra có cha là công dân Việt Nam, mẹ là công dân nước ngoài thì phải có sự thoả thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng kí khai sinh cho con.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu :Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung: HS làm các bài tập 2xử lí tình huống

c. Sản phẩm: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức thực hiện:

GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm đọc lại phần thông tin ( mục 2. Căn cứ xác định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) để xử lí tình huống

GV gợi ý :

  • Tình huống 1 : Hùng sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam nhưng bố mẹ Hùng là người mang quốc tịch Nga, không có quốc tịch Việt Nam nên Hùng không phải là công dân Việt Nam

  • Tình huống 2 : Trường hợp này, quốc tịch cùa Lân sẽ do bố mẹ thỏa thuận. Lân là công dân Việt Nam/ có quốc tịch Việt Nam, nếu bố mẹ Lân có thỏa thuận bằng văn bản vào thời điểm đăng kí khai sinh cho Lân

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu :Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

Sưu tẩm câu chuyện về tấm gương HS tiêu biểu thực hiện tốt Năm điểu Bác Hồ dạythiếu niên, nhi đồng. Viết những điểu bản thân em đã học được từ tấm gương đó.

GV hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu về tấm gương HS đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện. Vĩ dụ: HS được tuyên đương người tốt - việc tốt; HS đoạt giải trong các kì thi Olympic,... Sau khi sưu tắm, HS viết bài về tấm gương đó và rút ra bài học cho bản thân. Ở buổi học sau, GV lựa chọn một vài bài viết để chia sẻ trước lớp và nhấn mạnh bài học mà các em cần học tập ở những tấm gương đó.

HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

PHIẾU HỌC TẬP 1

Trường hợp

Công dân Việt Nam

( Đánh dấu X vào câu trả lời đúng)

1. Trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam


2. Trẻ em khi sinh ra có cha là công dân Việt Nam, mẹ là công dân nước ngoài


3. Trẻ em khi sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, cha là người không quốc tịch


4. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có cha mẹ là người không có quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam


5. Trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam, không rõ cha, mẹ là ai


* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Chuẩn bị bài cho bài học tiếp theo: Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

....................................................................................


Ngày soạn: 3/4/2022

Ngày dạy: 6/4(6a2,6a3); 7/4(6a1); 8/4(6a4)


Tiết 29- BÀI 10: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN ( Tiết 1)

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong tiết học này HS có thể nêu được quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tìm hiểu tham gia các hoat động kinh tế- xã hội theo quyền và nghĩa vụ công dân

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước, nhân ái

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Máy tính, máy chiếu, bài giảng pp,...( nếu có điều kiện), sgv, tranh ảnh giấy A3 và các mẩu chuyện, tấm gương, tình huống liên quan đến thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân

2 - HS: SGK, Bài tập GDCD 6

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học

b. Nội dung: HS sắm vai tranh luận và hoàn thiện yêu cầu GV

c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV

d. Tổ chức thực hiện:

GV có thể chuyển phần Khởi động thành hội thoại để HS sắm vai tranh luận.GV dựa vào gợi ý để đặt câu hỏi và xác định HS nào có câu trả lời đúng:

+ Theo Luật Giao thông đường bộ, xe đạp điện (xe đạp máy) được coi là phương tiện giao thông thô sơ.

+ Điều kiện của người điểu khiến xe thỏ sơ tham gia giao thông là: Có sức khoẻ bảo đảm điểu khiển xe an toàn; Hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ.

+ Khi tham gia giao thông, người điều khiển, người ngồi trên xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách và không được thực hiện các hành vi sau:

  • Mang, vác vật cổng kếnh

  • Sử dụng ô

  • Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác

  • Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái

  • Hành vỉ khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

GV kết luận: Luật Giao thông đường bộ không quy định độ tuổi người sử dụng xe thô sơ. Vi vậy, HS lớp 6 có thể sử dụng xe đạp điện khi tham gia giao thông nhưng phải đội mũ bảo hiểm và tuân thủ các quy định của pháp luật.

2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá)

Hoạt động 1: Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013

a. Mục tiêu: HS nêu được các duyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013

b. Nội dung: HS đọc, tìm hiểu thông tin quan sát tranh và thực hiện yêu cầu

c. Sản phẩm:HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời:

GV hướng dẫn HS đọc thông tin và quan sát các bức tranh trong SGK để thực hiện nhiệm vụ:

Xác định các nhóm quyền và nêu nội dung các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam được quy định trong Hiến pháp năm 2013

Ghép các hình ảnh với nhóm quyền và nghĩa vụ phù hợp

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: Sau khi HS trả lời câu hỏi, nộp lại phiếu học tập, GV nhận xét, tổng kết, mở rộng kiến thức:

Hiến pháp năm 2013 khẳng định: ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội dược công nhận, tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo theo Hiếp pháp và pháp luật. (Khoản 1 điều 14) Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân ( Khoản 1 điều 15)

1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013

  • Nhóm quyền chính trị: hình 8

  • Nhóm quyền dân sự: hình 1

  • Nhóm quyền kinh tế: hình 9

  • Nhóm quyền văn hóa- xã hội: hình 2,4

  • Nhóm quyền văn hóa- xã hội: hình 3,5,6,7

=>Các quyền, nghĩa vụ này là các quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân dược quy định trong Hiến Pháp- Đạo luật có giá trị pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu :Học sinh củng cố lại kiến thức và xử lí một số tình huống

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 1

d. Tổ chức thực hiện:

  • Em hãy tìm hiểu và ghi chép nội dung của các quyến và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013.

  • GV cho HS thảo luận nhóm, phát giấy khổ A3 cho mỗi nhóm và yêu cầu HS liệt kê tên, nội đung chính của các quyển và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013.

  • GV mời đại diện các nhóm lên thuyết trình kết quả của nhóm mình, nhóm khác lắng nghe và bổ sung (nếu cẩn).

  • GV phân tích các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp. Trong đó nhấn mạnh một số quyền các em được hưởng ngay từ khi sinh ra (ví dụ: quyền được sống, được chăm sóc sức khoẻ, được đảm bảo an toàn về tỉnh mạng,...) và giải thích có những quyền mà để được hưởng hoặc thực hiện được các quyển đó phải đáp ứng cácđiều kiện (độ tuổi hoặc các quy định khác) pháp luật quy định (ví dụ: quyển kết hôn,quyền tự do kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ thuế,...).

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu :Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 1

d. Tổ chức thực hiện:

- Em hãy vẽ bức tranh hoặc sưu tầm một cầu chuyện thể hiện một việc làm thực hiện tốt quyến và nghĩa vụ cơ bản của công dân và thuyết minh về bức tranh, câu chuyện đó.

- GV hướng dẫn HS về nhà vẽ bức tranh, sưu tầm câu chuyện thể hiện một việc làm thực hiện tốt quyển và nghĩa vụ cơ bản của công dân và nộp bài vào tiết học sau.

- GV hướng dẫn HS tổ chức trưng bày tranh vẻ ở lớp học hoặc chia sẻ câu chuyện và yêu cấu HS chia sẻ ý nghĩa của bức tranh, câu chuyện đó với các bạn trong lớp. Những HS khác nhận xét. GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Chuẩn bị bài cho bài học tiếp theo: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ( tiết 2)

...........................................................................................

Ngày soạn: 10/4/2022

Ngày dạy: 13/4(6a2,6a3); 14/4(6a1); 15/4(6a4)


Tiết 30- BÀI 10: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN (T2)


I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong tiết học này HS

- Thực hiện được quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân phù hợp với lứa tuổi

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tìm hiểu tham gia các hoat động kinh tế- xã hội theo quyền và nghĩa vụ công dân

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước, nhân ái

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Máy tính, máy chiếu, bài giảng pp,...( nếu có điều kiện), sgv, tranh ảnh thơ truyện, clip, phiếu học tập, những tình huống liên quan đến thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân

2 - HS: SGK, Bài tập GDCD 6

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu:Tạo hững thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới

b. Nội dung: HS lắng nghe dẫn dắt gv để hiểu được nội dung tiết học

c. Sản phẩm: HS nắm được nội dung bài học

d. Tổ chức thực hiện:

Dẫn dắt:

Quyền cơ bản của công dân là những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng và nghĩa vụ cơ bản của công dân là những việc mà nhà nước bắt buộc công dân phải thực hiện theo quy định của Hiến Pháp và pháp luật. Chính vì thế việc thực hiện quyền công dân như thế nào là điều mỗi công dân chúng ta cần có trách nghiệm hiểu và thực hiện tốt. Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về thực hiện được quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân phù hợp với lứa tuổi trong bài 10:.....

2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá)

Hoạt động 1: Thực hiện quyên, nghĩa vụ cơ bản của công dân

a. Mục tiêu: HS biết cách thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân

b. Nội dung: HS hoàn thiện phiếu học tập

c. Sản phẩm:phiếu học tập hoàn chỉnh

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động GV HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV có thể in phần thông tin, thành phiếu học tập, sau đó phát và yêu cầu HS làm việc cá nhân

a. Em hãy xác định những ai đã thực hiện đúng, ai thực hiện chưa đúng quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Vì sao?

b. Là học sinh, em đã được hưởng những quyền và phải thực hiện cácnghĩa vụ cơ bản nào của công dân? Em đã làm gì để thực hiện đúng các nghĩa vụ đó?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS làm việc cá nhân và hoàn thiện phiếu học tập 1

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV mời hai đến ba HS chia sẻ câu trả lời, cả lớp cùng nghe và bổ sung, hoàn thiện.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét kết quả làm việc của HS, khen ngợi, khuyến khích HS tích cực, chủ động thực hiện tốt quyển, nghĩa vụ công dân.

GV kết luận và khuyên HS nên học tập, noi gương bạn Hương (thông tin 1), bạn Minh (thông tin 3), bạn Hà (thông tin 5), bạn Liên (thông tin 6), bạn Hùng (thông tin 8) và không nên thực hiện theo bạn Bình (thông tin 2), bạn Phương (thông tin 3), bạn Thắng (thông tin 4), gia đình Liên (thông tin 6), bạn Trang (thông tin 7).

- GV kết luận:

+ Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đổi với Nhà nước và xã hội.

+ Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

+ Việc thực hiện quyền con người, quyển công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

2. Thực hiện quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân

1/ Học tập, rèn luyện, giữ gìn nền nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi (trích Điểu 37 - Luật Trẻ em).

2/ Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (trích Điều 46 - Hiến pháp).

3/ Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác (trích Điều 21- Hiến pháp).

4/ Tham khảo ý l.

5/ Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi trẻ em (trích Điều 37 - Hiến pháp).

6/ Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội (trích Điểu 15 ~ Hiến pháp); Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự (trích Điểu 45 - Hiến pháp).

7/ Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn để liên quan đến trẻ em, được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em, được cơ quan tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hỏi ý kiến, nguyện vọng chính đáng ( Điều 34- Luật trẻ em)

8/ Tham khảo ý 1

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu :Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 2,3

d. Tổ chức thực hiện:

B2. Nhận xét hành vi

  • Tình huống a, b - Tham khảo gợi ý bài tập ở mục 2 phần Khám phá về những nghĩa vụ trẻ em phải thực hiện.

  • Tình huống c - Việc Nam thưởng xuyên doa nạt, đánh em gái là việc làm không đúng. Nam là anh nên khi thấy em bày bừa ra nhà Nam nên khuyên bảo và giúp đỡ em thu dọn; Nếu em khóc, Nam phải đỗ dành, chơi với em.

  • Tỉnh huống d - Việc Hùng tự ý bóc thư cô giáo gửi cho bố mẹ là sai. Đây là hành vi xâm phạm quyển bí mật thư tín của công đân. Theo quy định của Hiến pháp nằm 2013, công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyển của người khác.

B3 : Xử lí tình huống

GV hướng dẫn HS xử lí tỉnh huống trong SGK theo gợi ý:

+ Tình huống 1: Theo Hiến pháp 2013 và Luật Trẻ em quy định: Trẻ em có quyền được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cẩu, năng lực của trẻ em.

Lan có thể trực tiếp hoặc nhờ thẩy, cô giáo nói chuyện với bố mẹ để bố mẹ tạo diểu kiện cho em tham gia các hoạt động tập thể. Lan cũng cẩn cố gắng học tốt để chứng minh cho bố mẹ thấy việc tham gia các hoạt động tập thể không ảnh hưởng đến việc học.

+ Tỉnh huống 2:

1/ Luật Trẻ em quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình là: Học tập, rèn luyện, giữ gìn nền nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

2/ Hà cần thực hiện tốt bổn phận của trẻ em( với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội)

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu :Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

  • Em hãy viết khoảng nửa trang giấy về nghĩa vục ủa HS và những việc em đã làm để thực hiện nghĩa vụ đó

  • GV hướng dẫn HS hoàn thành bào tập này ở nahf và nộp lại cho GV. Trong tiết học hôm sau, GV sẽ lựa chọn một vài bài viết để đọc cho cả lớp nghe rồi rồi nhận xét và chốt lại vấn đề

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Chuẩn bị bài mới: Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em ( Tiết 1)

........................................................................

Ngày soạn: 17/4/2022

Ngày dạy:20/4 (6A2,6A3); 21/4(6A1);22/4(6A4)

Tiết 31- BÀI 11: QUYỀN CƠ BẢN CỦA TRẺ EM ( Tiết 1)

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong tiết học này:

- HS nêu được các quyền cơ bản của trẻ em

- HS giải thích được vì sao trẻ em cần phải có 4 nhóm quyền cơ bản

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tìm hiểu tham gia các hoat động kinh tế- xã hội, thực hiện quyền cơ bản của trẻ em

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước, nhân ái

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Máy tính, máy chiếu, bài giảng pp,...( nếu có điều kiện), sgv, tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, âm nhạc ( bài hát Quyền trẻ em, những ví dụ thực tế,… gắn với bài “ Quyền cơ bản của trẻ em”

2 - HS: SGK, Bài tập GDCD 6

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới

b. Nội dung: HS nghe bài hát và thực hiện yêu cầu

c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi của GV

d. Tổ chức thực hiện:

  • GV cho HS nghe bài hát Quyền trẻ em và ghi tên các quyến trẻ em được nhắc tới trong bài hát.

  • GV mời một số HS trả lời câu hỏi, các bạn khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.

GV nhận xét và kết luận: Nội dung bài hát này đã để cập đến một số quyền của trẻ em như: quyền được chăm lo, quyền được bảo vệ, quyển được tham gia, quyển được đến trưởng, quyền được vui chơi. Đây là những quyển mà mỗi trẻ em đều được hưởng.

2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em

a. Mục tiêu:

- HS nêu được bốn nhóm quyền của trẻ em

- HS giải thích được vì sao trẻ em cần phải có 4 nhóm quyền cơ bản

b. Nội dung: Đọc thông tin và tìm hiểu về các nhóm quyền cơ bản của trẻ em

c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv giới thiệu vài nét về Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Luận Trẻ em năm 2016 và bốn nhóm quyền cơ bản của trẻ em theo nội dung trong SGK:

Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu 1 nhóm quyền:

Nhóm 1:

* Nhóm quyền được sống còn

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc thông tin và quan sát các bức tranh trong SGK để trả lời câu hỏi:

1. Em hãy kể tên các quyền trong nhóm quyền đước ống còn của trẻ em

2. Vì sao trẻ em cần có quyền được sống còn

Nhóm 2:

* Nhóm quyền được bảo vệ

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc thông tin và quan sát các bức tranh trong SGK để trẻ lời câu hỏi:

1. Em hãy cho biết các bức tranh trên đề cập đến những quyền nào của trẻ em cần được bảo vệ?

2. Vì sao trẻ em cần có quyền được bảo vệ

Nhóm 3:

* Nhóm quyền được phát triển:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc thông tin và quan sát các bức tranh trong SGK để trả lời câu hỏi:

1. Em hãy cho biết các bức tranh trên để cập tới quyền được phát triển nào của trẻ em.

2. Vì sao trẻ em cẩn có quyền được phát triển?

* Nhóm quyền được tham gia

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc thông tin và quan sát các bức tranh trong SGK để trả lời câu hỏi:

1. Em hãy cho biết các bức tranh trên để cập tới quyền được phát triển nào của trẻ em?

2. Vì sao trẻ em cần có quyền được tham gia?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS thảo luận nhóm, tổng hợp lại ý kiến

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV mời đại diệm các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm còn lại nhận xét, góp ý ( có thể tất để tất cả các nhóm cử đại diệm trả lời câu hỏi hoặc một nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm còn lại bổ sung ý kiến)

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm và kết luận:

* Nhóm quyền được sống còn :

Nhóm quyển được sống còn của trẻ em bao gồm quyền của trẻ em được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những như cầu cơ bản nhất để tổn tại và phát triển thể chất.

+ Các quyển được sống còn của trẻ em: quyền được sống; quyền được khai sinh và có quốc tịch; quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; quyển được chăm sóc sức khoẻ; quyển được sống chung với cha mẹ; quyển được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi;quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha mẹ; quyển được đảm bảo an sinh xã hội.

+ Tất cả mọi người đều có quyển được sống. Trong đó, trẻ em là những người còn nhỏtuổi, thể chất và tỉnh thần chưa phát triển hoàn thiện nên sẽ gặp nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sự sống còn nhất. Vì vậy, trẻ em cần được đảm bảo nhóm quyền được sống còn để được quan tâm, chăm sóc về đinh dưỡng, y tế và tình cảm nhằm duy trì sự sống.

* Nhóm quyền được bảo vệ

+ Nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi

hình thức phân biệt dối xử, bị bỏ rơi, bóc lột, xâm hại.

+ Các quyển được bảo vệ của trẻ em: quyền bí mật đời sống riêng tư; quyển được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục; quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động; quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc; quyền được bảo vệ để không bịmua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt; quyển được bảo vệ khỏi chất ma tuý; quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lí ví phạm hành chính; quyển được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm hoạ, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang.

+ Trẻ em nhỏ tuổi, thể chất, tinh thần, trí tuệ, nhân cách còn dang trong giai đoạn phát triển, chưa có nhiều sự trải nghiệm trong cuộc sống, thiếu kinh nghiệm sống nên trẻem cần có quyền được bảo vệ để chống lại tất cả các hình thức bạo lực, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục, sao nhãng, bỏ rơi, buôn bán, bắt cóc, chiến tranh và lạm dụng ma tuý.

* Nhóm quyền được phát triển:

+ Nhóm quyền được phát triển của trẻ em là nhóm quyền nhằm đáp ứng các nhu cấu cho trẻ em được phát triển một cách toàn diện.

+ Các quyến được phát triển của trẻ em: quyển được có mức sống đầy đủ; quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu; quyển vui chơi, giải trí; quyền giữ gìn, pháthuy bản sắc; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Trẻ em là những con người đang trong giai đoạn phát triển để hoàn thiện về thể chất (chiều cao, cân nặng, sức khoẻ), tỉnh thấn, trí tuệ, nhân cách,... Do đó, trẻ em cần được đáp ứng đây đủ các điều kiện cần thiết để phát triển bản thân một cách hài hoà. Nếu không được đáp ứng đẩy đủ các quyền được phát triển, trẻem có thể phải chịu những thiệt thòi vềthể chất (suy sinh đưỡng, sức khoẻ yếu,...), tổn thương về tâm lí, thiếu hụt về trí tuệ, lệch lạc về nhân cách.

* Nhóm quyền được tham gia

=>Nhóm quyển được tham gia của trẻ em là những quyền nhằm đảm bảo cho trẻ em được tham gia vào các vấn đề liên quan đến bản thân bằng những cách thức phù hợp với nhận thức và độ tuổi.

+ Nhóm quyền được tham gia của trẻ em gốm: quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, như cầu, năng lực của trẻ em; quyển được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng

1. Tìm hiểu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em

* Nhóm quyền được sống còn :

Gợi ý:

1. Quyền sống còn của trẻ em gồm: quyền được khai sinh, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng,…

2. Trẻ em cần có quyền được sống vì trẻ em còn nhỏ, sức khỏe cả thể chất và tinh thần còn yếu nên dễ gặp phải các nguy cơ ảnh hưởng đến sự sống còn. Do đó trẻ em cần có quyền được sống còn để được yêu thương, chăm sóc duy trì sự sống

* Nhóm quyền được bảo vệ

Gợi ý:

1. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, không bị bóc lột sức lao động, không bị xâm hại tình dục và quyển bí mật đời sống riêng tư.

2. Trẻ em còn non nớt về thể chất, tỉnh thần và thiếu kinh nghiệm sống nên rất dễ bịxâm hại, lạm dụng, bóc lột, bắt cóc,... Do đó, trẻ em cẩn có quyền được bảo vệ để đảm bảo an toàn cho bản thân.

* Nhóm quyền được phát triển:

Gợi ý:

1. Quyền được học tập, quyển được vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu.

2. Trẻ em cấn có quyển được phát triển vì trẻ em là đối tượng còn nhỏ, cần phải trải qua quá trình phát triển để hoàn thiện về thể chất, tính thần, trí tuệ, nhân cách. Trong quá trình này trẻ em cần được cung cấp các điều kiện cẩn thiết về đinh dưỡng, giáo dục, vui chơi giải trí, rèn luyện,... để phát triển một cách toàn diện.

* Nhóm quyền được tham gia

Gợi ý:

1. Quyền được phát biểu ý kiến, quan điểm riêng của bản thân về những vấn đểliên quan đến trẻ em; quyền được giao lưu, kết bạn.

2. Trẻ em cần có quyển được tham gia vì trẻ em cũng là một thành viên của gia đình và xã hội. Trẻ em có nhận thức, tình cảm, suy nghĩ riêng về những điểu mà các em tiếp nhận tử thế giới xung quanh; trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những vấn để liên quan đến bản thân mình.


3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu :Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

1. Trò chơi :’’ Tiếp sức’’ kể về bốn nhóm quyền của trẻ em

GV chia lớp thành bốn nhóm và phổ biến luật chơi :Các nhóm lần lượt kể tên các quyền cụ thể trong 4 nhóm quyền của trẻ em theo hình thức nối tiếp ( ví dụ : nhóm 1 kể tên một quyền được sống còn xong thì nhóm 2 sẽ kể tên một quyền được phát triển,…). Các nhóm sẽ lần lượt kể tên các quyền cụ thể trong bốn nhóm quyền cho đến khi hết. Nếu một nhóm nào đó kể sai tên hoặc không biết thì các nhóm còn lại sẽ được phép bổ sung. Nhóm nào kể sai tên hoặc kể được ít nhất thì sẽ bị phạt ( ví dụ : hát một bài hát hoặc làm một hành động ngộ nghĩnh nào đó)

GV nhận xét các nhóm các nhóm và kết luận những nội dung chính về bốn nhóm quyền của trẻ em

2. Sắp xếp các quyền cụ thể của trẻ em theo bốn nhóm quyền

GV có thể thiết kế thành phiếu học tập ( như PHT 1 đính kèm ở mục V) sau đó phát cho HS và yêu cầu HS liệt kê vào phiếu

Sau khi HS hoàn thành việc trả lời câu hỏi và điền phiếu, GV tổng hợp các ý kiến trên bảng hoặc giấy khổ lớn, yêu cầu HS bổ sung thêm nếu thấy chưa đầy đủ và rút ra kết luận :

+ Nhóm quyền được sống còn : b,g,h

+ Nhóm quyền được bảo vệ : e,l

+ Nhóm quyền được phát triển : a,c,i

+ Nhóm quyền được tham gia : d,k

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu :Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 1

d. Tổ chức thực hiện:

1. Em hãy sưu tầm hoặc vẽ tranh về quyến trẻ em và chia sẻ ý nghĩa của bức tranh đó.

GV yêu cầu HS sưu tầm hoặc vẽ tranh về quyền trẻ em. Sau đó GV có thể chọn một trong hai cách sau:

- Cách 1:GV chỉ định (hoặc lấy tỉnh thần xung phong) một vài bạn lên chia sẻ ý nghĩa của bức tranh về quyền trẻ em mà mình đã sưu tầm hoặc đã vẽ với cả lớp. HS khác nhận xét, góp ý. GV đánh giá và chốt lại vấn để.

- Cách 2: GV thu lại tất cả các bức tranh mà HS đã sưu tấm hoặc vẽ được, lựa chọn những bức tranh tiêu biểu để HS chia sẻ lại ý nghĩa của những bức tranh ấy với cả lớp. HS khác nhận xét, góp ý. GV đánh giá và chốt lại vấn đề.

HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

PHIẾU HỌC TẬP 1

Nhóm quyền được sống còn

Nhóm quyền được bảo vệ

Nhóm quyền được phát triển

Nhóm quyền được tham gia





* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Chuẩn bị bài cho bài học tiếp theo: Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em ( Tiết 2)

.........................................................

Ngày soạn:24/4/2022

Ngày dạy: 27/4(6A2,6A3); 28/4(6A1); 29/4(6A4)


Tiết 32- BÀI 11: QUYỀN CƠ BẢN CỦA TRẺ EM ( TIẾT 2)


I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong tiết học này:

- HS giải thích được ý nghĩa của quyền trẻ em và thực hiện quyền trẻ em

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tìm hiểu tham gia các hoat động kinh tế- xã hội, thực hiện quyền cơ bản của trẻ em

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước, nhân ái

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Máy tính, máy chiếu, bài giảng pp,...( nếu có điều kiện), sgv, tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, âm nhạc ( bài hát Quyền trẻ em, những ví dụ thực tế,… gắn với bài “ Quyền cơ bản của trẻ em”

2 - HS: SGK, Bài tập GDCD 6

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới

b. Nội dung: HS nghe bài hát và thực hiện yêu cầu

c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi của GV

d. Tổ chức thực hiện:

  • GV cho HS nghe bài hát Quyền trẻ em và ghi tên các quyến trẻ em được nhắc tới trong bài hát.

  • GV mời một số HS trả lời câu hỏi, các bạn khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.

GV nhận xét và kết luận: Nội dung bài hát này đã để cập đến một số quyền của trẻ em như: quyền được chăm lo, quyền được bảo vệ, quyển được tham gia, quyển được đến trưởng, quyền được vui chơi. Đây là những quyển mà mỗi trẻ em đều được hưởng.

2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em và thực hiện quyền trẻ em

a. Mục tiêu:

HS giải thích được ý nghĩa của quyền trẻ em và thực hiện quyền trẻ em

b. Nội dung: Đọc thông tin và tìm hiểu về các nhóm quyền cơ bản của trẻ em

c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giao cho các nhóm đọc thông tin trong SGK và thảo luận trả lời câu hỏi:

a. Em hãy cho biết, quyền trẻ em có ý nghĩa như thế nào?

b. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu các quyền của trẻ em không được thực hiện?

Kết thúc hoạt động Khám phá, GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học về bốn nhóm quyền cơ bản của trẻ em, ý nghĩa của quyền trẻ em và tổng kết những nội dung chính của bài học thông qua phẩn chốt nội dung kiến thức ở SGK.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS đọc thông tin trong SGK và thảo luận, thống nhất câu trả lời

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV mời đại diện các nhóm trả lời hai câu hỏi trên. Sau khi đại điện các nhóm trả lời, những thành viên khác trong lớp nhận xét, bố sung ý kiến

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

Gv nhận xét và kết luận

2. Ý nghĩa của quyền trẻ em và thực hiện quyền trẻ em

+ Quyền trẻ em thể hiện sự tôn trọng, quan tâm, bảo vệ của cộng đồng quốc tế và mỗi quốc gia đối với trẻ em. Đây là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ, toàn điện cả về thể chất và tỉnh thần. Quyền trẻ em đảm bảo cho trẻ em được sống, được phát triển trong bầu không khi hạnh phúc, yêu thương, an toàn và bình đẳng. Thực hiện quyển trẻ em cũng là sự đảm bảo cho tương lai tươi đẹp của đất nước và của toàn nhân loại.

+ Trẻ em là tương lai của nhân loại. Nếu quyển trẻ em không được thực hiện, trẻ em sẽ phải đối diện với rất nhiều nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởng đến sự phát triển và sống còn của bản thân. Tình trạng bất bình đẳng và tệ nạn xã hội sẽ không ngừng gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các quốc gia và toàn thế giới. Do đó, mỗi quốc gia cần có sự quan tâm, quán triệt việc thực hiện quyển trẻ em.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu :Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 3,4

d. Tổ chức thực hiện:

3/ Kể về một tấm gương thực hiện tốt quyền của trẻ em và rút ra bài học cho bản thân.

GV có thể lựa chọn một trong hai cách sau:

- Cách 1: GV nêu yêu cầu bài tập, cho HS thời gian suy nghị, sau đó chỉ định (hoặc lấy tỉnh thần xung phong) một vải bạn kể câu chuyện về tấm gương thực hiện tốt quyền trẻem và nêu bài học mà bản thân rút ra qua câu chuyện về tấm gương đó. Cuối cùng, GV nhận xét và kết luận.

- Cách 2: GV yêu cầu HS về nhà làm trên giấy. HS kể lại một câu chuyện thực hiện tốtquyền trẻ em và rút ra bài học cho bản thân, sau đó nộp lại cho GV. 'Trong tiết học hôm sau, GV sẽ lựa chọn một vài bài viết để đọc cho cả lớp nghe rồi nhận xét và kết luận.

4/ Xử lí tình huống

- GV chia lớp thành các nhóm và cho HS sắm vai xử lí theo yêu cầu: HŠ đọc tình huống trong SGK, thảo luận lên kịch bản đóng vai.

+ HS đóng vai Quân và bổ mẹ để trả lời câu hỏi “Quân hiểu về quyền trẻ em trong tình huống này đúng hay sai? Vì sao?” và đưa ra cách xử lí tích cực, phù hợp cho Quân khi bị bố mẹ mắng.

Gợi ý:

- Quân hiểu sai về quyền trẻ em vì:

  • Sách tham khảo là do bố mẹ bỏ tiến ra mua, là tài sản trong gia đình.

  • Mục dích Quân cho bạn sách là vì không thích đọc, cho người khác để không phải đọc nữa.

  • Trẻ em còn nhỏ, chưa làm việc để kiếm được tiển, những tài sản trong nhà đểu do bố mẹ làm ra. Sách vở và những đồ dùng mà bố mẹ mua là để cho các em học tập, sinh hoạt. Khi các em muốn mang sách vở, đồ dùng này cho người khác thì các em cấn hỏi ý kiến của bố mẹ, tuyệt đối không nên vì lười biếng, không muốn sử dụng mà mang sách vở, đồ dùng của mình đi cho.

- Bố mẹ Quân: giải thích cho Quân vì sao tự ý mang sách cho bạn là sai, nếu muốn cho bạn sách Quân nên hỏi ý kiến bố mẹ, nếu không muốn đọc sách tham khảo đó thì nên nói với bố mẹ để chọn mua quyển khác phù hợp hơn,...

- Quân: xin lỗi bố mẹ vì đã tự ý mang sách tham khảo cho bạn, giải thích cho bố mẹ vì sao không thích đọc sách, nhờ bố mẹ giúp đỡ nếu đọc thấy khó hiểu, góp ý với bố mẹ loại sách tham khảo mả mình thích.

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu :Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

2/ Em hãy viết thư tư vấn cho một bạn hay bị bố đánh và doa cho nghỉ học để giúp bạn được hưởng các quyền cơ bản của trẻ em.

- GV hướng dẫn HS về nhà viết bức thư, sau đó nộp vào tiết học tuần sau.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Chuẩn bị bài cho bài học tiếp theo: Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em

....................................................

Ngày soạn:01/5/2022

Ngày dạy: 04/5(6A2,6A3); 05/5(6A1); 06/5(6A4)

Tiết 33: ÔN TẬP HỌC KÌ II


I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được các quyền cơ bản của trẻ em.

- Nêu được ý nghĩa của quyến trẻ em và thực hiện quyển trẻ em.

- Nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em.

- Phân biệt được hành vi thực hiện quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em.

- Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện quyền trẻ em của bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng; bày tỏ được nhu cầu để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em.

- Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tìm hiểu tham gia các hoat động kinh tế- xã hội, thực hiện quyền cơ bản của trẻ em

3. Về phẩm chất:

- Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động để bảo vệ quyền trẻ em.

- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin.

III. TIN TRÌNH DY HC:

1. HOẠT ĐỘNG 1: ÔN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức cho học sinh

b. Nội dung: HĐ cá nhân

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

? Trẻ em có những nhóm quyền nào?

* Nhóm 1: Quyền được sống còn:

? Em hãy kể tên các quyền trong nhóm quyền được sống còn của trẻ em?

? Vì sao trẻ em cần có quyền được sống còn?

* Nhóm 2: Quyền được bảo vệ

? Vì sao trẻ em cần có quyền được bảo vệ?

* Nhóm 3: Quyền được phát triển

? Vì sao trẻ em cần có quyền được phát triển

* Nhóm 4: Quyền được tham gia

? Vì sao trẻ em cần có quyền được tham gia?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ


I. Lý thuyết

1. Các nhóm quyền

Bốn nhóm:

+ Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ.

+ Nhóm quyền bảo vệ: là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.

+ Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật,


+ Nhóm quyền tham gia: là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.


Nhiệm vụ 1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

? Học sinh có trách nhiệm như thế nào trọng việc thực hiện quyền?

? Trẻ em có bổn phận gì?

? Vì sao phải thực hiện quyền trẻ em?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề

2. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em

- Trẻ em cần phải có thái độ kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, thành viên trong gia đình bằng các việc làm phù hợp với bản thân, có thái độ tôn trọng giáo viên và mọi người, ...

- Mỗi học sinh cần nắm rõ các quyền và bổn phận của mình, có thái độ tích cực, chủ động trong các việc thự hiện quyền và bổn phận của trẻ em để bảo vệ và phát triển bản thân một cách toàn diện, đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em và phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

- Thực hiện quyền trẻ em là đảm bảo cho trẻ em được sống, được tham gia, được phát triển toàn diện trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, an toàn, lành mạnh, bình đẳng…

Nhiệm vụ 2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

? Nhà trường có trách nhiệm gì?

? Gia đình có trách nhiệm gì?

? Xã hội có trách nhiệm gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

GV:

Trình bày kết quả làm việc cá nhân

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét


3. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em

- Gia đình: Tiến hành khai sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, tạo điều kiện, khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu phù hợp, quản lí và bảo vệ trẻ en khỏi các nguy cơ bị xâm hại, bị lạm dụng, bị mua bán...

- Nhà trường: quản lí, chăm sóc sức khỏe, giáo dục trẻ em, đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh...

- Xã hội: đảm bảo các quyền trẻ em được thực hiện, xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em, xây dựng, thực hiện các chính sách về quyền trẻ em, cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi của trẻ...

2. HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

HS được luyện tập, củng cố kiến thức, để làm bài tập.

b. Nội dung:

Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Bài tập: Tuấn cho rằng: “Công an là cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn, xử lí các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ người dân nên công an cũng là cơ quan duy nhất có trách nhiệm bảo vệ việc thực hiện quyền của trẻ em”.

? Theo em, Tuấn nghĩ vậy là đúng hay sai? Vì sao?

Làm các bài tập trong sách bài tập bài 11, 12.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ


Bài tập

Tuấn nghĩ vậy là sai. Vì:

Thực hiện quyền của trẻ em là trách niệm chung của toàn xã hội chứ không phải chỉ có các chú công an.

+ Tất cả các cơ quan, tổ chức trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đều có trách nhiệm thực hiện và bảo vệ quyền trẻ em.

Bài tập trong SBT.

Hướng dẫn về nhà:

- Ôn các kiến thức đã học.

- Chuẩn bị cho tiết kiểm tra cuối học kì II.

.............................................................................

















Ngày kiểm tra: 09/5/2022

Tiết 34: KIỂM TRA CUỐI KỲ II

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Học sinh củng cố những kiến thức cơ bản đã được học

- Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống.

- Là cơ sở để giáo viên đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh.

2. Năng lực

Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nẩy sinh trong thực tiễn cuộc sống, hình thành thói quen suy nghĩ và hành động phù hợp với lứa tuổi.

3. Phẩm chất:

Hoàn thành tốt quá trình học tập và rèn luyện nhằm đạt được mục đích đặt ra.

II. Hình thức kiểm tra

Trắc nghiệm (30%)+ Tự luận (70%).

III. Ma trận đề kiểm tra

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA





TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% tổng

điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu hỏi


Số câu hỏi

Thời gian (phút)

Số câu hỏi

Thời gian (phút)

Số câu hỏi

Thời gian (phút)

Số câu hỏi

Thời gian (phút)

TN

TL

Thời gian (phút)


1

1. Công dân nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam.

-Khái niệm

-Biểu hiện

-Ý nghĩa

-Cách rèn luyện

3

6

1

2





4

8

8

10

2

3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

-Khái niệm

-Biểu hiện

-Ý nghĩa

-Cách rèn luyện

1

7

3

6





3

1

13

27,5


3. Quyền cơ bản của trẻ em

-Khái niệm

-Biểu hiện

-Ý nghĩa

-Cách rèn luyện

2

4

2

9

2

4

1

7

5

2

24

62,5


Tổng

6

17

6

17

2

4

1

7

12

3

45



Tỉ lệ (%)

32,5

22,5

5

30




100%


Tỉ lệ chung (%)

65

35




100%

B. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA



TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao


1

1. Công dân nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam.

-Khái niệm

-Biểu hiện

-Ý nghĩa

-Cách rèn luyện

1. Nhận biết:

- Biết được khái niệm công dân.

- Nhận biết được công dân của một nước thì mang quốc tịch của nước đó.

2. Thông hiểu

Hiểu được các giấy tờ có ghi quốc tịch của công dân

3

1




2

3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

-Khái niệm

-Biểu hiện

-Ý nghĩa

-Cách rèn luyện

1. Nhận biết:

Nêu được khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

2. Thông hiểu:

Hiểu được những việc làm nào là thực hiện quyền và nghĩa vụ, việc làm nào là vi phạm pháp luật.

1

4





3. Quyền cơ bản của trẻ em

-Khái niệm

-Biểu hiện

-Ý nghĩa

-Cách rèn luyện

1. Nhận biết:

Biết được khái niệm, nội dung nhóm quyền, các nhóm quyền cơ bản

Nêu được bổn phận , các nhóm quyền của trẻ em.

2. Thông hiểu:

- Hiểu được việc làm đúng, việc làm sai trong thực hiện quyền cơ bản của trẻ em

Giải thích được ý nghĩa của thực hiện quyền trẻ em.

3. Vận dụng:

Phân biệt được nội dung thuộc các nhóm quyền

4. Vận dụng cao:

Đánh giá được việc làm sai vi phạm quyền trẻ em.

Xử lí được tình huống có vấn đề.

2

1

2

1


Tổng

32,5

22,5

5

30

C.ĐỀ BÀI:

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi ý em cho là đúng

Câu 1: Công dân là

A. Người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật qui định.

B. Người dân của một nước, được hưởng tất cả các quyền theo pháp luật qui định.

C. Người dân của một nước, phải làm tất cả các nghĩa vụ được pháp luật qui định.

D. Người dân của nhiều nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật qui định

Câu 2: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch

A. Nhiều nước. B. Nước ngoài. C. Quốc tế. D. Việt Nam.

Câu 3: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

 A.  Tất cả những người có quốc tịch Việt Nam.

 B. Người không quốc tịch, sống và làm việc ở Việt Nam.

 C. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.

 D. Trẻ em sinh trên lãnh thổ Việt Nam, có cha mẹ là người Việt Nam.

Câu 4: Người dân trong bức ảnh dưới đây đang thực hiện quyền cơ bản nào?

A. Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực của nhà nước.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

C. Quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật.

D. Quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở…

Câu 5: Người dân trong bức ảnh sau đang thực hiện nghĩa vụ cơ bản nào?

A. Bảo vệ môi trường.

B. Nộp thuế.

C. Nghĩa vụ quân sự.

D. Học tập.

Câu 6: Ở Việt Nam, quốc tịch của trẻ em dưới 14 tuổi được ghi nhận vào giấy tờ nào sau đây?
A. Thẻ bảo hiểm y tế B. Giấy khai sinh. C. Hộ chiếu. DCăn cước công dân

Câu 7: Những lợi ích cơ bản mà trẻ em được hưởng và được Nhà nước bảo vệ là nội dung khái niệm:

A. Quyền cơ bản của trẻ em. B. Trách nhiệm cơ bản của trẻ em     

C. Bổn phận cơ bản của trẻ em.   D. Nghĩa vụ cơ bản của trẻ em.

Câu 8: Những quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, khai sinh…thuộc nhóm quyền nào?

A. Quyền tham gia của trẻ em.        B. Quyền bảo vệ của trẻ em. 

C. Quyền sống còn của trẻ em.       D. Quyền phát triển của trẻ em.

Câu 9: Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và căn cứ Luật Trẻ em năm 2016. Theo đó, quyền cơ bản của trẻ em được chia làm mấy nhóm cơ bản?

A. Ba nhóm cơ bản.    B. Bốn nhóm cơ bản.

C. Sáu nhóm cơ bản. D. Mười nhóm cơ bản.

10. Biểu hiện nào đưới đây là thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?

A. Vân tích cực học trên lớp và làm đầy đủ bài tập ở nhà.

B. Hưng chăm học các môn yêu thích, còn các môn khác chỉ học đối phó.

C. Lâm chỉ học được vào buổi tối, còn buổi chiều thì làm việc nhà giúp bố mẹ.

D. Hà học giỏi nhưng không muốn tham gia các hoạt động học tập trong nhà trường.

Câu 11: Việc làm nào dưới đây vi phạm quyền trẻ em?

A. Bố bạn P không cho P đi học, vì bạn bị khuyết tật từ nhỏ.

B. Mẹ bạn N cho N tham gia lớp múa mà bạn thích.

C. Bố mẹ M làm việc vất vả để có tiền nuôi bạn ăn học.

D. Thấy M mồ côi, chú X nhận M làm con nuôi.

Câu 12: Trường THCS T, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ thu hút đông đảo các bạn học sinh tham gia vào những dịp chào mừng kỉ niệm các ngày lễ lớn. Các hoạt động học sinh được tham gia đó nói đến nhóm quyền nào?

A. Nhóm quyền bảo vệ. B. Nhóm quyền phát triển.

C. Nhóm quyền sống còn. D. Nhóm quyền tham gia.

II. TỰ LUẬN ( 7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Thế nào là quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân? Có những nhóm quyền cơ bản nào?

Câu 2 (2,0 điểm): Nêu bổn phận của trẻ em. Quyền cơ bản của trẻ em có mấy nhóm quyền?

Câu 3(3,0 điểm) Trên một bài báo có đoạn tin vắn sau: “Bà Hải mở một quán giải khát tại trung tâm thị trấn. Quán của bà rất đông khách, ngoài những người trong thị trấn và khách đi đường qua lại, quán của bà luôn là địa điểm tập trung ăn chơi của nhóm trẻ em từ 12 - 15 tuổi trong vùng. Nhóm trẻ hay tập trung tại quán bà Hải vào mỗi buổi chiều để ăn uống và đánh bài. Một lần, nhóm trẻ đang ăn uống, đánh bài thì công an ập vào giải tán và tiến hành lập biên bản xử phạt bà Hải”

a) Hãy nhận xét hành vi của bà Hải và nhóm trẻ trong tình huống trên?

b) Em sẽ làm gì nêu chứng kiến tình huống đó?

c) Theo em, việc công an đến lập biên bản bà Hải và giải tán nhóm trẻ là đúng hay sai. Vì sao?

D. HƯỚNG DẪN CHẤM:

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)


Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

D

A

A

C

B

A

C

B

A

A

B


PHẦN II: TỰ LUẬN ( 7 điểm)


Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(2,0 điểm)


- Quyền cơ bản của công dân là những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng, được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật.

- Nghĩa vụ cơ bản của công dân là những việc mà Nhà nước bắt buộc công dân phải thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.


1,0



1,0


Câu 2

(2,0 điểm)

Bổn phận của trẻ em: Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy, cô giáo; lế phép với người lớn, yêu thương em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ gia đình và những người gặp khó khăn theo khả năng của mình; chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể; sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức; tôn trọng pháp luật; tuân theo nội quy của nhà trường…

Quyền cơ bản của trẻ em có 4 nhóm quyền:

+ Nhóm quyền sống còn.

+ Nhóm quyền bảo vệ.

+ Nhóm quyền phát triển.

+ Nhóm quyền tham gia.

1,0






1,0

Câu 3

(3,0 điểm)

a. Hành vi của bà Hải và nhóm trẻ em là hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm vào quyền trẻ em.

b. Nếu là em ở trong tình huống đó em sẽ khuyên các bạn không nên đến quán chơi bài. Báo cáo với cấp chính quyền.

c. Theo em, việc công an đến lập biên bản bà Hải và giải tán nhóm trẻ là đúng. Vì cần ngăn chặn những tệ nạn đến với trẻ em.


1,0


1,0


1,0


............................................................

Ngày soạn: 09/5/2022

Ngày dạy: 12/5(6A1); 13/5(6A4)18/5( 6A2,6A3);

Tiết 35- BÀI 12: THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM


I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Sau khi học xong tiết học này:

- Nêu được trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em

- Phân biệt được hành vi thực hiện quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em

- Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em

- Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện quyền trẻ em của bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, bày tỏ được nhu cầu để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tìm hiểu tham gia các hoat động kinh tế- xã hội, thực hiện quyền của trẻ em

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước, nhân ái

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Máy tính, máy chiếu, bài giảng pp,...( nếu có điều kiện), sgv, tranh ảnh, giấy A4, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, âm nhạc ( bài hát Dấu chấm hỏi- sáng tác: Thế Hiển),… những ví dụ thực tế…. gắn với bài” Thực hiện quyền trẻ em”,…

2 - HS: SGK, Bài tập GDCD 6

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới

b. Nội dung: HS nghe bài hát và thực hiện yêu cầu

c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi của GV

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS nghe bài hát Dấu chấm hỏi

+ GV đặt câu hỏi: Người bạn nhỏ trong bài hát không được hưởng những quyền nào?

+ Theo em, ai sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo quyền trẻ em cho bạn nhỏ này

- HS trả lời, GV kết luận:

2.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em

a. Mục tiêu:HS nêu được trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em

b. Nội dung: Đọc thông tin tình huống và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG GV HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS đọc thông tin/ tình huống trong SGK và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

a. Em hãy cho biết, trong các thông tin/ tình huống trên, bạn nào đã thực hiện đúng,bạn nào chưa thực hiện đúng quyển và bổn phận của trẻ em? Vì sao?

b. Theo em, HS có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS đọc thông tin/ tình huống trong SGK và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV kết luận:


1. Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em

a.

+ Thông tin/ tình huống 1: Hải đã thực hiện đúng quyền và bổn phận của trẻ em

+ Thông tin/ tình huống 2: Lan chưa thực hiện đúng quyền và bốn phận của trẻ em

+ Thông tin/ tình huống 3: Các bạn trong lớp đã thực hiện đúng quyền và bổn phận của trẻ em

b. Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyển và bổn phận của trẻ em:

+ Tích cực, chủ động trong việc thực hiện quyển và bổn phận của trẻ em để bảo vệ và phát triển bản thân một cách toàn điện (ví dụ: chăm chỉ học tập, chủ động rèn luyện sức khoẻ, phát triển năng khiếu, tích cực tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với độtuổi và năng lực của bản thân, chủ động trình báo cơ quan chức năng khi phát hiện các hành vi vi phạm quyển trẻ em,...).

+ Có thái độ đồng tình, ủng hộ với các hành vi thực hiện đúng quyền và bổn phận của trẻ em; lên án, phê phán các hành vi vi phạm quyền và bổn phận của trẻ em

Hoạt động 2: Tìm hiểu trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em

a. Mục tiêu:HS nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em

b. Nội dung: Đọc thông tin tình huống và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS đọc thông tin/ tình huống trong SGK và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

a. Theo em, gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyển trẻ em?

b. Theo em, những hành vi xâm phạm quyển trẻ em sẽ bị xử lí như thế nào?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS thảo luận, thống nhất ý kiến

+ Thông tin/ tình huống 1:

- Bố mẹ, ông bà An đã làm đúng trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quyển trẻ em.

+ Thông tin/ tình huống 2:

- Trường học của Lâm đã thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quyền trẻ em.

+ Thông tin/ tình huống 3:

- Chính quyển xã K đã thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc thực hiện

quyền trẻ em.

+ Tình huống/ thông tin 4:

- Vợ chồng ông Nam vi phạm trong việc thực hiện quyển trẻ em.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại điện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình, nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV kết luận:


2. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em

Trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện quyên trẻ em:

+ Khai sinh cho trẻ em:

+ Bảo đảm cho trẻ em được sống với cha mẹ:

+ Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em:

+ Bảo đảm quyền học tập, phát triển năng khiếu, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch của trẻ em:

+ Bảo vệ tỉnh mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, bí mật đời sống riêng tư của trẻ em:

+ Trách nhiệm của nhà trường trong việc thực hiện quyền trẻ em:

+ Bảo đảm quyền học tập, phát triển năng khiếu, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch của trẻ em:

+ Quản lí trẻ em và giáo dục để trẻ em thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em:

+ Bảo đảm trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể

thao, du lịch.

+ Bảo đảm trẻ em được tiếp cận các nguồn thông tin hữu ích, phù hợp với độ tuổi và nhận thức của bản thân.

+ Bảo đảm sự an toàn cho trẻ em,...


3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu :Học sinh củng cố lại kiến thức.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 1,2

d. Tổ chức thực hiện:

1. Nêu một số biểu hiện thực hiện tốt và chưa tốt quyền trẻ em ở gia đình, trường học và địa phương

- GV có thể thiết kế thành PHT1, sau đó phát cho HS và yêu cầu HS liệt kê vào phiếu

- Sau khi hoàn thành việc trả lời câu hỏi và điền phiếu, GV tổng hợp các ý kiến trên bảng hoặc giấy khổ lớn, yêu cầu HS bổ úng thêm nếu chưa đầy đủ và tổng kết :

Địa điểm

Biểu hiện thực hiện tốt quyền trẻ em

Biểu hiện thực hiện chưa tốt quyền trẻ em

Gia đình

- Yêu thương, chăm sóc trẻ em

- Bố mẹ cho con đi học năng khiếu

- Trẻ em phụ giúp bố mẹ làm việc nhà,…

- Bố mẹ không cho trẻ em ra sân chơi với các bạn vì sợ không khí ô nhiễm

- Trẻ em nhịn ăn vì giận dỗi bố mẹ,…

Trường học

- Thầy cô giáo khuyết khích hs đọc báo Thiếu niên Tiền phong

- Các HS tham gia cuộc thi tìm hiểu quyền trẻ em,….

- HS đánh bạn

- HS trốn học

- HS không tham gia lao động

Cộng đồng

- Đoàn thanh niên xã tổ chức trại hẹ cho các em thiếu nhi trên địa bàn

- Bác hàng xóm nhận xem bé mồ côi làm con nuôi,….

- Chú hàng xóm chưa đăng kí khai sinh cho con

- Trẻ em khuyết tật không được vui chơi cùng các bạn,….

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu :Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS làm các bài tập 1

d. Tổ chức thực hiện:

1. Em hãy tìm hiểu và trang bị cho bản thân các kiến thức, kĩ năng phòng, chống xâm hại trẻ em. Ghi lại những việc trẻ em nên làm và không nên làm để phòng, chống nguy cơ xâm hại trẻ em theo bảng mẫu ở SGK.

- HS tìm hiểu các kiến thức, kĩ năng phòng, chống xâm hại trẻ em qua các tài liệu, sách, báo, tivi, hỏi chuyện người lớn (bố mẹ, GV,...),...

- HS sử dụng các kiến thức, kĩ nắng đã tìm hiểu được để bảo vệ bản thân và giúp đỡ các bạn nhỏ xung quanh phòng, chống nguy cơ bị xâm hại khi cần thiết.

............................................................

Ngoài Giáo Án Giáo Dục Công Dân 6 Sách Kết Nối Tri Thức Học Kỳ 2 (Bộ 3) – Công Dân Lớp 6 thì các tài liệu học tập trong chương trình 6 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Giáo án Giáo dục công dân 6 Sách “Kết Nối Tri Thức” Học kỳ 2 (Bộ 3) là một tài liệu giảng dạy môn học Giáo dục công dân dành cho học sinh lớp 6. Được xây dựng theo phương pháp kết nối tri thức, giáo án này nhằm giúp học sinh hiểu về những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành công dân có ý thức và trách nhiệm trong xã hội.

Giáo án bao gồm các bài học liên quan đến các chủ đề quan trọng trong Giáo dục công dân như quyền và trách nhiệm công dân, quan hệ xã hội, pháp luật, văn hoá, môi trường và bảo vệ tài nguyên, v.v. Mỗi bài học được thiết kế một cách logic và có sự liên kết với những vấn đề thực tế trong cuộc sống.

Giáo án Giáo dục công dân 6 Sách “Kết Nối Tri Thức” Học kỳ 2 (Bộ 3) khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động thảo luận, nghiên cứu, và thực hành để phát triển khả năng tư duy, quan sát, phân tích và đánh giá. Nó cũng đặc biệt chú trọng vào việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp, hợp tác nhóm và giải quyết vấn đề, từ đó giúp học sinh phát triển khả năng tự nhận thức và làm chủ cuộc sống.

>>> Bài viết có liên quan

Xây Dựng Kế Hoạch Tổ Chuyên Môn Lớp 6 Sách Cánh Diều Có Đáp Án
Giáo Án Địa Lí 6 Cả Năm Phương Pháp Mới 5 Bước Hoạt Động Chi Tiết
Ma Trận Đề Thi Tiếng Anh Lớp 6 Giữa Học KÌ 2 Sở GD&ĐT Quảng Nam 2020-2021
Kế Hoạch Tổ Chuyên Môn Toán 6 THCS Sách Cánh Diều Chi Tiết
Đề Thi GDCD Lớp 6 Giữa Học Kì 2 Năm Học 2022-2023 Có Đáp Án
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Điểm Đường Thẳng Ba Điểm Thẳng Hàng Tia
Giáo Án Toán Lớp 6 Cả Năm Kỳ 1 Sách Cánh Diều Theo Công Văn 5512 File Word
Đề Thi GDCD Lớp 6 Giữa Học Kì 2 Sách Cánh Diều Năm 2022-2023 Có Đáp Án
Bài Tập Sắp Xếp Câu Tiếng Anh Lớp 6 Unit 2 My Home Có File Nghe Và Đáp Án
Giáo Án Toán Lớp 6 Cả Năm Hình Học Cánh Diều Học Kỳ 1 Theo Công Văn 5512