Docly

Đề Thi Giáo Dục Công Dân Lớp 6 1 Tiết Năm (Đề 4) 2022-2023 Có Đáp Án

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Đề Cương Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Kì 1 Năm 2022-2023 Kèm Đáp Án
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Ôn Tập Học Kỳ 2 Kèm Đáp Án Chi Tiết
Toán Lớp 6 Chương Trình Mới Sách Chân Trời Sáng Tạo Kèm Hướng Dẫn
Đề Cương Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Kì 2 Năm 2022-2023 Kèm Hướng Dẫn
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Ôn Tập Chương Những Hình Hình Học Cơ Bản

Đề Thi Giáo Dục Công Dân Lớp 6 1 Tiết Năm (Đề 4) 2022-2023 Có Đáp Án – Công Dân Lớp 6 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.

KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2022 – 2023 (ĐỀ 4)

MÔN: GDCD- LỚP 6

Câu 1: Những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được lưu truyền từ đời này sang đời khác được gọi là

A. truyền thống. B. di chúc. C. tinh hoa. D. hủ tục.

Câu 2: Trong công việc, khi cá nhân biết phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và

A. sức mạnh. B. tiền bạc. C. của cải. D. tuổi thọ.

Câu 3: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào?

A. Có nhiều tiền để tiêu xa hoa. B. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.

C. Bảo vệ các hủ tục gia truyền. D. Thể hiện tính chuyên quyền, độc đoán.

Câu 4: Học sinh tích cực tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của gia đình, dòng họ khi

A. tích cực học tập rèn luyện. B. tìm hiểu truyền thống đánh giặc.

C. tìm hiểu nghề truyền thống của gia đình. D. tích cực lao động sản xuất.

Câu 5: Công dân chưa biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ khi thực hiện việc làm nào dưới đây?

A. Nhắn tin ủng hộ quỹ Vacxin. B. Giữ gìn nghề mộc gia truyền.

C. Gây rối an ninh trật tự. D. Giữ gìn an ninh thôn xóm.

Câu 6: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ là thể hiện thái độ như thế nào đối với các giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ tạo ra?

A. Hãnh diện, tự hào. B. Miệt thị, khinh bỉ. C. Thờ ơ vô cảm. D. Tự ti, xấu hổ

Câu 7: Việc cá nhân thường xuyên có hành vi làm những điều tốt đẹp cho người khác một cách vô tư, trong sáng là biểu hiện của

A. cảm thông, thương hại. B. yêu thương con người.

C. siêng năng, kiên trì. D. ban ơn, bố thí.

Câu 8: Tình yêu thương con người giúp mỗi cá nhân sống đẹp hơn, sẵn sàng làm những điều tốt đẹp nhất vì

A. bản thân mình B. những người khác. C. mục đích vụ lợi. D. mục tiêu cá nhân.

Câu 9: Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, mỗi học sinh cần giữ gìn và

A. xóa bỏ. B. phát huy. C. lãng quên. D. từ bỏ.

Câu 10: Phẩm chất đạo đức nào dưới đây gắn liền với biểu hiện của yêu thương con người?

A. Bao che. B. Xúi giục. C. Cảm thông. D. Vô cảm

Câu 11: Hành động nào dưới đây là trái với biểu hiện của yêu thương con người?

A. Hỗ trợ. B. Tha thứ. C. Vị tha. D. Ích kỷ

Câu 12: Cá nhân có tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ và thực hiện ý định đến cùng, dù gặp khó khăn, trở ngại cũng không nản chí là biểu hiện của người có đức tính

A. siêng năng B. kiên trì C. tự chủ. D. tự trọng.

Câu 13: Phẩm chất đạo đức nào dưới đây là biểu hiện của siêng năng?

A. Cần cù B. Nản lòng C. Quyết tâm D. Chóng chán

Câu 14: Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở thái độ làm việc một cách

A. Hời hợt. B. Nông nổi. C. Miệt mài. D. Lười biếng.

Câu 15: Phẩm chất đạo đức nào dưới đây không góp phần rèn luyện phẩm chất siêng năng, kiên trì của mỗi cá nhân?

A. Chăm chỉ. B. Chuyên cần. C. Cần cù. D. Dựa dẫm.

Câu 16: Để rèn luyện tính siêng năng, kiên trì, mỗi chúng ta cần học tập chuyên cần và

A. chăm chỉ. B. dựa dẫm. C. ỷ nại. D. lười biếng.

Câu 17: Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?

A. tìm hiểu về truyền thống của gia đình. B. Tuyên truyền phong tục mê tín dị đoan.

C. Từ bỏ các phong tục của gia đình. D. Tuyên truyền tư tưởng phản động.

Câu 18: Cá nhân có hành vi tự ti, mặc cảm về nghề truyền thống của gia đình là chưa thực hiện đúng trách nhiệm của công dân trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống

A. gia đình, dòng họ B. dân tộc, tôn giáo. C. quốc gia, dân tộc. D. bản làng thôn xóm

Câu 19: Học sinh thể hiện lòng yêu thương con người khi thực hiện tốt việc làm nào dưới đây?

A. Dành tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt. B. Dành tiền để chơi điện tử.

C. Từ chối giúp đỡ người bị tai nạn. D. Từ chối quay cóp bài của bạn.

Câu 20: Việc làm nào dưới đây trái với biểu hiện của lòng yêu thương con người?

A. Bớt xén tiền hỗ trợ người nghèo. B. Nhận giúp đỡ gia đình khó khăn.

C. Tặng lương thực cho người bị cách ly. D. Hỗ trợ tiền người vô gia cư.

Câu 21: Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện lòng yêu thương con người?

A. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

C. Lá rách ít đùm lá rách nhiều. D. Ai giàu ba họ, ai khó ba đời.

Câu 22: Việc làm nào dưới đây thể hiện tính siêng năng kiên trì ?

A. Thường xuyên trốn học để đi chơi. B. Giả vờ bị ốm để xin nghỉ lao động.

C. Luôn hoàn thành bài tập trước khi ngủ. D. Chỉ làm việc dễ, gặp việc khó bỏ qua.

Câu 23: Câu tục ngữ : Có công mài sắt có ngày nên kim” đề cập đến phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

A.  Đức tính khiêm nhường. B.  Đức tính tiết kiệm.

C.  Đức tính trung thực. D.  Đức tính siêng năng.

Câu 24: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của người có đức tính kiên trì?

A. Quyết tâm hoàn thành công việc. B. Thấy khó khăn là từ bỏ công việc.

C. Chỉ thích làm các việc đơn giản. D. Thường xuyên bỏ việc giữa chừng.

----------- HẾT ----------

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1 (1 điểm): Em hãy nêu một vài biểu hiện chưa đúng khi giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình,

Câu 2 (2 điểm).

Tình huống: Giờ ra chơi, trong khi Tân đang mải đứng đá cầu ngoài sân trường thì có hai em học sinh lớp 6 chơi đuổi nhau, không may xô mạnh vào người Tân, khiến Tân bị ngã khá đau và quả cầu thì rơi xuống cống thoát nước.

Theo em, bạn Tân nên ứng xử như thế nào trong tình huống này để thể hiện tình yêu thương con người?

Câu 3 (1 điểm).

An có thói quen ngồi vào bàn học bài lúc 7 giờ tối, mỗi môn học An đều học bài và làm bài đầy đủ. Nhưng để có được việc làm bài đầy đủ ấy thì khi gặp bài khó, bạn thường ngại suy nghĩ và giở sách giải bài tập ra chép cho nhanh. Một lần sang nhà bạn học nhóm, các bạn rất ngỡ ngàng khi thấy An làm bài nhanh và rất chính xác, các bạn xúm lại hỏi An cách giải thì bạn trả lời: “À, khó quá, nghĩ mãi không được nên tớ chép ở sách giải bài tập cho nhanh. Các cậu cũng lấy mà chép, khỏi mất công suy nghĩ”.

Câu hỏi : Việc làm của An trong tình huống trên có điều gì được và chưa được? Bạn còn thiếu đức tính gì?




HƯỚNG DẪN CHẤM

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.


Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

B

B

C

A

B

B

B

C

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

B

A

C

D

A

A

A

A

A

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

Đáp án

D

C

D

A









II. PHẦN TỰ LUẬN



Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(1,0 điểm)

Một số biểu hiện chưa đúng trong việc tự hào về truyền thống gia đình dòng họ:

- Giữ gìn mọi hủ tục của gia đình.

- Chê bai nghề truyền thống gia đình.

- Tự ti vì nghề truyền thống của gia đình

- Tự ti về thanh danh của gia đình mình

1,0 điểm


Câu 2

(2,0 điểm)

Theo em, trong tình huống này, để thể hiện tình yêu thương con người thì Tân nên: Sau khi bị xô mạnh ngã, Tân nên đứng dậy xem mình có bị làm sao không, sau đó hỏi xem bạn nhỏ va mạnh vào mình có bị làm sao không. Nếu cả hai không sao thì Tân nên nhẹ nhàng, ân cần nói với các em lần sau đuổi nhau nên chú ý kẻo va vào người khác.


2,0 điểm

Câu 3

(1,0 điểm)

Việc làm của An có những điều được: thói quen ngồi vào bàn học lúc 7h tối, mỗi môn học An đều học bài và làm bài đầy đủ. Tuy nhiên, điều chưa được ở An là: khi gặp bài khó, bạn thường ngại suy nghĩ và giở sách giải bài tập ra chép, An còn xúi giục các bạn cùng lớp làm theo.


1,0 điểm




MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:

Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

- Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Xác định được các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể hiện tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ


Nêu được ví dụ, việc làm thể hiện tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ


- Nêu được ví dụ, việc làm thể hiện tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

- Giải thích được vì sao các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể hiện tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ







Số câu:

2

1

4

 

 

 

 

 

7

Số điểm:

0,5

2

1

 

 

 

 

 

3,5

Tỉ lệ:

5

20

10

 

 

 

 

 

35

Yêu thương con người

- Nêu được khái niệm và biểu hiện của tình yêu thương con người.

- Ý nghĩa của yêu thương con người đối với cuộc sống của cá nhân và xã hội.

- Xác định được các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể hiện yêu thương con người.



Giải thích được vì sao các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể hiện yêu thương con người.





- Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người




Số câu:

1

 

 

1

 

1

 

 

3

Số điểm:

0,25

 

 

1

 

2

 

 

3,25

Tỉ lệ:

2,5

 

 

10

 

20

 

 

32,5

Siêng năng kiên trì

- Nêu được khái niệm và biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

- Nhận biết được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.

- Siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hàng ngày.

- Xác định được các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể hiện siêng năng kiên trì



- Qua thông tin (hình ảnh, ca dao, tục ngữ, danh ngôn, …) HS khẳng định được tên bài học.

- Giải thích được vì sao các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể hiện siêng năng kiên trì.

- Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động.





- Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để phát hiện những vấn đề mới về tự hào về siêng năng, kiên trì


Số câu:

5


4

 

 

 

 

1

10

Số điểm:

1,25


1

 

 

 

 

1

3,25

Tỉ lệ:

12,5


10

 

 

 

 

10

32,5

Số câu:

8

1

8

1

 

1

 

1

20

Số điểm:

2

2

2

1

 

2

 

1

10

Tỉ lệ:

20

20

20

10

 

20

 

10

100




Ngoài Đề Thi Giáo Dục Công Dân Lớp 6 1 Tiết Năm (Đề 4) 2022-2023 Có Đáp Án – Công Dân Lớp 6 thì các tài liệu học tập trong chương trình 6 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Đề Thi Giáo Dục Công Dân Lớp 6 1 Tiết Năm (Đề 4) là một tài liệu ôn tập và kiểm tra kiến thức của học sinh lớp 6 về môn Giáo dục công dân. Đề thi này được thiết kế theo chương trình giảng dạy và các chuẩn kiến thức quy định, nhằm đánh giá khả năng hiểu và áp dụng các khái niệm, nguyên tắc và quyền lợi công dân cơ bản.

Đề thi gồm các câu hỏi đa dạng và phong phú, bao gồm cả câu trắc nghiệm và câu tự luận, nhằm đánh giá sự nắm vững kiến thức cũng như khả năng phân tích và vận dụng vào các tình huống thực tế. Nội dung đề thi tập trung vào các chủ đề quan trọng như quyền và trách nhiệm công dân, quyền lợi và nghĩa vụ cá nhân và xã hội, quyền và nghĩa vụ trong gia đình và cộng đồng.

Đề thi cung cấp đáp án chi tiết, giúp học sinh tự kiểm tra và đánh giá kết quả của mình. Đáp án cung cấp lời giải thích rõ ràng và logic cho từng câu hỏi, giúp học sinh hiểu rõ hơn về các khái niệm và quy tắc liên quan đến công dân trong xã hội.

>>> Bài viết có liên quan

Phân Phối Chương Trình Toán 6 Sách Cánh Diều Năm Học 2021-2022
Đề Thi Giáo Dục Công Dân 6 Học Kì 1 Kết Nối Tri Thức 2022-2023 (Đề 2) Có Đáp Án
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Góc Số Đo Góc Các Góc Đặc Biệt Chi Tiết
Các Công Thức Toán 6 Học Kì 1 Sách Kết Nối Tri Thức Môn Số Học 6 (Bộ 2)
Đề Cương Giáo Dục Công Dân Lớp 6 Kì 1 Năm 2022-2023 Kèm Lời Giải
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Đoạn Thẳng Trung Điểm Của Đoạn Thẳng Hay Nhất
Phân Phối Chương Trình Toán 6 Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
Đề Kiểm Tra 45 Phút Giáo Dục Công Dân 6 (Đề 7) Năm 2022-2023 Có Đáp Án
Giáo Án Dạy Thêm Toán 6 Ôn Tập Chung Về Tỉ Số Phần Trăm Đầy Đủ & Chi Tiết
Phân Phối Chương Trình Toán 6 Mới Nhất Sách Kết Nối Tri Thức Chi Tiết