15 Đề Thi Học Sinh Giỏi Ngữ Văn 6 Cấp Huyện Năm 2021-2022 Có Đáp Án
15 Đề Thi HSG Ngữ Văn 6 Cấp Huyện Năm 2021-2022 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 6 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
Những Đề Thi Học Sinh Giỏi Ngữ Văn 6 Cấp Huyện năm 2021-2022 đã đem đến cho chúng ta những thử thách và cơ hội phát triển tư duy, sự nhạy bén với ngôn ngữ và khả năng diễn đạt. Với 15 đề thi có sẵn đáp án, chúng ta được dẫn dắt vào một cuộc phiêu lưu tri thức đầy kịch tính và hứa hẹn.
Mỗi đề thi là một câu chuyện, một khung cảnh, một dòng suy nghĩ. Chúng ta được đắm chìm trong thế giới văn học đa dạng, từ truyện ngắn đến thơ, từ diễn biến sự kiện đến nhân văn và triết học. Những bài kiểm tra không chỉ đơn thuần là một cách để đánh giá kiến thức của chúng ta, mà còn là cơ hội để chúng ta truyền cảm hứng, sáng tạo và khám phá.
Qua việc làm quen với các đáp án, chúng ta nhận ra rằng đáp án không chỉ đơn thuần là một kết quả. Chúng là hướng dẫn cho chúng ta để hiểu rõ hơn về cấu trúc văn bản, ngữ pháp và phong cách viết. Chúng giúp chúng ta cải thiện kỹ năng phân tích và tư duy logic, từ đó mở ra những cánh cửa mới của tri thức và sự trưởng thành.
15 Đề Thi Học Sinh Giỏi Ngữ Văn 6 Cấp Huyện năm 2021-2022 không chỉ là một cuộc đua để đạt thành tích cao, mà còn là một hành trình để chúng ta khám phá và truyền cảm hứng. Đó là cơ hội để chúng ta tỏa sáng với tài năng viết, khám phá vẻ đẹp của từng tác phẩm và tìm hiểu sâu hơn về văn hóa và lịch sử qua ngôn ngữ.
Với những bài kiểm tra và đáp án, chúng ta trở nên tự tin hơn, sẵn sàng đối mặt với những thách thức mới trong hành trình học tập.
Đề thi tham khảo
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
MÃ KÍ HIỆU |
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6 Năm 2022 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài:120 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 06 câu, 02 trang) |
Phần I - Đọc hiểu ( 8 điểm):
Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Quả thật nhiều lần Ong thợ nhìn thấy Cun Cút. Lúc Cun Cút lủi trong bụi tre, lúc chạy tránh trong lau lách, lúc đứng nấp trong bụi rậm, lúc ở chỗ này, khi ở chỗ khác, nay đây mai đó tội nghiệp. Ong thợ hỏi:
Vậy nhà anh đâu ?
Không nhà.
- Nên có một ngôi nhà để ở. Khi ta đã có một ngôi nhà vững chắc, có rào giậu tử tế thì không phải lủi, phái tránh gì nữa. Loài ong chúng tôi xem việc xây dựng là việc vô cùng quan trọng. Chúng tôi xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao, đến bọn Cáo già cũng không thể mon men mò đến được.
Chương trình xây nhà của Cun Cút khác quy mô và tỉ mỉ. (…). Đến lúc phải bắt tay vào việc. Nhưng Cun Cút chợt nghĩ “Gì mà phải vội ! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã”.
Hôm sau Cun Cút lại bắt tay vào việc. Nhưng cũng lại chợt nghĩ “Gì mà phải vội ! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng được chứ sao!”.
Và cứ thế, ngày nào Cun Cút cũng muốn bắt đầu nhưng rồi cũng có lí do để hoãn việc, lúc thì thấy đau đầu, lúc thì trhaays chóng mặt, lúc thì nắng gắt quá, lúc thì sẽ có cơn mưa,….(…). Chương trình xây nhà từ mùa này đến mùa khác, từ năm này đến năm khác vẫn còn nằm trong dự định.
Ong thợ gặp Cun Cút hỏi:
Nhà cửa đã xong chưa ?
Chưa xong gì cả.
Thế khâu nguyên liệu đã đến đâu ròi ?
Cũng chưa có gì cả.
Đã nghĩ là phải làm,…(….). Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được. Cứ lấy cớ này cớ nọ để lùi việc lại ngày mai, có lúc đó cũng là hình thức của sự tránh việc, của sự lười biếng.
(Theo Võ Quảng “Những truyện hay viết cho thiếu nhi”, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2019).
Câu 1 (1.0 đ): Phần trích trên có những nhân vật nào trò chuyện với nhau ?
Câu 2 (3,0 đ):Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào để khắc hoạ những nhân vật này ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó ?
Câu 3 (2,0 đ): Theo em, qua nhân vật Cun Cút, nhà văn muốn phê phán kiểu người nào trong xã hội ?
Câu 4 ( 2,0 đ): Câu nói của Ong thợ “Đã nghĩ là phải làm,…(….). Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được” có ý nghĩa như thế nào ?
Phần II – Tạo lập văn bản (12 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tính siêng năng của con người trong cuộc sống
Câu 2 ( 10 điểm):
Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những ngày tháng phiêu lưu đầy mạo hiểm nhưng cũng hết sức thú vị. Tuy vậy, bài học đường đời đầu tiên sau sự việc xảy ra với Dế Choắt vẫn ám ảnh Dế Mèn.
Em hãy đóng vai nhân vật Dế Mèn, tưởng tượng và kể lại cuộc nói chuyện của Dế Mèn và Dế Choắt nhân một ngày Dế Mèn đến thăm mộ Dế Choắt.
……………………. Hết……………………
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:. . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . ; Số báo danh:. . .. . . . . . . . . . . .
MÃ KÍ HIỆU |
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 6 Năm 2022 MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang). |
A. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh.
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm (không làm tròn).
B. Đáp án và thang điểm
Phần I – Đọc hiểu ( 8,0 điểm).
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 |
Có hai nhân vật trò chuyện với nhau : Ong thợ và Cun Cút. |
|
2 |
-Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá để khắc hoạ nhân vật |
1.0 điểm |
-Tác dụng: |
|
|
+ Làm cho hai con vật là Ong thợ và Cun Cút trở nên sinh động, gần gũi với con người; |
1,0 điểm |
|
+ Biểu thị tình cảm gắn bó của tác giả đối với loài vật. |
1,0 điểm |
|
3 |
Qua nhân vật Cun Cút, nhà văn muốn phê phán kiểu người: |
|
-Người lười biếng, ngại làm việc |
1,0 điểm |
|
-Người thiếu kiên trì, không có lòng quyết tâm. |
1,0 điểm |
|
4 |
Câu nói của Ong thợ “Đã nghĩ là phải làm,…(….). Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được” giúp ta rút ra bài học đó là: |
|
- Đã định làm việc gì thì cần phải thực hiện luôn; làm việc phải có kế hoạch; |
|
|
-Việc hôm nay không để ngày mai. |
|
Phần II – Tạo lập văn bản ( 12,0 điểm).
Câu |
Đáp án |
Điểm |
|
1 (2,0 điểm) |
a.Về hình thức: - Đoạn văn khoảng 20 dòng, viết rõ ràng, mạch lạc. - Văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt… |
||
b.Về nội dung:Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, giám khảo có thể tham khảo những gợi ý sau để định hướng chấm bài. Khuyến khích những bài viết sáng tạo,… |
|||
*Giới thiệu vấn đề nghị luận: Suy nghĩ của em về tính siêng năng của con người trong cuộc sống. |
0,25 điểm |
||
*Giải thích: Siêng năng là đức tính của con người; biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn không tiếc công sức. |
0,25 điểm |
||
*Biểu hiện của siêng năng: Người siêng năng biểu hiện là người yêu lao động, luôn miệt mài trong công việc, làm việc thường xuyên đều đặn. Làm tốt trong công việc, làm mà không cần người khác khen thưởng, làm hết hết khả năng của mình. |
0,5 điểm |
||
*Vai trò, ý nghĩa của tính siêng năng: - Giúp con người đạt được điều mong muốn; - Rèn luyện tính kiên nhẫn cho con người; - Thay đổi hoàn cảnh số phận, cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn - Người có tính siêng năng sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác. |
0,5 điểm |
||
* Bình luận, mở rộng - Phê phán những người không có tính siêng năng: + Những người chưa làm nhưng thấy khó khăn đã nản chí, thấy thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời; + Những người có điều kiện đầy đủ nhưng không chịu học tập, không chịu lao động mà lười biếng, ỉ lại; + Những người khi gặp khó khăn là buông xuôi, nản chí, phó mặc cho số phận. Lối sống đó cần lên án gay gắt. |
0,25 điểm |
||
* Bài học nhận thức và hành động: - Rèn luyện tính siêng năng - Là HS em phải luôn cố gắng, chăm chỉ học tập… |
0,25 điểm |
||
2 (10, điểm)
|
*Yêu cầu chung: (1,0 điểm) a. Đảm bảo thể thức của một bài văn tự sự có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu về lí do của cuộc gặp gỡ ; Thân bài tưởng tượng và kể chi tiết về cuộc gặp và trò chuyện giữa em (Vai Dế Mèn) với Dế Choắt ; Kết bài nêu cảm xúc, suy nghĩ, liên hệ. b. Xác định đúng vấn đề tự sự: Tưởng tượng và kể lại cuộc nói chuyện của em (Vai Dế Mèn) và Dế Choắt nhân một ngày Dế Mèn đến thăm mộ Dế Choắt |
0.5 điểm
0.5 điểm |
|
c. Yêu cầu cụ thể: (9,0 điểm) (1). Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: Thời gian, khung cảnh, các nhân vật tham gia. (Học sinh có thể sáng tạo ra một tình huống để giới thiệu về câu chuyện được kể) (2). Đây là một đề văn mở yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức về văn tự sự để chuyển vai kể một câu chuyện theo tưởng tượng vì thế nên sự sáng tạo của học sinh trong việc vận dụng kiến thức đã học với việc liên hệ thực tế vô cùng quan trọng. Dế Choắt tuy là một nhân vật chính trong cuộc nói chuyện tuy nhiên là một nhân vật không còn tồn tại. Học sinh có thể sáng tạo thêm các nhân vật khác cùng tham gia vào câu chuyện cho sinh động, hấp dẫn.... Vì vậy, bài cần nếu được các ý sau: - Kể lại cuộc nói chuyện giữa Dế Mèn và Dế Choắt kết hợp việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên xung quanh qua đó bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của Dế Mèn: - Dế Mèn nhắc lại chuyện cũ đã gây ra với Dế Choắt: bài học đường đời đầu tiên đầy ăn năn, hối hận. - Dế Mèn kể cho Dế Choắt nghe những tháng ngày phiêu lưu mạo hiểm với những chiến tích và những thất bại của mình cùng những người bạn khác. - Tâm sự về những dự định trong tương lai của Dế Mèn và những lời hứa hẹn với Dế Choắt. (Khuyến khích những bài làm của học sinh giàu tính sáng tạo, có thể kể một câu chuyện cụ thể, sinh động, ấn tượng, giàu ý nghĩa). (3). Tình cảm, lời nhắn nhủ của Dế Mèn: - Bài học về sự gắn bó, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. - Kêu gọi niềm đam mê nhiệt huyết của tuổi trẻ khám phá cuộc sống, khám phá thế giới xung quanh.
|
1,0 điểm
1.0 điểm
1.0 điểm
1.25 điểm
1,25 điểm
1,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
||
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. |
0,25 điểm
0,25 điểm
|
Lưu ý: Những gợi ý ở câu 1 và câu 2 phần Tạo lập văn bản chỉ mang tính định hướng, nếu học sinh có cách trình bày khác mà vẫn hợp lí thì giám khảo linh hoạt cho điểm, không để học sinh thiệt thòi; khuyến khích những bài có lối tư duy và trình bày sáng tạo.
-----------Hết-----------
MÃ ĐỀ THI ...................................
|
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6 Năm học: 2021-2022 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề ) |
PHẦN I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 4.0 điểm )
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Cô ơi !
Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước. Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời.Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc.
(Trích Thư gửi cô ngày tri ân, nguồn internet)
Câu 1 ( 0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2 (2,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc”.
Câu 3 (1,5 diểm) Trong đoạn trích trên “con” đã học được gì từ “cô”?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN ( 14.0 điểm )
Câu 1(6.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) nêu suy nghĩ của em về lòng biết ơn.
Câu 2(10 điểm)Đọc đoạn thơ sau:
Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc
(Trích Mầm non- Võ Quảng)
Dựa vào ý đoạn thơ trên, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy nhập vai là mầm non, kể lại cuộc đời mình khi bị một số bạn học sinh cố tình giẫm đạp lên.
…………………Hết…………………..
MÃ ĐỀ THI ...............................
|
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6 Năm học: 2021-2022 MÔN NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 02 phần 05 câu, 03 trang) |
I. Hướng dẫn chung:
- Giám khảo vận dụng hướng dẫn chấm chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần trân trọng những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, có năng lực cảm thụ văn học sâu sắc, tinh tế, kỹ năng làm bài tốt, diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu riêng...) đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng.
- Giám khảo cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng.
- Hướng dẫn chấm thi chỉ nêu ý chính và thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra ý chi tiết và thang điểm cụ thể hơn.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục, giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan, công bằng.
- Tổng điểm toàn bài là 20 điểm. (Trị số nhỏ nhất là 0,25điểm)
II. Hướng dẫn cụ thể:
Phần |
Câu Hướng dẫn chấm |
Điểm |
PHẦN I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (4 điểm)
|
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. Câu 2. Biện pháp tu từ trong câu văn: “Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc” - Biện pháp tu từ : Hoán dụ - Chỉ ra: vòng tay Tác dụng + Tạo nên cách diễn đạt giàu hình ảnh, mang ý nghĩa ca ngợi tình cảm yêu thương ấm áp, chở che của cô dành cho học trò. + Thể hiện niềm xúc động và lòng biết ơn của học trò dành cho cô giáo của mình. Câu 3.
- Từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. |
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
1, 5 đ
|
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN(14.0điểm) Câu 1 (6 điểm)
Câu 2 (10 điểm) |
1. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh trình bày đúng thể thức của một đoạn văn nghị luận xã hội trong khoảng 200 chữ. - Biết cách viết đoạn văn nghị luận đúng yêu cầu đề bài - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, dẫn chứng sát thực có sức thuyết phục. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu… vận dụng linh hoạt các thao tác tạo lập văn bản. 2. Yêu cầu về kiến thức: Đoạn văn đáp ứng được những ý cơ bản sau: - Giải thích lòng biết ơn là gì? + Lòng biết ơn là tình cảm biết trân trọng, ghi nhớ công ơn của người khác dành cho mình, đã giúp đỡ mình. - Biểu hiện của lòng biết ơn. + Kính yêu, giúp đỡ, chăm sóc ông bà, cha mẹ. + Kính trọng, vâng lời thầy cô + Thờ cúng ông bà, tổ tiên đã qua đời. +Tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình bảo vệ và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc. + Biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong nhiều vấn đề khác nhau. - Ý nghĩa lòng biết ơn + Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi con người. +Biết ơn sẽ khiến cho con người trở nên tốt đẹp hơn. + Người sống có lòng biết ơn sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và là tấm gương lan toả những điều tốt đẹp trong cộng đồng, xã hội + Xã hội có nhiều người sống có lòng biết ơn thì đó là một xã hội văn minh, tốt đẹp…. - Phản đề: + Trong cuộc sống còn có nhiều người sống vô ơn, bạc nghĩa: + Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn + Họ chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại. -Bài học nhận thức và hành động + Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam. + Luôn sẵn sàng báo đáp công ơn của những người giúp đỡ ta khi bản thân có khả năng. + Phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách nhân phẩm trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.
|
0,5 đ
5,5 đ
0,5 đ
1,5 đ
1,5 đ
1,0 đ
1,0 đ |
1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm văn kể chuyện tưởng tượng. - Bài viết có bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, viết câu. - Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm khi kể. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng phải biết dựa vào phần gợi dẫn của đề để đáp ứng được những ý cơ bản sau: a.Mở bài - Mầm non tự giới thiệu về bản thân mình. - Cảm nghĩ ban đầu khi mình bị các bạn cố ý giẫm đạp lên (Học sinh nhập vai mầm non để dẫn dắt câu chuyện) b. Thân bài: * Sự xuất hiện của mầm non trong khu vườn. - Cũng như muôn loài cây, mầm non mang đến cho đời màu xanh của sự sống…..ra hoa….kết trái…..dâng hiến cho sự sống. - Mầm non hoà mình vào cuộc sống với bao ước mơ, hi vọng. Cùng với nắng, gió, chim, bướm..tung ca hát mừng ngày mới. một tương lai xán lạn đang chờ đón, vẫy chào. * Khi bị các bạn học sinh cố tình giẫm đạp lên. - Hoàn cảnh, tình huống bị giẫm đạp; cuối buổi học các bạn không hài lòng sự việc gì đó đã dùng tôi để trút giận. - Tôi cầu xin, kêu khóc nhưng các bạn đâu có buông tha. - Tôi đau đớn với bao vết thương trên cơ thể. Oán trách các nhỏ đẫ nhẫn tâm hành hạ mình. - Từ một mầm non xanh tươi hôm nào, nay tôi trông vô cùng tiều tuỵ thảm thương. * Sự trở lại của tôi. - Tôi nhận được sự giúp đỡ của một nhóm ban nhỏ khác: Nâng đỡ, chăm sóc dần dần tỉnh lại. - Tôi được thiên nhiên, giúp sức, được những người hàng xóm tốt bụng động viên, quan tâm - Tôi đã trở lại với một mầm non mới, được chào đón như một đứa trẻ chào đời. - Vui vẻ, phấn khích khi được các ban nhỏ quan tâm, ngắm nghía. c. Kết bài - Ước mơ của mầm non. - Lời nhắc nhở các bạn học sinh về ý thức trồng, chăm sóc bảo vệ cây cối và ý thức gìn giữ môi trường xanh, sạch, đẹp. |
1,0 đ
9,0 đ
1,0 đ
2.0 đ
3.0 đ
2.0 đ
1,0 đ
|
……………….Hết………………….
|
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 6 Năm học: 2021 - 2022 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 150 phút (Đề này gồm 06 câu trong 02 trang) |
Phần I. Đọc- hiểu ( 6 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi:
Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo.
Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như một quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó.
Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa dông. Những cơn mưa ào đến gội ướt đẫm tóc mẹ và tắm mát cho chúng tôi. Nắng làm bỏng rát cả làn da và mái tóc của mẹ.
Khi thu về, trái dẻ khô đi, lớp áo gai chuyển sang màu vàng cháy. Hạt dẻ căng tròn làm nứt bung cả tấm áo gai xù đã quá chật chội.
Tôi vẫn nằm im trong lớp áo gai xù, nép vào cánh tay của mẹ. Tôi chẳng muốn chui khỏi tấm áo ấm áp, an toàn đó chút nào.
Nhưng rồi những ngày thu êm ả cũng trôi qua.
Gió lạnh buốt bắt đầu thổi ù ù qua khu rừng. Gió vặn vẹo những cánh tay dẻo dai của mẹ. Gió lay giật tấm thân vững chãi của mẹ. Nhưng mẹ vẫn bền gan đứng trên sườn núi cheo leo.
Khi mùa đông đến, tôi cứ thu mình mãi trong tấm áo gai xù ấm áp của họ nhà dẻ gai và nép mãi vào tay mẹ, tóc mẹ. Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già. Nhưng tôi nghe thấy tiếng mẹ thì thầm:
- Bé Út của mẹ, con nhỏ nhất nhà so với các anh chị nhưng con cũng đã lớn rồi đấy. Con là một bé dẻ gai rất khỏe mạnh. Hãy dũng cảm lên nào, con sẽ bay theo gió và sẽ trở thành một cây dẻ cường tráng trong cánh rừng này nhé!
Tôi cố quẫy mình… Tấm áo gai dày và ấm bất chợt bung ra. Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ. Hóa ra tôi là trái dẻ cuối cùng đang nép trên cánh tay vươn cao nhất của mẹ. Mẹ đưa tay theo chiều gió và thì thầm với riêng tôi: “ Tạm biệt con yêu quý, hạt dẻ bé bỏng nhất của mẹ. Dù thế nào con cũng lớn lên, hãy dũng cảm và đón nhận cuộc sống mới nhé!”
Tôi bỗng thấy mình bay nhẹ theo làn gió, tung mình vào khoảng không bao la rồi rơi êm xuống thảm lá ấm sực của rừng già… “ Tạm biệt mẹ! Con yêu mẹ”- tôi gọi với theo gió trước khi chìm vào giấc ngủ đông ấm áp. Và tôi mơ…
( Câu chuyện của hạt dẻ gai- Phương Thanh Trang)
Câu 1. (1,0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Văn bản thuộc thể loại truyện nào đã học?
Câu 2. (2,5 điểm). Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật nhân hóa và điệp ngữ được sử dụng trong văn bản. Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật này?
Câu 3. (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về câu nói của mẹ Dẻ Gai: “ Tạm biệt con yêu quý, hạt dẻ bé bỏng nhất của mẹ. Dù thế nào con cũng lớn lên, hãy dũng cảm và đón nhận cuộc sống mới nhé!”
Câu 4. (1,5 điểm). Nêu bài học cuộc sống mà em rút ra từ câu chuyện của hạt dẻ gai.
Phần II. Tạo lập văn bản ( 14 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm) Thế giới xung quanh chúng ta có nhiều điều kì diệu nhưng cũng không ít khó khăn, thử thách đòi hỏi mỗi người phải biết sống mạnh dạn, tự lập. Em hãy viết một đoạn văn ( khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của cách sống này đối với mỗi người.
Câu 2. (10,0 điểm) Từ văn bản phần đọc- hiểu, em hãy tưởng tượng những điều hạt dẻ gai gặp trong giấc mơ và sau giấc ngủ đông ấm áp. Hãy giúp nhân vật kể tiếp câu chuyện của mình trong rừng già theo cách của em./.
MÃ KÍ HIỆU (PHẦN NÀY DO PHÒNG GD&ĐT GHI) ………………………….. |
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 6 Năm học: 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 06 câu, trong 02 trang) |
I. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:
“...Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.
Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.”
(Trích: Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)
Câu 1(0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2(0.5 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản trên?
Câu 3(1.5 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu “Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết.”
Câu 4(0.5 điểm): Tìm 2 câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn... nói về tình yêu thương con người.
Phần II. Làm văn ( 7,0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày ý kiến của em về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống
Câu 2 (5.0 điểm): Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em về một người bạn.
---------
Hết----------
MÃ KÍ HIỆU (PHẦN NÀY DO PHÒNG GD&ĐT GHI) ………………………….. |
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 6 Năm học: 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) |
||
Câu |
Nội dung cần đạt |
Điểm |
|
Phần I. Đọc – hiểu văn bản (3,0 điểm) |
|||
1 |
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự |
0.5 |
|
2 |
Nội dung văn bản: Gia cảnh nghèo túng, đói khổ của nhà mẹ Lê. |
0.5 |
|
3 |
Biện pháp tu từ so sánh “Dưới manh áo nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết” Tác dụng: + Đây là một hình ảnh đầy ám ảnh, khắc sâu sự nghèo khổ, tội nghiệp, đáng thương của nhà bác Lê. + Bộc lộ niềm thương cảm, xót xa của nhà văn đối với tình cảnh của gia đình bác Lê (người dân nghèo). + Làm cho câu văn sinh động, gợi hình, gợi cảm. |
0.5
1.0 |
|
4 |
Hs có thể lấy 2 câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn... nói về tình yêu thương con người Ví dụ như: - Thương người như thể thương thân; Lá lành đùm lá rách... - Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng (Ca dao) |
0.5 |
|
Phần II. Làm văn ( 7,0 điểm) |
|||
1 |
a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một đoạn văn. |
0.25 |
|
b. Xác định đúng nội dung chủ yếu đoạn văn: Ý nghĩa trong cuộc sống |
0.25 |
||
c. c.Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: - Mở đoạn: Dẫn dắt được vấn đề - vai trò của tình yêu thương trong đời sống. - Thân đoạn: Tình yêu thương có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống: + Người viết sống yêu thương thì cuộc sống luôn vui vẻ, lạc quan, ý nghĩa. + Tình yêu thương khiến cuộc sống trở nên phong phú, đẹp đẽ hơn, kết gắn mọi người, xoa dịu nỗi đau, hàn gắn mọi mối quan hệ... + Tình thương giúp cho người được đón nhận có thêm niềm tin, nghị lực vượt qua những khó khăn, thử thách, giúp con người vươn đến thành công. + Tình yêu thương đem lại những phép màu, những kì tích cho cuộc sống. (HS biết dùng một vài dẫn chứng trong văn học hay trong thực tế để làm rõ vai trò của tình yêu thương như tình yêu thương của nhân dân ta trong đợt chống dịch covid 19: nhân dân cả nước hướng về tâm dịch với sự ủng hộ về vật chất, tinh thần, về con người....Nhiều y bác sĩ đã sẵn sàng lên tuyến đầu chống dịch, để dập dịch đem lại bình yên cho nhân dân; tinh thần tương thân tương ái của nhân dân cả nước hướng về miền Trung trong đợt lũ lụt....) + Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề, liên hệ. |
1.0 |
||
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có cảm nghĩ riêng, sâu sắc |
0.25 |
||
e. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt. |
0.25 |
||
2 |
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự (có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm) - Mở bài: giới thiệu được trải nghiệm. - Thân bài: kể lại diễn biến trải nghiệm theo một trình tự hợp lí; - Kết bài: phát biểu suy nghĩ của mình về trải nghiệm, bày tỏ tình cảm của bản thân. |
1.0 |
|
|
b. Xác định đúng yêu cầu bài viết: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em về một người bạn. Ý 1: Kể khái quát những đặc điểm, ngoại hình, tính cách của bạn Ý 2: Kể lại kỉ niệm về người bạn thân khiến em xúc động, nhớ mãi: diễn biến của câu chuyện theo trình nhất định (tự thời gian, không gian, các sự việc đã sắp xếp theo trình tự hợp lí chưa, làm nổi bật nhân vật, sự việc chính) + Kỉ niệm gì? (chọn bất kì một kỉ niệm sâu sắc như được bạn giúp đỡ, mắc lỗi với bạn, hiểu lầm, hoặc được bạn tặng món quà ấp ủ từ lâu... + Kỉ niệm diễn ra theo trình tự thời gian… Không gian… + Kỉ niệm ấy diễn ra như thế nào? (em rơi vào hoàn cảnh nào?Bạn đã làm gì cho em hoặc ngược lại, để em cảm nhận được tình bạn. Biết bộ lộ cảm xúc của mình về trước, trong, sau khi sự việc diễn ra. + Bài học sâu sắc cháu nhận ra: Ý nghĩa của tình bạn là yêu thương, chia sẻ, chấp nhận sự khắc nghiệt của hoàn cảnh, biết ước mơ hướng tới tương lai tốt đẹp |
3.0
0.5 2.5
0.5
0.5 1.0
0.5 |
|
|
c. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ, cảm xúc sâu sắc… |
0.5 |
|
|
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt. |
0.5 |
..................Hết.................
MÃ KÍ HIỆU (PHẦN NÀY DO PHÒNG GD&ĐT GHI) …………………………… |
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 6 Năm 2021 MÔN NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 150 phút Đề thi gồm 06 câu, 01trang.
|
PHẦN I. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:(6,0 điểm)
Đọcđoạntríchsauvàtrả lời cáccâuhỏi bên dưới:
Ngày xưa có một embé gái đitìmthuốc chữa bệnhcho mẹ. Emđược Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”. Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lạibên đường tước cánh hoa ra thành nhiềucánh nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh... Ngày nay, cúc vẫn được dùng để chữa bệnh. Tên y học của cúc là Liêu chi.
(Theo“Almanachngườimẹvàpháiđẹp”,NXBVănhoá-Thôngtin, 1990)
Câu1.(1,0điểm)Xácđịnhphươngthứcbiểuđạtchínhcủađoạn vănbản?
Câu2. (1,0 điểm) Cô bé dừng lại bên đường trước cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ nhằm mục đích gì?
Câu 3. (2,0 điểm)Trong câu nói của Phật: “Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêmbấy nhiêu năm” sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu4.(2,0điểm)Emnhậnrathôngđiệpnàocóýnghĩanhấtvớibản thân?Vìsao?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂNBẢN: (14,0điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)Từnội dung đoạn trích phầnĐọc-hiểu trên,hãyviếtmộtđoạnvăn(khoảng200chữ)trìnhbàysuynghĩcủaemvềlònghiếuthảo.
Câu2.(10,0 điểm)Saucáichếtcủa Dế Choắt, Dế Mènđã có nhữngngàythángphiêulưuđầy mạo hiểmnhưng cũng hết sức thú vị. Tuy vậy, bài học đường đời đầu tiên sau sự việc xảy ra với Dế Choắt vẫn ám ảnh Dế Mèn.
Em hãy đóng vai nhân vật Dế Mèn, tưởng tượng và kể lại cuộc nói chuyện của Dế Mèn và Dế Choắt nhân một ngày Dế Mèn đến thăm mộ Dế Choắt.
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 6
Năm 2021
MÔN NGỮ VĂN
Phần |
Câu |
Yêu cầu |
Điểm |
PhầnI. Đọc - hiểu văn bản: (6,0 điểm) |
1 |
- Phươngthứcbiểuđạtchính:Tựsự. |
1,0 |
2 |
- Cô bé dừng lại bên đường tước cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ nhằm mục đíchđể mẹ sống thật lâu. Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh. |
1,0
|
|
3 |
- Biệnpháptutừ:Sosánh. So sánh những cánh hoa cúc với số năm sống của người mẹ. - Tác dụng: Nhằm gợi ra cụ thể hình ảnh bông cúc với vô số cánh nhỏ, trở thành biểu tượng của sự sống, thể hiện sự hiếu thảo của cô bé đối với mẹ, là khát vọng chữa lành mọi bệnh tật cho mẹ của cô bé. |
1,0
1,0
|
|
4 |
- Thông điệp của câu chuyệný nghĩa nhất là:Mỗi người con hãy luôn kính yêu và hiếu thảo đối với cha mẹ của mình. - Bởi vì: Không phải nhờ bông hoa thần mà chính tấm lòng hiếu thảo của cô bé đã tạo ra kỳ tích cứu sống mẹ của em. Nếu cô bé không có lòng hiếu thảo thì không thể được đức Phật ra tay cứu giúp. |
1,0
1,0 |
|
PhầnII. Tạo lập văn bản: (14,0 điểm) |
1 |
1. Yêu cầu về hình thức: - Đảmbảocấutrúcmộtđoạnvăn khoảng 200 chữ. - Xácđịnhđúngvấnđềnghịluận. - Triểnkhaivấnđềnghịluậncụthể,rõràng. - Sángtạo:Cáchdiễnđạtđộcđáo,cósuynghĩriêng,mớimẻ,phùhợpvớivấnđềnghị luận. - Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo các quy tắt về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩaTiếng Việt. 2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Nêu vấn đề cần suy nghĩ:Đoạn trích ở phần Đọc - hiểu đã thể hiện thái độ ngợi ca của tác giả đối với những người conhiếu thảo. Từ đó nhắc nhở chúng ta về lòng hiếu thảo đối với cha mẹ của mình. - Giải thích vấn đề: Lòng hiếu thảo là tấm lòng yêu thương, chăm sóc ông bà cha mẹ, luôn đối xử chân thành, kính trọng hết mực với ông bà, cha mẹ. - Ý nghĩa: + Lòng hiếuthảotừbaođờinay đãtrởthànhmộttruyền thống tốtđẹpcủadântộc,đólàmột trong những phẩm chất đạo đức cần thiết giúp hoàn thiện nhân cách con người. + Lòng hiếuthảo chính là sợidây gắnkết đầy yêuthương giữa các cá nhântrong gia đình, tập thể, để mối quan hệ ấy ngày càng thêm bền vững và thắm thiết hơn bao giờ hết. - Bài học: + Concáiphảibiếttôntrọng,lắngnghevà chiasẻnhữngkhókhănvớichamẹ. Phải cố gắng hiếu thảo ngay từ bây giờ bởi không ai có thể chiến thắng được sức mạnh của thời gian, đừng để phải hối hận sau này. + Lòng hiếu thảo cần được thể hiện bằng những việc làm cụ thể, thiết thực hằng ngày như: kính trọng, biết ơn cha mẹ, vâng lời cha mẹ dạy bảo;giúp đỡ cha mẹ trong công việc gia đình;chăm sóc, phụng dưỡng, báo hiếu cho mẹ cha khi ốm đau, già yếu đề đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục chamẹ. - Liên hệ bản thân. |
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5 |
2 |
1. Yêu cầu về hình thức: - Đảmbảocấutrúcbài văntựsự. - Xácđịnhđúngkiểuloạivănbản,chọnngôikể,lờikểphù hợp. - Vậndụngkiếnthứcvềvăntựsựđểchuyểnvaikểmộtcâuchuyệntheotưởngtượng. - Sángtạo:Cáchdiễnđạtđộcđáo,cósuynghĩriêng,mớimẻ. - Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo các quy tắt về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩaTiếng Việt. 2. Yêu cầu về nội dung: - Học sinh cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Mởbài:Giớithiệuhoàncảnhxảyracâuchuyện:Thờigian, khungcảnh, cácnhânvậtthamgia.2. Thânbài:- Đây là đề mở, yêu cầu HS vận dụng kiến thức về văn tự sự để chuyển vai kể một câu chuyện theo trong việc vận dụng kiến thức đã học với việc liên hệ thực tế vô cùng quan trọng. Dế Choắt tuy là nhân vật chính trong cuộc nói chuyện tuy nhiên là một nhân vật không còn tồn tại. HS có thể sáng tạo thêm một số nhân vật khác cùng tham gia vào câu chuyện cho sinh động, hấp dẫn…
|
0,5
1,0
2,0
1,5
2,0
2,0
0,5
0,5 |
|
Tổng điểm: |
20,0 |
-----Hết-----
MÃ KÍ HIỆU |
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2021 – 2022 Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 06 câu, 01 trang) |
Phần I: Đọc – hiểu văn bản (6 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“...Nhưng
con biết trò chơi khác hay hơn.
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ
tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta
đang ở chốn nào”.
(Trích “Mây và sóng”- Ta- go)
Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn thơ trên là lời của ai nói với ai, nói về điều gì?
Câu 2 (2 điểm): Chỉ ra phép tu từ so sánh và tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (2 điểm): Em hiểu câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở chốn nào” như thế nào?
Câu 4 (1 điểm): Đọc đoạn thơ, em rút ra cho mình những thông điệp nào?
Phần II: Tạo lập văn bản (14 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Từ nội dung đoạn thơ ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ nêu lên cảm nhận của em về tình mẫu tử.
Câu 2 (10 điểm): Khi Thánh Gióng ra trận, người mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết một bài văn kể lại cuộc chia tay xúc động ấy
Hết
MÃ KÍ HIỆU |
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6 MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2021 – 2022 ( Hướng dẫn chấm gồm 6 câu 3 trang ) |
I. PHẦN ĐỌC-HIỂU (6,0 điểm):
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 (1,0 điểm) |
Đoạn thơ trên là lời em bé (người con) nói với mẹ về những trò chơi do em bé sáng tạo ra. |
1,0 điểm |
Câu 2 (2,0 điểm) |
- Phép tu từ so sánh: “Con” được so sánh với “sóng”, “mẹ” được ví như “bến bờ kì lạ” ; quan hệ “mẹ và con” được so sánh với quan hệ giữa “sóng và bến bờ” - Tác dụng: + Làm cho câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm. + Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Hình ảnh người mẹ hiện lên trở thành nguồn vui ấm áp, thiêng liêng vô cùng đối với con. Cách so sánh “mẹ là bến bờ kì lạ” để ca ngợi tình yêu thương bao la,tấm lòng bao dung, rộng mở của mẹ, mẹ là vành nôi ấm áp chở che cho con. + Quan hệ “mẹ-con” được nâng lên giống như quan hệ giữa “sóng- bến bờ” khẳng định, ngợi ca tình mẹ con là tình cảm tự nhiên, trường tồn, vĩnh cửu. |
0,5 điểm
0,25 điểm
0,75 điểm
0,5 điểm |
Câu 3 (2,0 điểm)
|
Câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở chốn nào” nghĩa là: + Tấm lòng, tình cảm của người mẹ như bến bờ cho con neo đậu, thoát khỏi những cám dỗ ở đời. Tình mẹ con đã hòa quyện, lan tỏa trong mây, trong sóng, thâm nhập khắp vũ trụ mênh mông nên “không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở chốn nào” + Đặt tình mẫu tử trong mối tương quan với thiên nhiên vũ trụ, nhà thơ đã thể hiện cảm hứng tôn vinh, ca ngợi tình mẫu tử bao la, thiêng liêng và vĩnh cửu |
1 điểm
1 điểm |
Câu 4 (1,0 điểm) |
Hs có thể rút ra cho mình những thông điệp sau: - Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, là cội nguồn sức mạnh giúp con người vượt qua mọi cám dỗ trong cuộc đời. - Có mẹ là có cả thế giới. Cần trân trọng, biết ơn, yêu thương mẹ nhiều hơn vì mẹ đã vất vả, hi sinh cuộc đời mình cho con. - Sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình. - Cuộc đời có bao sự đổi thay nhưng tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con thì không bao giờ thay đổi. Chú ý: học sinh có thể có những thông điệp khác. Giáo viên cần căn cứ vào bài làm cụ thể của hs để cho điểm |
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm |
II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN. (14,0 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 ( 4 điểm) |
- Đảm bảo thể thức đoạn văn - Xác định đúng vắn đề - Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp - Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng mới mẻ, phù hợp . - Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn Học sinh có thể viết đoạn văn theo định hướng sau: + Dẫn dắt vấnđề: Đâylà một tình cảm thiêng liêng cao quý giữa mẹ và con + Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và có vai trò đặc biệt với mỗi con người: - Từ khi con người sinh ra đã có mẹ ỏe bên, có sự yêu thương che chở của mẹ: mẹ mang thai, sinh ra chúng ta, chăm sóc nuôi nấng chúng ta... - Mẹ là người có tấm lòng cao cả, bao dung độ lượng, thương yêu convoo điều kiện... - Tình mẫu tử cũng là truyền thống đạo lý của dân tộc ta từ ngàn xưa - Tình mẫu tử là ngọn lửa sưởi ấm, soi sáng cho con trên mọi nẻo đường cho chúng ta đi. Tình mẫu tử giúp chúng ta thức tỉnh và là chỗ dựa vững chắc, là bến đỗ an toàn khi chẳng may bị vấp ngã trong cuộc sống. + Trách nhiệm của chúng ta trước tình mẫu tử: - Chúng ta cần giữ gìn và tôn kính tình cảm thiêng liêng này. - Không ngừng học tập và báo đáp công ơn của cha mẹ. |
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm
0,5 điểm
0, 5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
Câu 2 ( 10 điểm)
|
- Nên kể theo ngôi thứ 3. - Biết cách làm một bài văn kể chuyện sáng tạo - Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp - Để làm nổi bật cuộc chia tay và tính cách các nhân vật, có thể đan xen giữa những mẩu đối thoại là những đoạn văn miêu tả thật đặc sắc ( tả hình ảnh Thánh gióng đang cưỡi trên lưng ngựa sắt , tả hình ảnh người mẹ già nua, nhỏ bé , tả không khí chia tay…), lời thoại cũng cần phải lựa chọn. - Nên dùng cách nói của người xưa (cách dùng từ ngữ, hình ảnh, cách biểu lộ tình cảm… )
H/S có những cách tưởng tượng khâc nhau song bài viết có thể có những ý sau: 1.Mở bài - Giới thiệu thời gian, hoàn cảnh, nhân vật, nội dung cơ bản của cuộc trò chuyện. 2.Thân bài: Cần làm nổi bật nội dung cuộc trò chuyện: - Câu chuyện kể phải ghi lại được cảnh chia tay xúc động giữa người mẹ và Thánh Gióng. - Qua câu chuyện người kể phải làm toát lên được tấm lòng của một người mẹ Việt Nam (thương con, lo lắng cho sự an nguy của con, nhưng lại dũng cảm gạt tình riêng để hướng tới trách nhiệm đối với cộng đồng, nhắc nhở con làm tròn sứ mệnh mà nhân dân, đất nước đã giao cho) - Đồng thời qua câu chuyện cũng làm toát lên được vẻ đẹp hình tượng Thánh Gióng (thương mẹ, yêu nước, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đất nước). 3. Kết bài Kết thúc cuộc trò chuyện: Cuộc chia tay thể hiện sự lưu luyến, bịn rịn nhưng lại toát lên không khí anh hùng ca. Cách cho điểm : - Điểm 11-12: Bài đạt xuất sắc các yêu cầu trên, có nhiều sáng tạo trong khi kể. Chuyện kể tưởng tượng hợp lý, logic, lôi cuốn hấp dẫn và có ý nghĩa - Điểm 9-10: Bài làm đạt các yêu cầu trên.Văn viết tương đối lưu loát. - Điểm 7 - 8: Bài có đủ nội dung, còn có một số lỗi nhỏ về hình thức. - Điểm 5 - 6: Bài có đủ nội dung nhưng sơ sài, còn một số lỗi hình thức diễn đạt… - Điểm 3 - 4: Bài đạt khoảng 1/3 nội dung, còn mắc nhiều lỗi về hình thức. - Điểm 2- 1: Bài có nội dung mờ nhạt, mắc nhiều lỗi hình thức Lưu ý: Học sinh có thể có những cách tưởng tượng khác nhau, những cách kể chuyện khác nhau…nhưng hợp lý thì vẫn cho điểm tối đa. |
1 điểm
9 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
3,5 điểm
3,5 điểm
0,5 điểm
|
PHẦN KÝ XÁC NHẬN
MÃ KÍ HIỆU |
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2021 – 2022 Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 06 câu, 01 trang) |
Phần I: Đọc – hiểu văn bản (6 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“...Nhưng
con biết trò chơi khác hay hơn.
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ
tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta
đang ở chốn nào”.
(Trích “Mây và sóng”- Ta- go)
Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn thơ trên là lời của ai nói với ai, nói về điều gì?
Câu 2 (2 điểm): Chỉ ra phép tu từ so sánh và tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (2 điểm): Em hiểu câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở chốn nào” như thế nào?
Câu 4 (1 điểm): Đọc đoạn thơ, em rút ra cho mình những thông điệp nào?
Phần II: Tạo lập văn bản (14 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Từ nội dung đoạn thơ ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ nêu lên cảm nhận của em về tình mẫu tử.
Câu 2 (10 điểm): Khi Thánh Gióng ra trận, người mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết một bài văn kể lại cuộc chia tay xúc động ấy
Hết
MÃ KÍ HIỆU |
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6 MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2021 – 2022 ( Hướng dẫn chấm gồm 6 câu 3 trang ) |
I. PHẦN ĐỌC-HIỂU (6,0 điểm):
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 (1,0 điểm) |
Đoạn thơ trên là lời em bé (người con) nói với mẹ về những trò chơi do em bé sáng tạo ra. |
1,0 điểm |
Câu 2 (2,0 điểm) |
- Phép tu từ so sánh: “Con” được so sánh với “sóng”, “mẹ” được ví như “bến bờ kì lạ” ; quan hệ “mẹ và con” được so sánh với quan hệ giữa “sóng và bến bờ” - Tác dụng: + Làm cho câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm. + Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Hình ảnh người mẹ hiện lên trở thành nguồn vui ấm áp, thiêng liêng vô cùng đối với con. Cách so sánh “mẹ là bến bờ kì lạ” để ca ngợi tình yêu thương bao la,tấm lòng bao dung, rộng mở của mẹ, mẹ là vành nôi ấm áp chở che cho con. + Quan hệ “mẹ-con” được nâng lên giống như quan hệ giữa “sóng- bến bờ” khẳng định, ngợi ca tình mẹ con là tình cảm tự nhiên, trường tồn, vĩnh cửu. |
0,5 điểm
0,25 điểm
0,75 điểm
0,5 điểm |
Câu 3 (2,0 điểm)
|
Câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở chốn nào” nghĩa là: + Tấm lòng, tình cảm của người mẹ như bến bờ cho con neo đậu, thoát khỏi những cám dỗ ở đời. Tình mẹ con đã hòa quyện, lan tỏa trong mây, trong sóng, thâm nhập khắp vũ trụ mênh mông nên “không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở chốn nào” + Đặt tình mẫu tử trong mối tương quan với thiên nhiên vũ trụ, nhà thơ đã thể hiện cảm hứng tôn vinh, ca ngợi tình mẫu tử bao la, thiêng liêng và vĩnh cửu |
1 điểm
1 điểm |
Câu 4 (1,0 điểm) |
Hs có thể rút ra cho mình những thông điệp sau: - Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, là cội nguồn sức mạnh giúp con người vượt qua mọi cám dỗ trong cuộc đời. - Có mẹ là có cả thế giới. Cần trân trọng, biết ơn, yêu thương mẹ nhiều hơn vì mẹ đã vất vả, hi sinh cuộc đời mình cho con. - Sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình. - Cuộc đời có bao sự đổi thay nhưng tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con thì không bao giờ thay đổi. Chú ý: học sinh có thể có những thông điệp khác. Giáo viên cần căn cứ vào bài làm cụ thể của hs để cho điểm |
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm |
II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN. (14,0 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 ( 4 điểm) |
- Đảm bảo thể thức đoạn văn - Xác định đúng vắn đề - Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp - Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng mới mẻ, phù hợp . - Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn Học sinh có thể viết đoạn văn theo định hướng sau: + Dẫn dắt vấnđề: Đâylà một tình cảm thiêng liêng cao quý giữa mẹ và con + Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và có vai trò đặc biệt với mỗi con người: - Từ khi con người sinh ra đã có mẹ ỏe bên, có sự yêu thương che chở của mẹ: mẹ mang thai, sinh ra chúng ta, chăm sóc nuôi nấng chúng ta... - Mẹ là người có tấm lòng cao cả, bao dung độ lượng, thương yêu convoo điều kiện... - Tình mẫu tử cũng là truyền thống đạo lý của dân tộc ta từ ngàn xưa - Tình mẫu tử là ngọn lửa sưởi ấm, soi sáng cho con trên mọi nẻo đường cho chúng ta đi. Tình mẫu tử giúp chúng ta thức tỉnh và là chỗ dựa vững chắc, là bến đỗ an toàn khi chẳng may bị vấp ngã trong cuộc sống. + Trách nhiệm của chúng ta trước tình mẫu tử: - Chúng ta cần giữ gìn và tôn kính tình cảm thiêng liêng này. - Không ngừng học tập và báo đáp công ơn của cha mẹ. |
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm
0,5 điểm
0, 5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
Câu 2 ( 10 điểm)
|
- Nên kể theo ngôi thứ 3. - Biết cách làm một bài văn kể chuyện sáng tạo - Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp - Để làm nổi bật cuộc chia tay và tính cách các nhân vật, có thể đan xen giữa những mẩu đối thoại là những đoạn văn miêu tả thật đặc sắc ( tả hình ảnh Thánh gióng đang cưỡi trên lưng ngựa sắt , tả hình ảnh người mẹ già nua, nhỏ bé , tả không khí chia tay…), lời thoại cũng cần phải lựa chọn. - Nên dùng cách nói của người xưa (cách dùng từ ngữ, hình ảnh, cách biểu lộ tình cảm… )
H/S có những cách tưởng tượng khâc nhau song bài viết có thể có những ý sau: 1.Mở bài - Giới thiệu thời gian, hoàn cảnh, nhân vật, nội dung cơ bản của cuộc trò chuyện. 2.Thân bài: Cần làm nổi bật nội dung cuộc trò chuyện: - Câu chuyện kể phải ghi lại được cảnh chia tay xúc động giữa người mẹ và Thánh Gióng. - Qua câu chuyện người kể phải làm toát lên được tấm lòng của một người mẹ Việt Nam (thương con, lo lắng cho sự an nguy của con, nhưng lại dũng cảm gạt tình riêng để hướng tới trách nhiệm đối với cộng đồng, nhắc nhở con làm tròn sứ mệnh mà nhân dân, đất nước đã giao cho) - Đồng thời qua câu chuyện cũng làm toát lên được vẻ đẹp hình tượng Thánh Gióng (thương mẹ, yêu nước, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đất nước). 3. Kết bài Kết thúc cuộc trò chuyện: Cuộc chia tay thể hiện sự lưu luyến, bịn rịn nhưng lại toát lên không khí anh hùng ca. Cách cho điểm : - Điểm 11-12: Bài đạt xuất sắc các yêu cầu trên, có nhiều sáng tạo trong khi kể. Chuyện kể tưởng tượng hợp lý, logic, lôi cuốn hấp dẫn và có ý nghĩa - Điểm 9-10: Bài làm đạt các yêu cầu trên.Văn viết tương đối lưu loát. - Điểm 7 - 8: Bài có đủ nội dung, còn có một số lỗi nhỏ về hình thức. - Điểm 5 - 6: Bài có đủ nội dung nhưng sơ sài, còn một số lỗi hình thức diễn đạt… - Điểm 3 - 4: Bài đạt khoảng 1/3 nội dung, còn mắc nhiều lỗi về hình thức. - Điểm 2- 1: Bài có nội dung mờ nhạt, mắc nhiều lỗi hình thức Lưu ý: Học sinh có thể có những cách tưởng tượng khác nhau, những cách kể chuyện khác nhau…nhưng hợp lý thì vẫn cho điểm tối đa. |
1 điểm
9 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
3,5 điểm
3,5 điểm
0,5 điểm
|
PHẦN KÝ XÁC NHẬN
MÃ KÍ HIỆU |
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2021 – 2022 Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 06 câu, 01 trang) |
Phần I: Đọc – hiểu văn bản (6 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“...Nhưng
con biết trò chơi khác hay hơn.
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ
tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta
đang ở chốn nào”.
(Trích “Mây và sóng”- Ta- go)
Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn thơ trên là lời của ai nói với ai, nói về điều gì?
Câu 2 (2 điểm): Chỉ ra phép tu từ so sánh và tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (2 điểm): Em hiểu câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở chốn nào” như thế nào?
Câu 4 (1 điểm): Đọc đoạn thơ, em rút ra cho mình những thông điệp nào?
Phần II: Tạo lập văn bản (14 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Từ nội dung đoạn thơ ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ nêu lên cảm nhận của em về tình mẫu tử.
Câu 2 (10 điểm): Khi Thánh Gióng ra trận, người mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết một bài văn kể lại cuộc chia tay xúc động ấy
Hết
MÃ KÍ HIỆU |
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6 MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2021 – 2022 ( Hướng dẫn chấm gồm 6 câu 3 trang ) |
I. PHẦN ĐỌC-HIỂU (6,0 điểm):
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 (1,0 điểm) |
Đoạn thơ trên là lời em bé (người con) nói với mẹ về những trò chơi do em bé sáng tạo ra. |
1,0 điểm |
Câu 2 (2,0 điểm) |
- Phép tu từ so sánh: “Con” được so sánh với “sóng”, “mẹ” được ví như “bến bờ kì lạ” ; quan hệ “mẹ và con” được so sánh với quan hệ giữa “sóng và bến bờ” - Tác dụng: + Làm cho câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm. + Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Hình ảnh người mẹ hiện lên trở thành nguồn vui ấm áp, thiêng liêng vô cùng đối với con. Cách so sánh “mẹ là bến bờ kì lạ” để ca ngợi tình yêu thương bao la,tấm lòng bao dung, rộng mở của mẹ, mẹ là vành nôi ấm áp chở che cho con. + Quan hệ “mẹ-con” được nâng lên giống như quan hệ giữa “sóng- bến bờ” khẳng định, ngợi ca tình mẹ con là tình cảm tự nhiên, trường tồn, vĩnh cửu. |
0,5 điểm
0,25 điểm
0,75 điểm
0,5 điểm |
Câu 3 (2,0 điểm)
|
Câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở chốn nào” nghĩa là: + Tấm lòng, tình cảm của người mẹ như bến bờ cho con neo đậu, thoát khỏi những cám dỗ ở đời. Tình mẹ con đã hòa quyện, lan tỏa trong mây, trong sóng, thâm nhập khắp vũ trụ mênh mông nên “không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở chốn nào” + Đặt tình mẫu tử trong mối tương quan với thiên nhiên vũ trụ, nhà thơ đã thể hiện cảm hứng tôn vinh, ca ngợi tình mẫu tử bao la, thiêng liêng và vĩnh cửu |
1 điểm
1 điểm |
Câu 4 (1,0 điểm) |
Hs có thể rút ra cho mình những thông điệp sau: - Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, là cội nguồn sức mạnh giúp con người vượt qua mọi cám dỗ trong cuộc đời. - Có mẹ là có cả thế giới. Cần trân trọng, biết ơn, yêu thương mẹ nhiều hơn vì mẹ đã vất vả, hi sinh cuộc đời mình cho con. - Sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình. - Cuộc đời có bao sự đổi thay nhưng tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con thì không bao giờ thay đổi. Chú ý: học sinh có thể có những thông điệp khác. Giáo viên cần căn cứ vào bài làm cụ thể của hs để cho điểm |
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm |
II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN. (14,0 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 ( 4 điểm) |
- Đảm bảo thể thức đoạn văn - Xác định đúng vắn đề - Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp - Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng mới mẻ, phù hợp . - Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn Học sinh có thể viết đoạn văn theo định hướng sau: + Dẫn dắt vấnđề: Đâylà một tình cảm thiêng liêng cao quý giữa mẹ và con + Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và có vai trò đặc biệt với mỗi con người: - Từ khi con người sinh ra đã có mẹ ỏe bên, có sự yêu thương che chở của mẹ: mẹ mang thai, sinh ra chúng ta, chăm sóc nuôi nấng chúng ta... - Mẹ là người có tấm lòng cao cả, bao dung độ lượng, thương yêu convoo điều kiện... - Tình mẫu tử cũng là truyền thống đạo lý của dân tộc ta từ ngàn xưa - Tình mẫu tử là ngọn lửa sưởi ấm, soi sáng cho con trên mọi nẻo đường cho chúng ta đi. Tình mẫu tử giúp chúng ta thức tỉnh và là chỗ dựa vững chắc, là bến đỗ an toàn khi chẳng may bị vấp ngã trong cuộc sống. + Trách nhiệm của chúng ta trước tình mẫu tử: - Chúng ta cần giữ gìn và tôn kính tình cảm thiêng liêng này. - Không ngừng học tập và báo đáp công ơn của cha mẹ. |
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm
0,5 điểm
0, 5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
Câu 2 ( 10 điểm)
|
- Nên kể theo ngôi thứ 3. - Biết cách làm một bài văn kể chuyện sáng tạo - Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp - Để làm nổi bật cuộc chia tay và tính cách các nhân vật, có thể đan xen giữa những mẩu đối thoại là những đoạn văn miêu tả thật đặc sắc ( tả hình ảnh Thánh gióng đang cưỡi trên lưng ngựa sắt , tả hình ảnh người mẹ già nua, nhỏ bé , tả không khí chia tay…), lời thoại cũng cần phải lựa chọn. - Nên dùng cách nói của người xưa (cách dùng từ ngữ, hình ảnh, cách biểu lộ tình cảm… )
H/S có những cách tưởng tượng khâc nhau song bài viết có thể có những ý sau: 1.Mở bài - Giới thiệu thời gian, hoàn cảnh, nhân vật, nội dung cơ bản của cuộc trò chuyện. 2.Thân bài: Cần làm nổi bật nội dung cuộc trò chuyện: - Câu chuyện kể phải ghi lại được cảnh chia tay xúc động giữa người mẹ và Thánh Gióng. - Qua câu chuyện người kể phải làm toát lên được tấm lòng của một người mẹ Việt Nam (thương con, lo lắng cho sự an nguy của con, nhưng lại dũng cảm gạt tình riêng để hướng tới trách nhiệm đối với cộng đồng, nhắc nhở con làm tròn sứ mệnh mà nhân dân, đất nước đã giao cho) - Đồng thời qua câu chuyện cũng làm toát lên được vẻ đẹp hình tượng Thánh Gióng (thương mẹ, yêu nước, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đất nước). 3. Kết bài Kết thúc cuộc trò chuyện: Cuộc chia tay thể hiện sự lưu luyến, bịn rịn nhưng lại toát lên không khí anh hùng ca. Cách cho điểm : - Điểm 11-12: Bài đạt xuất sắc các yêu cầu trên, có nhiều sáng tạo trong khi kể. Chuyện kể tưởng tượng hợp lý, logic, lôi cuốn hấp dẫn và có ý nghĩa - Điểm 9-10: Bài làm đạt các yêu cầu trên.Văn viết tương đối lưu loát. - Điểm 7 - 8: Bài có đủ nội dung, còn có một số lỗi nhỏ về hình thức. - Điểm 5 - 6: Bài có đủ nội dung nhưng sơ sài, còn một số lỗi hình thức diễn đạt… - Điểm 3 - 4: Bài đạt khoảng 1/3 nội dung, còn mắc nhiều lỗi về hình thức. - Điểm 2- 1: Bài có nội dung mờ nhạt, mắc nhiều lỗi hình thức Lưu ý: Học sinh có thể có những cách tưởng tượng khác nhau, những cách kể chuyện khác nhau…nhưng hợp lý thì vẫn cho điểm tối đa. |
1 điểm
9 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
3,5 điểm
3,5 điểm
0,5 điểm
|
MÃ KÍ HIỆU ………………………….. |
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 6 Năm học: 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 2 phần, 6 câu 01 trang)
|
ĐỀ THI.....................LỚP..... Năm 2020 (2021) MÔN:.............................. Thời gian làm bài:........................... (Đề thi gồm........câu, .......trang) |
I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Biết rằng xa lắm Trường Sa
Trùng dương ấy tôi chưa ra lần nào
Viết làm sao, viết làm sao
Câu thơ nào phải con tàu ra khơi
Thế mà đã có lòng tôi
Ở nơi cuối bến ở nơi cùng bờ
Phải đâu chùm đảo san hô
Cũng không giống một chùm thơ ngọt lành
Hỡi quần đảo cuối trời xanh
Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con
Sóng bào mãi vẫn không mòn
Vẫn còn biển cả vẫn còn Trường Sa
[… ] Ở nơi sừng sững niềm tin
Hỡi quần đảo của bốn nghìn năm qua
Tấm lòng theo mũi tàu ra
Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần.
(Trích: “Gần lắm Trường Sa” - Lê Thị Kim,
NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1984, tr. 15 - 17)
Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Nêu những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả quần đảo Trường Sa.
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ nghệ thuật có trong câu thơ:
Hỡi quần đảo cuối trời xanh
Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con
Câu 4: Theo em, vì sao nhà thơ khẳng định: “Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần” ?
II. Tạo lập văn bản (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm): Từ nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu, đã khơi gợi trong em tình cảm và trách nhiệm gì với đất nước, với biển đảo quê hương. (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 12-15 dòng.)
Câu 2 (10,0 điểm): “Ngày xưa có hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc. Một hôm, người mẹ bị ốm nặng và chỉ khao khát được ăn quả táo thơm ngon. Người con đã ra đi và cuối cùng anh đã mang được quả táo về biếu mẹ.”
Dựa vào lời tóm tắt trên, em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đi tìm quả táo của người con hiếu thảo.
-------------------------Hết-------------------------
MÃ KÍ HIỆU ……………………… |
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6 Năm học: 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) |
Phần |
Câu |
Nội dung
|
Điểm |
I (6.0 điểm) |
1 (1.0 điểm) |
- Đoạn thơ được viết theo thể thơ: Lục bát |
1.0 |
2 (1.0 điểm) |
Những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả quần đảo Trường Sa: - quần đảo cuối trời xanh - trăm hạt thóc vãi thành đảo con - sóng bào mãi vẫn không mòn |
1.0 |
|
3 (2.0 điểm) |
- Biện pháp tu từ: so sánh |
0.5 |
|
- Tác dụng : |
1.5 |
||
+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt |
|
||
+ Ví nhiều đảo nhỏ ở Trường Sa như hạt thóc - thứ thân thuộc, gần gũi với mỗi người Việt Nam giúp chúng ta thấy được quần đảo xa xôi của tổ quốc trở nên gần gũi và thân thương. |
|
||
4 (2.0 điểm) |
Nhà thơ khẳng định: “Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần” vì: Mặc dù xét về mặt địa lý Trường Sa nằm ngoài biển khơi cách xa đất liền, hơn nữa nhà thơ chưa từng đến nơi đây nhưng hình ảnh Trường Sa luôn ở trong trái tim của tác giả với một niềm yêu mến, kiêu hãnh và đầy tự hào. Vì vậy Trường Sa luôn ở trong trái tim của thi sĩ. |
2.0 |
|
II (14.0 điểm)
|
1 (4.0 điểm)
|
1. Về hình thức: - Đảm bảo yêu cầu của đề bài (viết đoạn văn khoảng 12-15 dòng) - Đoạn văn phải rõ ràng có có bố cục chặt chẽ có: câu mở đoạn, các câu thân đoạn, kết đoạn - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi lỗi dùng từ, viết sai chính tả. |
1.0 |
2. Về nội dung. Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản theo định hướng dưới đây: |
3.0 |
||
- Dẫn dắt giới thiệu về tác giả Lê Thị Kim và bài thơ: “Gần lắm Trường Sa”, nêu khái quát nội dung |
0.5
|
||
- Thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào đối với vùng đất xa xôi của Tổ quốc, với những con người đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ Trường Sa… |
1.5
|
||
- Trách nhiệm của bản thân phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ biển đảo quê hương, đứng trước sự nhòm ngó của quân thù, sẵn sàng đứng lên đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo cho đất nước… |
1.0 |
||
2 (10 điểm) |
Yêu cầu về hình thức và kĩ năng: - Thí sinh biết cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng sáng tạo. - Bố cục bài viết rõ ràng gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài; biết trình bày diễn biến các sự việc một cách hợp lý; biết xây dựng nhân vật, cốt truyện; ngôi kể phù hợp; lời kể tự nhiên sinh động. - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp. |
1.0 |
|
Yêu cầu về nội dung kiến thức: Thí sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo theo những nội dung gợi ý sau: |
9.0 |
||
1. Mở bài. - Dẫn dắt, giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện - Khái quát các nhân vật có trong truyện |
1.0 |
||
2. Thân bài: |
7.0 |
||
- Sự việc mở đầu: Bà mẹ vì lao động vất vả cực nhọc nên đã ốm, người con vô cùng lo lắng ngày đêm chăm sóc mẹ chu đáo + Bà mẹ có ước muốn được ăn một quả táo |
1.5 |
||
- Diễn biến sự việc tiếp theo: hành trình đi tìm quả táo của người con: + Người láng giềng giới thiệu trong rừng sâu có một cây táo thần, nếu ai được ăn sẽ trường thọ. + Người con thấy thế vội vã hối hả lên đường, không mang theo những thứ cần thiết cho một chuyến đi + Trên đường đi người con gặp nhiều khó khăn: phải trèo đèo, lội suối băng rừng; gặp nhiều thú dữ; bị đói, khát; gặp mụ phù thủy khó tính…nhưng người con vẫn kiên trì không nản lòng vượt qua tất cả.. |
3.0 |
||
- Kết thúc sự việc: Người con đã mang được trái táo về biếu mẹ. Khi ăn trái táo người mẹ rất cảm động về lòng hiếu thảo của con trai và dần khỏi bệnh |
1.5 |
||
- Mở rộng liên hệ về tình mẫu tử trong cuộc sống: + Đó là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp mà mỗi người cần phải biết trân trọng và giữ gìn. + Mỗi chúng ta phải biết quan tâm, chăm sóc cha mẹ nhiều hơn nữa… |
1.0 |
||
3. Kết bài : Niềm vui sướng hạnh phúc của hai mẹ con và cảm nghĩ của em về người con trai hiếu thảo |
1.0 |
*Lưu ý: Căn cứ vào khung điểm và thực tế làm bài của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm sát với từng phần, đảm bảo đánh giá sát với trình độ của học sinh, Thưởng điểm cho những bài làm có sự sáng tạo, rút ra được bài học sâu sắc.
-------------------------Hết-------------------------
MÃ KÍ HIỆU ………………………….. |
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 6 Năm học: 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 2 phần, 6 câu 01 trang)
|
ĐỀ THI.....................LỚP..... Năm 2020 (2021) MÔN:.............................. Thời gian làm bài:........................... (Đề thi gồm........câu, .......trang) |
I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Biết rằng xa lắm Trường Sa
Trùng dương ấy tôi chưa ra lần nào
Viết làm sao, viết làm sao
Câu thơ nào phải con tàu ra khơi
Thế mà đã có lòng tôi
Ở nơi cuối bến ở nơi cùng bờ
Phải đâu chùm đảo san hô
Cũng không giống một chùm thơ ngọt lành
Hỡi quần đảo cuối trời xanh
Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con
Sóng bào mãi vẫn không mòn
Vẫn còn biển cả vẫn còn Trường Sa
[… ] Ở nơi sừng sững niềm tin
Hỡi quần đảo của bốn nghìn năm qua
Tấm lòng theo mũi tàu ra
Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần.
(Trích: “Gần lắm Trường Sa” - Lê Thị Kim,
NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1984, tr. 15 - 17)
Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Nêu những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả quần đảo Trường Sa.
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ nghệ thuật có trong câu thơ:
Hỡi quần đảo cuối trời xanh
Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con
Câu 4: Theo em, vì sao nhà thơ khẳng định: “Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần” ?
II. Tạo lập văn bản (14 điểm)
Câu 1: Từ nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu, đã khơi gợi trong em tình cảm và trách nhiệm gì với đất nước, với biển đảo quê hương. (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 12-15 dòng.)
Câu 2: “Ngày xưa có hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc. Một hôm, người mẹ bị ốm nặng và chỉ khao khát được ăn quả táo thơm ngon. Người con đã ra đi và cuối cùng anh đã mang được quả táo về biếu mẹ.”
Dựa vào lời tóm tắt trên, em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đi tìm quả táo của người con hiếu thảo.
-------------------------Hết-------------------------
MÃ KÍ HIỆU ……………………… |
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6 Năm học: 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) |
Phần |
Câu |
Nội dung
|
Điểm |
I (6.0 điểm) |
1 (1.0 điểm) |
- Đoạn thơ được viết theo thể thơ: Lục bát |
1.0 |
2 (1.0 điểm) |
Những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả quần đảo Trường Sa: - quần đảo cuối trời xanh - trăm hạt thóc vãi thành đảo con - sóng bào mãi vẫn không mòn |
1.0 |
|
3 (2.0 điểm) |
- Biện pháp tu từ: so sánh |
0.5 |
|
- Tác dụng : |
1.5 |
||
+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt |
|
||
+ Ví nhiều đảo nhỏ ở Trường Sa như hạt thóc - thứ thân thuộc, gần gũi với mỗi người Việt Nam giúp chúng ta thấy được quần đảo xa xôi của tổ quốc trở nên gần gũi và thân thương. |
|
||
4 (2.0 điểm) |
Nhà thơ khẳng định: “Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần” vì: Mặc dù xét về mặt địa lý Trường Sa nằm ngoài biển khơi cách xa đất liền, hơn nữa nhà thơ chưa từng đến nơi đây nhưng hình ảnh Trường Sa luôn ở trong trái tim của tác giả với một niềm yêu mến, kiêu hãnh và đầy tự hào. Vì vậy Trường Sa luôn ở trong trái tim của thi sĩ. |
2.0 |
|
II (14.0 điểm)
|
1 (4.0 điểm)
|
1. Về hình thức: - Đảm bảo yêu cầu của đề bài (viết đoạn văn khoảng 12-15 dòng) - Đoạn văn phải rõ ràng có có bố cục chặt chẽ có: câu mở đoạn, các câu thân đoạn, kết đoạn - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi lỗi dùng từ, viết sai chính tả. |
1.0 |
2. Về nội dung. Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản theo định hướng dưới đây: |
3.0 |
||
- Dẫn dắt giới thiệu về tác giả Lê Thị Kim và bài thơ: “Gần lắm Trường Sa”, nêu khái quát nội dung |
0.5
|
||
- Thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào đối với vùng đất xa xôi của Tổ quốc, với những con người đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ Trường Sa… |
1.5
|
||
- Trách nhiệm của bản thân phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ biển đảo quê hương, đứng trước sự nhòm ngó của quân thù, sẵn sàng đứng lên đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo cho đất nước… |
1.0 |
||
2 (10 điểm) |
Yêu cầu về hình thức và kĩ năng: - Thí sinh biết cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng sáng tạo. - Bố cục bài viết rõ ràng gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài; biết trình bày diễn biến các sự việc một cách hợp lý; biết xây dựng nhân vật, cốt truyện; ngôi kể phù hợp; lời kể tự nhiên sinh động. - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp. |
1.0 |
|
Yêu cầu về nội dung kiến thức: Thí sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo theo những nội dung gợi ý sau: |
9.0 |
||
1. Mở bài. - Dẫn dắt, giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện - Khái quát các nhân vật có trong truyện |
1.0 |
||
2. Thân bài: |
7.0 |
||
- Sự việc mở đầu: Bà mẹ vì lao động vất vả cực nhọc nên đã ốm, người con vô cùng lo lắng ngày đêm chăm sóc mẹ chu đáo + Bà mẹ có ước muốn được ăn một quả táo |
1.5 |
||
- Diễn biến sự việc tiếp theo: hành trình đi tìm quả táo của người con: + Người láng giềng giới thiệu trong rừng sâu có một cây táo thần, nếu ai được ăn sẽ trường thọ. + Người con thấy thế vội vã hối hả lên đường, không mang theo những thứ cần thiết cho một chuyến đi + Trên đường đi người con gặp nhiều khó khăn: phải trèo đèo, lội suối băng rừng; gặp nhiều thú dữ; bị đói, khát; gặp mụ phù thủy khó tính…nhưng người con vẫn kiên trì không nản lòng vượt qua tất cả.. |
3.0 |
||
- Kết thúc sự việc: Người con đã mang được trái táo về biếu mẹ. Khi ăn trái táo người mẹ rất cảm động về lòng hiếu thảo của con trai và dần khỏi bệnh |
1.5 |
||
- Mở rộng liên hệ về tình mẫu tử trong cuộc sống: + Đó là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp mà mỗi người cần phải biết trân trọng và giữ gìn. + Mỗi chúng ta phải biết quan tâm, chăm sóc cha mẹ nhiều hơn nữa… |
1.0 |
||
3. Kết bài : Niềm vui sướng hạnh phúc của hai mẹ con và cảm nghĩ của em về người con trai hiếu thảo |
1.0 |
*Lưu ý: Căn cứ vào khung điểm và thực tế làm bài của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm sát với từng phần, đảm bảo đánh giá sát với trình độ của học sinh, Thưởng điểm cho những bài làm có sự sáng tạo, rút ra được bài học sâu sắc.
-------------------------Hết-------------------------
MÃ KÍ HIỆU ........................ |
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6 Năm học: 2021-2022 MÔN: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 6 câu, 01 trang) |
Phần I: Đọc hiểu (6.0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi:
Bên ngoài trời rất lạnh. Cô bé chỉ có mỗi một chiếc áo mỏng trên mình. Cô lẳng lặng bước đều trong gió rét. Vừa đi cô vừa lo cho mẹ. Cô đi mỏi chân mới đến gốc đa đầu rừng. Quả nhiên cô thấy trên bụi cây trước mặt có một bông hoa trắng rất đẹp. Cô ngắt bông hoa, tay nâng niu với tất cả tấm lòng tha thiết, cầu mong cho mẹ tai qua nạn khỏi. Bỗng cô nghe như văng vẳng bên tai tiếng cụ già tóc bạc ban nãy lại khuyên nhủ cô:
– Cháu hãy yên tâm, mỗi cánh hoa trên bông hoa sẽ là một ngày mẹ cháu được sống thêm.
Cô bé cúi xuống nhìn hoa, cô đếm: “Một, hai, ba, bốn, …, rồi hai mươi. Trời ơi! Còn có hai mươi ngày nữa thôi ư?…”
Suy nghĩ một lát, cô rón rén chạy ra phía sau cây đa. Cô nhẹ tay xé mỗi cánh hoa ra thành nhiều sợi. Bông hoa trở nên kì lạ. Mỗi sợi nhỏ biến thành từng cánh nhỏ dài và mượt, trắng bong như tấm lòng ngây thơ trong trắng của cô. Những cánh hoa mọc thêm ra nhiều không sao đếm được! Cô bé nâng niu trên tay bông hoa lạ đó. Trời ơi! Sung sướng quá! Cô vùng chạy về. Đến nhà, cụ già tóc bạc bước ra cửa tươi cười đón cô và nói:
– Mẹ cháu đã khỏi bệnh! Phần thưởng cho tấm lòng hiếu thảo của cháu đấy!
Từ đó hàng năm, về mùa thu, thường nở những bông hoa có nhiều cánh nhỏ dài mượt, trông rất đẹp.
Đó chính là bông hoa cúc trắng.
(Sự tích hoa cúc trắng – Phỏng theo Truyện cổ tích Nhật Bản)
Câu 1(0.5đ) Xác đinh phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (1.5đ). Đọc lại câu nói của cụ già: “Mẹ cháu đã khỏi bệnh! Phần thưởng cho tấm lòng hiếu thảo của cháu đấy!” và thực hiện yêu cầu sau:
Giải thích nghĩa của từ “hiếu thảo”
Xác định 1 cụm động từ và phân tích cấu tạo.
Câu 3 (2.0đ) Theo em, vì sao cô bé lại tước mỗi cánh hoa ra thành nhiều sợi? Theo tác giả, bông hoa cúc biểu tượng cho điều gì?
Câu 4 (2.0đ). Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi tới chúng ta bức thông điệp gì?
Phần II: Tạo lập văn bản (14.0 điểm)
Câu 1. (4.0đ) Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đem nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”
(Trích “Mẹ” – Trần Quốc Minh)
Câu 2 (10.0 điểm). Kiến và Ve là hang xóm láng giềng của nhau. Kiến quanh năm làm lụng vất vả, còn Ve suốt mùa hè chỉ lo ca hát. Mùa đông, mưa phùn gió bấc đến…Những gì đã xảy ra với Ve và Kiến, em hãy hình dung và kể lại câu chuyện của chúng.
------------Hết----------
MÃ KÍ HIỆU ……………… |
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 6 Năm học: 2021-2022 MÔN: Ngữ văn (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang, 06 câu)
|
||
Câu |
Đáp án |
Điểm |
|
1 (0,5 điểm) |
ĐỌC HIỂU ( 6.0 điểm) |
||
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự |
0.5 |
||
2 ( 1,5 điểm) |
- Nghĩa của từ “ hiếu thảo”: Có lòng kính yêu cha mẹ. - Tìm cụm động từ và phân tích cấu tạo: + Cụm động từ: đã khỏi bệnh. + Cấu tạo: đã khỏi bệnh PT ĐTTT PS |
0.5
0.5
0.5 |
|
3 ( 2,0 điểm) |
- Cô bé tước cánh hoa thành nhiều sợi nhỏ vì: Câu nói của cụ già tóc bạc “Cháu hãy yên tâm, mỗi cánh hoa trên bông hoa sẽ là một ngày mẹ cháu được sống thêm…..Cô bé cúi xuống nhìn hoa, cô đếm: “Một, hai, ba, bốn, …, rồi hai mươi. Trời ơi! Còn có hai mươi ngày nữa thôi ư?…” nên cô tước cánh hoa thành nhiều sợi nhỏ để người mẹ của cô được sống lâu hơn. - Bông hoa cúc biểu tượng của sự sống, là bông hoa chứa đựng niềm hi vọng, ước mơ của cô bé mong được chữa lành bệnh cho mẹ để mẹ sống lâu hơn, là thần dược chữa bệnh, là biểu tượng cho sự hiếu thảo của người con đối với mẹ. |
0.5
1.5 |
|
4 (2,0 điểm) |
- Thông điệp mà tác giả gửi tới người đọc: + Ca ngợi lòng hiếu thảo của người con đối với mẹ, lòng hiếu thảo vượt lên chông gai và tạo nên kì tích tuyệt vời. + Lời nhắc nhở về đạo làm con của mỗi người: Biết yêu thương, kính trọng cha mẹ, sống tròn đạo hiếu làm con |
1.0
1.0 |
|
TẠO LẬP VĂN BẢN ( 14 điểm)
|
|||
1 (4,0 điểm) |
* Yêu cầu về hình thức: - Viết một đoạn văn biểu cảm về một đoạn thơ - Đảm bảo yêu cầu về cách trình bày đoạn văn biểu cảm - Trình bày rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ diễn đạt chuẩn. |
0.5 |
|
* Yêu cầu về nội dung: - Yêu cầu HS dựa vào các ý sau để viết đoạn văn theo yêu cầu đề bài: + Giới thiệu vị trí và nội dung khái quát của đoạn thơ: Trích từ bài thơ “Mẹ” của tác giả Trần Quốc Minh, đoan thơ là một đóa hoa thơm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ. + Nhà thơ sử dụng hình ảnh so sánh và nghệ thuật nhân hóa “ngôi sao thức – không bằng mẹ” (thức vì chúng con) để ngợi ca tấm lòng của mẹ (khi con còn nhỏ thì chăm bẵm, che chở, vỗ về, yêu thương.. Lúc con khôn lớn, mẹ là người bạn đồng hành của con..) + Mẹ là ngọn lửa sưởi ấm cho con trong đêm đông giá rét, là ngọn gió mát lành làm dịu tâm hồn con trong cái nóng oi bức của mùa hè. Con ngủ ngon trong vòng tay yêu thương của mẹ. Với mẹ, con là tất cả, là nguồn sống cả đời của mẹ. + Cảm nhận công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ, nhà thơ gửi tấm chân tình, lòng biết ơn sâu sắc đối với mẹ. + Đoạn thơ bồi dưỡng cho chúng ta lòng biết ơn, kính trọng, yêu quí mẹ của mình và sống trọn đạo làm con. |
0.5
1.0
1.0
0.5
0.5 |
||
2 ( 10. điểm) |
* Yêu cầu về hình thức và kĩ năng: - Thí sinh biết cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng sáng tạo. - Bố cục bài viết rõ ràng gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài; biết trình bày diễn biến các sự việc một cách hợp lý; biết xây dựng nhân vật, cốt truyện; ngôi kể phù hợp; lời kể tự nhiên sinh động. - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp. |
1.0 |
|
* Yêu cầu về nội dung kiến thức: Thí sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo theo những nội dung gợi ý sau: |
|
||
a, Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: Thời gian, khung cảnh, các nhân vật tham gia (Ngày hè nắng ấm, trên hàng cây phượng vĩ, Ve mải mê ca hát suốt ngày. Dưới gốc cây, Kiến chăm chỉ xây nhà phòng những ngày mưa mùa hè và mùa đông sắp đến) |
1.0 |
||
Thân bài: - Vào một buổi trưa hè nọ: + Ve đến nhà Kiến chơi thấy Kiến vẫn đang hì hục khuân vác vật liệu, Ve chê bai và rủ Kiến cùng dạo chơi, ca hát, hưởng thụ cuộc sống nhàn hạ. + Kiến từ chối và vẫn lẳng lặng làm việc. + Ngày qua tháng lại: Kiến vẫn chăm chỉ làm việc, lo tích trữ lương thực. Còn Ve vẫn rong chơi tới tận đêm khuya… - Mùa đông đến: Trời mưa phùn gió rét…. + Không nghe thấy tiếng ca hát của Ve, nó đang đi tìm chỗ ẩn nấp, nước mưa làm bộ cánh của nó ướt sũng, nó cố bám lấy thân cây để không bị gió cuốn đi và cất tiếng kêu cứu. + Dưới gốc cây, Kiến yên tâm ngồi bên lò sưởi trong ngôi nhà ấm áp, không phải lo lắng điều gì vì nó đã tích trữ đủ lương thực, thầm cảm ơn những ngày làm việc vất vả, chăm chỉ. + Nhìn thấy ánh lửa trong ngôi nhà của Kiến, Ve cố gắng bước đến và kêu cứu, xin Kiến giúp đỡ. + Kiến nhận ra tiếng Ve, vội vã mở cửa và dìu Ve vào nhà, lau khô bộ cánh, cho uống nước sương ấm. + Khi đã hồi tỉnh, Ve vô cùng hối hận, cất lời xin lỗi Kiến vì những cử chỉ trước đây và hứa sẽ thay đổi cách sống. + Kiến vẫn an ủi và động viên Ve. |
1.5
0.5
1.0
1.0
1.0
0.5
1.0
0.5 |
||
Kết bài: - Trong ngôi nhà của Kiến, Ve cảm nhận được tình bạn ấm áp, hiểu ra nhiều điều trong cuộc sống và ôm ấp trong lòng một quyết tâm lột xác. |
1.0 |
*Lưu ý: Căn cứ vào khung điểm và thực tế làm bài của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm sát với từng phần, đảm bảo đánh giá sát với trình độ của học sinh, Thưởng điểm cho những bài làm có sự sáng tạo, rút ra được bài học sâu sắc.
-------------------------Hết-------------------------
MÃ KÍ HIỆU |
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6 Năm 2022 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài:120 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 06 câu, 02 trang) |
Phần I - Đọc hiểu ( 8 điểm):
Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Quả thật nhiều lần Ong thợ nhìn thấy Cun Cút. Lúc Cun Cút lủi trong bụi tre, lúc chạy tránh trong lau lách, lúc đứng nấp trong bụi rậm, lúc ở chỗ này, khi ở chỗ khác, nay đây mai đó tội nghiệp. Ong thợ hỏi:
Vậy nhà anh đâu ?
Không nhà.
- Nên có một ngôi nhà để ở. Khi ta đã có một ngôi nhà vững chắc, có rào giậu tử tế thì không phải lủi, phái tránh gì nữa. Loài ong chúng tôi xem việc xây dựng là việc vô cùng quan trọng. Chúng tôi xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao, đến bọn Cáo già cũng không thể mon men mò đến được.
Chương trình xây nhà của Cun Cút khác quy mô và tỉ mỉ. (…). Đến lúc phải bắt tay vào việc. Nhưng Cun Cút chợt nghĩ “Gì mà phải vội ! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã”.
Hôm sau Cun Cút lại bắt tay vào việc. Nhưng cũng lại chợt nghĩ “Gì mà phải vội ! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng được chứ sao!”.
Và cứ thế, ngày nào Cun Cút cũng muốn bắt đầu nhưng rồi cũng có lí do để hoãn việc, lúc thì thấy đau đầu, lúc thì trhaays chóng mặt, lúc thì nắng gắt quá, lúc thì sẽ có cơn mưa,….(…). Chương trình xây nhà từ mùa này đến mùa khác, từ năm này đến năm khác vẫn còn nằm trong dự định.
Ong thợ gặp Cun Cút hỏi:
Nhà cửa đã xong chưa ?
Chưa xong gì cả.
Thế khâu nguyên liệu đã đến đâu ròi ?
Cũng chưa có gì cả.
Đã nghĩ là phải làm,…(….). Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được. Cứ lấy cớ này cớ nọ để lùi việc lại ngày mai, có lúc đó cũng là hình thức của sự tránh việc, của sự lười biếng.
(Theo Võ Quảng “Những truyện hay viết cho thiếu nhi”, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2019).
Câu 1 (1.0 đ): Phần trích trên có những nhân vật nào trò chuyện với nhau ?
Câu 2 (3,0 đ):Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào để khắc hoạ những nhân vật này ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó ?
Câu 3 (2,0 đ): Theo em, qua nhân vật Cun Cút, nhà văn muốn phê phán kiểu người nào trong xã hội ?
Câu 4 ( 2,0 đ): Câu nói của Ong thợ “Đã nghĩ là phải làm,…(….). Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được” có ý nghĩa như thế nào ?
Phần II – Tạo lập văn bản (12 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tính siêng năng của con người trong cuộc sống
Câu 2 ( 10 điểm):
Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những ngày tháng phiêu lưu đầy mạo hiểm nhưng cũng hết sức thú vị. Tuy vậy, bài học đường đời đầu tiên sau sự việc xảy ra với Dế Choắt vẫn ám ảnh Dế Mèn.
Em hãy đóng vai nhân vật Dế Mèn, tưởng tượng và kể lại cuộc nói chuyện của Dế Mèn và Dế Choắt nhân một ngày Dế Mèn đến thăm mộ Dế Choắt.
……………………. Hết……………………
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:. . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . ; Số báo danh:. . .. . . . . . . . . . . .
MÃ KÍ HIỆU |
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 6 Năm 2022 MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang). |
A. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh.
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm (không làm tròn).
B. Đáp án và thang điểm
Phần I – Đọc hiểu ( 8,0 điểm).
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 |
Có hai nhân vật trò chuyện với nhau : Ong thợ và Cun Cút. |
|
2 |
-Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá để khắc hoạ nhân vật |
1.0 điểm |
-Tác dụng: |
|
|
+ Làm cho hai con vật là Ong thợ và Cun Cút trở nên sinh động, gần gũi với con người; |
1,0 điểm |
|
+ Biểu thị tình cảm gắn bó của tác giả đối với loài vật. |
1,0 điểm |
|
3 |
Qua nhân vật Cun Cút, nhà văn muốn phê phán kiểu người: |
|
-Người lười biếng, ngại làm việc |
1,0 điểm |
|
-Người thiếu kiên trì, không có lòng quyết tâm. |
1,0 điểm |
|
4 |
Câu nói của Ong thợ “Đã nghĩ là phải làm,…(….). Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được” giúp ta rút ra bài học đó là: |
|
- Đã định làm việc gì thì cần phải thực hiện luôn; làm việc phải có kế hoạch; |
|
|
-Việc hôm nay không để ngày mai. |
|
Phần II – Tạo lập văn bản ( 12,0 điểm).
Câu |
Đáp án |
Điểm |
|
1 (2,0 điểm) |
a.Về hình thức: - Đoạn văn khoảng 20 dòng, viết rõ ràng, mạch lạc. - Văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt… |
||
b.Về nội dung:Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, giám khảo có thể tham khảo những gợi ý sau để định hướng chấm bài. Khuyến khích những bài viết sáng tạo,… |
|||
*Giới thiệu vấn đề nghị luận: Suy nghĩ của em về tính siêng năng của con người trong cuộc sống. |
0,25 điểm |
||
*Giải thích: Siêng năng là đức tính của con người; biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn không tiếc công sức. |
0,25 điểm |
||
*Biểu hiện của siêng năng: Người siêng năng biểu hiện là người yêu lao động, luôn miệt mài trong công việc, làm việc thường xuyên đều đặn. Làm tốt trong công việc, làm mà không cần người khác khen thưởng, làm hết hết khả năng của mình. |
0,5 điểm |
||
*Vai trò, ý nghĩa của tính siêng năng: - Giúp con người đạt được điều mong muốn; - Rèn luyện tính kiên nhẫn cho con người; - Thay đổi hoàn cảnh số phận, cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn - Người có tính siêng năng sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác. |
0,5 điểm |
||
* Bình luận, mở rộng - Phê phán những người không có tính siêng năng: + Những người chưa làm nhưng thấy khó khăn đã nản chí, thấy thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời; + Những người có điều kiện đầy đủ nhưng không chịu học tập, không chịu lao động mà lười biếng, ỉ lại; + Những người khi gặp khó khăn là buông xuôi, nản chí, phó mặc cho số phận. Lối sống đó cần lên án gay gắt. |
0,25 điểm |
||
* Bài học nhận thức và hành động: - Rèn luyện tính siêng năng - Là HS em phải luôn cố gắng, chăm chỉ học tập… |
0,25 điểm |
||
2 (10, điểm)
|
*Yêu cầu chung: (1,0 điểm) a. Đảm bảo thể thức của một bài văn tự sự có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu về lí do của cuộc gặp gỡ ; Thân bài tưởng tượng và kể chi tiết về cuộc gặp và trò chuyện giữa em (Vai Dế Mèn) với Dế Choắt ; Kết bài nêu cảm xúc, suy nghĩ, liên hệ. b. Xác định đúng vấn đề tự sự: Tưởng tượng và kể lại cuộc nói chuyện của em (Vai Dế Mèn) và Dế Choắt nhân một ngày Dế Mèn đến thăm mộ Dế Choắt |
0.5 điểm
0.5 điểm |
|
c. Yêu cầu cụ thể: (9,0 điểm) (1). Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: Thời gian, khung cảnh, các nhân vật tham gia. (Học sinh có thể sáng tạo ra một tình huống để giới thiệu về câu chuyện được kể) (2). Đây là một đề văn mở yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức về văn tự sự để chuyển vai kể một câu chuyện theo tưởng tượng vì thế nên sự sáng tạo của học sinh trong việc vận dụng kiến thức đã học với việc liên hệ thực tế vô cùng quan trọng. Dế Choắt tuy là một nhân vật chính trong cuộc nói chuyện tuy nhiên là một nhân vật không còn tồn tại. Học sinh có thể sáng tạo thêm các nhân vật khác cùng tham gia vào câu chuyện cho sinh động, hấp dẫn.... Vì vậy, bài cần nếu được các ý sau: - Kể lại cuộc nói chuyện giữa Dế Mèn và Dế Choắt kết hợp việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên xung quanh qua đó bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của Dế Mèn: - Dế Mèn nhắc lại chuyện cũ đã gây ra với Dế Choắt: bài học đường đời đầu tiên đầy ăn năn, hối hận. - Dế Mèn kể cho Dế Choắt nghe những tháng ngày phiêu lưu mạo hiểm với những chiến tích và những thất bại của mình cùng những người bạn khác. - Tâm sự về những dự định trong tương lai của Dế Mèn và những lời hứa hẹn với Dế Choắt. (Khuyến khích những bài làm của học sinh giàu tính sáng tạo, có thể kể một câu chuyện cụ thể, sinh động, ấn tượng, giàu ý nghĩa). (3). Tình cảm, lời nhắn nhủ của Dế Mèn: - Bài học về sự gắn bó, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. - Kêu gọi niềm đam mê nhiệt huyết của tuổi trẻ khám phá cuộc sống, khám phá thế giới xung quanh.
|
1,0 điểm
1.0 điểm
1.0 điểm
1.25 điểm
1,25 điểm
1,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
||
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. |
0,25 điểm
0,25 điểm
|
Lưu ý: Những gợi ý ở câu 1 và câu 2 phần Tạo lập văn bản chỉ mang tính định hướng, nếu học sinh có cách trình bày khác mà vẫn hợp lí thì giám khảo linh hoạt cho điểm, không để học sinh thiệt thòi; khuyến khích những bài có lối tư duy và trình bày sáng tạo.
-----------Hết-----------
MÃ KÍ HIỆU ……………………………… |
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6 Năm học: 2021-2022 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 06 câu, 01 trang) |
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng sáo nước đục đau lòng cò con.
(Ca dao)
Câu 1(0,5 điểm). Cho biết phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên?
Câu 2(1,0 điểm). Bài ca dao trên được viết theo thể thơ gì? Hãy tìm một số câu ca dao cũng viết về hình ảnh con cò?
Câu 3(1,0 điểm). Tìm và chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao trên?
Câu 4 (1,5 điểm). Thông điệp mà bài ca dao muốn gửi đến chúng ta là gì?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (16,0 điểm)
Câu 1(6,0 điểm). Từ ngữ liệu phần đọc hiểu trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm nhận về tình mẫu tử trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta.
Câu 2(10,0 điểm). Hãy tưởng tưởng vào một ngày xuân ấm áp, Dế Mèn đến thăm mộ Dế Choắt. Em hãy đóng vai Dế Mèn kể lại cuộc gặp gỡ ấy.
------Hết------
MÃ KÍ HIỆU ………… |
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 Năm học: 2021-2022 Môn thi: Ngữ văn (Hướng dẫn chấm gồm 06 câu, 04 trang) |
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Một số câu hỏi của đề thi theo hướng mở, thí sinh có thể trả lời theo ý hiểu của bản thân, nhưng phải có cơ sở và thuyết phục. Giám khảo căn cứ những gợi ý sau để đánh giá, cho điểm. |
|||
I. Đọc hiểu |
1 |
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm |
0,5 |
2 |
- Thể thơ: lục bát. |
0,5 |
|
Một số câu ca dao có hình ảnh con cò: - Cái cò cái vạc cái nông Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò Không không tôi đứng trên bờ Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi. - Con cò bay lả bay la Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng. - Cái cò lăn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non. |
0,5 |
||
3 |
Các biện pháp tu từ: Nhân hóa và ẩn dụ |
0,5 |
|
Tác dụng - Nhân hóa: Cò biết trò chuyện như con người. - Ẩn dụ: + Hình ảnh con cò liên tưởng tới hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ, hết mực thương yêu con. Kiếm ăn ban ngày không đủ phải vất vả ban đêm kiếm ăn mưu sinh. + Cò chính là hiện thân của những người nông dân lao động bình thường: chất phác, siêng năng, cần cù trải qua nhiều vất vả khó khăn trong cuộc sống. |
0,5 0,5 |
||
4 |
Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng thông điệp cần ngắn gọn, sâu sắc.Sau đây là một số gợi ý: - Mượn tiếng kêu thương của con cò khi lâm nạn để nói về con người lao động xưa với những phẩm chất vốn có của họ: chết vinh còn hơn sống nhục. - Những phẩm chất đáng quý: cần cù, chịu khó, chất phác, lương thiện, giàu đức hy sinh…Đọc bài ca dao trên càng cảm phục kính yêu họ. |
0,75
0,75 |
|
II. Tạo lập văn bản |
1 |
*Yêu cầu chung - Về kiến thức: Cảm nhận về tình mẫu tử. - Về kĩ năng: + Học sinh viết được đoạn văn khoảng 150 chữ (có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn). Dùng các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. + Trình bày khoa học, chữ viết đẹp, không sai chính tả. *Yêu cầu cụ thể Dẫn dắt vấn đề: Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng cao quý giữa mẹ và con cái. |
1,0 |
Giải quyết vấn đề: - Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và có vai trò đặc biệt đối với mỗi con người. + Từ khi con người sinh ra đã có mẹ ở bên, có sự yêu thương che chở chăm sóc của mẹ: mẹ sinh ra chúng ta, chăm sóc nuôi dưỡng chúng ta nên người… + Mẹ là người có tấm lòng cao cả, bao dung độ lượng, thương yêu con cái vo điều kiện… + Tình mẫu tử là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta từ xa xưa. + Tình mẫu tử là ngọn lửa sưởi ấm soi sáng cho chúng ta trên mọi nẻo đường...Nó giúp chúng ta thức tỉnh và là chỗ dựa vững chắc là bến đỗ an toàn khi chẳng may vấp ngã trong cuộc sống. - Từ đó, phê phán những kẻ bất hiếu, kẻ chà đạp lên tình mẫu tử… |
3,0
1,0 |
||
Kết thúc vấn đề: Trách nhiệm của chúng ta trước tình mẫu tử. - Cần giữ gìn và tôn kính tình cảm thiêng liêng cao đẹp. - Cố gắng nỗ lực học tập lao động để báo đáp công ơn mẹ cha. |
1,0 |
||
2 |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn: Bài viết đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần. |
0,5 |
|
b. Xác định đúng vấn đề |
0,5 |
||
c.Triển khai vấn đề rõ ràng, đầy đủ; thể hiện sự nhận thức sâu sắc và vận dụng tốt các kiến thức tập làm văn đã học để làm bài hiệu quả. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý cơ bản sau: |
|
||
Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: thời gian, khung cảnh, các nhân vật tham gia (có thể sáng tạo ra một tình huống để giới thiệu câu chuyện kể) |
1,0 |
||
Thân bài: - Giới thiệu hoàn cảnh: Tôi (chính là Dế Mèn) kể về hành trình dài trước đây, nay về quê gặp mấy bác trong xóm như Cào Cào, Gọng Vó, Châu Chấu…vô cùng xúc động, mọi người vẫn yêu thương chào đón, tôi chợt nhớ thói ngang ngược kiêu ngạo trước đây đã đối xử không tốt với họ. Mọi người chào đón hân hoan, dẫn đi thăm nhà và tôi giới thiệu với hàng xóm về con cháu của mình. - (Diễn biến) Buổi chiều, tôi dẫn con cháu ra cánh đồng quê. Bọn trẻ vui tươi nô đùa chạy nhảy. Tôi lặng lẽ tiến về phía mộ của Dế choắt lòng buồn trĩu nặng vừa đi vừa nhớ về Dế Choắt (Mơ màng tưởng tượng Dế Choắt còn sống và trò chuyện với tôi.) + Dế Choắt nói: Anh Mèn, hôm nay anh về thăm tôi đấy à? Tôi loạng choạng chân không đứng vững, cố bình tĩnh lại hỏi Dế Choắt: + Đúng giọng nói của Dế Choắt rồi, nhưng sao anh đã bị chị Cốc đánh chết vì trò nghịch dại của tôi. Trước khi dời quê hương, tôi đã chôn cất anh cẩn thận ở nơi đây cơ mà. Sao giờ anh lại ở đây? - Dế Choắt vẫn hiền lành, nhẹ nhàng và tỏ ra yếu đuối trước tôi, nói với tôi đừng suy nghĩ chuyện cũ, đừng day dứt ân hận vì mọi chuyện đã qua. - Tôi cảm ơn Dế Choắt đã tha thứ cho mình, nói với Dế Choắt việc rút ra bài học đường đời đầu tiên…Kể về việc xa xứ đi chu du thiên hạ, tu chí làm ăn, nhớ lời dặn: “ Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.”, Tôi không dám gây ra trò dại dột để dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Tôi hướng dẫn con cháu sống ân tình, khiêm tốn như anh đã từng khuyên nhủ tôi trước khi anh từ giã cõi đời này. - Dế Choắt nhìn tôi và nói vậy là tôi mãn nguyện rồi, anh đã thay đổi đã sống tốt hơn. Anh hãy sống thanh thản và đừng nghĩ và bận tâm những chuyện quá khứ. - Tôi nói với Choắt trong tiếng nấc nghẹn ngào: Cảm ơn Dế Choắt nhiều lắm, nhờ anh nhờ sự cảm hóa của anh mà tôi có cuộc sống tốt đẹp hơn. Sắp tới tôi sẽ về đây ở hẳn, đi đâu cũng không bằng quê mình. Tôi về với anh để chiều chiều ra trò chuyện cùng anh Choắt ạ. - Bỗng có tiếng gọi làm tôi giật mình: Ông ơi! về nhà thôi trời sắp tối rồi! Tiếng gọi của mấy đứa cháu nhỏ làm tôi tỉnh hẳn, thì ra tôi vừa gặp lại Dế Choắt trong mơ tưởng trong suy nghĩ của mình, bởi tôi vẫn ám ảnh ân hận về trò đùa dại dột trước đây đã gây ra cái chết thương tâm của Dế Choắt. Tôi ngậm ngùi cùng mấy đứa nhỏ về nhà. |
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0 |
||
Kết bài: Những suy nghĩ, tình cảm, lời nhắn nhủ của Dế Mèn. - Sau bài học đường đời đầu tiên của tôi, sau khi Dế Choắt khuyên nhủ tôi đã thay đổi cách sống, tôi sống chững chạc, đứng đắn và khiêm tốn hơn. Tôi không còn xốc nổi, cà khịa hay kiêu ngạo trước những kẻ yếu hơn mình. Tôi biết yêu thương giúp đỡ mọi người. - Sau lần gặp trong mơ tưởng vơi Dế Choắt mong các bạn hãy sống yêu thương đùm bọc giúp đỡ nhau, biết xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp và trân trọng những người bạn tốt trong cuộc đời. |
1,0 |
||
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt cá tính, sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận |
0,75 |
||
e. Chính tả: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. |
0,25 |
---Hết---
Ngoài 15 Đề Thi HSG Ngữ Văn 6 Cấp Huyện Năm 2021-2022 Có Đáp Án – Ngữ Văn Lớp 6 thì các đề thi trong chương trình lớp 6 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Qua 15 Đề Thi Học Sinh Giỏi Ngữ Văn 6 Cấp Huyện Năm 2021-2022 Có Đáp Án, chúng ta đã trải qua một chặng đường học tập đầy thử thách và phấn khích. Cuộc hành trình này không chỉ đơn thuần là việc khám phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, mà còn là sự phát triển toàn diện của khả năng diễn đạt và tư duy sáng tạo.
Những đề thi này không chỉ đánh giá kiến thức của chúng ta mà còn khuyến khích sự sáng tạo và tư duy phản biện. Chúng ta đã được đối mặt với những vấn đề đa dạng và đòi hỏi sự tư duy linh hoạt để giải quyết. Qua việc làm quen với các đáp án, chúng ta đã nhận ra sự quan trọng của việc phân tích, suy luận và diễn đạt ý kiến một cách logic và sâu sắc.
Đáp án không chỉ là những kết quả, mà còn là những nguồn tham khảo và hướng dẫn quý giá để chúng ta hiểu rõ hơn về cấu trúc văn bản, ngữ pháp và phong cách viết. Chúng là những bước tiến vững chắc trong việc rèn luyện kỹ năng viết và khám phá sự đa dạng của ngữ văn. Đáp án cung cấp cho chúng ta cơ hội để khám phá những cách diễn đạt khác nhau, từ văn xuôi đến thơ ca, từ sự kiện lịch sử đến tình huống hiện đại.
15 Đề Thi Học Sinh Giỏi Ngữ Văn 6 Cấp Huyện Năm 2021-2022 Có Đáp Án đã là những chìa khóa mở ra cho chúng ta thế giới tri thức và sự trưởng thành. Chúng ta đã trải qua những thử thách, nỗ lực và thành công. Những bài kiểm tra này không chỉ là những con số trên giấy, mà còn là những kỷ niệm đáng trân quý trong quá trình hình thành bản thân.
Xem thêm