Docly

Tổng hợp kiến thức: Văn nghị luận là gì?

Cảm xúc chân thực, tránh sáo rỗng, các yếu tố biểu cảm không được tách rời hay lấn át vai trò của nghị luận. Vậy nghị luận là gì? Văn nghị luận là gì? Bố cục của bài văn nghị luận như thế nào cùng theo dõi ở bài viết dưới đây của Trang Tài Liệu.

Nghị luận là gì?

Nghị luận là phương pháp hay dạng thức văn bản tồn tại với nội dung chủ yếu là bàn về một đối tượng khác, đó có thể là một tác phẩm văn học, đời sống, chính trị, xã hội nhằm cung cấp tới người đọc những lý lẽ, dẫn chứng của bản thân có tính thuyết phục. Ngoài ra, nghị luận còn được hiểu là những lời tâm huyết mà người nói muốn truyền tải tới người nghe một các đầy đủ nhất. 

Văn nghị luận là gì? 

Văn nghị luận là một dạng mà trong bài viết, người nói tác giả dùng chủ yếu các lý lẽ, các dẫn chứng sau đó lập luận chỉ ra những điểm nhấn, luận điểm nhằm xác định chỉ ra cho người đọc, người nghe thấy được những tư tường, quan điểm của tác giả gửi gắm vào tác phẩm. Văn nghị luận được viết nhằm giúp cho người đọc, người nghe tin, tán thưởng và hiểu để cùng đồng hành với người viết.

Đặc điểm của văn nghị luận

Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận

– Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Luận điểm thường được thể hiện bằng một phán đoán mang ý nghĩa khẳng định những tính chất, thuộc tính của vấn đề, những khía cạnh nội dung được triển khai để làm sáng tỏ luận đề. Các luận điểm trong bài văn nghị luận được sắp xếp, trình bày theo một hệ thống hợp lý, đầy đủ và được triển khai bằng những lý lẽ, dẫn chứng hợp lý để làm sáng tỏ vấn đề mà luận điểm đặt ra.

Mỗi bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển

– Luận cứ là đưa ra dẫn chứng và lí lẽ nhằm sáng tỏ luận điểm.

– Lập luận là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp so cho luận điểm đưa ra hợp lý, không thể bác bỏ.

Bố cục của một bài văn nghị luận

Bố cục của một bài văn nghị luận gồm có:

– Đặt vấn đề ( mở bài )

Giời thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết.

– Giải quyết vấn đề ( thân bài ) 

Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết người nghe theo quan điểm đã trình bày.

– Kết thúc vấn đề ( kết bài )

Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.

Tùy vào vấn đề, đối tượng cần thuyết phục và cách lập luận mà người viết có thể sắp xếp theo những dàn ý khác nhau. Việc sắp xếp cần linh hoạt nhưng cũng cần phải tuân thủ một số quy tắc nhất định:

  • Các ý lớn phải ngang nhau và cùng làm sáng tỏ cho vấn đề trọng tâm.
  • Các ý nhỏ nằm trong ý lớn và làm sáng tỏ cho ý lớn, cần trinh bày theo một thứ tự tránh trùng lặp ý.
  • Cần xác định mức độ các ý cho hợp lý. Trong một bài văn, các ý không phải bao giờ cũng đồng đều và được trình bày ngang nhau, có ý cần nêu kỹ, có ý chỉ nói qua, nói vừa đủ.

Nội dung và cấu trúc của một bài nghị luận được hình thành từ các yếu tố cơ bản là: vấn đề nghị luận ( luận đề ), luận điểm, luận cứ và lập luận.

Các dạng văn nghị luận thường gặp

Nghị luận văn học

Nghị luận văn học được hiểu là việc bình luận về các vấn đề liên quan đến một tác phẩm văn học gồm các yếu tố: tác giả, tác phẩm,… Trong nghị luận văn hoc, người viết thường sẽ thể hiện được những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân liên quan đến nội dung tác phẩm hoặc thể hiện quan điểm cá nhân đồng tình hoặc không đồng tình từ chính tác giả.

Nghị luận văn học gồm: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ và nghị luận về tác phẩm văn xuôi.

  • Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là việc người viết sẽ nhận xét, đánh giá về nọi dung, tính nghệ thuật của đoạn thơ hoặc bài thơ đó.

Về mặt nội dung thì bài nghị luận cần tập trung phân tích các yếu tố như tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, những tư tưởng,… để đưa ra được những giá trị cụ thể, xác đáng.

Về mặt hình thức thì bài viết phải được trình bày theo bố cục mạch lạc, rõ ràng, lời văn gợi cảm và thể hiện được sự chân thành của người viết.

  • Nghị luận về tác phẩm văn xuôi là việc người viết sẽ trình bày những nhận xét, đánh giá nhân vật trong tác phẩm.

Về mặt nội dung thì đây là những đánh giá, nhận xét về tác phẩm văn xuôi, do đó mọi đánh giá đều phải được xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách hay giá trị hiện thực được thể hiện thông qua tác phẩm. Do đó những nhận xét, đánh giá phải được trình bày rõ ràng, luận cứ và lập luận phải đem lại sự thuyết phục cho người đọc.

Về mặt hình thức, bài nghị luận cần phải đảm bảo sự mạch lạc trong bố cục, lời văn chính xác, gợi cảm.

Nghị luận xã hội

Nghị luân xã hội được hiểu là những bài văn đề cập đến những vấn đề trong xã hội, những tư tưởng đạo lý hay một hiện tượng tiêu cực, tích cực đang diễn ra trong xã hội, bên cạnh đó nó còn có thể xoay quanh các vấn đề về thiên nhiên, môi trường…

Nghị luận xã hội gồm hai loại chính là: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng và nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý.

  • Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống là việc bàn về một hiện tượng, sự kiện có ý nghĩa nhất định đối với đời sống, có thể đáng khen hoặc đáng chê.

Về mặt nội dung: cần phải làm rõ được sự việc, hiện tượng, phân tích rõ ràng các mặt đúng sai của vấn đề, những tác động mà nó đem lại cho xã hội, phân tích nguyên nhân, thể hiện thái độ đồng tình hoặc phản đối…

Về mặt hình thức: bố cục thể hiện mạch lạch, luận điểm rõ ràng, xác thực, lời văn chính xác, nhận xét ngắn gọn nhưng vẫn phải thể hiện được quan điểm của bản thân.

  • Nghị luận về tư tưởng, đạo lý là việc bàn đến đạo đức của xã hội, phê phán những thứ gây suy đồi đạo đức, lối sống và tư tưởng của một số bộ phận hiện nay.

Về mặt nội dung: phải thể hiện được các vấn đề về tư tưởng, đạo lí, phân tích các vấn đề bằng cách giải thích, chững minh , so sánh, đối chiếu… để từ đó chỉ ra được chỗ đúng hay chỗ sai của vấn đề.

Về mặt hình thức: Bài viết phải được chia thành ba phần cụ thể có luận điểm đúng đắn, chặt chẽ và mạch lạc.

Các thao tác lập luận trong văn nghị luận

Các thao tác nghị luận gồm có: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ.

– Thao tác giải thích

  • Giải thích cơ sở: giải thích từ ngữ, khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ.
  • Trên cơ sở giải thích đó giải thích toàn bộ vấn đề, chú ý nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn.

– Thao tác phân tích

  • Khám phá chức năng biểu hiện của các chi tiết
  • Dùng phéo liên tưởng để mở rộng nội dung ý nghĩa
  • Các cách phân tích thông thường: Chia nhỏ đối tượng thành các bộ phận để xem xét; phân loại đối tượng; liên hệ, đối chiếu; cắt nghĩa bình giá; nêu định nghĩa.

– Thao tác chứng minh

  • Đưa ra lí lẽ trước
  • Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận chứng minh thuyết phục hơn. Đôi khi có thể thuyết minh trước rồi trích dẫn sau.

– Thao tác bình luận 

Bình luận luôn có hai phần 

  • Đưa ra những nhận định về đối tượng nghị luận
  • Đánh giá vấn đề ( lập trường đúng đắn và nhất thiết phải có tiêu chí ).

– Thao tác so sánh 

  • Xác định đối tượng nghị luận, tìm một đối tượng tương đồng hay tương phản hoặc hai đối tượng cùng lúc.
  • Chỉ ra những điểm giống nhau giữa các đối tượng
  • Dựa vào nội dung cần tìm hiểu, chỉ ra điểm khác biệt giữa các đối tượng
  • Xác định giá trị cụ thể của các tượng

 – Thao tác bác bỏ

Bác bỏ một ý kiến sai có thể thực hiện bằng nhiều cách: bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ cách lập luận hoăc kết hợp cả ba cách:

  • Bác bỏ luận điểm: thông thường có hai cách bác bỏ: dùng thực tế, dùng phép suy luận
  • Bác bỏ luận cứ: vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lý lẽ và dẫn chứng được sử dụng
  • Bác bỏ lập luận: vạch ra mâu thuẫn, phi logic trong lập luận của đối phương.

Các bài văn nghị luận xã hội

1. Suy nghĩ về những thành công và thất bại trong hành trình tìm kiếm những giá trị cao đẹp của đời sống con người.

2. Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân. 

3. Một Triết gia nói: Mỗi con vật sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con ngưởi là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì nó se trở thành như thế ấy, và nó phải làm bẳng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra.

4. Hãy thể hiện quan điểm của mình trước cuộc vận động: Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục

5. Suy nghĩ về quan niệm : mọi phẩm chất của đức hạn là ở trong hành động.

Văn nghị luận là một thể loại văn bản mà người viết sử dụng lập luận và chứng minh để thuyết phục độc giả về một quan điểm hoặc quan điểm cụ thể. Mục tiêu của văn nghị luận là thuyết phục, đưa ra lập luận hợp lý và dùng bằng chứng, dẫn chứng để thúc đẩy ý kiến hoặc hành động từ người đọc. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều khái niệm thú vị khác.