Tự sự là gì? Phương thức biểu đạt trong văn tự sự
Tự sự là gì? Trang tài liệu giải đáp nhanh khái niệm tự sự là gì? Phương thức biểu đạt trong van tự sự.
Mục lục
Tự sự là gì?
Khái niệm: Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày của một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thức, thể hiện một ý nghĩa
Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
-Nguồn: SGK Ngữ Văn 6 tập 1-
Các phương thức biểu đạt chính trong văn tự sự
Văn tự sự nếu lạm dụng câu kể để diễn đạt lại sự việc sẽ khô khan và không hấp dẫn, chính vì thế, nên có sự kết hợp với các yếu tố của các phương thức biểu đạt khác nhau như:
Kết hợp phương thức miêu tả trong văn tự sự
Miêu tả bên ngoài: Miêu tả ngoại hình nhân vật bằng từ ngữ nổi bật, diễn tả hành động hình dáng nhân vật, miêu tả cảnh vật với những chi tiết sinh động và chân thực.
Miêu tả nội tâm nhân vật: Lột tả tâm tư tình cảm, những trạng thái cảm xúc của nhân vật. Xây dựng hình tượng nhân vật, thể hiện về cuộc đời và con người đối với người đọc.
Kết hợp phương thức biểu cảm trong văn tự sự
Biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp đều được coi là giúp cho nhân vật thể hiện được thế giới nội tâm của mình, qua đó thể hiện cảm xúc chân thực.
Kết hợp phương thức lập luận trong văn tự sự
Lập luận là phương thức được thể hiện qua việc đối thoại giữa các nhân vật, đối thoại với chính mình. Trong đó, người kể hoặc nhân vật sẽ nêu lên những nhận xét, phán đoán, suy luận, lí lẽ, dẫn chứng,…nhằm trình bày quan điểm và thuyết phục người nghe về một vấn đề nào đó một cách logic, triết lý sâu sắc.
Ngoài phương thức biểu đạt tự sự bạn có thể tìm hiểu thêm các phương thức biểu đạt còn lại được sử dụng trong chương trình Ngữ Văn 6 tại:
Hoán dụ là gì? |
Điệp ngữ là gì? |
Hành động nói là gì? |
Câu đặc biệt là gì? |
Phương thức biểu đạt là gì? |
Cách xác định phương thức biểu đạt |
Các thể thơ sử dụng phổ biến trong văn học Việt Nam |