Docly

Văn tự sự là gì? Đặc điểm và yêu cầu của một bài văn tự sự

Văn tự sự là gì? Trang tài liệu liệt kê đặc điểm và yêu cầu của một bài văn tự sự? Hướng dẫn triển khai cách viết bài văn tự sự đầy đủ và chi tiết nhất.

Văn tự sự là gì?

Khái niệm: Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

Với mục đích cung cấp hiểu biết về sự vật việc và con người giúp người đọc, người nghe hiểu chúng một cách đúng đắn, đầy đủ.

Cấu trúc gồm 3 phần chính là mở bài, thân bài và kết bài.

Phần mở bài: Giới thiệu về nhân vật hay sự việc chính của bài văn.

Thân bài: Diễn biến sự việc theo một trình tự nhất định, thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt. Theo cấu trúc mạch lạc và liền mạch.

Kết bài: Kết thúc câu chuyện và bày tỏ thái độ của người kể.

Đặc điểm của bài văn tự sự?

Sự việc: Trong văn tự sự, sự việc được trình bày một cách cụ thể thường xảy ra ở thời gian nào? Địa điểm diễn ra dự việc? Những nhân vật nào tham gia? Nguyên nhân, diễn biến và kết thúc. Sự việc bao gồm sự việc chính và sự việc phụ. Trong đó sự việc phụ thường xuất hiện, bổ sung cho sự việc chính.

Nhân vật:

– Sẽ có sự phân biệt giữa nhân vật chính và nhân vật phụ.

– Nếu xét theo điểm nhìn có hai tuyến nhân vật: nhân vật chính diện là đại diện cho cái tốt, chuẩn mực được đông đảo thừa nhận. Nhân vật phản diện là đại diện cho cái xấu, cái ác.

– Nhân vật thường thể hiện ở các mặt: tên, lai lịch, hình dáng, tính cách.

Yêu cầu của bài văn tự sự lớp 6

1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường

– Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa.

– Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần.

– Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa.

2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng

– Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý.

– Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự)

Cách triển khai viết bài văn tự sự?

Để làm được bài văn tự sự chúng ta sẽ thực hiện theo 4 bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

Bước 2: Lập dàn ý

Bước 3: Viết bài

Bước 4: Đọc và sửa chữa

Lưu ý trong văn nghị luận chia làm 2 ngôi kể:

– Ngôi thứ nhất: Xưng tôi kể lại câu chuyện mình tham gia hoặc chứng kiến. Người kể trực tiếp kể ra những suy nghĩ của mình. Không bị gò bó bởi người khác, có thể bộc lộ tất cả những gì mình muốn nói.

– Ngôi thứ ba: Người kể chuyện giấu mặt chỉ gọi nhân vật bằng tên của chúng, không xuất hiện trong chuyện nhưng biết tất cả lời nói, hành động của nhân vật có thể kể linh hoạt, tự do tất cả những điều xảy ra trong tác phẩm.

– Kết hợp hai ngôi kể: Khi kết hợp giữa ngôi một và ngôi ba làm tác phẩm tự sự linh hoạt hơn, phong phú hơn, cảm xúc cũng được trình bày đặc biệt hơn.