Docly

Từ chỉ hoạt động là gì? Phân biệt từ chỉ hoạt động và trạng thái

Từ chỉ hoạt động là gì? Các từ viết, nói, cười,…đều nhìn thấy được, nghe thấy được hay nhận biết bằng các giác quan khác và là từ chỉ hoạt động. Mời quý bạn cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Trang Tài Liệu để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác.

Khái niệm từ chỉ hoạt động

Từ chỉ hoạt động là những từ dùng để chỉ các hành động vật lý có thiên hướng thể hiện ra bên ngoài. Nói cách khác, những hoạt động có thể quan sát được bằng mắt người sẽ được mô tả bằng từ chỉ hoạt động.

Các từ ngữ chỉ hoạt động thường gặp như: khóc, học, đi, viết, nói, cười,… Các từ chỉ hoạt động có các đặc điểm nhận biết sau đây.

+ Trong câu có từ chỉ hoạt động có thể kết hợp với từ xong để thể hiện sự vận động một cách chân thật nhất (khóc xong, học xong,…)

+ Từ chỉ hoạt động thường được xếp vô nhóm ngoại động từ

Ví dụ từ chỉ hoạt động

– Em vừa mới học bài xong (“học bài” là từ chỉ hoạt động)

– Mùa hè nông thôn, trẻ em đi chăn trâu còn người lớn thì gặp lúa (“chăn trâu” và “gặt lúa” là các từ chỉ hoạt động)

– Mẹ đang nấu cơm dưới bếp (“nấu cơm” là từ chỉ hoạt động)

– Em vừa xem phim vừa khóc (“xem phim” và “khóc” là các từ chỉ hoạt động)

Phân loại động từ

    Sự phân biệt các nhóm động từ thường dựa trên hai tiêu chí: tiêu chí ngữ nghĩa và tiêu chí ngữ pháp. Ví dụ, xét về mặt thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, trước hết cần phân biệt hai nhóm động từ quan trọng, đó là:

– Động từ biểu thị hành động/ hoạt động vật lý như: ăn, uống, đánh, đẩy, cắt, kéo, chạy, nhảy, leo, trèo.

– Động từ biểu thị hoạt động hoặc trạng thái tâm lí như: thích thú, biết, hiểu, cảm thấy, lo lắng, sợ, tôn trọng, do dự, hồi hộp, mong ước, mơ ước, kính nể.

    Sự phân biệt các loại động từ có liên quan đến khả năng kết hợp của chúng. Các động từ biểu thị hoạt động vật lí có thể kết hợp với các từ biểu thị kết quả của hành động, hoạt động như: xong, rồi, nhưng phần lớn các động từ biểu thị hoạt động hoặc trạng thái tâm lí thường không thể kết hợp với các từ đó, hoặc chỉ có thể kết hợp rất hạn chế và sẽ cho một ý nghĩa khác. Ví dụ: Có thể nói:Tôi ăn xong rồi, nhưng không thể nói: Tôi tôn trọng xong rồi. Khi nói: “Tôi sợ anh rồi.” thì rồi mang một ý nghĩa khác: bắt đầu. (Sẽ nói rõ thêm ở chương sau)

   Trong cả hai loại động từ này, ta có thể phân biệt nội động từ và ngoại động từ.

+ Nội động từ biểu thị hành động, hoạt động hoặc trạng thái không thể tác động trực tiếp tới một đối tượng khác, ví dụ: ngủ, nằm, đi, đứng, suy nghĩ.

+ Ngoại động từ biểu thị hành động, hoạt động hoặc trạng thái có thể tác động trực tiếp lên một đối tượng khác hoặc tạo ra một đối tượng khác, ví dụ: đào, tìm, bắt, xây, viết, mua, sản xuất.

   Khi tạo ra lối nói bị động, ta chỉ có thể sử dụng ngoại động từ. Ví dụ: Họ đang đào đường → Đường đang bị họ đào.

– Chức vụ ngữ pháp chủ yếu của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,…

Ví dụ: – Có anh tính hay khoe của.

Cách phân biệt được từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động

Để có thể dễ dàng phân biệt giữa từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động, chúng ta chủ yếu dựa vào chính các khái niệm từ chỉ trạng thái là gì để xác định và nhận diện chúng. Từ chỉ hoạt động được nhận dạng dễ dàng nhất khi chúng chỉ cùng một chuyển động, nhưng hoạt động của từ dễ nhận biết thông qua các giác quan (thính giác, thị giác, v.v.) còn thông thường từ chỉ trạng thái của vật không được cảm nhận trực tiếp, không tự kiểm soát hay điều khiển và không có biểu hiện bên ngoài. Nắm vững cách phân biệt của 2 loại từ này cùng khái niệm từ chỉ đặc điểm là gì giúp học sinh học tốt môn Văn.

Phân biệt từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái – ví dụ

Tiêu chíTừ chỉ hoạt độngTừ chỉ trạng tháiVí dụ
Khái niệmlà những từ có thể nhìn thấy rõ ràng, có thể cảm nhận được bằng các giác quan cụ thể, rõ rànglà những hành động không được cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan bên ngoài và không thể hiện thông qua chuyển động– Em thích cái áo màu đỏ- Con mèo nhà em đang ngủ say
Đặc điểm– Một số từ được coi là động từ chỉ hoạt động và được coi là động từ chỉ trạng thái- Một số từ chuyển nghĩa được coi là động tư chỉ trạng thái- Một số từ mang tính chất ngữ pháp của tính từ- Ngoại động từ còn được coi là động từ chỉ trạng thái nằm giữa động tư và tính từ- Một số động từ chỉ hoạt động được sử dụng như động từ chỉ trạng thái- Đồng từ chỉ trạng thái có một số đặc điểm ngữ pháp vf ngữ nghĩa giống tính từ, có thể hoạt động như vị ngữ trong câu kể- Nội động từ: hướng đến chủ thể hành động, không có tân ngữ trực tiếp nhưng phải có quan hệ động từ- Ngoại động từ: động từ chỉ người hoặc vật khác, có khả năng bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếpnằm, ngồi, thức, vui buồn, hồi hộp, lắng nghe, …

Bài tập về từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái

Dạng 1: Tìm từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động

Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong những câu sau:

a) Con thỏ ăn cà rốt.

b) Đàn hươu uống nước bên sông.

c) Những bông hoa tỏa hương thơm lừng.

Lời giải chi tiết:

Câu a từ “ăn” là từ chỉ hoạt động vì có thể quan sát được bằng mắt.

Câu b từ “ uống” là từ chỉ hoạt động vì đàn hươu có thể tự uống nước

Câu c từ “tỏa” là từ chỉ trạng thái vì hoa không thể tự kiểm soát hành động tỏa hương.

Dạng 2: Phân biệt từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái

Bài 2: Gạch chân từ không cùng nhóm trong mỗi nhóm từ sau:

a/ Anh em, cô dì, chú bác, giúp đỡ, xóm thôn, cánh đồng.

Từ không cùng nhóm: “giúp đỡ” – từ chỉ hoạt động, các từ còn lại chỉ sự vật.

b/ Yêu, nhớ, quên, giận, theo.

Từ không cùng nhóm: “theo” – từ chỉ hoạt động, còn lại là các từ chỉ trạng thái.

c/ Uống, cắt, sen, tham gia, bước

Từ không cùng nhóm: “sen” – từ chỉ sự vật (loài hoa), các từ còn lại chỉ hoạt động.

d/ Cây, lá, cỏ, hoa, sông, lội.

Từ không cùng nhóm: “lội” – từ chỉ hoạt động, các từ còn lại là từ chỉ sự vật.

Bài 3: Trong các từ sau, từ nào là từ chỉ hoạt động, từ nào lag từ chỉ trạng thái?

“buộc, thức, lăn, ngủ, lấp, phát triển, giơ, cắt, bay, nghi ngờ, tưởng tượng, ngồi”

Từ chỉ hoạt động: buộc, lăn, lấp, giơ, cắt, bay, ngồi.

Từ chỉ trạng thái: thức, ngủ, phát triển, nghi ngờ, tưởng tượng.

 Dạng 3: Phân biệt các loại từ khác với 2 loại từ trên

Chia các từ sau thành hai nhóm và gọi tên từng nhóm:

“ghét, chơi, cày, cái xô, thương, bán, đọc, đoạn văn, cơn bão, để, trường học, cất, sân trường, hộp bút”

Trả lời:

Trong các từ trên thì:

– Nhóm từ chỉ sự vật: cái xô, đoạn văn, cơn bão, trường học, sân trường, hộp bút

– Nhóm từ chỉ hoạt động, trạng thái: ghét, chơi, cày, thương, bán, đọc, để, cất

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái Từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái Lớp 2 của Trang Tài Liệu nếu thấy bài viết này hữu ích. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều khái niệm hấp dẫn khác.