Docly

Chỉ từ là gì? Khái niệm và vai trò của chỉ từ trong câu

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường xuyên sử dụng chỉ từ nhưng ít người quan tâm tìm hiểu. Hãy cùng Trang tài liệu khám phá chỉ từ là gì và cách dùng chính xác trong bài tập sau đây nhé!

Chỉ từ là gì?

Khái niệm: Chỉ từ là biện pháp tu từ được dùng phổ biến trong câu, nhất là trong các tình huống giao tiếp mà người nói muốn nhấn mạnh ý nghĩa. Ngoài ra, chỉ từ cũng được vận dụng linh hoạt trong nhiều thể loại văn chương khác nhau.

Việc hiểu và vận dụng chỉ từ thích hợp giúp chúng ta linh động hơn trong giao tiếp và sáng tác văn thơ.

Phân loại chỉ từ trong câu

Dựa vào mục đích sử dụng, chỉ từ được chia thành 3 nhóm:

– Nhóm thứ nhất: các chỉ từ được dùng để chỉ vị trí, hay còn gọi là đại từ chỉ vị trí.

Đại từ chỉ vị trí là những từ dùng để chỉ quan hệ không gian giữ người nói và đối tượng được nói đến trong câu. Đó là các đại từ: này, kia, kìa, ấy, đấy, đó, nọ, đây.

Đại từ chỉ vị trí có các đặc điểm sau:

+ Khi sử dụng các đại từ chỉ vị trí, cần phải có vật quy chiếu. Vật quy chiếu có thể là người nói, người nghe hoặc một đối tượng được người nói, người nghe đề cập đến.

Ví dụ:

“Tôi không thích đôi giày này”. Chỉ từ “này” cho thấy vị trí của người nói đang ở gần đôi giày được nói đến.

Hoặc “Tôi thích đôi giày này hơn đôi giày kia”. Chỉ từ “kia” cho thấy người nói đang ở xa đôi giày được nói đến.

Như vậy, các chỉ từ biểu thị vị trí của người nói hoặc sự vật được nói đến. Hay nói cách khác, chỉ từ được dùng để định vị sự vật trong quan hệ với người nói, người nghe hoặc trong quan hệ giữa các sự vật với nhau.

+ Các đại từ chỉ vị trí vừa được dùng để chỉ vị trí xác định vừa để chỉ vị trí không xác định.

Ví dụ: Từ “này” trong 2 câu sau: Tôi đã đi trên con đường này/Tôi ra đằng này một chút. Từ “này” ở đây vừa được sử dụng để chỉ địa điểm xác định vừa được dùng để chỉ địa điểm không xác định

– Nhóm thứ hai: các từ dùng để chỉ quan hệ thời gian giữa các sự vật được nói tới, hay còn là đại từ chỉ thời gian. Đó là các từ: này, nay, kia, kìa, ấy, đấy, nọ, đây, bây giờ, bấy giờ, giờ.

Có thể thấy rằng nhiều đại từ chỉ vị trí đồng thời cũng là đại từ chỉ thời gian.

Đại từ chỉ thời gian có các đặc điểm đặc trưng để phân biệt với các chỉ từ khác:

+ Đại từ chỉ thời gian có thời điểm quy chiếu. Thời điểm quy chiếu là thời điểm nói/suy nghĩ/ hành động hoặc một trờ điểm được đề cập trong câu.

Các chỉ từ được dùng để chỉ thời điểm nói/ suy nghĩ/ hành động: đây, này, bây giờ, giờ.

Ví dụ: Trước đây, đường phố đông đúc hơn bây giờ.

Các chỉ từ được dùng để chỉ thời điểm quy chiếu của một sự kiện được nhắc đến trong quá khứ hoặc tương lai: đấy, ấy, đó, bây giờ.

Ví dụ: Thời gian đó, chúng tôi luôn cảm thấy vui vẻ.

Các chỉ từ dùng để chỉ một thời điểm nào đó đã xác định cụ thể hoặc không xác định được một cách cụ thể trong tương lai: kia, kìa.

Ví dụ: Một ngày kia chúng tôi sẽ trở lại Hà Nội.

– Nhóm thứ ba: những từ dùng để thay thế cho một trạng thái/sự kiện đã được nêu ra ở một đơn vị ngôn ngữ khác (từ, một vế câu, một câu hoặc một số câu). Đó là các từ: Thế, vậy.

Ví dụ: Bạn làm như vậy là không đúng.

Vai trò chỉ từ trong câu

Nhiệm vụ của chỉ từ: Chỉ từ trong câu làm phụ ngữ cho cụm danh từ.

Ví dụ:

Ngày xửa ngày xưa, có công chúa nọ, vô cùng xinh đẹp và được mọi người yêu mến.

=> Chỉ từ “Nọ” được đứng sau danh từ làm phụ ngữ cho danh từ “công chúa”.

Ở một vài trường hợp khác, chỉ từ còn đứng ở vị trí là chủ ngữ, vị ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.

Ví dụ:

Ngày kia, tôi có hẹn với bạn An.

=> Chỉ từ “Kia” đóng vai trò là trạng ngữ chỉ thời gian trong câu trên.

Cô gái ấy là người mà tôi thương

=>“Ấy” là chỉ từ trong câu, đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu.

Cách dừng chỉ từ

Chỉ từ là từ ngữ thông dụng được sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm văn chương và trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày.

Trong các tác phẩm văn chương:

“Ăn cây nào rào cây nấy

Trong các tình huống,giao tiếp hằng ngày:

Em tên là gì nào?

Quê em ở đâu?

=> Sử dụng những chỉ từ quen thuộc và gần gũi trong cuộc sống hằng ngày và trong văn học.