Docly

Áp suất, áp lực là gì? Phân biệt và công thức tính | Vật lý 8

Áp lực là gì

Khái niệm: Áp lực là gì? là lực tác động trên diện tích bề mặt của một vật hay lực ép vuông góc với mặt chịu lực. Theo nghĩa chung, cũng như khái niệm lực tổng quát, áp lực là đại lượng véc-tơ.

(Nguồn: Sách giáo khoa Vật lý 8)

Áp suất là gì

Trong vật lý học, áp suất (thường được viết tắt là p hoặc P) là một đại lượng vật lý, được định nghĩa là lực trên một đơn vị diện tích tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể. (Nguồn: Sách giáo khoa Vật lý 8)

Công thức tính áp lực

F = P.S

Trong đó:

P là áp suất;

là lực ép lên diện tích chịu lực;

S là diện tích chịu lực;

Công thức tính áp suất

Theo nghiên cứu, tùy thuộc vào môi trường rắn, lỏng khí… sẽ có công thức tính áp suất khác nhau. Cụ thể như sau:

Công thức tính áp suất chất rắn

Áp suất chất rắn là áp lực tác dụng lên một đơn vị diện tích xác định và được ứng dụng trong lĩnh vực y tế, xây dựng, thực phẩm…

Công thức tính:

P = F / S

Trong đó:

P: áp suất của chất rắn, đơn vị là N/m2, Pa, Bar, mmHg, Psi.F: là áp lực vuông góc tác động lên bề mặt diện tích đơn vị N.S: là diện tích bề mặt bị F tác động( đơn vị m2).

Công thức tính áp suất chất lỏng khí

Áp suất chất lỏng và khí sẽ có công thức tính giống nhau vì đều là lực đẩy của lưu chất bên trong hệ thống đường ống. Lực đẩy càng nhanh thì áp suất càng mạnh, lực đầy càng yếu, áp suất càng yếu.

Công thức tính:

P = D.H

Trong đó:

P: Là áp suất chất lỏng hoặc khí cần tính (Đơn vị Pa hoặc bar)D: Trọng lượng riêng của chất lỏng hoặc khí (đơn vị N/m2).H: Chiều cao của chất lỏng chất hoặc khí (mét)

Công thức tính áp suất thẩm thấu

Áp suất thẩm thấu được hiểu là lực đẩy trong hiện tượng thẩm thấu ( sự dịch chuyển của dung môi từ dung dịch có nồng độ thấp sang nồng độ cao). Áp suất này tỷ lệ thuận với nồng độ cũng như nhiệt độ của dung dịch.

Công thức tính:

P = R*T*C

Trong đó:

P: là áp suất thẩm thấu, đơn vị atm.R: là hằng số cố định 0,082T: nhiệt độ tuyệt đối, T = 273 + t oCC: Lượng nồng độ dung dịch được phân li theo tỷ lệ từng dung chất, đơn vị gam/lit.

Áp suất thủy tĩnh

Áp suất tĩnh (Hydrotatic Pressure) là áp lực được tính khi mực chất lỏng ở mức cân bằng không có dao động.

Công thức tính:

P = Po + pgh

Trong đó:

P: khối lượng riêng mặc định của một đơn vị chất lỏng, đơn vị kg/m3Po: áp suất khí quyểng: gia tốc trọng trườngh: chiều cao từ đáy lên mặt tĩnh của chất lỏng.

Áp suất riêng phần

Áp suất riêng phần của một chất khí khi nằm trong một hỗn hợp khí nếu giả thiết 1 mình khí đó chiếm toàn bộ thể tích của hộp.Công thức tính:

pi = xi.p

Trong đó:

pi: áp suất riêng phần

xi: phần mol xi của phần tử i trong hỗn hợp khí: áp suất toàn phần

Áp suất dư

Áp suất dư còn được gọi là áp suất tương đối là áp suất tại một thời điểm mà chất lỏng và chất khí lấy mốc là áp suất khí quyển lân cận xung quanh.

Công thức tính:

Pd = P – Pa

Trong đó:

Pd: áp suất tương đốiP: áp suất tuyệt đốiPa: áp suất khí quyển

Lưu ý: Nếu chất lỏng đứng yên sẽ có công thức tính áp suất dư như sau:

Pdu = y.h

Trong đó: y là khối lượng riêng của chất lỏng, h là chiều sâu của điểm đang xét tính từ mặt thoáng của chất lỏng.

Áp suất tuyệt đối

Áp suất tuyệt đối được tính bằng tổng của áp suất tương đối và áp suất khí quyển vì là áp suất được gây ra bởi cả khí quyển và cột chất lỏng tác dụng lên điểm trong lòng chất lỏng.

Công thức tính:

P = pa+pd

Trong đó:

P: áp suất tuyệt đối: áp suất tương đối: áp suất khí quyển

Ôn tập kiến thức trọng tâm Vật Lý 8 được Trang tài liệu tổng hợp tại:

CTA3Lực ma sát là gì? Có mấy loại lực ma sát?
CTA3Công cơ học là gì? Công thức tính công cơ học và bài tập áp dụng
CTA3Cơ năng là gì? Nêu công thức và định luật bảo toàn cơ năng

Xem trước kiến thức Vật lý 9 chi tiết tại:

CTA3Biến trở là gì? Công dụng và cấu tạo của Biến trở
CTA3Đơn vị của động lượng là gì? Kiến thức vật lý lớp 10
CTA3KWh là gì? KWh là đơn vị của?