Docly

Dung tích sống là gì? Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống

Dung tích sống là gì? Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào? Đó là những câu hỏi rất thú vị, hãy cùng Trang Tài Liệu tìm hiểu khái niệm này thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Dung tích sống càng lớn thì càng có lợi cho cơ thể, vì trong phổi của ta sẽ có một lượng lớn không khí để duy trì oxi cho cơ bắp. Một cơ thể có dung tích sống lớn thì việc hít thở sẽ dễ dàng hơn khi chúng ta làm việc nặng, hoạt động mạnh hay đi những chuyến đi xa, leo cao.

Câu 4: Trang 73 – sgk Sinh học 8

Dung tích sống là gì? Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Giải:

  • Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra.
  • Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn.
  • Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.

=> Cần luyện tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên đều đặn từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng.

Dung tích sống là gì?

Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra. Hay có thể định nghĩa Dung tích sống là lượng khí thở ra tối đa sau khi hít vào một lượng dung tích phổi. Dung tích sống phụ thuộc vào tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn.

Dung tích phổi là gì?

Dung tích phổi là thể khí (O2) trong phổi khi hít vào hết sức.

Dung tích khí cặn là gì?

Dung tích cặn là thể tích khí còn lại trong phổi ở cuối thì thở ra trong trạng thái hô hấp bình thường.

Chỉ định và chống chỉ định đo dung tích sống gắng sức

Dung tích sống gắng sức được dùng để đánh giá chức năng thông khí phổi – một trong những chức năng hô hấp, bằng cách đo lường khả năng hít vào và thở ra. Mặc dù FVC không giúp xác định bệnh phổi cụ thể, nhưng kết quả đo được có thể giúp thu hẹp phạm vi những chẩn đoán tiềm năng và cùng với những kết quả khác có thể giúp xác định bệnh phổi.

Dung tích sống gắng sức được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Khó thở, thở khò khè hoặc bị ho dai dẳng.
  • Đánh giá chức năng hô hấp khi mức oxy trong máu thấp.
  • Đánh giá chức năng hô hấp trước khi tiến hành phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật phổi.
  • Đánh giá khả năng thở ở người bị bệnh tim.
  • Lập kế hoạch cho chương trình hồi phục phổi.
Dung tích sống gắng sức
Đo dung tích sống gắng sức chỉ định với trường hợp ho kéo dài, khó thở

Mặc dù an toàn nhưng dung tích sống gắng sức chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Ho ra máu không rõ nguyên nhân: Thực hiện FVC có thể khiến tình trạng ho nặng hơn.
  • Mới được chẩn đoán nhồi máu cơ tim, tim mạch không ổn định hoặc thuyên tắc phổi: Thực hiện FVC có thể làm thay đổi huyết áp và tình trạng đau thắt ngực tồi tệ hơn.
  • Mới phẫu thuật mắt: Thực hiện FVC có thể làm gia tăng áp lực nhãn cầu.

Các xét nghiệm liên quan đến dung tích sống gắng sức

Để đánh giá chức năng hô hấp, cụ thể là chức năng thông khí phổi, các chỉ số sau đây được thực hiện cùng với dung tích sống gắng sức (FVC):

  • Dung tích sống (Vital Capacity, viết tắt là VC): Đo lượng không khí tối đa thở ra (trong điều kiện thở bình thường) khi gắng sức hít vào.
  • Thể tích thở ra trong một giây (FEV1): Đo lượng không khí thở ra gắng sức trong 1 giây đầu tiên.

Cùng với các chỉ số này, đo dung tích sống gắng sức (FVC) và những xét nghiệm chức năng phổi khác sẽ cho phép xác định tình trạng chức năng thông khí phổi bằng cách so sánh với tiêu chuẩn dựa trên tuổi, giới tính, chiều cao và cân nặng.

Cách đo dung tích sống gắng sức (FVC)

Đo dung tích sống gắng sức (FVC) được thực hiện như sau:

  • Người bệnh mặc áo quần thông thoáng, rộng rãi ngồi trên ghế, thở bình thường, trong tâm trạng thoải mái.
  • Đặt clip lên mũi người bệnh.
  • Đưa ống thở vào miệng của người bệnh và bịt kín môi để không khí không bị thoát ra ngoài.
  • Người bệnh được yêu cầu hít vào càng sâu càng tốt và thở ra mạnh nhất có thể.

Lặp lại quy trình này ít nhất 3 lần để có giá trị trung bình và đồng nhất.

Dung tích sống gắng sức

Các cách luyện tập để tăng dung tích sống

  • Rèn luyện để tăng sức chịu đựng của cơ bắp bằng cách tập thể dục kết hợp với hít thở.
  • Tập thở theo phương pháp Breathwork
  • Luyện tập các bài tập để mở rộng khoang ngực như động tác kéo dãn cơ ngực, khung xương sườn trong yoga
  • Tham gia các hoạt động hiking, leo núi.

Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống

– Quá trình luyên tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào việc tăng dung tích phổi và dung tích khí cặn.

  • Muốn tăng dung tích phổi thì cần phải tăng dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa.
  • Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.

Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là cơ bắp và các cơ quan trong cơ thể của bạn cần oxy để thực hiện tốt chức năng của mình. Khi bạn thở, phổi của bạn hoạt động để hấp thụ oxy và tim bơm nó ra ngoài cơ thể để cung cấp cho cơ bắp của bạn năng lượng mà chúng cần. Đây là lý do chính tại sao tim bạn đập nhanh hơn để tăng lưu thông và tại sao bạn thở mạnh và thở gấp hơn trong khi tập thể dục.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Dung tích sống là gì? Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào? Mời các bạn tham khảo Đề thi cuối kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm học 2022 – 2023 và các bài tập khác trong chương trình Lớp 8 mảng Học tập nhé.