Docly

Lai kinh tế là gì? Có nên dùng lai kinh tế để đảm bảo giống nòi hay không?

Lai kinh tế là gì? Lai kinh tế liệu có phải là phương pháp lai được thực hiện giữa hai cơ thể (đực và cái) thuộc nhiều giống hoặc loài khác nhau để tạo thành sản phẩm là con lai thương phẩm. Để có một cái nhìn sâu hơn, Trang tài liệu kính mời quý độc giả xem chi tiết bài viết dưới đây nhé!

Lai kinh tế là gì?

Khái niệm: Lai kinh tế (Commercial crossing), còn gọi là lai công nghiệp, là phương pháp lai giữa hai cơ thể (đực và cái) thuộc hai, ba, bốn dòng, hoặc giống, hoặc loài khác nhau để tạo con lai thương phẩm; con lai này không sử dụng làm giống mà chỉ để nuôi lấy sản phẩm thịt, trứng, sữa…

Lai kinh tế được gọi là lai công nghiệp vì chỉ dùng con lai F1 làm sản phẩm, sản phẩm có thể sản xuất nhanh, hàng loạt, có chất lượng trong một thời gian tương đối ngắn. Hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng phương pháp lai kinh tế để tạo con lai có năng suất và chất lượng đem lại hiệu quả cao. Có nước tới 80% sản phẩm thịt có được là do sử dụng lai kinh tế để tạo ra.

Ví dụ về lai kinh tế: Ở Việt Nam, phép lai kinh tế được thực hiện nhiều giữa con cái là lợn ỉ Móng Cái lai với con đực là lợn Đại Bạch, tạo ra con lai F1 có nhiều ưu điểm như thịt thơm ngon, chống chịu tốt; con mới đẻ ra khỏe mạnh, trọng lượng  từ 0,7 – 0,8 kg; tăng trọng nhanh chỉ 10 tuổi tháng từ 80 – 100kg, đặc biệt là có tỷ lệ thịt nạc cao.

Mục đích của lai kinh tế

Mục đích chính của lai kinh tế đó là tạo con lai có ưu thế lai cao, sử dụng để làm thương phẩm. Bên cạnh đó, lai kinh tế còn mang lại kiến thức về phép lai, giúp bạn lựa chọn được phép lai công nghiệp phù hợp nhất. Phương pháp lai này còn giúp cho con lai F1 có được những đặc tính nổi bật từ giống thuần chủng.

Trong công tác giống, các giống mới thường được hình thành bằng con đường lai tạo vì những giống gốc ban đầu ít nhiều có pha máu giữa nhiều giống. Việc tạo ra các sản phẩm thịt, trứng, sữa, lông… phần lớn qua lai tạo. Việc lai tạo đã có ảnh hưởng tốt đến sản lượng và chất lượng của sản phẩm (Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện, 1995). Hiện nay, để tăng năng suất vật nuôi, trong công tác giống người ta thường cho lai tạo. Theo Trần Đình Miên (1981), lai tạo nhằm mục đích lay động tính tiềm ẩn sẵn có trong từng cá thể, từng dòng, từng giống, phát huy những bản chất di truyền tốt của con lai nên những tổ hợp lai mới có năng suất cao hơn, hiệu quả chăn nuôi tốt hơn.

Bên cạnh đó, mục đích của lai tạo còn nhằm sử dụng hiện tượng sinh học quan trọng đó là ưu thế lai (Heteorosis) làm cho sức sống của con vật, sức miễn kháng đối với bệnh tật và các tính trạng kinh tế được nâng cao, đồng thời thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của tổ hợp lai, ưu thế lai làm căn cứ cho việc chọn lọc giống gia súc (Lê Đình Lương và Phan Cự Nhân, 1994).

Các hình thức lai kinh tế hiện nay

Có 2 phương pháp lai kinh tế phổ biến hiện nay, đó là:

Lai kinh tế đơn giản

Là phương pháp lai kinh tế sử dụng ưu thế lai cao nhất, thường được dùng để lai giữa giống thuần địa phương với giống thuần nhập ngoại. Lai kinh tế đơn giản được sử dụng phổ biến trong sản xuất gà lấy trứng hoặc lấy thịt để tận dụng tối đa khả năng dễ nuôi, sức chống chịu cao,…. Ở Việt Nam, phương pháp lai kinh tế đơn giản được sử dụng để lai tạo giữa các giống gà Rhode Island Red, gà Leghorn, gà Sussex, gà Plymouth Rock với gà Ri.

Lai kinh tế phức tạp

Đây là phương pháp lai phổ biến để tạo gà thương phẩm trứng, thịt. Thông thường sẽ sử dụng lai giữa 3-4 dòng trong cùng một giống tạo ra con lai thương phẩm có 3-4 máu, áp dụng đối với gà chuyển hướng trứng như row nick, BB Cock B380, Lohmann Brown, Goldline 54, Hisex, Brown, Hyline Brown,… Lai kinh tế kép còn thể hiện với việc lai khác loài với nhau.

Hiệu quả của phương pháp lai kinh tế

Phép lai kinh tế là gì và hiệu quả nó mang lại như thế nào? Hiện nay, để lai kinh tế hiệu quả, các bạn phải chọn lọc được dòng thuần chủng tốt. Trong quần thể các dòng thuần, cá thể dị hợp sẽ giảm đi và đồng hợp có khả năng tăng lên. Bên cạnh đó, trong giống sẽ bao gồm các dòng và mỗi dòng sẽ có những đặc điểm chung và đặc điểm di truyền riêng khác với những dòng còn lại.

Hiệu quả của phương pháp lai kinh tế còn được thể hiện qua sự khác biệt của mỗi dòng về kiểu gen bởi nó là yếu tố quyết định làm xuất hiện ưu thế lai. Vì thế, nếu sự khác biệt quá lớn thì khi tiến hành lai sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Bên cạnh đó, tìm hiểu lai kinh tế là gì, các bạn sẽ nhận thấy được sự phối hợp cao giữa các dòng và công tác chọn giống sẽ phải đi theo một hướng riêng. Nếu không đi theo dòng nhất định thì hiệu quả sẽ kém và năng suất, chất lượng không cao. Do vậy, bạn sẽ không thể tạo ra những dòng lai tốt nếu không chọn ra được những dòng giống tốt.

Hơn thế nữa, lai kinh tế là gì cho ví dụ cũng sẽ giúp bạn nhận thấy một cách chi tiết hiệu quả của phương pháp lai kinh tế. Thực tế hiện nay, hiệu quả của lai giữa dòng hoàn toàn vượt trội hơn so với nhân giống theo phương pháp thuần chủng. Do vậy, lai giống chủ yếu sẽ được dùng để tạo ra những cá thể có cá tính di truyền pha trộn cũng như sở hữu ưu thế lai cao nhất. Đồng thời, một dòng lai sẽ khó có thể đạt được những tăng suất tối đa nếu có được mọi đặc trưng kinh tế có lợi.

Lai kinh tế là gì cho ví dụ, các bạn có thể tham khảo ví dụ sau: Dùng một con lợn nái có giống là lợn ỉ Móng Cái lai với một con đực Đại Bạch. Con lợn nái có tính mắn đẻ, thịt ăn thơm ngon và khả năng kháng bệnh, chống chịu tốt. Cùng với đó, con đực cao sản, có khả năng tăng trưởng nhanh và năng suất chăn nuôi cao. Do đó, con lai F1 sẽ sở hữu được nhiều tính trạng tốt từ bố và mẹ như thịt thơm ngon, tăng trưởng nhanh và khả năng miễn dịch, chống chịu bệnh tật tốt.