Docly

Dấu chấm lửng là gì? Ví dụ minh họa về dấu chấm lửng

Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy được sử dụng rất nhiều trong văn viết. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người không hiểu rõ khái niệm dấu chấm lửng là gì, hay thường xuyên nhầm lẫn về công dụng và sử dụng sai trong các câu văn. Vậy nên chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết để các bạn có thể hiểu rõ hơn về 2 loại dấu câu này.

Câu hỏi: Dấu chấm lửng là gì?

Trả lời:

– Dấu chấm lửng là dấu chấm thông thường sẽ xuất hiện ở giữa hoặc ở cuối câu.

– Mục đích của việc sử dụng dấu chấm lửng:

+ Tức ý vẫn còn chưa diễn đạt hết, vẫn còn điều muốn nói.

+ Sử dụng với mục đích ngập ngừng, ngắt quãng trong câu.

+ Hoặc trong một vài trường hợp dấu chấm lửng còn là dấu hiệu cho sự châm biếm, mỉa mai.

+ Dấu chấm lửng còn là đoạn kéo dài của một loại âm thanh nào đó.

Chú ý: Khi đọc bài có dấu chấm lửng cần ngắt nghỉ.

Ví dụ về dấu chấm lửng và tác dụng trong câu

Các món ăn Việt Nam được đưa vào từ điển như Bánh mì, Áo dài…

=> Dấu chấm lửng được sử dụng ở đây với mục đích vẫn còn nhiều ý chưa được liệt kê hết.

Ngày mai cậu đi du học rồi à? Sao nhanh quá…

=> Tác dụng của dấu chấm lửng trên biểu thị cảm xúc bất ngờ, lời nói bị dừng lại, ngắt quãng đột ngột không nói nên lời.

Dấu chấm lửng cũng được bắt gặp rất nhiều trong giao tiếp mỗi ngày của chúng ta.

Tác dụng của dấu chấm lửng

Tác dụng của dấu chấm lửng ở trong câu là:

– Vẫn còn chưa diễn đạt hết và còn điều muốn nói.

– Thể hiện sự ngập ngừng, ngắt quãng trong câu.

– Trong một vài trường hợp thì dấu chấm lửng còn là dấu hiệu cho sự châm biếm, mỉa mai.

– Là đoạn kéo dài của một loại âm thanh nào đó.

Chú ý: Khi đọc bài mà có dấu chấm lửng thì cần phải ngắt nghỉ.

Ví dụ minh họa dấu chấm lửng

Sau khi đã tìm hiểu rõ khái niệm và tác dụng dấu chấm lửng ở bên trên, chắc chắn nhiều bạn vẫn còn mơ hồ. Để các bạn hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ chi tiết ở bên dưới đây.

Ví dụ 1: Các món ăn truyền thống của Việt Nam được nhiều người yêu thích như bánh mì, bánh chưng, bánh tét,…

=> Dấu chấm lửng trong câu này được sử dụng với mục đích vẫn còn nhiều ý khác chưa được liệt kê hết.

Ví dụ 2: Mai cậu đi du học rồi à? Sao nhanh quá…

=> Tác dụng của dấu chấm lửng trong câu này biểu thị cho cảm xúc bất ngờ, lời nói bị dừng lại đột ngột không nói nên lời.

Bài tập liên quan đến dấu chấm lửng

Câu 1. Trong các trường hợp sau, dấu chấm lửng có tác dụng gì?

(1) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…

(Hồ Chí Minh)

(2) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất cả chạy xông vào thở không ra lời:

– Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!

(Phạm Duy Tốn)

(3) Cuốn tiểu thuyết được viết trên… bưu thiếp.

(Báo Hà Nội mới)

  • (1): Dấu chấm lửng dùng với ngụ ý liệt kê.
  • (2): Dấu chấm lửng dùng để thể hiện sự ngắt quãng trong lời nói, gợi tả sự hốt hoảng, mệt mỏi.
  • (3): Dấu chấm lửng có tác dụng giãn cách, tạo ra sự bất ngờ cho sự xuất hiện của thông tin có ý nghĩa mới lạ, hay hài hước, châm biếm.

Câu 2. Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu dưới đây:

a) Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.

(Thép Mới)

b) Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bãi và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi cho bãi thêm rộng; nhưng mỗi năm vào mùa nước, cũng con sông Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi.

(Đào Vũ)

c) Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.

(Hoài Thanh)

Trả lời: 

a, Dấu chấm phẩy được dùng ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập

b, Dấu chấm phẩy được dùng ngăn cách hai vế câu trong câu ghép

c, Dấu chấm phẩy được dùng ngăn cách hai tập hợp từ có quan hệ song song và đều làm phụ ngữ cho động từ nói

Câu 3. Viết một đoạn văn về ca Huế trên sông Hương trong đó:

a) Có câu dùng dấu chấm lửng.

b) Có câu dùng dấu chấm phẩy.

Trả lời: 

Ca Huế trên sông Hương là một trong những nét đẹp văn hóa riêng độc đáo. Ca Huế có nguồn gốc từ dòng nhạc dân ca; nhạc cung đình hòa hợp. Từ không gian yên tĩnh buổi đêm bỗng bừng lên dàn hòa tấu những khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ. Người nhạc công tài hoa dùng các ngón đàn trau chuốt như mổ, vả, ngón bấm… nhịp nhàng uyển chuyến tấu lên những hoan khúc làm xao động lòng người. Từ đó người ca nhi cất lên điệu hát. Các thể ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng…

Trên đây là nội dung soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy thuộc bài học bài 29 SGK Ngữ văn 7 do Đọc tổng hợp, Mong rằng với những tổng hợp lý thuyết cũng như hướng trả lời các câu hỏi sẽ giúp các em chuẩn bị trước bài học cho tiết tới. Đừng quên theo dõi website Trangtailieu.com để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác.