Docly

Âm tiết là gì? Đặc điểm ẩm tiết trong Tiếng Việt [2023]

Chuỗi lời nói mà con người phát ra gồm nhiều khúc đoạn dài ngắn khác nhau được gọi là âm tiết. Vậy, âm tiết là gì, Âm tiết trong Tiếng Việt, Tiếng Anh có cấu tạo gì? Đặc điểm của nó như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Trang Tài Liệu để hiểu chi tiết hơn về âm tiết.

Âm tiết là gì?

Lời nói của con người là một chuỗi âm thanh được phát ra kế tiếp nhau trong không gian và thời gian. Việc phân tích chuỗi âm thanh ấy người ta nhận ra được các đơn vị của ngữ âm. Khi một người phát ngôn Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa, chúng ta nghe được những khúc đoạn tự nhiên trong chuỗi lời nói đó như sau:

Hà / Nội / mùa / này / vắng / những / cơn / mưa

Những khúc đoạn âm thanh này không thể chia nhỏ hơn được nữa dù chúng ta có cố tình phát âm thật chậm, thật tách bạch. Điều đó chứng tỏ rằng, đây là những khúc đoạn âm thanh tự nhiên nhỏ nhất khi phát âm, và được gọi là âm tiết. Trong tiếng Việt, một âm tiết bao giờ cũng được phát ra với một thanh điệu, và tách rời với âm tiết khác. Vì vậy, việc nhận ra âm tiết trong tiếng Việt là dễ dàng hơn nhiều so với các ngôn ngữ Ấn Âu. Trên chữ viết, mỗi âm tiết tiếng Việt được ghi thành một chữ.

âm tiết trong tiếng Việt

Đặc điểm của âm tiết trong Tiếng Việt

Cấu tạo của âm tiết trong tiếng Việt

Mỗi âm tiết tiếng Việt là một khối hoàn chỉnh trong phát âm. Trên thực tế không ai phát âm tách nhỏ cái khối đó ra được trừ những người nói lắp. Trong ngữ cảm của người Việt, âm tiết tuy được phát âm liền một hơi, nhưng không phải là một khối bất biến mà có cấu tạo lắp ghép. Khối lắp ghép ấy có thể tháo rời từng bộ phận của âm tiết này để hoán vị với bộ phận tương ứng của ở âm tiết khác. 

Ví dụ:

  • tiền đâu → đầu tiên (đảo trật tự âm tiết và hoán vị thanh điệu `)
  • hiện đại → hại điện (hoán vị phần sau iên cho ai)
  • nhỉ đay → nhảy đi (thanh điệu giữ nguyên vị trí cùng với phần đầu nh và đ)

Quan sát ví dụ trên ta thấy âm tiết tiếng Việt có 3 bộ phận mà người bản ngữ nào cũng nhận ra: thanh điệu, phần đầu và phần sau. Phần đầu của âm tiết được xác định là Âm đầu, vì ở vị trí này chỉ có một âm vị tham gia cấu tạo. Phần sau của âm tiết được gọi là phần Vần. Người Việt chưa biết chữ không cảm nhận được cấu tạo của phần vần. Vào lớp 1, trẻ em bắt đầu đánh vần, tức là phân tích, tổng hợp các yếu tố tạo nên vần, rồi ghép với âm đầu để nhận ra âm tiết. 

Đặc điểm của âm tiết trong tiếng Việt

Có tính độc lập cao

  • Trong dòng lời nói, âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng thể hiện khá đầy đủ, rõ ràng, được tách và ngắt ra thành từng khúc đoạn riêng biệt.
  • Khác với âm tiết các ngôn ngữ châu Âu, âm tiết nào của tiếng Việt cũng mang một thanh điệu nhất định.
  • Do được thể hiện rõ ràng như vậy nên việc vạch ranh giới âm tiết tiếng Việt trở nên rất dễ dàng.
âm tiết

Có khả năng biểu hiện ý nghĩa

Ở tiếng Việt, tuyệt đại đa số các âm tiết đều có ý nghĩa. Hay, ở tiếng Việt, gần như toàn bộ các âm tiết đều hoạt động như từ…

Có thể nói, trong tiến Việt, âm tiết không chỉ là một đơn vị ngữ âm đơn thuần mà còn là một đơn vị từ vựng và ngữ pháp chủ yếu. Ở đây, mối quan hệ giữa âm và nghĩa trong âm tiết cũng chặt chẽ và thường xuyên như trong từ của các ngôn ngữ Âu châu, và đó chính là một nét đặc trưng loại hình chủ đạo của tiếng Việt.

Có một cấu trúc chặt chẽ

Mô hình âm tiết tiếng Việt không phải là một khối không thể chia cắt mà là một cấu trúc. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt là một cấu trúc hai bậc, ở dạng đầy đủ nhất gồm 5 thành tố, mỗi thành tố có một chức năng riêng.

Mô hình âm tiết tiếng Việt và các thành tố của nó

Thanh điệu

Có tác dụng khu biệt âm tiết về cao độ. Mỗi âm tiết có một trong 6 thanh điệu. Ví dụ: toán – toàn

Âm đầu

Có những cách mở đầu âm tiết khác nhau (tắc, xát, rung), chúng có tác dụng khu biệt các âm tiết. Ví dụ: toán – hoán

am tiet trong tieng viet 2
Mô hình âm tiết tiếng Việt và các thành tố của nó

Âm đệm

Có tác dụng biến đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu, nó có chức năng khi biệt các âm tiết. Ví dụ: toán – tán

Âm chính

Mang âm sắc chủ đạo của âm tiết và là hạt nhân của âm tiết. Ví dụ: túy – túi

Âm cuối

Có chức năng kết thúc âm tiết với nhiều cách khác nhau (tắc, không tắc…) làm thay đổi âm sắc của âm tiết và do đó để phân biệt âm tiết này với âm tiết khác. Ví dụ: bàn – bài

5 thành tố trên ở âm tiết nào cũng có, đó là 5 thành phần của âm tiết, mỗi thành phần làm thành một trục đối lập (các âm tiết đối lập nhau theo từng trục, hay còn gọi là đối hệ).

4 loại Âm tiết trong Tiếng Anh

Âm tiết trong tiếng Anh là gì?

Syllable (âm tiết) được định nghĩa như sau: “a single unit of speech, either a whole word or one of the parts into which a word can be separated, usually containing a vowel”

Dịch là: là 1 đơn vị khi phát âm, có thể là một từ hoặc một phần của từ mà có thể phát âm tách biệt. Một âm tiết thường bao gồm một nguyên âm.

(từ điển Cambridge)

Ví dụ:

  • Từ “car” có phiên âm là /kɑːr/.

→ Từ này có 1 âm tiết là /kɑːr/ và chứa nguyên âm /ɑː/ (Âm tiết có thể là một từ)

  • Từ “market” có phiên âm là /ˈmɑː.kɪt/.

→ Từ này có 2 âm tiết là /ˈmɑː/ (chứa nguyên âm /ɑː/) và /kɪt/ (chứa nguyên âm /ɪ/) (Âm tiết có thể là một phần của từ)

Các loại âm tiết trong tiếng Anh

Khi nói về các loại âm tiết trong tiếng Anh, tác giả muốn đề cập tới 4 loại âm tiết:

  • Âm tiết mở
  • Âm tiết đóng đóng
  • Âm tiết mở có điều kiện với “r”
  • Âm tiết mở có điều kiện với “re”.

Trước khi đi vào phân loại, người đọc phải phân biệt rõ khái niệm của âm tố (sound) và âm tiết (syllable). Trong đó âm tố là các nguyên âm (vowel) và phụ âm (consonant) được quy định trong bảng phiên âm quốc tế IPA. Âm tiết được cấu tạo từ 1 nguyên âm hoặc 1 nguyên âm và nhiều phụ âm.

***Lưu ý: Một từ có thể bao gồm 1 hoặc nhiều âm tiết.

Các loại âm tiết trong tiếng Anh

Âm tiết mở

Khi nhắc đến việc phân loại âm tiết, người học có thể ngầm hiểu rằng âm cuối cùng của một âm tiết sẽ là thành phần quyết định đây là âm tiết đóng hay mở.

Âm tiết mở là âm tiết được kết thúc bằng một nguyên âm (không có phụ âm chặn nguyên âm ở cuối âm tiết). Vì vậy, nguyên âm trong các âm tiết mở thường là một nguyên âm dài.

Ví dụ:

  • bee /biː/. Âm tiết /biː/ kết thúc bằng nguyên âm /i:/ => âm tiết mở
  • basic /ˈbeɪ.sɪk/. Âm tiết /ˈbeɪ/ kết thúc bằng nguyên âm /eɪ/ => âm tiết mở
  • lucky /ˈlʌk.i/. Cả 2 âm tiết /ˈlʌ/ và /k.i/ đều kết thúc lần lượt bằng nguyên âm /ʌ/ và /i/ => âm tiết mở
  • environment /ɪnˈvaɪ.rən.mənt/. Âm tiết /vaɪ/ kết thúc bằng nguyên âm /aɪ/ => âm tiết mở
  • company /ˈkʌm.pə.ni/. 2 âm tiết /pə/ và /ni/ đều kết thúc lần lượt bằng nguyên âm /ə/ và /i/ => âm tiết mở.

Âm tiết đóng

Ngược lại, âm tiết đóng là một âm tiết có kết thúc bằng 1 hoặc nhiều phụ âm. Các nguyên âm trong âm tiết đóng thường là nguyên âm ngắn.

Ví dụ:

  • cat /kæt/. Âm tiết /kæt/ kết thúc bằng phụ âm /t/ => âm tiết đóng
  • open /ˈəʊ.pən/. Âm tiết /pən/ kết thúc bằng phụ âm /n/ => âm tiết đóng
  • sentence /ˈsen.təns/. 2 âm tiết /ˈsen/ và /təns/ đều kết thúc bằng phụ âm /n/ và /s/ => âm tiết đóng

Âm đóng mở có điều kiện với “r”

Trong một âm tiết, khi nguyên âm có đi kèm với âm “r” thì nó được gọi là âm đóng mở có điều kiện với “r”. Trong âm tiết này, cách phát âm của nguyên âm sẽ bị thay đổi thành nguyên âm dài. Chú ý, nguyên âm sẽ được nhấn mạnh chứ không kéo dài như âm tiết mở. 

Ví dụ:

  • car /kɑːr/ 
  • park /pɑːk/
  • farmer /ˈfɑː.mər/

Âm đóng mở có điều kiện với “re”

Nếu một từ kết thúc bằng “re” thì âm “e” ở cuối sẽ trở thành âm câm, trong khi đó nguyên âm chính liền trước được đọc nhấn mạnh. 

Ví dụ:

  • dare /der/
  • careful /ˈker.fəl/
  • torture /ˈtɔː.tʃər/
  • adventure /ədˈven.tʃər/

Quy tắc xác định số âm tiết của từ

Để phát âm đúng một từ trong tiếng Anh, người học không chỉ cần nắm rõ cách đọc âm tiết mà còn cần xác định đúng các âm tiết riêng biệt trong từ đó. Để xác định số âm tiết của một từ, bạn đọc có thể dùng các cách sau.

Đếm số nguyên âm để biết số âm tiết

Cách đầu tiên và cũng là cách dễ dàng nhất, người học hãy xác định số nguyên âm của từ. Số nguyên âm sẽ bằng với số âm tiết của từ. 

Ví dụ:

Từ vựngPhiên âmGiải thích
kiss/kɪs/Có 1 nguyên âm /ɪ/ → Từ có 1 âm tiết
cinema/ˈsɪn.ə.mɑː/Có 3 nguyên âm là /ɪ/, /ə/ và /ɑː/ → Từ có 3 âm tiết

Hai nguyên âm đứng cạnh nhau

Nếu trong phiên âm của từ có 2 nguyên âm đứng cạnh nhau thì đó là nguyên âm đôi và được đếm là 1 âm tiết. 

Ví dụ:

Từ vựngPhiên âmGiải thích
fear/fɪər/Có 1 nguyên âm đôi /ɪə/ => Từ có 1 âm tiết
hello/heˈloʊ/Có 1 nguyên âm đơn /e/ và 1 nguyên âm đôi /oʊ/ => Từ có 2 âm tiết

Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ, 2 nguyên âm đứng cạnh nhau có thể vẫn được tách thành 2 âm tiết riêng.

Ví dụ:

Từ vựngPhiên âmGiải thích
curiosity/ˌkjʊr.iˈɑː.sə.t̬i/2 nguyên âm /i/ và /ɑː/ → đứng cạnh nhau nhưng vẫn thuộc 2 âm tiết khác nhau
situation/ˌsɪtʃ.uˈeɪ.ʃən/2 nguyên âm /u/ và /eɪ/ đứng cạnh nhau nhưng vẫn thuộc 2 âm tiết khác nhau
Quy tắc xác định số âm tiết của từ

Từ có nguyên âm /e/ đứng cuối

Âm /e/ không được coi là một âm tiết của từ nếu nó đứng ở cuối từ. 

Ví dụ:

Từ vựngPhiên âmGiải thích
taste/teɪst/Từ có 1 âm tiết
palace/ˈpæl.ɪs/Từ có 2 âm tiết
save/seɪv/Từ có 1 âm tiết
mistake/mɪˈsteɪk/Từ có 2 âm tiết
sentence/ˈsen.təns/Từ có 2 âm tiết

***Lưu ý: Chỉ trong trường hợp từ đó kết thúc bằng phụ âm + le thì “le” mới được tính là 1 âm tiết và được phát âm là /əl/

Ví dụ:

Từ vựngPhiên âmGiải thích
apple/ˈæp.əl/Từ có 2 âm tiết
little/ˈlɪt.əl/Từ có 2 âm tiết
settle/ˈset.əl/Từ có 2 âm tiết

Dựa trên vị trí của âm /y/

Nếu “y” đứng giữa hoặc cuối câu thì nó được tính là 1 nguyên âm và cấu thành 1 âm tiết.

Ví dụ:

Từ vựngPhiên âmGiải thích
worry/ˈwʌr.i/Từ có 2 âm tiết
cry/kraɪ/Từ có 1 âm tiết
mystery/ˈmɪs.tər.i/Từ có 3 âm tiết

***Lưu ý: Trong trường hợp còn lại, “y” đứng đầu câu sẽ không được coi là 1 nguyên âm và được phát âm bằng âm /j/

Ví dụ:

Từ vựngPhiên âmGiải thích
you/juː/Từ có 1 âm tiết
young/jʌŋ/Từ có 1 âm tiết
youngster/ˈjʌŋ.stər/Từ có 2 âm tiết
yellow/ˈjel.əʊ/Từ có 2 âm tiết

Âm tiết là một đơn vị cấu tạo nên một sự phối hợp trong tiếng nói. Ví dụ, từ Latinh được kết hợp từ hai âm tiết: la và tinh. Một âm tiết điển được cấu tạo từ một nhân âm tiết (thông thường nhất là một nguyên âm) và giới hạn trước và sau không bắc buộc (điển hình là các phụ âm). Một từ gồm một âm tiết (như nước trong tiếng Việt) được gọi là đơn âm tiết (những từ như vậy được gọi là từ đơn âm tiết), trong khi những từ gồm hai âm tiết trở lên (ví dụ tivi) được gọi là đa âm tiết (từ như vậy được gọi là từ đa âm tiết).