Docly

Nghĩa bóng là gì? Làm sao để phân biệt nghĩa bóng – nghĩa đen

Không ít người băn khoăn khi xác định nghĩa đen, nghĩa bóng của 1 câu nói nào đó. Đặc biệt, những câu ca dao, tục ngữ lại hàm chứa nhiều nét ý nghĩa hơn. Vậy nghĩa đen và nghĩa bóng là gì? Làm sao để phân biệt được nghĩa đen và nghĩa bóng trong văn nói lẫn văn viết tiếng Việt, mời bạn cùng theo dõi nội dung bài viết sau của Trang Tài Liệu.

Nghĩa đen, nghĩa bóng là gì?

Nghĩa đen và nghĩa bóng luôn gắn liền với nhau. Có thể nói, hiện tượng đa lớp nghĩa của từ, của câu đã trở thành 1 nghệ thuật trong ngôn ngữ tiếng Việt.

Nghĩa đen là gì?

Nghĩa đen là nghĩa đơn thuần, bề mặt, được thể hiện qua 1 từ, 1 câu nào đó. Hay nói cách khác, đây là nghĩa ban đầu, nghĩa chính mà từ, câu đó thể hiện.

Có thể coi nghĩa đen là nghĩa gốc của từ hoặc câu nào đó. Thông thường, người ta để ý trước tiên đến nghĩa gốc, sau đó mới suy ngẫm về nghĩa bóng sâu xa ẩn sau.

Nghĩa bóng là gì?

Từ nghĩa đen của 1 từ, 1 câu nào đó, chúng ta có thể suy ra nghĩa khác (nghĩa được ẩn sau) trên cơ sở logic, thì gọi đó là nghĩa bóng. Thông thường, muốn tìm ra nghĩa bóng, chúng ta phải đặt từ hoặc câu vào trong hoàn cảnh cụ thể. Với cùng 1 từ, nhưng khi được kết hợp và đặt trong các hoàn cảnh khác nhau, chúng ta cũng sẽ hiểu được theo những lớp nghĩa khác nhau. 

Để hiểu chính xác nghĩa ẩn sau nghĩa đen là gì, đòi hỏi vốn hiểu biết nhất định về từ vựng, ngữ nghĩa tiếng Việt. Bên cạnh đó, sự linh hoạt trong suy xét và ngữ cảnh cũng giúp chúng ta dễ xác định lớp nghĩa bóng hơn.

Ví dụ về nghĩa đen và nghĩa bóng

Chẳng hạn như: “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Nghĩa đen trong câu này chính là: “ăn” là hoạt động của cơ miệng. “Trồng” là hành động gieo hạt để cây phát triển và “quả” là thành quả đạt được. Khi ăn hưởng thụ những trái cây ngon cần nhớ tới công sức mà người trồng đã vất vả tạo ra. Nghĩa bóng: “ăn” là hưởng thụ, “quả” là thành quả. Nhằm nhắn nhủ con người chúng ta cần biết ơn công lao ông cha đi trước. Họ đã hi sinh cả tính mạng mình để cho thế hệ sau có được cuộc sống như bây giờ.

Lưu ý nhỏ đến các bạn đọc đó là nhiều khi ta sẽ bắt gặp một số từ có nghĩa trong gian. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng chúng lại dần chuyển sang từ có nghĩa bóng. Chẳng hạn: “đi” là từ dùng để chỉ hành động của con người. Họ di chuyển từ nơi này sang nơi khác ở bất kì đâu. Cần chú ý rằng đây không phải là nghĩa đen mà chỉ có nghĩa tương tự với nghĩa đen.

Làm sao để phân biệt nghĩa đen và nghĩa bóng?

Nếu như bạn gặp khó khăn trong việc phân biệt nghĩa đen, nghĩa bóng của câu, thì có thể dựa trên những bước dưới đây.

Xác định nghĩa đen dựa trên nghĩa đơn thuần của từ ngữ

Khi đọc vào 1 câu nào đó, nếu chỉ dựa trên nghĩa của từng chữ ghép lại, thì bạn sẽ hiểu được lớp nghĩa đen (nghĩa gốc)

Chẳng hạn, ca dao, tục ngữ thường xuất hiện hiện tượng đa lớp nghĩa. Lớp nghĩa đầu tiên là nghĩa nổi trên bề mặt câu chữ. Đối với câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, thì nghĩa đen là khi ăn quả, hãy nhớ tới công sức của người gieo hạt, trồng ra cây đó.

Đặt câu nói vào hoàn cảnh nhất định để xác định nghĩa bóng

Nghĩa bóng được xác định khi chúng ta suy luận, đặt nghĩa đen vào hoàn cảnh nhất định.

Nếu xét nghĩa bóng của câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, chúng ta có thể hiểu được “Ăn” là hưởng thụ; “quả” là thành quả. Như vậy, nghĩa bóng của câu là khi chúng ta hưởng thụ thành quả, phải biết ghi nhớ, biết ơn đến những người đã làm ra thành quả đó.

Nghĩa đen, nghĩa bóng là gì là vấn đề quan trọng mà chúng ta cần phải biết. Bởi lẽ, rất nhiều câu nói được diễn đạt trong tiếng Việt không chỉ có nghĩa đen đơn thuần, mà còn có nghĩa bóng ẩn sâu. Do đó, để hiểu trọn vẹn ý nghĩa của những câu nói, ca dao, tục ngữ,… trong tiếng Việt, hãy hiểu rõ nghĩa đen và nghĩa bóng tương ứng nhé.

Hiện tượng từ có nhiều nghĩa

Nghĩa đen là gì?

Chúng ta thường thấy từ một từ có nhiều nghĩa được chuyển từ một nghĩa chính. Đây gọi là hiện tượng từ nhiều nghĩa. Một từ không nhất thiết là phải có nhiều nghĩa. Từ nào có thể gọi tên về nhiều sự vật, hiện tượng hay biểu thị nhiều khái niệm khác nhau có trong thực tế thì cũng được xem là từ nhiều nghĩa.

Ví dụ:

– “Tủ lạnh”: đồ dùng chạy bằng điện có tác dụng làm lạnh để bảo quản thức ăn và làm đá. Từ này chỉ có một nghĩa duy nhất chứ không có nghĩa chuyển nào khác.

– Từ “miệng” cũng có nhiều nghĩa:

+ “Cái miệng”: chỉ một bộ phận nằm trên mặt.

+ “Miệng ăn”: chỉ bản thân một con người, chỉ các loại chi phí tiêu dùng của người đó trong gia đình.

Lưu ý: Cần phân biệt được nghĩa đen và nghĩa bóng của một từ với hiện tượng từ nhiều nghĩa.

Nghĩa đen và nghĩa bóng trong ca dao, tục ngữ

Các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ thường luôn xuất hiện hai lớp nghĩa khác nhau. Lớp nghĩa đầu tiên là nghĩa bên trên bề mặt câu chữ chính là nghĩa đen của câu. Từ nghĩa đen còn có một lớp nghĩa ẩn phía sau được gọi là nghĩa bóng. Lớp nghĩa bóng ẩn đằng sau lớp nghĩa đen có tác dụng tăng tính biểu cảm cho câu. Sau đây là một số câu ca dao, tục ngữ và ý nghĩa của chúng:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

– Nghĩa đen của câu này: Ăn là hành động của miệng, trồng là hành động gieo hạt, hoặc cắm cây để cây đó sinh sôi, phát triển; “quả” là kết quả sau cùng của chu kỳ sinh trưởng của cây. Khi ăn những quả cuối cùng đó ta phải nhớ đến người đã trồng ra cây.

– Nghĩa bóng: Hành động “ăn” là hưởng thụ; “quả” là thành quả. Cả câu có nghĩa bóng là khi chúng ta hưởng thụ thành quả phải luôn biết ghi nhớ và biết ơn đến những người đã làm ra cái thành quả đó.

“Đi một ngày đàng học được một sàng khôn”

– Nghĩa đen của câu này: Đi đến một nơi mới, học thêm được nhiều điều mới lạ.

– Nghĩa bóng: Khuyên con người ta nên tích cực đi ra ngoài xã hội học hỏi, chắt lọc được nhiều kiến thức.

“Có công mài sắt chắc chắn sẽ có ngày nên kim”

– Nghĩa đen của câu này: “Sắt” là một vật liệu thô, nặng; “kim” là vật nhỏ có thể dùng để khâu vá. Nghĩa đen là bỏ ra công sức để mài sắt rồi có ngày cục sắt to hóa kim nhỏ.

– Nghĩa bóng: Khuyên con người nên chăm chỉ, bền bỉ thì dù việc có lớn nhỏ như thế nào cũng sẽ thành công vượt qua.

“Giấy rách phải giữ lấy lề”

– Nghĩa đen của câu này: Giấy “Rách” là hiện tượng giấy không còn nguyên vẹn, “lề” chỉ phần bên của một trang giấy để viết theo cho ngay ngắn.

– Nghĩa bóng của câu này: “Rách” là trường hợp ai đó gặp đói kém, hoạn nạn; “lề” là nề nếp, truyền thống và gia phong. Nghĩa bóng của câu muốn nói rằng dù con người ta có rơi vào hoàn cảnh khó khăn đến đâu cũng phải biết giữ gìn cái truyền thống, nề nếp của gia đình, của ông bà tổ tiên.

“Đừng thấy sóng cả mà lại ngã tay chèo”

– Nghĩa đen của câu này: “Sóng” hiện tượng nước biển dâng lên đánh vào bờ, “tay chèo” là một bộ phận dùng để chèo thuyền. Nghĩa đen đơn giản là đừng thấy sóng lớn mà sợ hãi buông tay chèo làm lật thuyền.

– Nghĩa bóng của câu này: “Sóng” ẩn dụ cho những thử thách lớn lao trong cuộc sống, “tay chèo” biểu thị cho cách thức mà chúng ta đi. Cả câu ý muốn nói rằng đừng vì những khó khăn trước mắt mà nản chí rồi bỏ cuộc, buông bỏ sự lựa chọn của mình. Khuyên con người ta cần phải có ý chí vượt qua thử thách.

Một vài bài tập về nghĩa đen và nghĩa bóng

Câu 1: Giải thích nghĩa của từ “xuân” trong hai câu thơ sau:

“Mùa Xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân”

“Xuân” trong câu thơ đầu tiên mang nghĩa đen dùng để nói về mùa xuân trong năm. Trong câu thứ hai “xuân” mang nghĩa bóng thể hiện sự tươi trẻ và phát triển, sinh sôi nảy nở.

Câu 2: Đặt câu có từ chứa nghĩa đen, nghĩa bóng và giải thích nghĩa của chúng

  • “ Anh ta là một tay vợt cừ khôi”: “tay” trong câu này dùng để chỉ một người giỏi giang và tay nghề khá điêu luyện.
  • “ Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. “Tay ở đây là chỉ một bộ phận trên cơ thể của con người.

Qua đây ta thấy được từ ngữ Việt Nam rất đa dạng về nghĩa. Ngoài nghĩa đen ra còn có nghĩa bóng ẩn sau đó. Hy vọng tài liệu trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghĩa đen và nghĩa bóng. Chúng giúp các bạn học bài được nhanh chóng và thuận tiện hơn.

  • Xem thêm: Thành ngữ là gì? Tác dụng và đặc điểm của “Thành Ngữ”
  • Thành ngữ là gì? Tác dụng và đặc điểm của “Thành Ngữ”
  • Câu nghi vấn là gì? Khái niệm và chức năng của câu nghi vấn
  • Câu đặc biệt là gì? Câu rút gọn là gì? Cách phân biệt
  • Truyền thuyết là gì? Phân biệt truyền thuyết với cổ tích
  • Thơ lục bát là gì? Hướng dẫn cách gieo vần trong thơ lục bát
  • Từ Hán Việt là gì? Tổng hợp đầy đủ các loại từ Hán Việt
  • Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng, cách sử dụng và ví dụ

Bạn đang xem bài viết: Nghĩa đen là gì? Nghĩa bóng là gì? Ví dụ và bài tập. Hy vọng những thông tin mà Trang Tài Liệu cung cấp đã mang tới những khái niệm hữu ích cho bạn, đừng quên theo dõi chúng tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hữu ích khác.