Truyện ngụ ngôn là gì? Ý nghĩa đặc điểm truyện ngụ ngôn là gì?
Truyện ngụ ngôn là một thể loại văn học dân gian mà bạn đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 6 và lớp 10.Vậy truyện ngụ ngôn là gì? Ý nghĩa, hình thức của truyện ngụ ngôn ra sao? Hãy theo dõi bài viết của Trang tài liệu để biết thêm nhiều kiến thức về truyện ngụ ngôn dân gian Việt Nam.
Mục lục
Truyện ngụ ngôn là gì?
Khái niệm: Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian có thể kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, có tính chất răn dạy đối nhân xử thế, dùng biện pháp ẩn dụ hay nhân hóa loài vật, con vật hoặc kể cả con người để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh, một nhận xét về thực tế xã hội hay những thói hư tật xấu nào đó của con người. Bên cạnh đó có một số truyện ngụ ngôn gây cười nhưng vẫn ngụ ý bóng gió, kín đáo để khuyên nhủ, răn dạy con người.
Trong quá trình sinh sống gần gũi với tự nhiên và con người chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi tự nhiên, người cổ đại đã từng quan sát, tìm hiểu các con vật để dễ bề săn bắt và tự vệ. Khi con người có ý thức mượn truyện loài vật để nói về truyện con người thì truyện ngụ ngôn bắt đầu xuất hiện.
Nguồn gốc truyện ngụ ngôn
Một bộ phận truyện ngụ ngôn bắt nguồn từ truyện loài vật. Trong quá trình sống gần gũi với tự nhiên và chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi tự nhiên, người cổ đạị đã từng quan sát, tìm hiểu các con vật(để dễ săn bắt và tự vệ) . Cũng do sự phân biệt giữa con người và tự nhiên chưa rõ ràng nên người ta đã gán cho mọi vật tính cách của con người. Truyện loài vật ra đời trên cơ sở đó. Khi con người có ý thức mượn truyện loài vật để nói về con người thì truyện ngụ ngôn xuất hiện.
Truyện ngụ ngôn có liên quan đến cách nói bằng hình tượng của nhân dân. Trong cách nói của mình, nhân dân thường dùng những sự vật cụ thể, những so sánh, ví von để diễn đạt cái trừu tượng( chẳng hạn cách nói ngu như bò, nhanh như cắt…Khi lối nói tỉ dụ về sự vật, con vật cụ thể nầy chuyển thành tỉ dụ có tính chất thế sự thì truyện ngụ ngôn ra đời.
Cấu trúc truyện ngụ ngôn
– Phần nội dung: đóng vai trò phụ, thường lấy nhân vật là đồ vật, loài vật, cốt truyện ngụ ngôn thường là tưởng tượng, hư cấu.
– Phần ý nghĩa: là phần quan trọng, cốt lõi của câu truyện ngụ ngôn .Truyện ngụ ngôn là nội dung ẩn dụ, nói bóng gió qua cốt truyện ngụ ngôn, mang tính triết lý cao và ý nghĩa bài học lớn cho cuộc sống mà những cuốn tiểu thuyết không mang lại được.
Đặc điểm truyện ngụ ngôn
Trong suốt lịch sử phát triển của nhân loại đến nay truyện ngụ ngôn vẫn không thay đổi. Cho dù là tính chất, đối tượng và ý nghĩa của truyện ngụ ngôn vẫn không đổi, là một kiểu truyện phúng dụ bằng văn xuôi, văn vần hoặc bằng thơ ngắn mang tính chất giáo dục con người về mặt đạo đức.
Tuy nội dung có thể là một việc chế giễu hài hước nào đó nhưng lại chứa một điểm tiêu cực của xã hội bên trong đó. Đa số tất cả mọi thói xấu của con người, những nhược điểm đều sẽ được ví von qua các hình tượng con thú, con vật, gia súc,…. phúng dụ ngụ ngôn dựa trên nhiều đặc điểm tiêu biểu, thông dụng của các loài vật như thỏ thường nhút nhát, cáo thường đi với sự ranh mãnh, hổ khỏe mạnh hung hãn,…