Docly

Trục tung là gì? Trục Hoành là gì? Định nghĩa và cách xác định

Bạn biết rằng “Hệ tọa độ Oxy gồm 2 trục, trục dọc gọi là trục tung, trục nằm ngang gọi là trục hoành …” và chắc rằng đã rất rất nhiều lần bạn vẽ hai trục đó. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc “trục tung là gì?” và “trục hoành là gì?” chưa? Nếu chưa hãy theo chân Trang tài liệu để tìm hiểu câu trả lời ngay bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về hệ trục toạ độ

a.Khái niệm:

– Hệ trục tọa độ Oxy gồm hai trục hoành và trục tung vuông góc với nhau.

Trong đó

O: gốc tọa độ

Ox: trục hoành (hay hoành độ)

Oy: trục tung (hay tụng độ)

– Đường thẳng mà trên đó đã xác định một điểm gốc O và một vecto đơn vị thì được gọi là trục tọa độ.

Trục tung, trục hoành là gì

– Từ hình ảnh trên ta thấy rằng mặt phẳng chứa hệ tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy.

Trục tung, trục hoành là gì

– Tọa độ vectơ:

Trục tung, trục hoành là gì

– Hai vectơ bằng nhau khi và chỉ khi các tọa độ tương ứng bằng nhau:

Trục tung, trục hoành là gì

– Tọa độ một điểm:

Trục tung, trục hoành là gì

– Liên hệ giữa tọa độ của điểm và của vectơ:

Trục tung, trục hoành là gì

Tọa độ của vec tơ thì bằng tọa độ của điểm ngọn trừ đi tọa độ tương ứng của điểm đầu.

Trục tung là gì? Trục hoành là gì?

Hệ tọa độ Oxy gồm 2 trục, trục tung là trục dọc thẳng đứng, trục hoành là trục nằm ngang.

Chúng ta có thể hiểu đơn giản ý nghĩa của hai từ tung và hoành: Tung là dọc, hoành là ngang. Và vì lẽ đó mà người ta mới gọi trục dọc là trục tung, trục ngang là trục hoành.

Trục tung, trục hoành là gì

– Toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ:

+ Trên mặt phẳng toạ độ, mỗi điểm M xác định một cặp số (x0; y0). Ngược lại mỗi cặp số (x0; y0) xác định vị trí của một điểm M. Kí hiệu M(x; y)

+ Cặp số (x0; y0) gọi là toạ độ của điểm M; x0 là hoành độ và y0 là tung độ của điểm M.

+ Chú ý:

Bao giờ cũng viết hoành độ trước, tung độ sau.

Toạ độ điểm gốc O là (0; 0); O(0;0).

Để tìm toạ độ của một điểm M, từ M ta kẻ các đường vuông góc MH⊥Ox, MK⊥Oy và đọc kết quả:

Toạ độ của điểm H trên Ox là hoành độ điểm M

Toạ độ của điểm K trên Oy là tung độ của điểm M.