Docly

Thơ mới là gì? Đặc điểm phong trào thơ mới hiện nay?

Thơ mới là gì? Là một cuộc cách mạng giải phóng thơ ca ra khỏi những quy định, luật lệ cũ đã lỗi thời và thường gắn liền với việc giải phóng cái tôi cá nhân, luôn đặt cái tôi làm chủ thể trọng tâm của thơ ca. Để hiểu rõ hơn, quý bạn đọc đừng bỏ lỡ bất kỳ nội dung thông tin nào có trong bài viết dưới đây của Trang tài liệu!

Thơ mới là gì?

Khái niệm: “Thơ mới” là “phong trào thơ” xuất hiện vào những năm 20 của thế kỷ XX. Những nhà thơ theo phong trào này có xu hướng đoạn tuyêt với thể loại thơ trước đó mà họ cho là gò bó cả về nội dung và hình thức. Là cuộc cách mạng giải phóng thơ ca khỏi những ràng buộc đã lỗi thời.


Phần trên chúng ta đã hiểu Thơ mới là gì? Giờ chúng ta cùng tìm hiểu về phong trào thơ mớiPhong trào thơ mới là một cuộc cách mạng giải phóng thơ ca khỏi những qui định, luật lệ cũ đã lỗi thời, gắn liến với giải phóng cái tôi cá nhân, đặt cái tôi cá nhân và cái chủ quan vào trung tâm của thơ ca, nó cho phép biểu lộ mọi cung bậc cảm xúc cũng như mọi tình cảm của cá nhân.

Nguồn gốc phong trào thơ mới

Ở Việt Nam thời trước vào thời Pháp thuộc, giới trí thức trẻ nhanh chóng nhận ra việc vần luật, niêm luật của cổ thi đã làm gò bó trong việc thể hiện tiếng thơ của con người. Năm 1917, trên báo Nam Phong, nhà thơ Phạm Quỳnh, nổi tiếng là người bảo thủ, cũng phải công nhận sự gò bó của các luật thơ cũ. Ông nói: “Người ta nói tiếng thơ chính là tiếng kêu của con tim. Người Tàu định luật nghiêm cho người làm thơ thực là muốn sửa lại tiếng kêu ấy cho nó hay hơn nhưng cũng từ đó mà làm mất đi cái giọng tự nhiên vậy”.

Trong khoảng năm 1924 đến năm 1925, cuốn tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách kể về mối tình Đạm Thủy và Tố Tâm đã gây sóng gió trong giới học sinh và thanh niên thành thị, dù tình yêu ấy chưa vượt qua được rào cản của gia đình phong kiến. Tiếp theo đó, năm 1928, Nguyễn Văn Vĩnh cũng phá vỡ vần điệu niêm luật, số câu, số chữ của lối thơ cũ khi dịch bài La cigale et la fourmi (Con ve & con kiến) của La Fontaine sang tiếng Việt.

Năm 1929, Trịnh Đình Rư viết trên báo Phụ nữ tân văn: “Cái nghề thơ Đường luật khó đến như thế, khó cho kẻ muốn làm thơ, mỗi khi có nhiều tư tưởng mới lạ muốn phát ra lời, song vì khó tìm chữ đối, khó chọn vần để gieo, nên ý tưởng dầu hay cũng đành bỏ bớt. Cái phạm vi của thơ Đường luật thật hẹp hòi, cái quy củ của thơ Đường luật thật tẩn mẩn. Ta nếu còn ưa chuộng mà theo lối thơ này mãi, thì nghề thơ văn của chúng ta chắc không có bao giờ mong phát đạt được”.

Ngày 10 tháng 3 năm 1932, bài thơ Tình già của tác giả Phan Khôi ra mắt bạn đọc trên báo Phụ nữ tân văn số 122 với bài giới thiệu mang tên “Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ” đã tạo được tiếng vang mạnh mẽ, được xem là bài thơ mở đầu cho phong trào gọi là Thơ mới.

Ngay sau đó, cuộc tranh luận giữa thơ mới và lối thơ cũ diễn ra vô cùng gay gắt. Mãi đến năm 1941, cuộc tranh chấp đó mới chấm dứt do sự thắng thế của lối thơ mới, khép lại mấy trăm năm thống lĩnh của loại thơ Đường. Một thời kỳ vàng son mới của văn học Việt Nam đã diễn ra với tên gọi như chúng ta đã biết là phong trào Thơ mới. Các tác giả thơ mới hay nhất có thể nhắc đến là Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử… với những tác phẩm có giá trị đến thời đại bây giờ.

Các giai đoạn của phong trào thơ mới

Phong trào thơ mới được chia thành các giai đoạn sau:

Giai đoạn từ 1932 – 1935

Đây là giai đoạn đánh dấu cho sự chớm nở của phong trào thơ mới với sự đấu tranh gay gắt giữa 2 trường phái thơ. Sau bài khởi xướng của Phan Khôi, một loạt các nhà thơ như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Vũ Đình Liên liên tiếp công kích thơ Đường luật, hô hào việc bỏ niêm, luật, bỏ điển tích, sáo ngữ,…

Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới với tập “Mấy vần thơ (1935)”. Bên cạnh đó, còn có sự góp mặt của nhà thơ Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên.

Giai đoạn 1936 – 1939

Là giai đoạn thơ mới chiếm ưu thế so với thơ cũ trên nhiều phương diện nhất là thể loại. Ở giai đoạn này xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như Xuân Diệu (Tập Thơ thơ 1938, Hàn Mạc Tử (Gái quê 1936, Đau thương – 1937), Bích Khuê (Tinh huyết – 1939), Chế Lan Viên (Điêu tàn – 1937),…Đặc biệt với sự góp mặt của Xuân Diệu – nhà thơ “mới nhất trong các nhà thờ mới”, vừa mới vào làng thơ đã được người ta dành cho chỗ ngồi yên ổn.

Phong trào thơ mới phát triển mạnh mẽ với hàng loạt các cây bút có tên tuổi, thể hiện được tài năng nghệ thuật đặc sắc cũng như sự lên ngôi của cái tôi cá nhân ở giai đoạn này. Các nhà thơ được nói lên cảm xúc của mình một cách trọn vẹn.

Giai đoạn 1940 – 1945

Trong giai đoạn này, thơ mới xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau nhưng về cơ bản là vẫn giữ được nét đặc trưng của thơ mới trong giai đoạn đầu. Các nhà thơ thời kỳ này xuất hiện một số bộ phận cổ súy cho việc ăn chơi, hưởng thụ trong thời thế loạn lạc. Giai cấp tiểu tư sản thành thị và một số của bộ phận trí thức đã không giữ được tư tưởng độc lập đã chạy theo giai cấp tư sản. Với thân phận của người dân mất nước và bị chế độ xã hội thực dân o ép, họ đã đứng lên sẵn sàng đón nhận những luồng gió khác nhau thổi đến.