Rứa là gì? Cách sử dụng từ “rứa” trong giao tiếp hằng ngày
“Phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam”, có thể nói rằng dù là người Việt, tuy nhiên khá nhiều từ ngữ vùng miền mà chúng ta đôi khi không thể hiểu được nếu được tiếp xúc lần đầu. Các vùng miền trung từ Nghệ An đến Huế có những từ nói thoạt nghe thì thấy rất lạ, tuy nhiên nghe nhiều thì thấy rất dễ thương. Và nghe là có thể biết được họ là người đến từ vùng miền nào. Ví dụ như các từ “mô, tê, chi, răng, rứa,…”. Vậy rứa là gì? Tiếng Huế rứa là gì? Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết dưới đây của Trang tài liệu nhé!
Rứa là gì?
Khái niệm: Rứa là một từ tiếng Việt, theo tiếng phổ thông từ từ “rứa” không hề có nghĩa gì. Tuy nhiên đây là cách nói của những người Miền Trung, họ dùng rứa ở cuối câu hỏi, câu cảm thán để làm nhấn mạnh câu từ hơn. Ví dụ cụ thể như:
- “Đi mô rứa?” nghĩa là “Đi đâu thế?”
- “Chi rứa?” nghĩa là “Sao vậy?”
- “Đẹp rứa?” nghĩa là “Đẹp vậy?”
Từ “rứa” có thể hiểu là thay thế cho từ “thế”, “vậy” trong từ phổ thông mà chúng ta thường dùng. Vậy lúc giao tiếp dùng tiếng miền Trung, bạn có thể hiểu “rứa” = “thế” = “vậy” nhé.
Chi mô răng rứa là gì?
Qua những thông tin trên bạn đã hiểu rõ chi mô răng rứa là gì rồi đúng không. Vậy còn cụm từ mô chi răng rứa thì sao, bạn có hiểu nó có nghĩa là gì không?
– Chữ chi: Chữ chi ở đây tương đương với chữ gì. Làm chi có nghĩa là đang làm gì. Ví dụ người ta nói: “Mi đang làm cái chi rứa?” thì bạn có thể hiểu người ta đang muốn hỏi “Mày đang làm gì thế?” hoặc là “Bạn đang làm gì vậy?”.
– Chữ mô: Chữ mô được hiểu là đâu, nó thường được sử dụng nhiều trong các câu hỏi. Nhưng trong một vài ngữ cảnh thì từ mô lại được hiểu theo nghĩa khác. Ví dụ câu, “Hôm nay mi tổ chức sinh nhật ở mô rứa?”, thì có nghĩa là người ta đang hỏi “Hôm nay mày tổ chức sinh nhật ở chỗ nào thế?” hoặc là “Hôm nay bạn tổ chức sinh nhật ở đâu thế?”. Chữ mô được dùng trong câu trên là để chỉ địa điểm.
Nếu đặt trong ngữ cảnh khác thì từ mô có thể đóng vai trò là thán từ. Ví dụ, khi bạn hỏi: “sao mày gặp tao mà lại lơ đi thế?”, nếu như người Huế trả lời lại là “mô mà!” thì bạn phải hiểu câu đó có nghĩa là “đâu có!”, tức là phủ định vấn đề đó.
– Chữ răng: Chữ răng ở đây có nghĩa là “sao”, nó thường được dùng trong câu hỏi và có một vài trường hợp thì biểu thị ý nghĩa khác. Ví dụ, “răng mà mi nói lạ rứa?” thì có nghĩa là người ta đang nói “sao mà mày nói lạ thế” hoặc là “sao bạn nói kì vậy”. “Ui chao, răng rứa?” thì có nghĩa là “Ôi, sao thế?” hoặc “Ủa, sao vậy?”.
Còn nếu như từ “răng” nằm đơn độc một mình thì nó đóng vai trò như câu hỏi tỉnh lược. Ví dụ, một người đang hối hả chạy vào, bạn hỏi “răng?” thì nó có nghĩa là “gì thế?”, “sao thế”, “sao mà lại vội vàng thế?”.
Khi bạn muốn an ủi một ai đó thì có thể dùng “không răng mô!”, có nghĩa là “không sao đâu!”, “không có vấn đề gì đâu!”.
– Chữ rứa: Chữ rứa được hiểu là chữ “thế”, nó thường đặt ở cuối câu để làm câu hỏi. Bên cạnh đó nó sẽ có một số nghĩa khác khi nằm ở vị trí khác.
Ví dụ, “răng rứa?” có nghĩa là “sao thế?”. “Mi đi mô rứa?” có nghĩa là “mày đi đâu thế?” hoặc “bạn đi đâu vậy?”. Một đứa con nghịch ngợm, mẹ bảo mãi mà không nghe thì người Huế thường nói: “nói mãi mà cứ rứa!”.
Trong nhiều trường hợp từ rứa được đặt ở đầu câu. Ví dụ “Rứa hôm nay bác đi mô?” thì nó có nghĩa là “Thế hôm nay bác đi đâu?”.
Nguồn gốc của từ “rứa”
Rứa là từ ngữ địa phương ở các tỉnh miền Trung
Như đã nói trên từ “rứa” có nguồn gốc từ các tỉnh miền trung như: Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi,… Nhiều bạn thắc mắc “tại sao mấy người bạn miền Trung của họ lại không nói từ này nhỉ?”. Bởi vì từ “rứa” hay “mô, tê, răng, rứa” là những từ ngữ địa phương, hầu hết chỉ được dùng ở các địa phương sử dụng nó. Khi giao tiếp bên ngoài, họ sẽ dùng các từ ngữ phổ thông, phổ biến để người đối diện có thể hiểu được những vấn đề mình nói và trao đổi.