Docly

Đối tượng lao động là gì? Phân loại đối tượng lao động

Đối tượng lao động là gì? Phân loại đối tượng lao động? Trang tài liệu kênh thông tin học tập và khoa học đời sống giải đáp mọi thắc mắc của quý độc giải nhanh và chi tiết nhất. Mời quý độc giả hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Trang tài liệu để biết thêm chi tiết về câu trả lời nhé!

Lao động là gì?

Khái niệm: Lao động là hoạt động có mục đích của con người, trong quá trình lao động, con người vận dụng sức lực của bản thân, sử dụng các công cụ lao động để tác động vào các yếu tố tự nhiên, biến đổi chúng và làm cho chúng trở nên có ích cho đời sống của con người, nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Trong phát triển kinh tế, quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động để đưa các tư liệu lao động vào sản xuất để tạo ra sản phẩm, của cải vật chất cho xã hội.

Lao động tức chỉ tới các hoạt động của con người làm việc để tác động làm biến đổi các vật chất tự nhiên hoặc nguyên liệu nào đó thành sản phẩm có giá trị sử dụng. Tạo ra của cải vật chất có giá trị phục vụ cho xã hội, con người sử dụng và giúp cho văn minh nhân loại phát triển hơn.

Lao động có những đặc điểm riêng biệt của nó và trong quá trình thực hiện sẽ có chiều hướng tốt lên hoặc xấu đi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nguồn lao động dồi dào, chất lượng, năng lực tốt chính là đích đến của nhiều doanh nghiệp nói riêng và của đất nước nói chung. Các đặc điểm của lao động cụ thể như sau:

  • Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Lao động luôn được xem là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của mỗi quốc gia.
  • Lao động là nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tế, ảnh hưởng tới những chi phí đầu từ khác của quá trình sản xuất. Lao động là yếu tố đầu vào, nó sẽ có tác động đến các chi phí khác như chi phí vận hành, quản lý, chi phí cho trang thiết bị hiện đại thay thế cần thiết…
  • Lao động là một bộ phận của dân số: Lao động là người được hưởng lợi ích của quá trình phát triển. Khi việc sản xuất, kinh doanh tạo ra lợi nhuận sẽ làm cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, từ đó người lao động được tăng lương, chất lượng cuộc sống cũng được nâng cao.
  • Lao động có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau như theo trình độ kỹ năng: lao động phổ thông, lao động bán kỹ năng, lao động chất lượng cao…
  • Lao động cũng có thể được phân loại theo bản chất của mối quan hệ với người sử dụng lao động. Phần lớn người lao động là người làm công ăn lương. Điều này có nghĩa là họ được giám sát bởi một ông chủ. Họ cũng nhận được một mức lương ấn định hàng tuần hoặc hai tuần hoặc một tháng một lần và thường xuyên nhận được những lợi ích nhất định.
  • Lao động được đo bằng lực lượng lao động hoặc nhóm lao động. Để được coi là một phần của lực lượng lao động, bạn phải sẵn sàng làm việc và đã tìm kiếm việc làm gần đây.
  • Quy mô của lực lượng lao động không chỉ phụ thuộc vào số lượng người trưởng thành mà còn phụ thuộc vào khả năng họ cảm thấy họ có thể kiếm được việc làm. Đó là số người trong một quốc gia có việc làm cộng với số người thất nghiệp.

Đối tượng lao động là gì?

Đối tượng lao động là một khái niệm trong kinh tế chính trị Mác – Lênin, là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối tượng lao động là yếu tố vật chất của sản phẩm tương lai.  Đối tượng lao động gồm có hai loại là đối tượng lao động có sẵn ví dụ như các loại khoáng sản trong lòng đất, thủy, hải sản ở sông, biển, đất đá ở núi, gỗ trong rừng nguyên thuỷ…và đối tượng lao động đã qua chế biến. Loại này thường là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến.

Phân loại đối tượng lao động

– Thứ nhất: đối tượng lao động là các loại, các phần đã có sẵn ở thế giới tự nhiên (gỗ trong rừng, khoáng sản dưới đất, cá tôm dưới biển,…) và việc duy nhất con người phái tác động đó là tách các đối tượng này ra khỏi chủ thế tự nhiên. Những đối tượng lao động này thường được sử dụng ở các ngành công nghiệp là chính, như công nghiệp khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến hải sản,…

– Thứ hai : đối tượng lao động là những loại, những thành phần đã trải qua quy trình tác động ảnh hưởng của con người, và chúng lại được sử dụng làm đối tượng lao động một lần nữa. Chẳng hạn như : vải để may mặc, sắt thép để chế tác máy móc, … hay chúng còn được gọi là nguyên vật liệu.

Phân biệt đối tượng lao động và tư liệu lao động của một số nghành

– Trước cuộc cách mạng công nghiệp, 90% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Sản xuất thực phẩm rất thâm dụng lao động. Sự phát triển công nghệ và tăng trưởng kinh tế đã làm tăng năng suất lao động, giảm cường độ lao động và tạo điều kiện cho người lao động chuyển sang lĩnh vực sản xuất và (gần đây là) dịch vụ.

* Thứ nhất, đối tượng lao động:Cụ thể, đối tượng điều chỉnh của luật lao động bao gồm quan hệ lao động theo hợp đồng lao động giữa người lao động với:

– Các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, các hợp tác xã;

– Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

– Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức phi chính phủ hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

– Các gia đình, cá nhân sử dụng lao động ở Việt Nam.

– Trong đó, các quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài (bao gồm cả quan hệ lao động của người nước ngoài làm việc cho các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam) còn có thể là đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Nếu có các điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên kí kết hoặc tham gia có quy định khác thì quan hệ lao động này sẽ do các điều ước quốc tế đó điều chỉnh. Nếu không thuộc trường hợp đó thì quan hệ lao động sẽ do luật lao động điều chỉnh. 

– Đối với các quan hệ lao động nêu trên, các chủ thể của quan hệ phải tuân theo các quy định của luật lao động trong tất cả các khâu, các giai đoạn của quan hệ đó như: thiết lập quan hệ (giao kết hợp đồng lao động), thực hiện quan hệ (thực hiện, thay đổi, tạm hoãn hợp đồng lao động,  phân công, điều hành quá trình làm việc), chấm dứt quan hệ (đơn phương hoặc đương nhiên) và cả việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ lao động ấy. Điều đó có nghĩa là pháp luật lao động tác động tương đối toàn diện đến quan hệ lao động làm công ăn lương thuộc đối tượng điều chỉnh của nó theo những hướng vận hành nhất định, có tính bắt buộc chung.

– Như vậy, luật lao động hiện hành không điều chỉnh các quan hệ khác, mặc dù có yếu tố lao động, rất gần gũi với quan hệ lao động như quan hệ của các xã viên với hợp tác xã, quan hệ dịch vụ, gia công… Thực tế, những quan hệ này không phải là quan hệ lao động, không có yếu tố sử dụng lao động. Điều đó cũng phù hợp với các quy định khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay: những quan hệ này đã được Luật hợp tác xã, luật dân sự điều chỉnh.

– Quan hệ lao động của công chức, viên chức với Nhà nước cũng không nằm trong đối tượng điều chỉnh của luật lao động do những đặc thù đã phân tích ở trên. Quan hệ này đã được quy định trong luật hành chính . Các điều luật này đã có sự phân biệt mang tính chủ đạo về đối tượng lao động là viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương. Sự phân định này trong hệ thống pháp luật Việt Nam thể hiện yêu cầu khách quan của sự phù hợp giữa loại quy phạm pháp luật điều chỉnh và tính chất của quan hệ xã hội được điều chỉnh.

– Tuy nhiên, trên thực tế có những quan hệ thuê mướn thực hiện công việc nhưng không dễ để kết luận ngay rằng ở đó có sự sử dụng sức lao động như quan hệ lao động hay đó chỉ là quan hệ dịch vụ theo hình thức thuê khoán dân sự. Đặc biệt, khi các bên thiết lập quan hệ ngắn hạn theo vụ việc, chỉ thoả thuận về công việc và tiền công. Người lao động được trả công theo hình thức công nhật hoặc công khoán theo sản phẩm thực tế. Họ cũng phải tuân theo những yêu cầu nào đó nhưng công việc thuộc loại đơn giản, yếu tố tổ chức, quản lý lao động không rõ ràng…

– Những quan hệ như vậy rất khó phân biệt nên nếu có tranh chấp, các bên phải tự chứng minh quan hệ của họ có dấu hiệu của quan hệ lao động hay không. Nếu không chứng minh được có sự quản lí của một bên và có sự phục tùng của bên kia trong quá trình làm việc thì quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sẽ được giải quyết theo các quy định của luật dân sự. Nói cách khác, nếu các dấu hiệu của quan hệ lao động không rõ ràng, luật dân sự sẽ được sử dụng để điều chỉnh quan hệ đó. Tương tự như vậy, trong một vài trường hợp, sự khác nhau của quan hệ lao động hợp đồng và quan hệ lao động của công chức nhà nước cũng rất mỏng manh và mang tính hình thức.

– Đó là trường hợp người lao động vào làm việc tại cơ quan nhà nước theo hình thức hợp đồng lao động với công việc và mức lương thoả thuận. Lúc này, quan hệ lao động của họ do luật lao động điều chỉnh. Sau khi có chỉ tiêu biên chế nhà nước, họ được tuyển dụng vào làm việc theo chế độ công chức nhà nước bằng quyết định hành chính, công việc và mức lương có thể chưa thay đổi; song, quan hệ lao động của họ đã thay đổi cơ bản, đã trở thành quan hệ lao động giữa công chức với Nhà nước, do luật hành chính điều chỉnh.

– Như vậy, có thể khẳng định đối tượng điều chỉnh chủ yếu của luật lao động Việt Nam là quan hệ lao động làm công ăn lương – quan hệ lao động phát sinh trên cơ sở hợp đồng lao động, giữa người lao động làm công và người sử dụng lao động. Điều đó phù hợp với xu hướng chung trên bình diện quốc tế và đảm bảo tính hài hoà trong hệ thống pháp luật hiện hành. Ngoài ra, các văn bản là nguồn chủ yếu của luật lao động cũng có thể được áp dụng với một số quan hệ phù hợp khác đồng thời là nguồn của các ngành luật đó.

* Thứ hai, về tư liệu lao động:  Tư liệu lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất , cùng với sức lao động của con người , và đối tượng lao động (tư liệu làm việc).

– Tư liệu lao động và chủ thể lao động làm tổn hại đến tư liệu sản xuất của xã hội.

– Trong một số công thức, phương tiện lao động và sức lao động của con người (bao gồm bản thân hoạt động, cũng như các kỹ năng và kiến thức mang lại cho quá trình sản xuất) bao gồm các lực lượng sản xuất của xã hội , các công thức khác xác định lực lượng sản xuất nhiều hơn trong phạm vi hẹp là sự kết hợp giữa các công cụ sản xuất và những người lao động sử dụng chúng.

– Những tiến bộ trong công nghệ và năng suất lao động đã đưa một số ngành thoát khỏi tình trạng thâm dụng lao động, nhưng nhiều ngành vẫn còn. Các ngành sử dụng nhiều lao động bao gồm nhà hàng, khách sạn, nông nghiệp, khai thác mỏ, cũng như chăm sóc sức khỏe và chăm sóc sức khỏe.

– Nhìn chung, các nền kinh tế kém phát triển có xu hướng sử dụng nhiều lao động hơn. Tình trạng này khá phổ biến vì thu nhập thấp có nghĩa là nền kinh tế hoặc doanh nghiệp không có khả năng đầu tư vào vốn đắt đỏ. Nhưng với thu nhập thấp và lương thấp, một doanh nghiệp có thể duy trì khả năng cạnh tranh bằng cách sử dụng nhiều lao động. Bằng cách này, các doanh nghiệp trở nên ít thâm dụng lao động hơn và thâm dụng vốn nhiều hơn.