Docly

Mô típ là gì? Các chất liệu trong văn học dân gian Việt Nam

Mô típ là gì? Các chất liệu trong văn học dân gian Việt Nam được sử dụng là gì mời bạn cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết. Hy vọng, khái niệm về mô típ mà Trang Tài Liệu cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về kiến thức văn học.

Mô típ là gì?

Mô típ là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ một sự sắp xếp hoặc mô hình lặp đi lặp lại của các yếu tố, hành động, hoặc sự kiện trong một hệ thống. Nó thường xuất hiện dưới dạng một chuỗi hoặc một trình tự các yếu tố có thể được nhận ra và lặp lại theo một cách nhất định. Mô típ có thể tồn tại trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, và xã hội học.

Trong nghệ thuật và thiết kế, mô típ thường được sử dụng để tạo ra sự hài hòa, sự đa dạng và sự lặp lại một cách tạo nên sự thú vị và hấp dẫn cho tác phẩm. Ví dụ, mô típ hoa văn có thể được áp dụng trong thiết kế nội thất hoặc trang trí để tạo ra sự đồng nhất và cân đối.

Trong khoa học và nghiên cứu, mô típ được sử dụng để phân tích và nhận biết các quy luật, quy tắc hoặc xu hướng trong dữ liệu. Việc nhận diện mô típ có thể giúp ta hiểu và dự đoán các quy luật hoạt động trong các hệ thống tự nhiên hoặc xã hội.

Trong xã hội học, mô típ được sử dụng để nghiên cứu và hiểu các hành vi, quan hệ và sự thay đổi xã hội. Việc phân tích mô típ trong xã hội học có thể giúp nhận ra các xu hướng, quy luật và sự tương tác trong các cộng đồng và xã hội.

Mô típ trong văn học là gì?

Khái niệm mô típ trong văn học

Mô típ hay Mô-típ (tiếng Anh: motif) là một công thức có tính ước lệ, biểu trưng nghệ thuật của một cốt truyện và thường được lặp đi, lặp lại ghi nhận những ấn tượng về thực tại đặc biệt mạnh mẽ, quan trọng và lập lại nhiều lần, nó là một đơn vị trần thuật đơn giản nhất, bằng hình tượng và cũng là những mẫu khái quát sơ khởi có đặc điểm là tính đồng nhất và giống nhau

Các mô típ cho mọi tác phẩm văn học

– Từ bần hàn trở nên giàu có – sự vươn lên từ bất hạnh, đạt đến hạnh phúc

Dạng câu chuyện: Từ bần hàn trở nên giàu có

Bài thơ sử thi có cấu trúc chặt chẽ và đối xứng tuyệt mỹ của Dante dõi theo hành trình tưởng tượng của ông xuống địa ngục với sự tháp tùng của – còn ai khác nữa? – thi sỹ Virgil.

Chắc chắn là mọi thứ khởi đầu tồi tệ trong Thần khúc với số điểm tình cảm thấp và tiếp tục tụt dốc khi bộ đôi này đi xuống các vòng xoáy địa ngục.

Sống sót từ địa ngục một cách thần kỳ, kế đó họ leo lên Đỉnh núi Thanh lọc, nơi linh hồn của những kẻ bị rút phép thông công, những kẻ lười biếng và đầy dục vọng trú ẩn, và Beatrice – người phụ nữ lý tưởng của Dante – cuối cùng cũng thay thế Virgil làm bạn đồng hành của ông.

Sự thăng thiên của cặp đôi này lên thiên đường được đánh dấu bằng niềm vui sướng ngày càng lớn khi mà nhà thơ hiểu được bản chất thật sự của đức hạnh và linh hồn của ông nhập vào làm một với ‘Tình yêu vốn làm di chuyển Mặt Trời và các vì tinh tú’.

[ĐÚNG NHẤT] Mô típ trong văn học là gì?

– Từ giàu sang trở nên bần hàn – bi kịch khi từ sướng rơi xuống khổ, bi kịch

Dạng câu chuyện: Từ giàu sang trở nên bần hàn

Có một khoảnh khắc trong câu chuyện của Flaubert về bà nội trợ chán nản và không có lòng tin khi mà nhân vật chính của chúng ta, bà Emma Bovary, chiêm nghiệm rằng do cuộc đời của bà cho đến lúc đó thật là tệ, phần đời còn lại của bà chắc chắn phải tốt hơn.

Nhưng không phải vậy. Bà Emma bước vào những cuộc tình tuyệt vọng và thất bại, chỉ đem lại cho bà sự khuây khoả thoáng chốc trước thực tại chán ngắt, dày vò trong cảnh một phụ nữ bay bổng phải lấy người đàn ông tẻ nhạt nhất trên đời, bị nợ nần tàn hại chồng chất và cuối cùng tự sát bằng cách uống thạch tín.

Người chồng đau khổ của bà, sau khi phát hiện ra vợ ông đã nhiều lần ngoại tình, cũng qua đời, và đứa con gái giờ đây mồ côi của họ được đưa đến sống cùng với bà và người bà này cũng qua đời.

Cô bé đến sống với một người dì nghèo khổ và người dì này bắt em làm việc ở một nhà máy bông. Đó là một bi kịch kinh điển, được thúc đẩy với một sự tập trung không ngừng nghỉ vào mục tiêu tối hậu là sự sụp đổ hoàn toàn.

– Icarus – vươn lên rồi rớt đài

Dạng câu chuyện: Icarus – vươn lên rồi rớt đài

Romeo và Juliet theo lẽ tự nhiên được xem là bi kịch, đúng như lời miêu tả của chính Shakespeare. Thế nhưng khi bạn phân tích tình cảm thì câu chuyện dường như gần hơn với mô hình Icarus: vươn lên rồi sụp đổ.

Suy cho cùng, chàng phải tìm được nàng, yêu nàng trước khi cả hai mất nhau.

Đỉnh điểm lãng mạn xảy ra khi vở kịch đi được khoảng một phần tư quãng đường: đó là cảnh nổi tiếng ở ban công khi mà cả hai bày tỏ tình yêu bất diệt dành cho nhau.

Mọi việc đi xuống kể từ đó. Romeo giết chết Tybalt và chạy trốn và kế hoạch đưa Juliet trốn ra ngoài để hội ngộ với Romeo đem đến một tia hy vọng hão huyền nhỏ nhoi cho thảm kịch, nhưng một khi Juliet đã uống thuốc độc thì không gì có thể tránh được bi kịch cuối cùng.

– Oedipus – suy sụp, vươn lên rồi suy sụp một lần nữa

Dạng câu chuyện: Oedipus – suy sụp, vươn lên rồi suy sụp một lần nữa

Cuốn tiểu thuyết kinh điển của Shelly kể về câu chuyện đau buồn của dị nhân do Victor Frankenstein tạo ra theo lời kể của chính Victor được Đại úy Walton nhắc lại trong loạt thư từ mà ông gửi cho chị gái mình.

Có lúc, dị nhân đó đảm nhận vai trò tường thuật, khiến cho cuốn tiểu thuyết trở thành truyện trong truyện, rồi trong một truyện khác nữa.

Thật ra điều này là khoảnh khắc nhẹ nhõm trong tổng thể một cốt truyện xoáy xuống đáy từ những mô tả hạnh phúc về cuộc sống ban đầu với Victor mở đầu lời tường thuật cho đến kết thúc kinh hoàng.

Tại thời điểm chuyển hướng then chốt ở hai phần ba câu chuyện, dị nhân đưa ra cho Victor một cách giải thoát – tạo ra cho ông ta một người bạn nữ đồng hành.

Tuy nhiên Victor từ chối. Kể từ đó, định mệnh của ông đã an bài. “Hãy nhớ, tôi sẽ có mặt cùng ông trong đêm tân hôn của ông,” dị nhân đe dọa. Và lời đe dọa đó đã được chứng minh.

– Cinderella – vươn lên, sụp xuống, vươn lên

Dạng câu chuyện: Người dưới hố hay Cô bé Lọ Lem

Nửa đầu của cuốn tiểu thuyết của Austen là các vũ hội và những cuộc vui chè chén say sưa, những lời nói dí dỏm và lời cầu hôn không nghiêm túc từ những người như cha xứ khôi hài Mr Collins.

Mọi việc chuyển sang hướng xấu khi Bingley ra đi và Elizabeth bắt đầu có ác cảm với Darcy (do hiểu lầm, dĩ nhiên rồi).

Tình cảm trong tiểu thuyết chuyển sang hướng hoàn toàn tiêu cực sau lời cầu hôn tai hại của Darcy và xuống đến đáy khi Lydia bỏ nhà trốn đi cùng với Wickham không đáng tin.

Đương nhiên, đây cũng là cơ hội cho Darcy chứng tỏ bản thân mình – điều mà chàng đã làm với phẩm giá và lòng tự tin, giúp chàng chiếm được trái tim của Elizabeth và đảm bảo cho câu chuyện có một cái kết có hậu vừa phải, khi mà mọi người đều khôn ngoan hơn một chút so với trước.

– Người dưới hố – sụp xuống, vươn lên

Dạng câu chuyện: Phức tạp

Là truyện ngắn nhất trong số này, câu chuyện cổ tích nổi tiếng của Hans Christian Andersen cũng là truyện có cấu trúc phức tạp nhất với hai đồ thị tình cảm kiểu ‘xuống hố’ được lồng vào trong khung sườn ‘từ rách rưới thành giàu có’.

Điều đó có nghĩa là mọi thứ nhìn chung trở nên ngày càng sáng sủa hơn cho chú vịt con theo diễn biến của câu chuyện, nhưng mạch truyện cũng có những khoảnh khắc sáng và tối: vịt con nở ra từ trứng nhưng lại bị bắt nạt vì không giống những con vịt khác.

Nó phát hiện được mình có thể bơi được tốt hơn những con vịt khác và trải nghiệm một điềm báo về sự gần gũi khi một đàn thiên nga bay ngang qua trên đầu nhưng sau đó gần như chết trong cái lạnh của mùa đông.

Cuối cùng, nó cũng trở thành thiên nga theo cách đã được dự báo ngay từ đầu.

Đương nhiên, điểm rút ra là: “Sinh ra trong ổ vịt ở nông trại không gây hậu quả về sau đối với một loài chim nếu như nó nở ra từ trứng thiên nga.”

Câu chuyện kết thúc với giọng điệu vui nhất khi con thiên nga kêu lên rằng nó ‘chưa bao giờ mơ tới niềm hạnh phúc như thế này’.

Mô típ trong văn học dân gian Việt Nam

Mô típ văn học dân gian Việt Nam xuất hiện phổ biến ở hai thể loại là cổ tích và ca dao.

Mô típ văn học dân gian trong truyện cổ tích

Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng, thể loại truyện cổ tích ra đời khi xã hội đã phát triển, có sự phân chia giai cấp và xảy ra nhiều mâu thuẫn tầng lớp gây gắt. Thế nên, tác giả dân gian đã có những nhận thức xác đáng về những sự kiện xảy ra trong đời sống xã hội. Thông qua đó, hình thành các mô típ truyện cổ tích chứa các yếu tố không có thực và kỳ lạ được thể hiện qua hàng loạt các câu truyện cổ tích như: cây tre trăm đốt, tắm cám, Thạch Sanh Lý Thông,…

Kết cấu truyện đa số được mở đầu bằng các điệp từ ngày xửa, ngày xưa, ở một ngôi làng nọ,… và kết thúc có hậu. Các mô típ đề tài, chủ đề và cốt truyện thường gặp trong truyện cổ tích là người mồ côi, người bất hạnh, nhân vật có tài, nhân vật xấu xí, nhân vật mồ côi, mẹ kế, anh cả và em út, con đò, bến đợi, ngọn đèn, tầm khăn, cái cầu,… Chính những mô típ của văn học dân gian đã góp phần xây dựng thành công cho việc nghiên cứu, sưu tầm và khảo dị của nền văn học Việt Nam.

Mô típ văn học dân gian trong truyện cổ tích

Mô típ văn học dân gian trong ca dao

Mô típ thường gặp nhiều nhất trong ca dao thường bắt đầu bằng các điệp từ, điệp ngữ như: thân em, thân em như, em như, chiều chiều,… Có thể xem đây là một công thức, chỉ cần ghép các từ ngữ này vào câu mở đầu là có thể sáng tạo ra một bài ca dao hoàn toàn mới. Chính những mô típ này đã giúp người đọc dễ dàng phân loại, sắp xếp thành các bài ca dao có cùng chủ đề giúp thuận tiện cho việc so sánh, phân tích và đánh giá giá trị văn học dân gian Việt Nam.

Mô típ trong âm nhạc là gì

Trong âm nhạc, mô típ (hay còn được gọi là motif) là một đoạn nhạc hoặc một mẫu âm nhạc nhỏ được lặp đi lặp lại trong một tác phẩm âm nhạc. Mô típ có thể là một đoạn nhạc ngắn, một hình thức âm nhạc hoặc một nhóm các nốt nhạc có tính nhất quán và đặc trưng.

Mô típ trong âm nhạc có thể xuất hiện ở nhiều cấp độ, từ một đoạn nhạc nhỏ trong một câu nhạc đơn giản đến một hình thức âm nhạc lớn như câu, đoạn, đoạn trung gian hoặc bản nhạc. Mô típ có thể được lặp lại giống nhau hoặc có thể được biến đổi và phát triển theo suy nghĩa và cảm xúc của nhạc sĩ.

Mô típ trong âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự nhất quán và cấu trúc cho tác phẩm âm nhạc. Chúng giúp tạo nên sự nhận diện và đặc trưng cho một tác phẩm, tạo ra sự lặp lại và sự phát triển, và mang lại sự cân đối và cảm xúc cho âm nhạc.

Ví dụ, một mô típ phổ biến trong âm nhạc là mô típ của “câu đáp”. Đây là một mô típ mà một đoạn nhạc được đưa ra và sau đó được đáp lại bởi một đoạn nhạc tương tự. Mô típ này tạo ra sự nhất quán và cân đối trong âm nhạc.

Sự khác biệt của biểu tượng và mô típ

Biểu tượng văn học

Một biểu tượng là một đối tượng đại diện cho cái gì khác, và trên thực tế, là một phần của cuộc sống hàng ngày của bạn, không chỉ là một tác phẩm văn học. Có thể bạn không nhận ra, nhưng bạn bắt gặp hàng triệu biểu tượng trong cuộc sống hàng ngày của mình, chẳng hạn như:

– Đèn giao thông: Đèn đỏ có nghĩa là dừng, màu xanh lá cây có nghĩa là đi và màu vàng có nghĩa là thận trọng

– Mũi tên có nghĩa là “lối này”

– Một cây thánh giá tượng trưng cho tôn giáo, hay cụ thể hơn là Cơ đốc giáo

– Bóng đèn có nghĩa là “ý tưởng mới”

– Chữ số 1 và số 0, ghép lại với nhau, có nghĩa là mười

– Một trái tim có nghĩa là tình yêu

– Biểu trưng đại diện cho thương hiệu, như Nike swoosh hoặc Mac của Apple

– Ngay cả tên của chúng ta cũng là biểu tượng đại diện cho chúng ta là con người riêng lẻ

Mô típ văn học

Trong khi một biểu tượng có thể xuất hiện một lần trong văn học để biểu thị một ý tưởng hoặc một cảm xúc, một mô-típ có thể là một yếu tố hoặc ý tưởng lặp lại trong suốt tác phẩm văn học đó. Nó liên quan chặt chẽ đến một chủ đề nhưng đóng vai trò hỗ trợ cho chủ đề hơn là bản thân một chủ đề. Chính trong khuôn mẫu của sự lặp lại mà sức mạnh và tác động của một mô típ được tìm thấy. Trên thực tế, một mô típ có thể được thể hiện bằng một tập hợp các biểu tượng liên quan.

Tóm lại, mô típ trong văn học dân gian là các khuôn mẫu và cấu trúc lặp lại trong các câu chuyện và truyền thuyết. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cốt truyện và truyền tải thông điệp văn hóa của một cộng đồng. Mô típ là một khái niệm quan trọng được sử dụng để mô tả các yếu tố, cốt truyện và trình tự các sự kiện lặp lại trong các câu chuyện, truyền thuyết và thần thoại. Mô típ thường xuất hiện dưới dạng những khuôn mẫu, hình thức và cấu trúc được lặp đi lặp lại trong các tác phẩm văn học dân gian.